Vì sao anh con giu che do hoang gia

Nữ hoàng Elizabeth II là nguyên thủ của Anh. Theo hiến pháp, bà có vai trò quan trọng như mở và giải tán quốc hội cũng như phê chuẩn dự luật. Tuy nhiên, những quyền lực này phần lớn mang tính nghi lễ. Lần gần đây nhất Nữ hoàng hay Nhà vua Anh không thông qua dự luật là vào năm 1708.

Vì sao anh con giu che do hoang gia

Nữ hoàng Elizabeth II (trái), Meghan (giữa) và Harry tại London tháng 7/2018. Ảnh: AP.

Một ngày sau cuộc tổng tuyển cử, Nữ hoàng mời lãnh đạo đảng giành được nhiều ghế nhất trong hạ viện trở thành thủ tướng và thành lập chính phủ.Mỗi khi khai mạc kỳ họp quốc hội, Nữ hoàng đọc một bài phát biểu do chính phủ chuẩn bị, nêu chi tiết kế hoạch chính sách và dự luật chờ thông qua.

Nữ hoàng cũng là Tổng tư lệnh Lực lượng Vũ trang Anh, tuy nhiên, quyền lực thực tế nằm trong tay Thủ tướng và Bộ trưởng Quốc phòng. "Bà là nguyên thủ nhưng không quản lý đất nước, đó là việc của chính phủ dân cử", Asif Hameed, giảng viên luật tại Đại học Southampton, cho biết.

Vì vậy, vai trò thực tế của Nữ hoàng là trở thành biểu tượng cho sự đoàn kết của đất nước, giữ vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân. Bà thực hiện các nhiệm vụ ngoại giao, cử hành các nghi lễ như đón tiếp nguyên thủ nước ngoài hay tham gia các sự kiện chính thức.

Không chỉ là nguyên thủ của Anh, Nữ hoàng còn là nguyên thủ của Khối Thịnh vượng chung, tổ chức liên chính phủ gồm 53 quốc gia thành viên, hầu hết từng là lãnh thổ của Đế quốc Anh. Tổ chức được thành lập bằng Tuyên ngôn London năm 1949, xác định các quốc gia thành viên "tự do và bình đẳng". Nữ hoàng là biểu tượng liên kết của tổ chức.

Ngoài Anh, bà còn là nữ hoàng của 15 quốc gia khác trong khối, trong đó có Canada, Australia và New Zealand. 5 vương quốc khác có quân chủ riêng và 32 quốc gia còn lại là các nước cộng hòa. Mỗi ngày, tài liệu và báo cáo từ các bộ trưởng và quan chức Khối Thịnh vượng chung được trình lên Nữ hoàng. Nếu cần thiết, các tài liệu sẽ được Nữ hoàng ký.

Các thành viên hoàng gia có vai trò hỗ trợ Nữ hoàng trong các nhiệm vụ chính thức là con, cháu, anh em họ của Nữ hoàng cùng bạn đời của họ. Các thành viên hoàng gia có thể đại diện cho Nữ hoàng và quốc gia Khối Thịnh vượng chung tại các sự kiện như quốc tang, lễ hội quốc gia hoặc các chuyến công du. Các thành viên nhận và trả lời khoảng 100.000 thư mỗi năm.

Tại các sự kiện chính thức như tiệc chiêu đãi, quốc yến và các bữa tiệc trong vườn, các thành viên hoàng gia giúp Nữ hoàng tiếp đón khách mời. Hàng năm khoảng 70.000 người được mời đến các bữa tiệc tại dinh thự của hoàng gia.

Hoàng gia Anh đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ và khuyến khích từ thiện. Các thành viên là chủ tịch hoặc người bảo trợ của khoảng 3.000 tổ chức trong nhiều lĩnh vực, từ giáo dục, môi trường cho đến bệnh viện, nhà ở. Phạm vi lớn này tạo điều kiện để các hoàng gia gặp gỡ nhiều người dân, hiểu thêm cuộc sống của họ.

Một số thành viên hoàng gia Anh thành lập các tổ chức từ thiện của riêng mình, như The Prince's Trust của Thái tử Charles, hỗ trợ những người 11-30 tuổi thất nghiệp và gặp khó khăn.

