Ví dụ quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hóa

– Sản xuất và lưu thông hàng hóa phải dựa trên cơ sở thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa đó.

Ví dụ quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hóa

– Biểu hiện trong sản xuất và lưu thông hàng hóa:

+ Trong sản xuất: người sản xuất phải đảm bảo thời gian lao động cá biệt để sản xuất từng hàng hóa phù hợp với thời gian lao động xã hội cần thiết.

++ Lao động cá biệt = lao động xã hội cần thiết => có lợi nhuận.

++ Lao động cá biệt < lao động xã hội cần thiết => có lợi nhuận cao.

++ Lao động cá biệt > lao động xã hội cần thiết => thua lỗ.

+ Trong lưu thông: việc trao đổi hàng hóa phải dựa theo nguyên tắc ngang giá.

+ Trên thị trường, bao giờ giá cả hàng hóa cũng vận động xoay quanh trục giá trị hàng hóa hay xoay quanh trục thời gian lao động xã hội cần thiết.

+ Đối với tổng hàng hóa trên toàn xã hội, quy luật giá trị yêu cầu: tổng giá cả hàng hóa sau khi bán phải bằng tổng giá trị hàng hóa được tạo ra trong quá trình sản xuất.

– Nếu vi phạm quy luật giá trị, nền kinh tế sẽ mất cân đối và rối loạn, nếu Nhà nước hoặc người sản xuất không có dự trữ hoặc không được điều chỉnh kịp thời.

1. Tác động của quy luật giá trị

Ví dụ quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hóa

a. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa

Là sự phân phối lại các yếu tố tư liệu sản xuất và sức lao động theo hướng từ nơi có lãi ít hoặc không lãi sang nơi lãi nhiều thông qua biến động của giá cả trên thị trường.

Ví dụ quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hóa

b. Kích thích lực lượng sản xuất phát triển và năng suất lao động tăng lên

Người sản xuất, kinh doanh muốn thu nhiều lợi nhuận phải tìm cách cải tiến kĩ thuật, tăng năng suất lao động, nâng cao tay ngề  của người lao động, hợp lí hóa sản xuất, thực hành tiết kiệm…làm cho giá trị hàng hóa cá biệt của họ thấp hơn giá trị xã hội của hàng hóa à làm cho kĩ thuật, lực lượng sản xuất và năng suất lao động xã hội được nâng cao.

Ví dụ quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hóa

c. Phân hóa giàu – nghèo giữa những người sản xuất hàng hóa

– Trong nền sản xuất hàng hóa, điều kiện sản xuất của từng người là khác nhau.

– Những người có điều kiện sản xuất thuận lợi, có trình độ, kiến thức cao, trang bị kĩ thuật tốt nên có hao phí lao động cá biệt thấp hơn hao phí lao động xã hội cần thiết => giàu lên => tiếp tục mở rộng sản xuất.

Ví dụ quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hóa

– Những người không có điều kiện sản xuất thuận lợi, năng lực quản lí sản xuất kém, gặp rủi ro nên bị thua lỗ dẫn tới phá sản => nghèo khó.

=> Đây là một trong những mặt hạn chế của quy luật giá trị cần được tính đến khi vận dụng nó ở nước ta hiện nay.

2. Vận dụng quy luật giá trị

a. Về phía nhà nước

– Xây dựng và phát triển mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

– Ban hành chính sách, pháp luật để điều tiết thị trường, phát huy mặt tích cực và hạn chế phân hóa giàu nghèo và những mặt tiêu cực khác, thúc đẩy phát triển sản xuất và lưu thông, ổn định và nâng cao đời sống nhân dân.

b. Về phía công dân

– Phấn đấu giảm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng hàng hóa, tăng sức cạnh tranh, thu nhiều lợi nhuận.

– Kịp thời điều chỉnh, chuyển dịch cơ cấu sản xuất, cơ cấu mặt hàng và ngành hàng sao cho phù hợp với nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước.

