Vào ngày cuối năm người Nhật thường ăn món gì

Nanakusa gayu là món cháo được ăn cùng 7 loại thảo mộc được ăn vào ngày 7/1 hằng năm tức mùng 7 tết [người Nhật ăn tết theo lịch phương Tây]...

Amazake được xếp vào loại thực phẩm tốt cho sức khỏe...

“Osechi ryori” là bữa ăn mà hầu hết người Nhật Bản dùng vào đầu năm mới. Dù bạn có tìm ở khắp nước Nhật cũng sẽ không thể tìm được món Osechi trong thực đơn của nhà hàng Nhật Bản...

Osechi ryoriNgày nay, hầu hết Osechi được bán ở các siêu thị hay cửa hàng bách hóa ở địa phương. Giá thường dao động khoảng dưới 10.000 Yên [được chia thành khẩu phần đủ cho vài người ăn trong ít nhất 3 ngày], những cũng có những món Osechi cao cấp có giá gấp mười lần giá của những phần thông thư...

Ozoni [お雑煮] là tên gọi của món canh mà người Nhật thường ăn vào ngày đầu năm mới...

Nguồn gốc của "thực phẩm chay Phật giáo" là một phong cách riêng biệt của món ăn được gắn với các tu viện, chùa chiềng. Chùa là nơi linh thiêng, là nơi luôn mở cửa để công chúng và khách tham quan được phục vụ các món ăn chay cho họ...

Kuri gohan hay còn gọi với một cái tên Việt Nam là cơm hạt dẻ, một món ăn được phổ biến vào mùa thu khi mà tiết trời bắt đầu có những cơn gió khô và lạnh...

Xôi đậu đỏ [sekihan] là một món ăn truyền thống của người Nhật Bản, người dân xứ sở hoa Anh Đào này quan niệm rằng: màu đỏ của của hạt đậu là biểu tượng của may mắn, hạnh phúc và tràn đầy...

Ở đất nước nổi tiếng với loại đặc sản thịt bò đắt tiền như Nhật Bản, không khó để tạo cho thực khách cảm giác được thưởng thức cao lương mỹ vị với cả một món ăn nhanh. Cụ thể, đó là chiếc bánh pizza đặc biệt tại chuỗi nhà hàng Domino, đi kèm với nó là thịt bò Kobe, những loại khoai tây, hành tây ...

Osechi không phải là một món ăn nổi tiếng trong văn hóa ẩm thực Nhật Bản mà là một bữa ăn để bắt đầu một năm mới.Ý nghĩa gốc của món Osechi chính là bữa ăn này giúp cho các gia đình sống sót qua những ngày đầu tiên của năm mới...

Vậy là chỉ còn 2 tuần nữa thôi là năm Covid 2020 sẽ kết thúc. Trong Series của chương trình KnowNippon tuần này, Tomoni sẽ cùng các bạn tìm hiểu về danh sách những điều mà người Nhật thường hay làm dịp cuối năm nhé!

Đọc thêm: 
Asadora – Một phần của văn hóa Nhật Bản
Nghi lễ Shikinen Sengu – Tái xây dựng đền mỗi hai mươi năm

Có lẽ tất cả mọi nơi trên thế giới, cuối năm là dịp để người Nhật dọn dẹp nhà cửa. Mặc dù ngày thường người Nhật đã nổi tiếng là sạch sẽ, họ vẫn luôn dành một vài ngày cuối năm để “tổng vệ sinh” 大掃除, sẽ lau dọn cả những chỗ ngày thường mình ít khi để tâm lau dọn tới. Lau dọn nhà cửa cũng là một trong những hình thức tẩy uế và gột rửa hết những bụi bẩn của năm cũ. Người Nhật không chỉ dọn dẹp nhà cửa mà họ cũng sẽ dọn dẹp cuối năm cả ở công ty.

Trẻ em tham gia dọn dẹp lớp học của mình dịp cuối năm

Cả gia đình cùng nhau dọn dẹp nhà cửa dịp cuối năm

Nhân viên cũng sẽ dọn dẹp cuối năm chỗ làm của mình

Người Nhật thích trang trí nhà theo mùa. Đặc biệt, trong nhà của người Nhật thường có một góc trang trí theo mùa tại Genkan [sảnh ở trong nhà]. Họ thường đặt ở đây những đồ trang trí tượng trưng cho mùa như hoa anh đào vào mùa xuân, cành hoa tử đằng tím vào mùa hè, lá phong đỏ vào mùa thu, hay những bông tuyết xinh xắn vào mùa đông. Do góc trang trí đặt gần lối ra vào nên dù có bận rộn đến đâu người Nhật cũng sẽ cảm nhận được sự thay đổi của thời gian. Giáng Sinh cũng là dịp đặc biệt để người Nhật trang trí nhà cửa và tạo không khí ấm cúng cho gia đình trong những ngày cuối năm. Dưới đây hãy cùng Tomoni chiêm ngưỡng góc trang trí này trong nhà của người Nhật mùa Giáng sinh nhé!