Hoàng gia còn có vai trò nổi bật trong hỗ trợ lực lượng vũ trang. Các thành viên hoàng gia Anh có mối quan hệ chính thức với nhiều đơn vị, thường xuyên đến thăm các binh sĩ, thủy thủ và phi công phục vụ trong và ngoài nước.

Nhiệm vụ của hoàng gia là tăng cường tinh thần đoàn kết của người dân. Các thành viên có thể tham gia vào các sự kiện cộng đồng và địa phương ở mọi miền của Anh, từ khai trương tòa nhà mới cho đến các hoạt động kỷ niệm.

Khi bất ngờ thông báo rút khỏi vai trò cấp cao trong hoàng gia hôm 8/1, Harry - Meghan vạch ra tương lai độc lập về tài chính, dành nhiều thời gian hơn ở Bắc Mỹ, giảm bớt vai trò chính thức nhưng vẫn muốn tiếp tục các nhiệm vụ hoàng gia và hỗ trợ cho Nữ hoàng.

Tuy nhiên, mong muốn của họ không thể thành hiện thực khi Điện Buckingham tuyên bố rõ rằng Harry- Meghan sẽ không còn đại diện cho Nữ hoàng tại bất kỳ hoạt động nào. Họ mất đi danh hiệu hoàng tử và công nương. Harry phải rút khỏi tất cả vai trò trong quân đội. Dù vẫn được giữ tước hiệu Công tước và Nữ Công tước xứ Sussex, chưa biết Harry và Meghan có thể tiếp tục hoạt động với thương hiệu Hoàng gia Sussex (SussexRoyal) hay không.

Harry ngày 19/1 thừa nhận anh muốn tiếp tục phục vụ Nữ hoàng nhưng ý tưởng này không được bà chấp thuận. Richard Fitzwilliams, nhà bình luận về hoàng gia Anh, miêu tả việc mất các mối liên hệ trong quân đội là "điều khó khăn" với Harry, vì anh từng hai lần phục vụ trong quân ngũ ở Afghanistan.

Hoàng tử Harry gia nhập quân đội hoàng gia vào năm 2006 và giải ngũ năm 2015. Trong thời gian tại ngũ, anh đeo hàm đại úy. Harry được Nữ hoàng trao danh hiệu quân đội cao nhất là Tổng tư lệnh danh dự thủy quân lục chiến hoàng gia tháng 12/2017, kế vị Công tước xứ Edinburgh, hoàng thân Philip. Ngoài ra, anh là Tư lệnh danh dự không quân hải quân hoàng gia Anh và Tư lệnh danh dự lực lượng tàu cỡ nhỏ và tác chiến lặn của hải quân hoàng gia.

Quân đội hoàng gia Anh quy định những quân nhân rời quân ngũ có thể đeo huy chương nhưng không được mặc quân phục. Vì vậy, Harry sẽ không còn được mặc quân phục khi tham gia các sự kiện của quân đội."Lần tới, khi Công tước xứ Sussex có mặt tại một sự kiện quân sự, anh ấy sẽ mặc trang phục dân sự vì anh không còn tham gia vào bất kỳ đơn vị quân đội nào nữa. Thật đáng tiếc, đáng buồn khi quân đội mất đi anh ấy", một cựu lãnh đạo hải quân nói.

    Đang tải...

  • {{title}}

Phương Vũ (Theo CGTN/Royal UK)

Chế độ quân chủ Vương quốc Liên hiệp, thường được gọi chế độ quân chủ Anh là chế độ quân chủ lập hiến của Vương quốc Liên hiệp và Lãnh thổ hải ngoại. Các quân vương còn được gọi là "Vua" và "Nữ vương". Quân vương hiện nay là Nữ vương Elizabeth II, người nối ngôi và con của Vua George VI vào ngày 06 tháng 2 năm 1952.