– Đổi mới kĩ thuật – công nghệ, hợp lí sản xuất à nâng cao chất lượng sản phẩm, năng suất lao động tăng lên.

Câu 1: Nội dung của quy luật giá trị được biểu hiện như thế nào trong sản xuất và lưu thông hàng hóa?

Sản xuất và lưu thông hàng hóa phải dựa trên cơ sở thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa đó.

Cụ thể nội dung của giá trị được biểu hiện trong sản xuất và trong lưu thông

– Trong sản xuất: quy luật giá trị yêu cầu người sản xuất phải đảm bảo sao cho thời gian lao động cá biệt để sản xuất hàng hóa đó phải phù hợp với thời gian lao động xã hội cần thiết.

– Trong lưu thông: việc trao đổi hàng hóa phải dựa theo nguyên tắc ngang giá.

Câu 2: Tại sao quy luật giá trị lại có tác động điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa? Cho ví dụ để minh họa?

Quy luật giá trị điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa thông qua giá cả trên thị trường.

Có thể hiểu điều tiết sản xuất và lưu thông là sự phân phối lại các yếu tố tư liệu sản xuất và sức lao động từ ngành sản xuất này sang ngành sản xuất khác; phân phối lại nguồn hàng từ nơi này sang nơi khác, từ mặt hàng này sang mặt hàng khác theo hướng từ nơi lãi ít hoặc không có lãi sang nơi có lãi nhiều hơn thông qua sự biến động của giá cả hàng hóa trên thị trường.

Ví dụ: Theo trào lưu thời trang, những mẫu quần áo thời trang mới nhất sẽ được nhập về nước, đầu tiên sẽ đến với người dân thành thị – nơi có cuộc sống sung túc, đầy đủ hơn. Cho đến khi những loại quần áo đó đã trở nên lỗi thời, nó được chuyển về bán cho người dân nông thôn.

Ví dụ quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hóa
Ví dụ quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hóa

Câu 1 (trang 34 sgk Giáo dục công dân 11): Nội dung của quy luật giá trị được biểu hiện như thế nào trong sản xuất và lưu thông hàng hóa?

Trả lời:

– Nội dung của quy luật giá trị là sản xuất và lưu thông hàng hóa phải dựa trên cơ sở thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa.

– Trong sản xuất, quy luật giá trị yêu cầu người sản xuất phải đảm bảo sao cho thời gian lao độngcá biệt để sản xuất ra từng hàng hóa phải phù hợp với thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra từng hàng hóa đó; và tổng thời gian lao động cá biệt để sản xuất tổng hàng hóa phải phù hợp với tổng thời gian lao động xã hội cần thiết của tổng hàng hóa đó.

– Trong lưu thông, trên thị trường việc trao đổi hàng hóa cũng phải dựa trên cơ sở thời gian lao động xã hội cần thiết. Nói cách khác, phải dựa theo nguyên tắc ngang giá. Điều đó có nghĩa là thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa A và hàng hóa B bằng nhau thì chúng được trao đổi với nhau.

Câu 2 (trang 34 sgk Giáo dục công dân 11): Em có nhận xét gì về việc thực hiện yêu cầu của quy luật giá trị của 3 người sản xuất (1, 2, 3) trong biểu đồ sau đây?

Trả lời:

Ví dụ quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hóa

Nhận xét: Ba người sản xuất có thời gian lao động cá biệt khác nhau trong đó:

– Người thứ nhất thực hiện đúng yêu cầu của quy luật giá trị nên không những bù đắp được chi phí sản xuất mà còn có lợi nhuận.

– Người thứ hai thực hiện tốt quy luật giá trị nên thu được lợi nhuận nhiều hơn người thứ nhất vì thời gian lao động cá biệt ít hơn người thứ nhất nhưng lại bán theo thời gian lao động xã hội cần thiết.

