Vẽ sơ đồ cấu tạo chung của mạng điện trong nhà

Lý thuyết môn Công nghệ lớp 8: Đặc điểm và cấu tạo mạng điện trong nhà được VnDoc sưu tầm và giới thiệu tới các bạn học sinh cùng quý thầy cô. Nội dung tài liệu này sẽ giúp ích các bạn học sinh học tốt môn Công nghệ 8 hiệu quả hơn. Mời các bạn tham khảo.

Bài: Đặc điểm và cấu tạo mạng điện trong nhà

  • A. Lý thuyết & Nội dung bài học
    • I. Đặc điểm và yêu cầu của mạng điện trong nhà
    • II. Cấu tạo mạng điện trong nhà
  • B. Câu hỏi trắc nghiệm

A. Lý thuyết & Nội dung bài học

I. Đặc điểm và yêu cầu của mạng điện trong nhà

1. Đặc điểm của mạng điện trong nhà

a] Điện áp của mạng điện trong nhà

Mạng điện trong nhà là loại mạng điện có điện áp thấp, nhận điện năng từ mạng phân phối để cung cấp điện cho các đồ dùng điện trong gia đình.

b] Đồ dùng điện của mạng điện trong nhà

Đồ dùng điện rất đa dạng: bóng đèn, nồi cơm, bàn là, quạt điện ...

Mỗi đồ dùng điện tiêu thụ một lượng điện năng khác nhau hay có một công suất khác nhau.

c] Sự phù hợp điện áp giữa các thiết bị, đồ dùng điện với điện áp của mạng điện

Đồ dùng điện trong nhà phải có điện áp định mức phù hợp với điện áp của mạng điện.

Các thiết bị điện [công tắc, cầu dao, ổ cắm điện ...] và các đồ dùng điện [bàn là, nồi cơm, quạt điện...] phải có điện áp định mức phù hợp với điện áp của mạng điện.

Riêng các thiết bị đóng-cắt, bảo vệ và điều khiển [cầu dao, aptomat, cầu chì, công tắc, phích cắm....] điện áp định mức có thể lớn hơn điện áp mạng điện.

2. Yêu cầu mạng điện trong nhà

Đảm bảo cung cấp đủ điện cho các đồ dùng điện.

Phải đảm bảo an toàn cho người sử dụng và cho ngôi nhà.

Dễ kiểm tra và sửa chữa.

Sử dụng thuận tiện, chắc, đẹp.

II. Cấu tạo mạng điện trong nhà

Cấu tạo một mạng điện trong nhà đơn giản gồm:

- Mạch chính [1] từ mạng điện phân phối đi qua công tơ điện vào trong nhà.

- Mạch nhánh [2] từ mạch chính rẽ ra các mạch nhánh mắc song song với nhau để có thể điều khiển độc lập, có chức năng cung cấp điện tới các đồ dùng.

Còn các thiết bị đóng cắt và bảo vệ, bảng điện, sứ cách điện ...

B. Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1: Đặc điểm của mạng điện trong nhà:

A. Điện áp của mạng điện trong nhà

B. Đồ dùng điện của mạng điện trong nhà

C. Sự phù hợp điện áp giữa các thiết bị, đồ dùng điện với điện áp của mạng điện

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: D

Câu 2: Ở nước ta, mạng điện trong nhà có cấp điện áp là:

A. 220V B. 110V C. 380V D. Đáp án khác

Đáp án: A

Câu 3: Đồ dùng điện của mạng điện trong nhà:

A. Rất đa dạng

B. Công suất điện của các đồ dùng điện rất khác nhau

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai

Đáp án: C

Câu 4: Mạng điện trong nhà có mấy yêu cầu?

A. 2 B. 3 C. 4 D. 5

Đáp án: C

Đó là đảm bảo cung cấp đủ điện cho các đồ dùng điện trong nhà và dự phòng cần thiết; đảm bảo an toàn cho người sử dụng và cho ngôi nhà; dễ dàng kiểm tra và sửa chữa; sử dụng thuận tiện, bền, đẹp.

Câu 5: Cấu tạo mạng điện trong nhà gồm mấy phần?