Nữ vương của Vương quốc Liên hiệp
Vì sao anh con giu che do hoang gia
Vua George V (1865–1936)
  • Vua George VI (1895–1952)
    • Nữ hoàng Elizabeth II (sinh 1926)
      • (1) Hoàng tử Charles, Thân vương xứ Wales (1948)
        • (2) Hoàng tử William, Công tước Cambridge (1982)
          • (3) Hoàng tử George xứ Cambridge (2013)
          • (4) Công chúa Charlotte xứ Cambridge (2015)
        • (5) Công tước xứ Sussex (1984)
      • (6) Hoàng tử Andrew, Công tước xứ York (1960)
        • (7) Công chúa Beatrice xứ York (1988)
        • (8) Công chúa Eugenie xứ York (1990)
      • (9) Hoàng tử Edward, Bá tước xứ Wessex (1964)
        • (10) James Mountbatten-Windsor, Tử tước xứ Severn (2007)
        • (11) Lady Louise Mountbatten-Windsor (2003)
      • (12) Công chúa Anne, Công chúa Hoàng gia (1950)
        • (13) Peter Phillips (1977)
          • (14) Savannah Phillips (2010)
          • (15) Isla Phillips (2012)
        • (16) Zara Tindall (née Phillips;1981)
          • (17) Mia Tindall (2014)
    • Công chúa Margaret, Nữ bá tước xứ Snowdon (1930–2002)
      • (18) David Armstrong-Jones, Tử tước Linley (1961)
        • (19) Charles Armstrong-Jones (1999)
        • (20) Margarita Armstrong-Jones (2002)
      • (21) Lady Sarah Chatto (née Armstrong-Jones;1964)
        • (22) Samuel Chatto (1996)
        • (23) Arthur Chatto (1999)
  • Hoàng tử Henry, Công tước xứ Gloucester (1900–1974)
    • (24) Hoàng tử Richard, Công tước xứ Gloucester (1944)
      • (25) Alexander Windsor, Bá tước xứ Ulster (1974)
        • (26) Xan Windsor, Huân tước Culloden (2007)
        • (27) Lady Cosima Windsor (2010)
      • (28) Lady Davina Lewis (née Windsor; b. 1977)
        • (29) Senna Lewis (2010)
        • (30) Tāne Lewis (b. 2012)
      • (31) Lady Rose Gilman (née Windsor;1980)
        • (32) Lyla Gilman (2010)
        • (33) Rufus Gilman (2012)
  • Hoàng tử George, Công tước xứ Kent (1902–1942)
    • (34) Hoàng tử Edward, Công tước xứ Kent (1935)
      • (35) George Windsor, Bá tước St Andrews (1962)
        • Edward Windsor, Lord Downpatrick (1988)
        • Lady Marina Charlotte Windsor (1992)
        • (36) Lady Amelia Windsor (1995)
      • Lord Nicholas Windsor (1970)
        • (37) Albert Windsor (2007) [30]
        • (38) Leopold Windsor (2009)
        • (39) Louis Windsor (2014)
      • (40) Lady Helen Taylor (née Windsor;1964)
        • (41) Columbus Taylor (1994)
        • (42) Cassius Taylor (1996)
        • (43) Eloise Taylor (2003)
        • (44) Estella Taylor (2004)
    • (45) Hoàng tử Michael xứ Kent (1942)
      • (46) Lord Frederick Windsor (1979)
        • (47) Maud Windsor (2013)
      • (48) Lady Gabriella Windsor (1981)
    • (49) Công chúa Alexandra, The Honourable Lady Ogilvy (1936)
      • (50) James Ogilvy (1964)
        • (51) Alexander Ogilvy (1996)
        • (52) Flora Ogilvy (1994)
      • (53) Marina Ogilvy (1966)
        • (54) Christian Mowatt (1993)
        • (55) Zenouska Mowatt (1990)