– Người thứ ba thời gian lao động cá biệt vượt quá thời gian lao động xã hội cần thiết, vi phạm quy luật giá trị nên bị thua lỗ.

Câu 3 (trang 35 sgk Giáo dục công dân 11): Tại sao quy luật giá trị lại có tác động điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa? Cho ví dụ để minh họa?

Trả lời:

– Quy luật giá trị điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa thông qua giá cả trên thị trường.

– Có thể hiểu điều tiết sản xuất và lưu thông là sự phân phối lại các yếu tố tư liệu sản xuất và sức lao động từ ngành sản xuất này sang ngành sản xuất khác; phân phối lại nguồn hàng từ nơi này sang nơi khác, từ mặt hàng này sang mặt hàng khác theo hướng từ nơi lãi ít hoặc không có lãi sang nơi có lãi nhiều hơn thông qua sự biến động của giá cả hàng hóa trên thị trường.

– Ví dụ: Theo trào lưu thời trang, những mẫu quần áo thời trang mới nhất sẽ được nhập về nước, đầu tiên sẽ đến với người dân thành thị – nơi có cuộc sống sung túc, đầy đủ hơn. Cho đến khi những loại quần áo đó đã trở nên lỗi thời, nó được chuyển về bán cho người dân nông thôn.

Câu 4 (trang 35 sgk Giáo dục công dân 11): Tại sao quy luật giá trị lại có tác động kích thích lực lượng sản xuất phát triển và làm cho năng suất lao động tăng lên?

Trả lời:

– Hàng hóa được sản xuất ra trong những điều kiện khác nhau, có giá trị cá biệt khác nhau, nhưng trên thị trường hàng hóa lại được trao đổi mua bán theo giá trị xã hội của hàng hóa. Trong điều kiện đó, người sản xuất, kinh doanh muốn không bị phá sản, đứng vững và chiến thắng trên thương trường để thu được nhiều lợi nhuận, họ phải tìm cách cải tiến kĩ thuật, nâng cao tay nghề của người lao động; hợp lí hóa sản xuất, thực hành tiết kiệm,… làm cho giá trị hàng hóa cá biệt của họ thấp hơn giá trị xã hội của hàng hóa.

– Việc cải tiến kĩ thuật lúc đầu còn lẻ tẻ, về sau mang tính phổ biến trong xã hội. Kết quả là làm cho kĩ thuật, lực lượng sản xuất và năng suất lao động xã hội được nâng cao.

Câu 5 (trang 35 sgk Giáo dục công dân 11): Có ý kiến cho rằng, năng suất lao động tăng lên làm cho lượng giá trị của một hàng hóa tăng lên. Điều đó đúng hay sai? Tại sao?

Trả lời:

– Ý kiến cho rằng năng suất lao động tăng lên làm cho lượng giá trị của một hàng hóa tăng lên là sai.

– Vì khi năng suất lao động tăng tức là trong cùng một khoảng thời gian thì người lao đông tạo ra một số lượng hàng hóa lớn hơn trước, khiến số lượng hàng hóa tăng lên và lượng giá trị hàng hóa giảm xuống và lợi nhuận theo đó tăng lên (nếu giá cả hàng hóa đó trên thị trường không đổi).

Câu 6 (trang 35 sgk Giáo dục công dân 11): Tại sao quy luật giá trị lại có tác động phân hóa người sản xuất thành giàu – nghèo?

Trả lời:

* Quy luật giá trị tác động phân hóa người sản xuất thành giàu – nghèo vì:

+ Trong nền sản xuất hàng hóa, điều kiện sản xuất của từng người không hoàn toàn giống nhau; khả năng đổi mới kĩ thuật, công nghê và hợp lí hóa sản xuất khác nhau; tính năng động và khả năng nắm bắt nhu cầu của thị trường khác nhau, nên giá trị cá biệt của từng người khác nhau, nhưng quy luật giá trị lại đối xử như nhau, nghĩa là không có ngoại lệ đối với họ.