A. 2 B. 3 C. 4 D. 5

Đáp án: C

Đó là công tơ điện, dây dẫn điện, thiết bị điện, đồ dùng điện.

Câu 6: Mạng điện trong nhà có mấy loại mạch?

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Đáp án: B

Đó là mạch chính và mạch nhánh.

Câu 7: Mạch chính có:

A. Dây pha

B. Dây trung tính

C. Dây pha và dây trung tính

D. Dây pha hoặc dây trung tính

Đáp án: C

Câu 8: Phát biểu nào đúng khi nói về mạch nhánh?

A. Mắc song song với nhau

B. Cung cấp điện tới các đồ dùng điện

C. Có thể điều khiển độc lập

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: D

Câu 9: Hệ thống điện quốc gia gồm:

A. Nhà máy điện

B. Đường dây truyền tải

C. Trạm biến áp, phân phối và đóng cắt

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: D

Câu 10: Hệ thống điện quốc gia truyền tải điện năng từ nhà máy điện đến:

A. Các nhà máy, xí nghiệp

B. Các nông trại

C. Các khu dân cư

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: D

Bài Đặc điểm và cấu tạo mạng điện trong nhà với các nội dung kiến thức các bạn học sinh cần nắm vững đặc điểm của mạng điện trong nhà, cấu tạo mạng điện trong nhà...

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn lý thuyết Công nghệ 8: Đặc điểm và cấu tạo mạng điện trong nhà. Chúng tôi xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Lý thuyết môn Công nghệ lớp 8, Giải bài tập Công nghệ 8 mà VnDoc tổng hợp và giới thiệu tới các bạn đọc.

Vẽ sơ đồ mạch điện trong nhà chính là bản vẽ thiết kế hệ thống mạch điện. Số lượng ký hiệu trong mạng điện dân dụng không quá lớn, và trong thực tế các mạng điện trong gia đình cũng không sử dụng nhiều trang thiết bị. Nên chúng ta hãy nắm vững các ký hiệu cơ bản, và hiểu nguyên tắc hoạt động nhằm phục vụ tốt việc thi công lắp đặt sửa chữa điện dân dụng hiệu quả – an toàn. Vậy nên bài viết dưới đây là không thể bỏ qua nhé.

vẽ sơ đồ mạch điện trong nhà

Vẽ sơ đồ mạch điện trong nhà là gì?

Sử dụng hai phương án đi dây điện trong nhà là dây điện chìm và dây điện ngầm. Mỗi phương án nối dây sẽ có ưu điểm và nhược điểm khác nhau. Các gia đình nên chọn cho mình một phương pháp phù hợp nhất để đảm bảo chi phí và tiết kiệm.

  • bản vẽ mạch điện, hay sơ đồ điện tử là bản vẽ mô phỏng của mạch điện
  • Sơ đồ điện dùng để thấy các kết nối điện trong thực tế. Bản vẽ hoàn chỉnh một sơ đồ mạch điện mô phỏng sự sắp xếp của các dây điện và các thành phần lưu thông với nhau một cách logic nhất, để tiết kiệm không gian sử dụng trong thực tế, vừa hài hòa mỹ quan.
  • Cách vẽ sơ đồ bằng việc sử dụng các biểu tượng đồ họa tiêu chuẩn gọi là ký hiệu điện tử dùng để biểu diễn các thành phần và mối liên kết của không ít mạch.
  • Trình bày các mối liên kết giữa các thành phần mạch trong sơ đồ không nhất thiết phải tương ứng với  sắp xếp vật lý trong thiết bị đã hoàn thành.

Là hình thức bọc dây điện trong các ống nhựa tròn hoặc dẹt ốp lên bề mặt trần nhà. Từ đó sẽ dẫn đường dây sơ đồ mạch điện nhà ở vào bên ngoài và trong nhà tới từng phòng.

