Ví dụ về các loại hình giao tiếp

Người ta phân biệt 2 hình thức giao tiếp phổ biến: giao tiếp ngôn từ và giao tiếp phi ngôn từ. Giao tiếp ngôn từ là giao tiếp bằng lời, bằng văn bản [chữ viết]. Đây là hình thức giao tiếp rõ ràng. Giao tiếp phi ngôn từ là giao tiếp bằng ám hiệu, cử chỉ, ánh mắt, thậm chí ngữ điệu  trong câu. Đây là hình thức giao tiếp không rõ ràng.

Phương tiện chính để chuyển thông điệp đi là giao tiếp bằng lời nói. Trao đổi, thảo luận giữa người này với người khác trong nhóm và các tin đồn không chính thức là hình thức giao tiếp bằng lời nói phổ biến.

Ưu điểm của giao tiếp bằng lời nói là tốc độ và có sự phản hồi. Một thông điệp bằng lời nói có thể được chuyển đi và nhận được phản hồi trong thời gian tối thiểu. Nếu người nhận không hiểu rõ thông điệp, người gởi có thể phát hiện và điều chỉnh ngay.

Điểm bất lợi chính của giao tiếp bằng lời nói là thông tin có thể bị thất thoát hoặc bóp méo nếu thông điệp được chuyển đi qua một số người. Số người mà thông điệp được chuyển qua càng nhiều bao nhiêu thì khả năng thất thoát và bóp mèo thông tin càng lớn bấy nhiêu vì mỗi người diễn giải thông điệp theo cách riêng của mình. Chình vì vậy, nội dung của thông điệp khi tới đích thường khác nhiều với nội dung ban đầu. Trong một tổ chức, nơi các quyết định và các loại thông tin khác nhau được chuyển lên và xuống giữa các cấp thẩm quyền, khả năng thông điệp bị bóp méo tương đối lớn.

Giao tiếp qua chữ viết bao gồm việc chuyển lời nhắn được ghi lại, thư, thư điện tử, fax, thông báo trên bảng…

Ưu điểm của phương pháp giao tiếp này thể hiện ở chỗ: cách giao tiếp rõ ràng và phong phú. Thông điệp có thể được lưu lại trong một thời gian nhất định. Nếu có vấn đề gì liên quan đến nội dung của thông điệp, người nhận cũng như người gởi có thể xem lại vào bất cứ lúc nào. Điều này rất quan trọng đối với các trường hợp trao đổi những thông tin phức tạp và trong thời gian dài. Chẳng hạn, kế hoạch tiếp thị cho một sản phẩm mới có thể bao gồm một số nhiệm vụ kéo dài trong vài tháng. Bằng cách xây dựng và phổ biến kế hoạch đó dưới dạng văn bản, những người lập ra kế hoạch có thể kiểm tra lại việc thực hiện kế hoạch trong thời gian qui định. Lợi ích cuối cùng của hình thức giao tiếp qua chữ viết xuất phát từ ngay chính quá trình giao tiếp. Người gởi thường phải suy nghĩ kỹ hơn, cẩn thận hơn khi chuyển các thông điệp dưới dạng văn bản hơn là với các thông điệp chuyển bằng lời nói. Vì vậy, hình thức giao tiếp qua chữ viết có nhiều khả năng trở nên thẳng thắn, logic và rõ ràng.

Tuy nhiên, các thông điệp bằng chữ viết cũng có những nhược điểm là tốn thời gian. Ví dụ như trong một buổi kiểm tra miệng kéo dài một tiếng đồng hồ, sinh viên có thể đề cập đến nhiều nội dung hơn trong buổi kiểm tra viết với cùng thời gian. Trong một khoảng thời gian từ 10 phút đến 15 phút, người ta có thể chuyển tải một nội dung mà nếu viết họ có thể mất đến một tiếng đồng hồ. Điểm bất lợi khác của giao tiếp qua chữ viết là sử phản hồi chậm hay thiếu sự phản hồi. Giao tiếp bằng lời nói cho phép người nhận phản ứng nhanh trước những gì anh ta nghĩ hoặc nghe thấy, trong khi đó nếu giao tiếp qua chữ viết không có gì đảm bảo là thông điệp đã được nhận và nếu được nhận không có gì đảm bảo là nội dung thông điệp được hiểu theo đúng ý định của người gởi.

Giao tiếp phi ngôn từ  bao gồm các cử chỉ, ám hiệu, ánh mắt, vẻ mặt cũng như ngữ điệu và trọng âm của người nói.

Trong một số hoàn cảnh có những người giao tiếp không chuyển ý muốn của mình bằng lời nói và chữ viết mà bằng những cử chỉ, ám hiệu, ánh mắt,… ví dụ, một cái liếc mắt, cái nhìn, nụ cười, cái cau mày…

Có thể nói, mọi cử chỉ, động tác đều có nghĩa, không có cử chỉ, động tác nào là ngẫu nhiên. Người ta dướn mày để bày tỏ sự không tin tưởng, day mũi để thể hiện sự lung túng, nhún vui để bày tỏ sự khác biệt, vỗ trán thể hiện sự lãng quên. Trong loại hình giao tiếp này, người ta phải phỏng đoán nhiều về ý nghĩa của các cử chỉ, động tác.

