Vì sao chúng ta cần rèn luyện kỹ năng nói và nghe

Vì sao chúng ta phải rèn luyện khả năng giao tiếp?

Thứ hai, 06:00, 31/07/2017

[ PHUNUTODAY ] - Trong cuộc sống, việc rèn luyện khả năng giao tiếp là một trong những điều không thể thiếu. Dù biết là rất quan trọng, nhưng các bạn có biết tại sao lại phải cần rèn luyện khả năng giao tiếp hay không?

  • Vì sao đàn ông thích người phụ nữ thân thiện?

  • Vì sao đàn ông thích phụ nữ dịu dàng?

  • Vì sao đàn ông yêu vợ vẫn đi ngoại tình?

Học giao tiếp để giải quyết những vấn đề phức tạp

Chúng ta học các kỹ năng giao tiếp là để biết cách giải quyết những vấn đề phức tạp có thể nảy sinh, đồng thời nâng cao hiệu quả của quá trình giao tiếp. