Vì dư hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư

Hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư

Mục đích của các nhà tư bản là sản xuất ra giá trị thặng dư tối đa, vì vậy, các nhà cittư bản dùng nhiều phương pháp để tăng tỷ suất và khối lượng giá trị thặng dư. Khái quát có hai phương pháp để đạt được mục đích đó là sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối và sản xuất giá trị thặng dư tương đối.
a) Sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối

Trong giai đoạn phát triển đầu tiên của sản xuất tư bản chủ nghĩa, khi kỹ thuật còn thấp, tiến bộ chậm chạp thì phương pháp chủ yếu để tăng giá trị thặng dư là kéo dài ngày lao động của công nhân. Giá trị thặng dư được sản xuất ra bằng cách kéo dài ngày lao động trong điều kiện thời gian lao động tất yếu không thay đổi, nhờ đó kéo dài thời gian lao động thặng dư gọi là giá trị thặng dư tuyệt đối. Các nhà tư bản tìm mọi cách kéo dài ngày lao động, nhưng ngày lao động có những giới hạn nhất định. Giới hạn trên của ngày lao động do thể chất và tinh thần của người lao động quyết định. Vì công nhân phải có thời gian ăn, ngủ, nghỉ ngơi, giải trí để phục hồi sức khoẻ. Việc kéo dài ngày lao động còn vấp phải sự phản kháng của giai cấp công nhân. Còn giới hạn dưới của ngày lao động không thể bằng thời gian lao động tất yếu, tức là thời gian lao động thặng dư bằng không. Như vậy, về mặt kinh tế, ngày lao động phải dài hơn thời gian lao động tất yếu, nhưng không thể vượt quá giới hạn về thể chất và tinh thần của người lao động. Trong phạm vi giới hạn nói trên, độ dài của ngày lao động là một đại lượng không cố định và có nhiều mức khác nhau. Độ dài cụ thể của ngày lao động do cuộc đấu tranh giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản trên cơ sở tương quan lực lượng quyết định. Cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân đòi ngày lao động tiêu chuẩn, ngày làm 8 giờ đã kéo dài hàng thế kỷ.

b) Sản xuất giá trị thặng dư tương đối

Việc kéo dài ngày lao động bị giới hạn về thể chất và tinh thần của người lao động và vấp phải cuộc đấu tranh ngày càng mạnh mẽ của giai cấp công nhân. Mặt khác, khi sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển đến giai đoạn đại công nghiệp cơ khí, kỹ thuật đã tiến bộ làm cho năng suất lao động tăng lên nhanh chóng, thì các nhà tư bản chuyển sang phương thức bóc lột dựa trên cơ sở tăng năng suất lao động, bóc lột giá trị thặng dư tương đối. Giá trị thặng dư được tạo ra bằng cách rút ngắn thời gian lao động tất yếu trong điều kiện độ dài của ngày lao động không đổi, nhờ đó kéo dài tương ứng thời gian lao động thặng dư, được gọi là giá trị thặng dư tương đối. Làm thế nào để có thể rút ngắn được thời gian lao động tất yếu? Thời gian lao động tất yếu có quan hệ với giá trị sức lao động. Muốn rút ngắn thời gian lao động tất yếu phải giảm giá trị sức lao động. Muốn hạ thấp giá trị sức lao động phải giảm giá trị những tư liệu sinh hoạt thuộc phạm vi tiêu dùng của công nhân. Điều đó chỉ có thể thực hiện được bằng cách tăng năng suất lao động trong các ngành sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt thuộc phạm vi tiêu dùng của công nhân hay tăng năng suất lao động trong các ngành sản xuất ra tư liệu sản xuất để sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt đó. Nếu trong giai đoạn đầu của chủ nghĩa tư bản, sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối là phương pháp chủ yếu, thì đến giai đoạn tiếp sau, khi kỹ thuật phát triển, sản xuất giá trị thặng dư tương đối là phương pháp chủ yếu. Lịch sử phát triển của lực lượng sản xuất và của năng suất lao động xã hội dưới chủ nghĩa tư bản đã trải qua ba giai đoạn: hợp tác giản đơn, công trường thủ công và đại công nghiệp cơ khí, đó cũng là quá trình nâng cao trình độ bóc lột giá trị thặng dư tương đối. Hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư nói trên được các nhà tư bản sử dụng kết hợp với nhau để nâng cao trình độ bóc lột công nhân làm thuê trong quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản. Dưới chủ nghĩa tư bản, việc áp dụng máy móc không phải là để giảm nhẹ cường độ lao động của công nhân, mà trái lại tạo điều kiện để tăng cường độ lao động. Ngày nay, việc tự động hoá sản xuất làm cho cường độ lao động tăng lên, nhưng dưới hình thức mới, sự căng thẳng của thần kinh thay thế cho cường độ lao động cơ bắp.