Người ta có thể hiểu sai ý nghĩa cụ thể mà các cử chỉ, động tác diễn tả, nhưng không thể phủ nhận rằng cử chỉ có thể hỗ trợ hoặc làm phức tạp thêm các giao tiếp ngôn từ. Một cử chỉ, động tác nếu đứng một mình có thể không mang ý nghĩa chính xác và phổ biến, nhưng khi kết hợp với ngôn ngữ nói, nó sẽ mang nghĩa đầy đủ hơn trong thông điệp của người gởi.

Nếu đọc biên bản của một cuộc họp, người quản lý sẽ không thể hình dung hết không khí căng thẳng của nó bởi vì biên bản không cho phép những người ngoài cuộc hiểu rõ quá trình giao tiếp phi ngôn từ. Để minh họa cho kết luận: ngữ điệu có thể làm thay đổi nghĩa của một thông điệp, hãy xem một sinh viên hỏi thầy giáo một câu hỏi. Thầy giáo trả lời “em muốn nói gì?” phản ứng của sinh viên sẽ phụ thuộc vào ngữ điệu trong câu hỏi lại của thầy giáo. Một giọng điệu êm, nhẹ sẽ tạo nên một ý nghĩa khác so với giọng gay gắt với trọng âm mạnh đặt vào từ cuối cùng. Vẻ mặt của giáo viên trong ví dụ minh họa trên cũng có ý nghĩa. Một vẻ mặt cau có nói lên một điều gì đó khác với mộ vẻ mặt tươi cười.

Điều quan trọng đối với người nhận thông tin là phải nhạy cảm với những yếu tố phi ngôn từ trong giao tiếp. Nên hiểu những dấu hiệu phi ngôn từ và nghĩa đen trong lời nói của người gởi cũng như nên nhận biết được những mâu thuẫn giữa các thông điệp. Một người lãnh đạo có thể nói họ đã sẵn sàng để nghe nhân viên trình bày về kế hoạch tuyển dụng trong giai đoạn tới nhưng nhân viên có thể thấy các dấu hiệu phi ngôn từ của người này thể hiện rằng đây không phải là lúc bàn về chuyện đó, chẳng hạn không tập trung, thường xuyên liếc nhìn đồng hồ…

Giáo trình Hành vi tổ chức 
Chủ biên: PGS.TS. Bùi Anh Tuấn
  PGS.TS. Phạm Thúy Hương

  [quantri.vn biên tập và số hóa]

Giao tiếp là hành động truyền tải ý đồ, ý tứ của một chủ thể [có thể là một cá thể hay một nhóm] tới một chủ thể khác thông qua việc sử dụng các dấu hiệu, biểu tượng và các quy tắc giao tiếp mà cả hai bên cùng hiểu.

Các bước chính vốn có của tất cả các hình thức giao tiếp là:[1]

  1. Hình thành động cơ hay lý do giao tiếp.
  2. Biên soạn thông điệp [chi tiết hơn về những gì muốn biểu đạt, thể hiện]
  3. Mã hóa thông điệp [có thể dưới dạng dữ liệu số, văn bản viết tay, lời nói, hình ảnh, cử chỉ,...].
  4. Truyền thông điệp đã mã hóa dưới dạng một chuỗi các tín hiệu bằng một kênh hay phương tiện giao tiếp.
  5. Các nguồn gây tiếng ồn tới từ tự nhiên hay từ hoạt động của con người [cả có chủ ý hay vô tình] bắt đầu ảnh hưởng lên chất lượng tín hiệu từ người gửi tới người nhận.
  6. Tiếp nhận tín hiệu và lắp ráp lại thông điệp đã được mã hóa từ một chuỗi các tín hiệu đã nhận được.
  7. Giải mã thông điệp vừa được lắp ráp lại.
  8. Diễn dịch và tạo ý nghĩa cho thông điệp gốc.

Các kênh giao tiếp có thể là thị giác, thính giác, xúc giác/chạm [ví dụ: Chữ Braille hay các phương thức vật lý khác], khứu giác, điện từ, hoặc hóa sinh.

Giao tiếp của con người độc đáo ở việc sử dụng ngôn ngữ trừu tượng một cách rộng rãi. Sự phát triển của văn minh liên quan mật thiết với sự tiến bộ về viễn thông hay giao tiếp từ xa.