Ưu điểm:

  • Chi phí lắp đặt sơ đồ điện trong gia đình dây điện nổi không quá lớn
  • Tiện lợi sửa chữa điện và khắc phục sự cố
  • Dễ dàng thay đổi mọi thứ, kể cả thêm bớt dây điện do nhu cầu sử dụng điện thay đổi
  • Không thiết kế sơ đồ trước khi xây dựng

Nhược điểm

  • Tính thẩm mĩ không cao
  • Bố trí không hợp lý sẽ rối loạn và ảnh hưởng đến không gian sử dụng
  • Lại sử dụng các đường ống dẫn hoăc dán dây trực tiếp và chôn xuống đất hoặc trong tường nhà. Hệ thống dây điện đi theo các đường ống đó tới các khu vực khác nhau. Hệ thống điện được lắp đặt ngay từ lúc bắt đầu xây dựng ngôi nhà, ngôi nhà được thi công đến đâu thì các ống dẫn đường dây được lắp đặt ngay sau đó.

Phương án đi dây điện chìm

Sử dụng ống dẫn hoặc dây dán trực tiếp chôn xuống đất hoặc trong tường nhà. Hệ thống điện được lắp đặt ngay từ ban đầu lúc xây dựng nhà. Sơ đồ điện trong gia đình phải được thiết kế trước.

Ưu điểm

  • Tiết kiệm không gian, yếu tố thẩm mỹ cao
  • Tránh bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài

Nhược điểm

  • Chi phí lắp đặt cao
  • Thiết kế sơ đồ mạch điện trong gia đình và lưu bản vẽ trước khi xây dựng
  • Sửa chữa, khắc phục sự cố phức tạp
vẽ sơ đồ mạch điện trong nhà

Kinh nghiệm lắp đặt dây điện trong nhà

  • Các loại dây giống nhau nên có màu giống nhau: dây lửa, dây mát, dây tiếp đất
  • Tránh đi dây chìm ở những nơi có thể có khả năng sẽ đóng đinh, khoan lỗ…
  • Chia đường điện thành nhiều nhánh để dễ thao tác, ngắt điện khi sửa chữa hoặc thay thế khi cần thiết
  • Không được lắp đặt mạng điện tùy tiện khi không có kiến thức về đấu nối mạch điện.
  • Không lắp đường dây điện chung ống với dây cáp tivi, đường dẫn internet sẽ làm nhiễu tín hiệu cho các thiết bị đầu thu
  • Sử dụng dây dẫn có chất lượng tốt, tính toán tiết diện dây dẫn phù hợp với nhu cầu sử dụng
  • Bắt buộc phải có ống luồn dây điện có khả năng chịu lực, chống thấm nước
  • Đi dây ở những nơi khô ráo, tránh gần nguồn nhiệt độ cao
  • Lắp đặt aptomat cho hệ thống điện: 1 aptomat tổng cho cả nhà, 1 aptomat tổng cho từng tầng và các aptomat riêng cho từng phòng]
  • Sử dụng nắp bảo vệ hoặc phích cắm giả đối với các ổ điện để đề phòng trẻ nhỏ.
  • Lắp đặt thêm cầu dao chống rò [ELCB] sau cầu dao tự động [MCB] trong hệ thống điện
  • Không nối tắt dây điện ở các đường trục chính,chỉ được đấu nối trong hộp box hoặc hộp nối

Cách vẽ sơ đồ mạch điện trong nhà đơn giản

Sau khi đã tìm hiểu sơ đồ mạch điện nhà ở là gì cũng như một số chú ý để vẽ sơ đồ mạch điện dễ dàng hơn, chúng ta bắt tay vào thiết kế nào.

Bước 1: Hãy vẽ chi tiết địa hình mà bạn sắp vẽ sơ đồ mạch điện như diện tích, chiều dài, chiều rộng khu vực đó.

Bước 2: Đánh dấu những vị trí sẽ lắp đặt thiết bị điện

Bước 3: Lựa chọn cách mắc phù hợp nhất cho từng trường hợp

Bước 4: Lựa chọn phần mềm vẽ mạch điện công nghiệp

Bước 5: Kiểm tra và khảo sát lại sơ đồ điện cũng như có những điều chỉnh trong cách vẽ lại mạch điện.

Như vậy sau khi hoàn thành 5 bước, chúng ta đã có một sơ đồ mạch điện hoàn chỉnh. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện lắp đặt, bạn có thể sẽ có một số chỉnh sửa.

