Vì sao chứng khoán 2022 giảm

TTO - Các nhà đầu tư quốc tế cho rằng chỉ số VN-Index sẽ tiếp tục tăng trong năm 2022 nhờ lực đỡ từ dòng vốn ngoại cũng như yếu tố tích cực, sự hồi phục trong nhiều lĩnh vực của nền kinh tế.

  • Nghẽn lệnh sẽ gây khó cho dòng vốn ngoại đầu tư vào chứng khoán Việt
  • Chứng khoán 2022: Tập trung mọi nguồn lực để hệ thống giao dịch mới vận hành đúng tiến độ

Thị trường chứng khoán Việt Nam trong năm 2021 tăng trưởng ngoạn mục ngoài mong đợi - Ảnh: B.M.

Theo dự báo của HSBC, chỉ số VN-Index sẽ tiếp tục tăng trong năm 2022 lên mức 1.850 điểm nhờ năng lực thị trường cải thiện nhờ hệ thống công nghệ mới và vốn ngoại. Năm ngoái, VN Index đạt đỉnh 1.500,81 điểm vào ngày 25-11.

Ông James Estaugh, giám đốc khối dịch vụ chứng khoán, HSBC Việt Nam, cho biết năm 2021 thị trường chứng khoán Việt Nam chứng kiến khối ngoại bán ròng kỷ lục 62.358 tỉ đồng. Tuy nhiên, có nhiều lý do để tin tưởng rằng dòng vốn ngoại sẽ quay trở lại mạnh mẽ trong năm 2022.

Chuyên gia của HSBC cho rằng mặc dù mọi người đều có chung nhận thức thị trường cổ phiếu của Việt Nam là quá nhỏ để thu hút được các khoản đầu tư nước ngoài lớn, nhưng sự thật giá trị giao dịch bình quân ngày của thị trường đã tăng trưởng và tiếp tục tăng trưởng ngoạn mục.

Tính chung cả năm, giá trị giao dịch cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam bình quân đạt hơn 25.960 tỉ đồng/phiên [khoảng 1,13 tỉ USD] trong năm 2021, tăng 250% so với năm 2020, tương đương tăng khoảng 430 triệu USD.

Trong khi đó, giá trị giao dịch bình quân phiên của thị trường Thái Lan là khoảng 2 tỉ USD/ngày, của Indonesia là 800 triệu USD/ngày, Singapore là 500 triệu USD/ngày và Philippines là 100 triệu USD/ngày.

Tính đến cuối năm 2021,số lượng tài khoản của nhà đầu tư nước ngoài là hơn 39.000 tài khoản, tăng hơn 11% so với cuối năm 2020.

Nguồn: HSBC Global Research

Những cải cách pháp lý và cải cách thị trường quan trọng trong năm 2021 là minh chứng cho thấy Chính phủ đã lắng nghe các phản hồi từ cộng đồng đầu tư nước ngoài.

Ông Michael Kokalari, chuyên gia kinh tế trưởng của VinaCapital, lại đánh giá caosự "bùng nổ" của nhà đầu tư cá nhân với số lượng tài khoản giao dịch tăng đến 60% trong năm ngoái. Theo chuyên gia này,thị trường chứng khoán 2022 sẽ khởi sắc nhờ yếu tố tích cực và sự hồi phục trong nhiều lĩnh vực.

Chiến lược đầu tư của VinaCapital vẫn là xác định các cổ phiếu và lĩnh vực được hưởng lợi từ sự phục hồi kinh tế của Việt Nam, bao gồm ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu, tài chính và bất động sản. Hiệncổ phiếu ngành ngân hàng chiếm đến 30% VN-Index, bất động sản chiếm 23% và hàng tiêu dùng không thiết yếu chiếm khoảng 3%.

"Chúng tôi cũng quan tâm các cổ phiếu và các ngành được hưởng lợi từ dòng vốn FDI, phát triển cơ sở hạ tầng, năng lượng sạch và số hóa",ông Michael Kokalari nhìn nhận.

Cũng theo chuyên gia này, dù thị trường chứng khoán Việt Nam đã tăng đến 36% năm ngoái nhưng đã có sự phân hóa khá cao giữa các ngành và cổ phiếu. Năm 2022, sẽ có những nhà đầu tư cá nhân tiếp tục gặt hái được thắng lợi, tuy nhiên không hẳn cơ hội này dành cho tất cả.