Giá trị thặng dư siêu ngạch

Cạnh tranh giữa các nhà tư bản buộc họ phải áp dụng phương pháp sản xuất tốt nhất để tăng năng suất lao động trong xí nghiệp của mình nhằm giảm giá trị cá biệt của hàng hoá thấp hơn giá trị xã hội của hàng hoá, nhờ đó thu được giá trị thặng dư siêu ngạch. Xét từng trường hợp, thì giá trị thặng dư siêu ngạch là hiện tượng tạm thời, xuất hiện và mất đi. Nhưng xét toàn bộ xã hội tư bản thì giá trị thặng dư siêu ngạch là hiện tượng tồn tại thường xuyên. Theo đuổi giá trị thặng dư siêu ngạch là khát vọng của nhà tư bản và là động lực mạnh nhất thúc đẩy các nhà tư bản cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, tăng năng suất lao động, làm cho năng suất lao động xã hội tăng lên nhanh chóng. C. Mác gọi giá trị thặng dư siêu ngạch là hình thức biến tướng của giá trị thặng dư tương đối, vì giá trị thặng dư siêu ngạch và giá trị thặng dư tương đối đều dựa trên cơ sở tăng năng suất lao động (mặc dù một bên là dựa vào tăng năng suất lao động cá biệt, còn một bên dựa vào tăng năng suất lao động xã hội). Sự khác nhau giữa giá trị thặng dư siêu ngạch và giá trị thặng dư tương đối còn thể hiện ở chỗ giá trị thặng dư tương đối do toàn bộ giai cấp các nhà tư bản thu được. Xét về mặt đó, nó thể hiện quan hệ bóc lột của toàn bộ giai cấp tư sản đối với toàn bộ giai cấp công nhân làm thuê. Giá trị thặng dư siêu ngạch chỉ do một số các nhà tư bản có kỹ thuật tiên tiến thu được. Xét về mặt đó, nó không chỉ biểu hiện mối quan hệ giữa tư bản và lao động làm thuê, mà còn trực tiếp biểu hiện mối quan hệ cạnh tranh giữa các nhà tư bản.

Từ đó, ta thấy rằng giá trị thặng dư siêu ngạch là động lực trực tiếp, mạnh nhất thúc đẩy các nhà tư bản cải tiến kỹ thuật, áp dụng công nghệ mới vào sản xuất, hoàn thiện tổ chức lao động và tổ chức sản xuất để tăng năng suất lao động, giảm giá trị của hàng hoá.

Liên kết: Quá trình sản xuất giá trị thặng dư

Giá trị thặng dư là gì? Có mấy phương pháp sản xuất giá trị thặng dư? Chắc hẳn, đây là chủ đề được rất nhiều người đang quan tâm.

Nếu bạn đang có chung những thắc mắc này, hãy cùng chúng tôi theo dõi ngay bài viết dưới đây nhé!

Vì dư hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư

Giá trị thặng dư là gì? Nguồn gốc của thặng dư

Giá trị thặng dư không còn là khái niệm mới. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết hiểu về định nghĩa cũng như nguồn gốc của chúng. Vậy hãy cùng tìm hiểu giá trị thặng dư là gì ngay nào.