Cả gia đình cùng nhau trang trí cây thông giáng sinh

Những cây thông giáng sinh be bé cũng là một lựa chọn để trang trí phòng

Khu Genkan trưng bày đồ trang trí theo mùa

Khu Genkan trang trí theo mùa chủ đề Giáng sinh

Một cách kết hợp trang trí Giáng sinh mang đậm phong cách Nhật

Khu trang trí Genkan

Cuối năm chính là thời điểm hầu như các công ty sẽ tổ chức tiệc cuối năm để tổng kết cũng như một buổi gặp mặt giữa các nhân viên với nhau. Không chỉ công ty mà hội bạn bè cũng sẽ tụ họp nhau gặp mặt nói chuyện. Đến cuối tháng 12 hầu như nhà hàng nào cũng sẽ kín lịch đặt bàn. Nhưng năm nay do Corona, có thể phong tục này sẽ được nhiều công ty xem xét hạn chế đó!

Một hình ảnh điển hình trong các buổi tiệc Bounenkai

Số lượng nhân viên tham gia đông đảo

Rất nhiều đồ uống thức ăn ngon

Một buổi Bounenkai quy mô lớn

Cứ mỗi 2 người Nhật thì trên một người trả lời là ăn mì Toshikoshi Soba lúc giao thừa. Sợi mì soba cũng dễ cắt hơn các sợi mì khác nên nếu ăn mì soba mà không bị đứt sẽ mang ý nghĩa năm mới suôn sẻ, bình an.

Gửi thiệp chúc tết là một trong những văn hóa truyền thống của Nhật Bản. Cứ hai người được phỏng vấn thì hơn 1 người trả lời là họ sẽ gửi thiệp chúc tết cho bạn bè hay những người đã giúp đỡ họ trong năm nay. Hiện nay số lượng người gửi thiệp chúc Tết cũng giảm dần mà thay vào đó họ sẽ gửi qua email nhưng gửi thiệp chúc tết vẫn là một nghi lễ quan trọng đối với người dân Nhật Bản.

Thiệp chúc Tết

Viết thiệp chúc Tết

Đi gửi thiệp chúc Tết

Gửi quà cuối năm cũng là một trong những nét văn hóa đặc trưng của người Nhật Bản. Mỗi năm sẽ có hai dịp người Nhật gửi quà cảm ơn cho những người đã giúp họ trong năm vừa rồi. Đó chính là dịp giữa năm và cuối năm. Ở phía Tây Nhật Bản sẽ gửi quà từ cuối tháng 11 đến trước ngày 20 tháng 12. Ở phía Đông Nhật Bản sẽ gửi từ 13 tháng 12 đến trước ngày 20 tháng 12.

Cứ đến thời điểm đầu tháng 12 là tại các siêu thị, cửa hàng tiện lợi của Nhật sẽ quảng cáo rầm rộ cách đặt hàng hay đặt trước Bento mừng năm mới – Osechi. Ngày trước, các mẹ ở Nhật sẽ phải rất vất vả lên danh sách những thứ cần mua để chế biến Bento kịp trước ngày tết. Tuy nhiên, do kinh tế phát triển nên thay vì phải chế biến tất cả các món trong Bento thì các mẹ ở Nhật chỉ cần chuẩn bị một phần hay chỉ đơn giản là chế biến những món mà gia đình mình thích ăn trong hộp Bento.

Hộp Bento năm mới đầy đủ màu sắc

Mỗi món ăn trong hộp Bento năm mới đều mang ý nghĩa

Khi đi thăm đền đầu năm, người Nhật ngoài cầu chúc cho một năm mới bình an họ còn bốc quẻ. Hay còn gọi là rút Omikuji. Người Nhật có thói quen rút quẻ xem xem vận mệnh năm sau của bản thân sẽ như thế nào. Họ thường dựa vào kết quả của quẻ bói để mua bùa hộ mệnh cho năm sau của mình.

Các cô gái thường mặc Kimoni khi đi đền chùa đầu năm

Các khu đền chùa đông nghịt người đến thăm

Các quẻ bói không may mắn

Xem vận mệnh năm nay của bản thân

Khác với các nước châu Á khác, người Nhật ăn Tết tây nên thời gian đón tết cũng khác với người Việt chúng mình. Với người Nhật, một năm kết thúc cũng là lúc tổng hợp những việc mình đã làm trong năm cũ, lập ra mục tiêu cho năm mới cũng như gửi lời cảm ơn tới tất cả những người đã giúp mình trong năm vừa rồi.

Thông qua bài viết thuộc series KnowNippon tuần này, Tomoni mong có thể giúp các bạn hình dung rõ hơn về cách người Nhật đón năm mới.

Truy cập ngay trang thông tin tuyển dụng của MPKEN để cập nhật các tin tuyển dụng mới nhất và hoàn toàn không mất phí: //www.mpkenhr.jp

MPKEN mới khai trương dịch vụ hỗ trợ xin visa cho người Việt với nhiều ưu đãi.

  • Giảm 1 man cho những bạn đã từng tham gia event, lớp học do MPKEN tổ chức
  • Giảm 5 sen cho những bạn đăng ký sớm [từ ngày 1-5 hàng tháng]
  • Dịch vụ check hồ sơ do luật sư người Nhật giàu kinh nghiệm với giá chỉ 2 man  ➞ Đặc biệt, giảm 2 man khi có nguyện vọng chuyển đổi sang dịch vụ xin visa trọn gói

Xin vui lòng liên hệ trước khi đăng lại hoặc trích dẫn nội dung và hình ảnh từ Tomoni.

Xem bình luận và phản hồi

Video liên quan

Chủ Đề