TTO - Tâm lý số đông đã rạn nứt khá rõ khi các câu chuyện về đầu cơ kiếm tiền nhanh hay "đu trend", "phím hàng" đã trở thành bài học đắt giá cho F0 [nhà đầu tư mới] trên sàn chứng khoán.

  • Chứng khoán giảm hơn 43 điểm, khối ngoại mua ròng
  • Ủy ban Chứng khoán Nhà nước: Xem xét xử phạt ông Trịnh Văn Quyết vì 'bán chui' cổ phiếu
  • Bộ Tài chính: Sẽ xử lý nghiêm, ngăn tận gốc vụ ông Trịnh Văn Quyết 'bán chui' cổ phiếu

Thị trường chứng khoán liên tục chao đảo trong những phiên gần đây, hàng loạt cổ phiếu đầu cơ bị nhà đầu tư bán bằng mọi giá nhưng vẫn kẹt hàng - Ảnh: BÔNG MAI

Ngay khi mở đầu phiên giao dịch 18-1, thị trường chứng khoán chìm trong sắc đỏ với hàng trăm mã giảm giá.

Trong khi mới hôm qua tài khoản của không ít nhà đầu tư đã bị rơi vào mức âm khi thị trường lao dốc, riêng VN-Index đã bị giảm hơn 43 điểm - mức giảm sâu nhất trong vòng 5 tháng trở lại đây - đồng thời riêng sàn HoSE cũng bị "bốc hơi" gần 165.000 tỉ đồng vốn hóa.

Hiện nay trên thị trường đang lan truyền các thống kê và lập luận rằng hiện tượng liên đới margin call [gọi bổ sung ký quỹ] đang xảy ra khiến thị trường lao dốc, nghĩa là khi không bán được những hàng đang bị "nhốt" do mất thanh khoản như mã FLC [Tập đoàn FLC], ROS [Xây dựng FLC Faros]... thì sẽ bán liên đới các mã trong danh mục.

Tuy nhiên, ông Huỳnh Minh Tuấn - nhà sáng lập Công ty tư vấn quản lý tài sản FIDT - cho rằng nhận định trên chưa hẳn đúng.

Cụ thể, cần phải hiểu rõ cấu trúc vận hành của loại hình sản phẩm margin [ký quỹ - vay nợ]. Với một mã chứng khoán thì RMC [bộ phận quản lý nguồn - cung ứng margin và kiểm soát rủi ro] của công ty chứng khoán sẽ đưa ra 3 tiêu chí để kiểm soát: tỉ lệ cho vay, giá chặn [max price], room cho vay mã đó.

Chẳng hạn tại một công ty chứng khoán top đầu về dư nợ margin, mã ROS được cho vay theo 3 tiêu chí như sau: tỉ lệ cho vay là 20%, giá chặn là 3.000 đồng, room [giới hạn cho vay] là 5,5 tỉ đồng.

Như vậy trong bất cứ hoàn cảnh nào thì công ty chứng khoán này cũng chỉ cho vay ROS tối đa là 1.500 đồng/cổ phiếu và tối đa cho vay 5,5 tỉ ở cổ phiếu này.

Điều đó có nghĩa công ty chứng khoán chỉ mất vốn khi ROS giảm về dưới 1.500 đồng. Trong khi chốt phiên hôm qua mã ROS nằm giá sàn 10.500 đồng, đến phiên hôm nay giá sàn là 9.770 đồng.

Tương tự đối với mã FLC, các công ty chứng khoán nội quá hiểu nên tuyệt đối không cho vay.

"Có thể khẳng định sự liên đới khi không bán được nhóm FLC và dẫn tới bán lan sang nhóm cổ phiếu còn lại trong danh mục là không có đối với các nguồn cho vay chính thống từ nhóm công ty chứng khoán này", ông Tuấn cho hay.

Tổng quan lại thị trường sau phiên hôm qua về thanh khoản vẫn là điểm sáng nhưng về tâm lý số đông đã rạn nứt khá rõ khi các câu chuyện về đầu cơ kiếm tiền nhanh hay "đu trend" phím hàng đã trở thành bài học đắt giá cho F0.

Cũng có thể nói là một phiên tốt nghiệp chính thức cho F0 với thiệt hại nặng nề và lan luôn sang nhóm Fn.


Ông Huỳnh Minh Tuấn - nhà sáng lập Công ty tư vấn quản lý tài sản FIDT

Vậy câu hỏi là diễn biến bán bằng mọi giá đã và đang diễn ra đến từ đâu?