Vì vậy, chúng ta sẽ hoàn thành bản sơ đồ một cách chi tiết và phù hợp càng nhiều thì quá trình lắp đặt càng tốt. Khi đó bạn sẽ không phải xem xét lại quá nhiều các chi tiết trong sơ đồ.

Sơ đồ là một bản vẽ không thể thiếu được trong quá trình lắp đặt mạch điện cho nhà. Chúng sẽ giúp cho bạn có thể dễ dàng lắp đặt hơn cũng như dự tính được các vấn đề có thể xảy ra trong quá trình lắp đặt. Do đó, việc tìm hiểu về sơ đồ mạch điện nhà ở là rất cần thiết. Đặc biệt cho những ai có ý định làm việc trong lĩnh vực này. Hy vọng rằng bài viết này sẽ cung cấp đến cho các bạn một số thông tin bổ ích về sơ đồ điện.

Một số chú ý cần nắm trước khi vẽ sơ đồ mạch điện trong nhà

Để thiết kế được một sơ đồ mạch điện nhà ở không hề đơn giản. Nhưng nếu bạn hiểu được sơ đồ mạch điện là gì và các yếu tố liên quan thì bạn sẽ có thể vẽ sơ đồ điện một cách dễ dàng hơn. Vfa trước khi bắt tay vào vẽ sơ đồ điện, bạn cần quan tâm những vấn đề sau:

  • Khảo sát điều kiện nơi lắp mạch điện: đó có thể là nhà ở hay trong xưởng công nghiệp,… Từ những điều kiện bạn có được, bạn sẽ biết được vị trí nào có thể cho mạch điện đi qua.
  • Liệt kê ra những thiết bị cần lắp trong sơ đồ điện nhà ở. Bạn cần chi tiết số lượng các thiết bị để đưa vào trong sơ đồ.
  • Dựa vào nhu cầu sử dụng của gia đình hoặc điều kiện công nhân ở xưởng, bạn lựa chọn vị trí đặt các thiết bị sao cho phù hợp.
  • Nắm chắc được các nguyên lý hoạt động của mạch điện như mạch điện song song, nguyên lý hoạt động của sơ đồ điện, đặc điểm hoạt động của các thiết bị điện,… Tất các các lý thuyết về mạch điện, bạn đều cần phải cân nhắc.

Lưu ý khi thiết kế sơ đồ điện âm tường nhà cấp 4

  • Nên sử dụng các dây điện màu khác nhau để biểu thị các chức năng riêng biệt của chúng. Để hạn chế tình trạng nối sai mạch trong sơ đồ điện
  • Với sơ đồ điện âm tường, bạn chỉ nên đi dây điện nằm ngang hoặc nằm dọc, tuyệt đối không đi dây chéo nhau. Vì trong quá trình đóng đinh hoặc khoan tường có thể làm hư hỏng mạch điện
  • Cần tham khảo ý kiến của thợ kỹ thuật hoặc những người có chuyên môn lắp đặt điện. Nếu chưa có sự hiểu biết về mạch điện, đầu nối dây
  • Nên sử dụng mạch điện nhánh để hạn chế rủi ro trong quá trình sử dụng điện. Đặc biệt mạch điện nhánh cũng dễ sửa chữa hơn so với một mạch điện tổng
  • Nên lựa chọn các thiết bị điện có công suất nhỏ. Để tiết kiệm điện năng cũng như chi phí thanh toán.

Thiết kế sơ đồ điện nhà cấp 4 đúng kỹ thuật sẽ đem lại một cuộc sống an toàn và thoải mái cho bạn và tất cả các thành viên trong gia đình. Vì thế nên bạn đừng bỏ qua nó khi thiết kế nhà nhé.

Như vậy trước khi bắt tay vào thiết kế một sơ đồ điện, bạn cần phải hiểu và nắm rõ sự hoạt động của mạch điện. Từ đó, bạn sẽ dễ dàng và nhanh chóng hơn trong cách vẽ sơ đồ điện đơn giản.

Từ khóa:

  • Vẽ sơ đồ điện trong nhà
  • Sơ đồ mạch điện
  • Sơ đồ mạch điện, xe đạp điện
  • Sơ đồ nguyên lý mạch điện

Nội dung liên quan:

Video liên quan

Chủ Đề