Xét trên hoạt động giao tiếp trong xã hội ta có thể chia thành ba loại:

  • Giao tiếp truyền thống là các mối quan hệ giữa người và người hình thành trong quá trình phát triển xã hội, đó là quan hệ giữa ông bà, cha me, con cái, hàng xóm,…và cuối cùng trở thành văn hoá ứng xử riêng trong xã hội.
  • Giao tiếp chức năng xuất phát từ sự chuyên hoá trong xã hội, ngôn ngữ,…đó là những quy ước, những chuẩn mực, thông lệ chung trong xã hội cho phép mọi người không quen biết nhau, rất khác nhau nhưng khi thực hiện những vai trò xã hội đều sử dụng kiểu giao tiếp đó [như quan hệ giữa sếp và nhân viên, người bán và người mua, chánh án và bị cáo...].
  • Giao tiếp tự do là những quy tắc và mục đích giao tiếp không quy định trước như khuôn mẫu, nó xuất hiện trong quá trình tiếp xúc, tuỳ theo sự phát triển của các mối quan hệ. Loại hình giao tiếp này trong cuộc sống thực tế là vô cùng phong phú, trên cơ sở những thông tin có được và để giải toả xung đột mỗi cá nhân.

Theo tính chất

Xét về hình thức tính chất giao tiếp có bốn loại:

  • Khoảng cách tiếp xúc có hai loại trực tiếp và gián tiếp. Giao tiếp trực tiếp là phương thức mặt đối mặt sử dụng ngôn ngữ nói và phương thức phi ngôn ngữ [cử chỉ, hành động,..] trong quá trình giao tiếp. Giao tiếp gián tiếp là phương thức thông qua một phương tiện trung gian khác như: thư từ, fax, email,…
  • Số người tham dự gồm các loại như giao tiếp song phương [hai người giao tiếp với nhau], giao tiếp nhóm [trong tập thể]và giao tiếp xã hội [quốc gia, quốc tế,..].
  • Tính chất giao tiếp gồm hai loại chính thức và không chính thức. Giao tiếp chính thức là loại hình giao tiếp có sự ấn định của pháp luật, theo một quy trình đã được thể chế hoá. Giao tiếp không chính thức không có tính ràng buộc hay mang nặng tính cá nhân, nhưng vẫn phải tuân theo các thông lệ, quy ước thông thường.
  • Theo nghề nghiệp như giao tiếp sư phạm, giao tiếp ngoại giao, giao tiếp kinh doanh...

Ngày này khi nói đến giao tiếp Quốc tế, chúng ta thường nghĩ đến giao tiếp bằng tiếng Anh. Tiếng Anh là ngôn ngữ Quốc tế, được sử dụng rộng rãi cả về mặt số người sử dụng cũng như các lĩnh vực sử dụng.

  • Hết sức phức tạp: ngôn ngữ, cách hiểu
  • Luôn gấp rút
  • Có thể rủi ro
  • Phải đảm bảo hai bên cùng có lợi
  • Vừa là khoa học, vừa là nghệ thuật

Nguyên tắc trong giao tiếp là những tư tưởng chủ đạo, những tiêu chuẩn hành vi mà người thực hiện giao tiếp phải tuân thủ một cách triệt để. Các nguyên tắc trong giao tiếp gồm:

  • Tôn trọng đối tác
  • Hợp tác để hai bên cùng có lợi
  • Lắng nghe và trao đổi thẳng thắn, ngắn gọn rõ ràng
  • Trao đổi một cách dân chủ dưa trên cơ sở là sự hiểu biết lẫn nhau
  • Phải có thông cảm, kiên nhẫn và chấp nhận trong giao tiếp
  • Trao đổi thông tin
  • Điều khiển
  • Phối hợp
  • Động viên, khuyến khích
  • Tạo mối quan hệ xã hội
  • Cân bằng cảm xúc
  • Phát triển nhân cách

Phương tiện giao tiếp là tất cá yếu tố được dùng để thể hiện thái độ, tình cảm, tư tưởng, mối quan hệ và những tâm lý khác trong một cuộc giao tiếp. Phương tiện giao tiếp gồm hai nhóm: ngôn ngữ và phi ngôn ngữ.

Ngôn ngữ

Những yếu tố có liện quan đến ngôn ngữ gồm:

  • Nội dung: Nghĩa của từ, lời nói.
  • Tính chất: Ngữ điệu, nhịp điệu, âm điệu

Phi ngôn ngữ

Những biểu hiện của nhóm phi ngôn ngữ gồm:

  • Diện mạo: Dáng người, màu da, khuôn mặt,...
  • Nét mặt: Khoảng 2000 nét mặt
  • Nụ cười: Thể hiện cá tính của người giao tiếp
  • Ánh mắt: Thể hiện cá tính của người giao tiếp, đồng thời thể hiện vị thế của người giao tiếp
  • Cử chỉ
  • Tư thế: Bộc lộ cương vị xã hội
  • Không gian giao tiếp
  • Hành vi
  • Truyền dữ liệu
  • Giao tiếp ở người
  • Ngôn ngữ
  • Tín hiệu
  • Thần giao cách cảm

  1. ^ C.E. Shannon. “A Mathematical Theory of Communication” [PDF]. Math.harvard.edu. Truy cập ngày 1 tháng 5 năm 2017.
  2. ^ a b c d //tailieu.tv/tai-lieu/bai-giang-ky-nang-giao-tiep-va-thuyet-trinh-tong-quan-ve-giao-tiep-22488/

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Giao_tiếp&oldid=65441245”

Video liên quan

Chủ Đề