Tài chínhSửa đổi

Cho đến năm 1760 tất cả chi phí của quân vương đều từ lợi nhuận doanh thu di truyền, bao gồm cả Crown Estate (công ty đầu tư bất động sản Hoàng gia). Vua Geogre III đồng ý từ bỏ doanh thu di truyền của Ngôi vua để đổi lấy tiền nghị viện cấp cho hoàng gia Anh hàng năm, và sự sắp xếp này tiếp tục kéo dài cho đến năm 2012. Tiền trợ cấp Tài sản dùng để trả tiền bảo dưỡng của dinh thự hoàng gia, và trợ cấp Hoàng gia Du lịch dùng để trả cho chi phí du lịch. Tiền nghị viện cấp cho hoàng gia Anh hàng năm bao gồm hầu hết chi phí, bao gồm các cho tuyển dụng nhân viên, chuyến thăm cấp nhà nước, công việc công cộng, và giải trí chính thức. Kích thước đã được xử lý bằng Quốc hội 10 năm một lần; bất cứ tiền tiết kiệm đã được mang sang đến thời gian 10 năm tiếp theo.[31] Từ năm 2012 cho đến năm 2020, tiền nghị viện cấp cho hoàng gia Anh hàng năm và tiền trợ cấp sẽ là được thay thế bằng trợ cấp tối cao, sẽ được xác lập ở mức 15% của doanh thu tạo ra bởi công ty Crown Estate.[32]

Crown Estate một trong những sở hữu bất động sản lớn nhất ở Vương quốc Anh, với sản của 7.3 tỷ bảng Anh vào năm 2011.[33] Nó được uỷ thác, và không thể được bán hoặc thuộc quyền sở hữu của Vua trong tư cách cá nhân.[34] Hiện nay, lợi nhuận đầu hàng từ Crown Estate đến Bộ Tài chính đã vượt quá tiền nghị viện cấp cho hoàng gia Anh hàng năm và tiền trợ cấp. Ví dụ như, Crown Estate tạo ra 200 triệu bảng Anh trong năm tài chính 2007-8, trong khi báo cáo quốc hội tài trợ cho vua là 40 triệu bảng Anh trong cùng kỳ.[35] Đảng Cộng Hòa ước tính rằng chi phí thực sự của chế độ quân chủ bao gồm an ninh là từ 134-184 triệu bảng Anh năm.[36]

Giống như Crown Estate, đất và tài sản của Công tước xứ Lancaster, danh mục đầu tư bất động sản định giá 383 triệu bảng Anh vào năm 2011, được uỷ thác.[37] Doanh thu của Công tước trực thuộc quỹ riêng của nhà vua, và được sử dụng cho các chi phí không phải phát sinh các khoản tài trợ của quốc hội.[38] Tài sản Công tước xứ Cornwall tương tự giữ uỷ thác chi phí cho con trai trưởng của vua. Bộ sưu tập hoàng tộc, bao gồm tác phẩm nghệ thuật và vương miện của vua, không phải của riêng cá nhân vua và được uỷ thác,[39] như cung điện đang ở tại Vương quốc Anh như là cung điện Buckingham và lâu đài Windsor.[40]

Quân vương phải tuân thủ thuế gián tiếp thu như thuế trị giá gia tăng, và từ năm 1993 Nữ vương đã nộp thuế thu nhập và thuế trên thặng dư vốn trên thu nhập cá nhân. Trợ cấp quốc hội đến Vua không được xem như thu nhập của hoàng gia chỉ xét chi phí chính thức.[41]

Ước tính sự thay đổi của cải của Nữ hoàng, tuỳ theo tài sản thuộc quyền sở hữu của cá nhân Nữ vương hay là uỷ thác cho quốc gia. Tạp chí Forbes ước tính của cải Nữ hoàng khoảng $450 triệu vào năm 2010,[42] nhưng không có số liệu cung cấp chính thức. Vào năm 1993, Huân tước Chamberlain đã nói ước tính 100 triệu bảng Anh là "biến dạng và cường điệu".[43] Jock Colville, cựu thư ký và giám đốc ngân hàng Coutts của nữ hoàng, ước tính tài sản vào năm 1971 là 2 triệu bảng Anh (tương đương với khoảng 25 triệu bảng Anh hiện nay).[44][45]

Dinh thựSửa đổi

Nơi ở chính thức của Vua ở Luân Đôn là cung điện Buckingham. Đó là nơi tổ chức hầu hết quốc yến, lễ phong chức, lễ rửa tội hoàng gia và các nghi thức khác.[46] Nơi ở chính thức khác là Lâu đài Windsor, lâu đài lớn nhất có người ở trên thế giới,[47] được sử dụng chủ yếu vào cuối tuần, Lễ Phục sinh và Royal Ascot, cuộc đua ngựa hàng năm theo mùa. Nơi ở chính thức của Vua ở Scotland là Cung điện Holyroodhouse ở Edinburgh. Vua ở Holyrood ít nhất một tuần mỗi năm, và khi đi thăm cấp nhà nước đến Scotland.[48]