Giá trị thặng dư là gì?

Giá trị thặng dư (surplus value) là giá trị chênh lệch giữa giá trị công nhân làm thuê tạo ra, trừ đi giá trị lao động của họ. Tuy nhiên phần giá trị thặng dư này thường bị các nhà tư bản chiếm đoạt.

Trong hoạt động sản xuất, nhà tư bản cần phải mua công cụ lao động, tư liệu lao động, sức lao động. Mục đích là thu được số tiền dôi ra, so với chi phí mà họ đã bỏ ra. Số tiền dôi ra này được gọi là giá trị thặng dư.

Khái niệm thặng dư đã được Mác nghiên cứu rất kỹ và chỉ ra dưới góc độ hao phí lao động. Công nhân làm thuê sản xuất ra giá trị nhiều hơn so với chi phí họ được chi trả. Trong khi đó, tiền lương của người lao động là không xứng đáng với những gì họ đã bỏ ra.

Ví dụ về giá trị thặng dư

Để giúp bạn hiểu rõ hơn về giá trị thặng dư là gì? Chúng tôi xin được đưa ra một ví dụ như sau:

Một ông chủ A thuê một nhân viên B. Và trả lương cho nhân viên B là 200.000 VNĐ/8 tiếng. Những trong 8 tiếng nhân viên B có thể tạo ra một sản phẩm là 500.000 VNĐ, tư liệu sản xuất, và hao mòn tài sản (Máy móc, thiết bị cần trong quá trình sản xuất) là 100.000 VNĐ. Vậy 500.000 (Giá trị thành phẩm) – 200.000 (Trả lương nhân viên) – 100.000 (Chi phí sản xuất) = 200.000 VNĐ. Vậy số tiền 200.000 VNĐ nầy được gọi là giá trị thặng dư.

Nguồn gốc của giá trị thặng dư

Để hiểu hơn về giá trị thặng dư là gì, bạn cần tìm hiểu nguồn gốc của chúng. Vậy giá trị thặng dư được tạo ra ở đâu? Theo đó, để sản xuất, tư bản phải mua tư liệu, sức lao động. Trong quá trình làm việc, công nhân sẽ chịu sự kiểm soát của chủ lao động. Sản phẩm mà người lao động làm ra cũng thuộc sự sở hữu của nhà tư bản.

Quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa chính là quá trình tạo ra giá trị tăng thêm. Khi năng suất lao động đạt tới trình độ nhất định, chỉ cần 1 phần của ngày công lao động, công nhân đã tạo ra giá trị bằng sức lao động của mình. Phần còn lại chính là thặng dư. Như vậy, lao động là nguồn gốc tạo ra giá trị thặng dư.

Các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư

Hiện có 3 phương pháp sản xuất thặng dư cơ bản nhất. Đó chính là phương pháp tuyệt đối và phương pháp tương đối, và giá trị thặng dư siêu ngạch.

Vì dư hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư

Giá trị thặng dư tuyệt đối

Đây là thặng dư thu được từ việc kéo dài thời gian lao động cần thiết. Ngày công lao động kéo dài, thời gian lao động cần thiết không đổi. Điều này dẫn tới thời gian lao động thặng dư tăng lên, trong khi đó, năng suất lao động không đổi.

Phương pháp sản xuất thặng dư tuyệt đối được áp dụng nhiều trong giai đoạn đầu của chủ nghĩa tư bản. Nhà tư bản bóc lột công sức của người lao động. Trình độ lao động còn thấp, chủ yếu sử dụng sức người là chủ yếu.

Giá trị thặng dư tương đối

Thặng dư tương đối là thặng dư thu được từ việc rút ngắn thời gian lao động dựa trên việc tăng năng suất lao động. Do đó, thời gian lao động cần thiết cũng giảm đi rất nhiều, năng suất lao động tăng cao.