"Đó chính là từ các "kho hàng", với tiêu chí là mạo hiểm hơn đi kèm lãi cao hơn. Đây được xem như nguồn vốn phục vụ thị trường ngách là các nhu cầu đầu cơ" - ông Tuấn chia sẻ.

Một vài thông tin cho thấy FLC có thể được cho vay tới 8.000-10.000 đồng/cổ phiếu và ROS là từ 5.000-6.000/cổ phiếu. Vì vậy động cơ bán giải chấp ở "kho hàng" là hiện hữu vì các khách hàng thường có tâm lý bỏ mặc khi bị gọi bổ sung ký quỹ.

Thị trường còn bị ảnh hưởng bởi việc Tân Hoàng Minh bỏ cọc đất Thủ Thiêm đi kèm cảnh báo của thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc sẽ siết dòng tín dụng vào nhóm bất động sản và chứng khoán là đòn đánh mạnh vào nhóm này và tạo ra tâm lý domino rõ rệt.

Sau khi phân tích tình huống và bóc tách biến động thì cũng không có gì bất ngờ khi sự sợ hãi hội tụ ở hầu hết các nhóm trụ của thị trường và phiên VN-Index giảm hơn 43 điểm cũng không có gì đột biến ở các nhóm giao dịch.

Các nhóm mua bán lũy kế không có gì đột biến mà tập trung vào từng cổ phiếu. Cá nhân trong nước bán ròng tương đối ở nhóm ngân hàng trụ khi phát sinh tâm lý bảo toàn thành quả và bảo toàn danh mục.

Từ vụ Trịnh Văn Quyết, phải ngăn 'bán chui' cổ phiếu phá thị trường

TTO - Nhiều nhà đầu tư "bủn rủn tay chân" khi vừa đua mua giá trần cổ phiếu FLC, nhưng ngay sau đó lại bị âm tài khoản mới hay tin chủ tịch bán cổ phiếu "chui". Quy định hiện tại chưa đủ sức răn đe?

VN-Index chốt phiên gần 1.500 điểm

Thị trường chững lại vào cuối phiên dù sắc xanh vẫn chiếm ưu thế. Chốt phiên, VN-index tăng 18,7 điểm [1,26%] lên 1.497,66 điểm. VN30-Index tăng hơn 9 điểm [0,59%] lên 1.541,25 điểm.

Sắc xanh chiếm áp đảo với 382 mã tăng giá khi chốt phiên, so với 91 mã giảm giá. Trong nhóm VN30, 23/30 mã bluechip vượt trên tham chiếu.

VN-Index chốt phiên giao dịch đầu tiên của năm Nhâm Dần tăng 18,7 điểm. Ảnh: VNDirect

Nhóm cổ phiếu bất động sản và đầu cơ là tâm điểm chú ý khi đồng loạt tăng trần. Các mã liên quan tới FLC như KLF, HAI, ROS, AMD cùng tăng kịch biên độ. Nhóm liên quan tới Louis Holdings cũng "trắng bảng bên bán". Nhóm Hoàng Huy với HHS và TCH có thêm hơn 4%. Các mã bất động sản được chú ý như QCG, ITA, SCR, HQC, PTL đều tăng mạnh.

Trong nhóm này, chỉ có CEO và DIG là diễn biến ngược chiều. Hai mã này giảm kịch sàn, "trắng bảng bên mua".

Với các mã vốn hóa lớn, VJC là mã tăng mạnh nhất với biên độ 7%. Trong nhóm hàng không, HVN, ACV cũng chung sắc xanh nhờ thông tin sớm mở cửa du lịch. Theo sau VJC là GAS với mức tăng hơn 5%, PLX, MSN có thêm hơn 3%, SAB tăng hơn 2%. Trong nhóm ngân hàng, VCB có thêm gần 4%, HDB, ACB, MBB, STB vượt tham chiếu.

Ở chiều ngược lại, VIC là mã kèo lùi thị trường khi giảm tới 6%. Một số mã ngân hàng như VPB, BID, CTG giảm hơn 1%.

Thanh khoản thị trường giữ ở mức trung bình với hơn 18.000 tỷ đồng được sang tay trên HoSE, trong đó nhóm VN30 giao dịch gần 8.700 tỷ.

  • 13h45

    Video liên quan

    Chủ Đề