Trước đây, Cung điện Westminster và Tháp Luân Đôn dinh thự chính của Quân vương Anh cho đến Henry VIII đã mua Cung điện Whitehall. Whitehall bị phá huỷ do hoả hoạn vào năm 1698, dẫn đến chuyển sang Cung điện St.James. Mặc dù thay thế nơi ở chính thức hoàng gia tại Luân Đôn là Buckingham vào năm 1837, nhưng St James vẫn là cung điện cao cấp và vẫn là nơi tổ chức các nghi lễ Hoàng gia.[49] Chẳng hạn như, đại sứ nước ngoài trình quốc thư tại St.James,[46][50] và Cung điện nơi tổ chức cuộc họp của Hội đồng kế vị. Nó cũng được sử dụng bởi khác thành viên hoàng tộc.

Dinh thự khác bao gồm Dinh Clarence và Cung điện Kensington. Cung điện thuộc về Ngôi vua; được tiến hành uỷ thác cho người cai trị trong tương lai, và không thể được vua bán.[51] Dinh thự Sandringham ở Norfolk và lâu đài Balmoral ở Aberdeenshire thuộc sở hữu cá nhân của Nữ vương.

Huy hiệu Hoàng giaSửa đổi

Tham khảoSửa đổi

  1. ^ e.g. Citizenship ceremonies, Home Office: UK Border Agency, truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2008
  2. ^ Symbols of the Monarchy: National Anthem, Official website of the British Monarchy, truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2010
  3. ^ Symbols of the Monarchy: Coinage and bank notes, Official website of the British Monarchy, truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2010
  4. ^ Bagehot, p. 9.
  5. ^ Brazier, p. 312.
  6. ^ Waldron, pp.59–60
  7. ^ Queen and Prime Minister, Official website of the British Monarchy, truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2010
  8. ^ Results and analysis: General election, ngày 10 tháng 10 năm 1974, Political Science Resources, ngày 11 tháng 3 năm 2008, Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 10 năm 2020, truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2008
  9. ^ Brock, Michael (September 2004; online edition, January 2008). "William IV (1765–1837)". Oxford Dictionary of National Biography. Oxford University Press. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2008 (subscription required)
  10. ^ Durkin, Mary; Gay, Oonagh (ngày 21 tháng 12 năm 2005), The Royal Prerogative (PDF), House of Commons Library, Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 25 tháng 6 năm 2008, truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2008Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  11. ^ The Queen's working day > Evening, truy cập ngày 11 tháng 3 năm 2013
  12. ^ Bagehot, p.75
  13. ^ PASC Publishes Government Defence of its Sweeping Prerogative Powers, UK Parliament, 2002, Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 11 năm 2008, truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2008
  14. ^ About Parliament: State Opening of Parliament, UK Parliament, 2008, Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 2 năm 2006, truy cập ngày 27 tháng 4 năm 2008
  15. ^ A Guide to Prorogation, BBC News, ngày 7 tháng 11 năm 2007, truy cập ngày 27 tháng 4 năm 2008
  16. ^ Crabbe, p.17
  17. ^ Royal Assent, BBC News, ngày 24 tháng 1 năm 2006, truy cập ngày 27 tháng 4 năm 2008
  18. ^ UK Politics: Dewar appointed First Minister, BBC News, ngày 17 tháng 5 năm 1999, truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2008
  19. ^ Brief overview – Government of Wales Act 2006, Welsh Assembly Government, truy cập ngày 30 tháng 8 năm 2011
  20. ^ Northern Ireland Act 1998, Office of Public Sector Information, Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 7 năm 2020, truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2008
  21. ^ Dyer, Clare (ngày 21 tháng 10 năm 2003), “Mystery lifted on Queen's powers”, The Guardian, truy cập ngày 9 tháng 5 năm 2008
  22. ^ Orders of Chivalry, The UK Honours System, ngày 30 tháng 4 năm 2007, Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 8 năm 2007, truy cập ngày 9 tháng 5 năm 2008
  23. ^ Girls Equal in British throne succession, British Broadcasting Corporation, ngày 28 tháng 10 năm 2011, truy cập ngày 28 tháng 10 năm 2011