Thời điểm này, các công ty đã áp dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất. Nhờ đó, nâng cao hiệu quả trong sản xuất kinh doanh, tăng thu nhập cho người lao động, nâng cao lợi nhuận người sử dụng lao động. Đây là hình thức sản xuất phổ biến hiện nay.

Tìm hiểu về thặng dư sẽ giúp các doanh nghiệp hiểu rõ bản chất của lao động. Từ đó, có phương án thay đổi theo hướng tích cực nhằm đảm bảo lợi ích cho cả doanh nghiệp và người lao động.

Giá trị thặng dư siêu ngạch

C.Mác gọi đây là một biến tướng của giá trị thặng dư tương đối. Giá trị thặng dư siêu ngạch được tạo ra nhờ, áp dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại làm giá trị cá biệt của hàng hóa thấp hơn so với giá trị hàng hóa đó trên thị trường.

Từ đó, chi phí các nhà tư bản phải chi ra ít hơn. Mà vẫn bán được với giá trị bằng với các nhà tư bản khác, từ đó thu được giá trị thặng dư cao hơn.

Cho đến khi tất cả các xí nghiệp khác đều đổi mới công nghệ, kỹ thuật một các phổ biến. Thì giá trị thặng dư siêu ngạch sẽ không còn nữa.

Giá trị thặng dư siêu ngạch là tạm thời, nhưng nó vẫn thường xuyên tồn tại trong xã hội. Giá trị thặng dư siêu ngạch là động lực mạnh mẽ, để các doanh nghiệp không ngừng nỗ lực đổi mới, cải tiến công nghệ. Tăng năng suất, tạo được giá trị thặng dư cao hơn, để đánh bật đối thủ ra khỏi thị trường.

Bản chất, ý nghĩa của giá trị thặng dư

Vì dư hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư

Giá trị thặng dư được nghiên cứu dưới góc độ hao phí lao động. Người đi làm thuê sản xuất ra nhiều giá trị hơn so với chi phí mà họ nhận được. Trong khi đó, nhà tư bản bóc lột công sức của người lao động nhằm tạo ra thặng dư cho mình. Việc bóc lột càng nhiều thì thặng dư càng cao.

Đây cũng là lý do tại sao người nghèo sẽ mãi nghèo, người giàu cứ mãi giàu. Công bằng chỉ thực sự xuất hiện khi bóc lột được loại bỏ. Đồng nghĩa với việc tư bản chi trả cho người lao động toàn bộ giá trị xứng đáng với sức lao động của họ.

Nếu xét riêng trong lĩnh vực kinh tế, các tổ chức, cá nhân chi tiền vào sản xuất thì đồng tiền sẽ trở thành công cụ sinh lời. Mỗi cá nhân đều có thể trở thành 1 nhà tư bản nếu biết cách sử dụng nguồn vốn hợp lý.

Đồng tiền tích lũy là đồng tiền chết, không mang lại lợi ích cho cá nhân. Ngoài ra, chúng còn ảnh tới rất nhiều người đang cần nguồn vốn để sản xuất, kinh doanh.

Hiểu được bản chất, ý nghĩa giá trị thặng dư là gì, chủ lao động sẽ biết cách khai thác lao động hiệu quả. Trong bất kỳ xã hội nào, muốn phát triển, bạn phải tìm cách để gia tăng giá trị thặng dư.

Ứng dụng được công nghệ vào quá trình sản xuất sẽ làm gia tăng thặng dư mà không cần tăng thời gian lao động. Như vậy, giá trị sẽ được tạo ra cho cả 2 bên bao gồm chủ lao động và người lao động. Đây là cơ sở nhằm mở rộng, tái sản xuất, phát triển quy mô, tăng trưởng kinh tế.

Hy vọng, với bài viết này, bạn đã biết được giá trị thặng dư là gì và các phương pháp sản xuất ra thặng dư. Đừng quên theo dõi Taichinhplus.net để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích về kinh doanh, tài chính hơn nhé!

Originally posted 2021-06-09 01:24:47.