+ Vì vậy không tránh khỏi tình trạng một số người có giá trị hàng hóa cá biệt thấp hoặc bằng so với giá trị xã hội của hàng hóa nên có lãi, mua sắm thêm tư liệu sản xuất, đổi mới kĩ thuật, mở rộng sản xuất. Ngược lại, nhiều người sản xuất khác, do điều kiện sản xuất không thuận lợi, năng lực quản lí sản xuất, kinh doanh kém, gặp rủi ro nên họ bị thua lỗ, dẫn đến phá sản. Hiện tượng này dẫn đến sự phân hóa giàu – nghèo.

* Như vậy, sự tác động của quy luật giá trị thông qua sự chọn lọc tự nhiên, một mặt đã làm cho một số người sản xuất, kinh doanh giỏi trở nên giàu có, qua đó thúc đẩy sản xuất và lưu thông hàng hóa phát triển từ thấp lên cao. Mặt khác, những người sản xuất, kinh doanh kém sẽ thua lỗ, phá sản và trở thành nghèo, dẫn đến sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội.

Câu 7 (trang 35 sgk Giáo dục công dân 11): Hãy nêu giải pháp vận dụng tác động điều tiết sản xuất của quy luật giá trị trong các cơ sở sản xuất mà em biết được.

Trả lời: Ví dụ: Khi giá cà phê ở nước ta tăng cao, người dân các vùng đồng bằng Nam Bộ trồng cà phê rất nhiều để có thể cung ứng cho thị trường và thu lợi nhuận. Nhưng sau đó một thời gian, giá cà phê giảm, giá điều tăng, rất nhiều chủ vườn đã chặt bỏ cà phê để trồng điều, đáp ứng với nhu cầu của thị trường.

Câu 8 (trang 35 sgk Giáo dục công dân 11): Hãy nêu giải pháp vận dụng tác động điều tiết lưu thông của quy luật giá trị trong các cửa hàng mà em quan sát được.

Trả lời:Ví dụ: người bán vải đang bán mặt hàng vải, nhưng khi trên thị trường mặt hàng vải bán quá chậm, giá thấp mà mặt hàng may sẵn lại bán nhanh hơn, giá cao hơn; để ko bị ứ đọng, không lỗ vốn và thu được lợi nhuận, vận dụng các tác động điều tiết lưu thông của quy luật giá trị, ngưới bán vải tìm cách chuyển đổi từ kinh doanh mặt hàng vải sang kinh doanh mặt hàng may sẵn một cách thích ứng

Câu 9 (trang 35 sgk Giáo dục công dân 11): Hãy nêu ví dụ về sự vận dụng tác động kích thích lực lượng sản xuất và năng suất lao động tăng lên của quy luật giá trị ở một cơ sở sản xuất mà em biết.

Trả lời:  Trong một khu phố có rất nhiều quán cà phê. Để cạnh tranh được với các quán khác, chủ cửa hàng phải đầu tư vào các khâu như vệ sinh an toàn thực phẩm, không gian quán, chất lượng đồ uống, các yếu tố độc đáo mới lạ,… để thu hút khách đến quán của mình. Ví dụ: Cà phê mèo, cà phê ô tô mô hình,…

Câu 10 (trang 35 sgk Giáo dục công dân 11): Theo em, Nhà nước cần có chủ trương gì để phát huy mặt tích cực và hạn chế tác động phân hóa giàu – nghèo của quy luật giá trị?

Trả lời:   – Nhà nước thông qua việc ban hành và sử dụng pháp luật, các chính sách kinh tế, chính sách xã hội và bằng thực lực kinh tế của mình để điều tiết thị trường nhằm phát huy mặt tích cực và hạn chế sự phân hóa giàu nghèo và những tiêu cực xã hội khác, thúc đẩy phát triển sản xuất và lưu thông hàng hóa, ổn định và nâng cao đời sống nhân dân.

Comments

comments