  24. ^ Baby destined to become a monarch, ITV News, ngày 22 tháng 7 năm 2013, truy cập ngày 7 tháng 11 năm 2013
  25. ^ Act of Settlement 1700(c.2), Article II, truy cập ngày 14 tháng 5 năm 2010
  26. ^ Union with Scotland Act 1706 (c.11), Article II, truy cập ngày 14 tháng 5 năm 2010
  27. ^ Union with England Act 1707 (c.7), Article II, truy cập ngày 14 tháng 5 năm 2010
  28. ^ Regency Act 1953, Ministry of Justice, truy cập ngày 9 tháng 10 năm 2008
  29. ^ Queen and Government: Counsellors of State, Official website of the British Monarchy, truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2010
  30. ^ Albert and Leopold Windsor were listed on The Official Website of the British Monarchy until 2015 and in the 2013 edition of Whitaker's Almanack as following Estella Taylor (b 2004) and eligible to succeed; MSN News and Whitaker's Almanack 2015 lists them after Lady Amelia Windsor and before Lady Helen Taylor. They were baptised as Catholics, and are not listed in line in Debrett's or editions of Whitaker's earlier than 2012.
  31. ^ Royal Finances: The Civil List, Official web site of the British Monarchy, truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2010
  32. ^ Royal funding changes become law, BBC, ngày 18 tháng 10 năm 2011
  33. ^ About Us, Crown Estate, ngày 6 tháng 7 năm 2011, Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 9 năm 2011, truy cập ngày 1 tháng 9 năm 2011
  34. ^ FAQs, Crown Estate, Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 9 năm 2011, truy cập ngày 1 tháng 9 năm 2011
  35. ^ Royal Finances: Head of State Expenditure, Official web site of the British Monarchy, truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2010
  36. ^ Royal Finances, Republic campaign website, Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 7 năm 2011, truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2011
  37. ^ Accounts, Annual Reports and Investments, Duchy of Lancaster, ngày 18 tháng 7 năm 2011, Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 10 năm 2011, truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2011
  38. ^ Royal Finances: Privy Purse and Duchy of Lancaster, Official web site of the British Monarchy, truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2010
  39. ^ FAQs, Royal Collection, truy cập ngày 30 tháng 3 năm 2012
    Royal Collection, Royal Household, truy cập ngày 9 tháng 12 năm 2009
  40. ^ The Royal Residences: Overview, Royal Household, truy cập ngày 9 tháng 12 năm 2009
  41. ^ Royal Finances: Taxation, Official web site of the British Monarchy, truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2010
  42. ^ Serafin, Tatiana (ngày 7 tháng 7 năm 2010), “The World's Richest Royals”, Forbes, Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 6 năm 2012, truy cập ngày 13 tháng 1 năm 2011
  43. ^ Darnton, John (ngày 12 tháng 2 năm 1993), “Tax Report Leaves Queen's Wealth in Dark”, The New York Times, truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2010
  44. ^ “£2m estimate of the Queen's wealth 'more likely to be accurate'”, The Times: 1, ngày 11 tháng 6 năm 1971
  45. ^ Pimlott, Ben (2001). The Queen: Elizabeth II and the Monarchy. London: HarperCollins. ISBN 0-00-255494-1, p. 401
  46. ^ a b “Buckingham Palace”, Official website of the British Monarchy, The Royal Household, truy cập ngày 14 tháng 7 năm 2009
  47. ^ “Windsor Castle”, Official website of the British Monarchy, The Royal Household, truy cập ngày 14 tháng 7 năm 2009
  48. ^ “The Palace of Holyroodhouse”, Official website of the British Monarchy, The Royal Household, truy cập ngày 14 tháng 7 năm 2009
  49. ^ “Royal Residences: St. James's Palace”, Official website of the British Monarchy, The Royal Household, truy cập ngày 14 tháng 7 năm 2009
  50. ^ “Ambassadors credentials”, Official website of the British Monarchy, The Royal Household, truy cập ngày 14 tháng 7 năm 2009
  51. ^ A brief history of Historic Royal Palaces, Historic Royal Palaces, truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2008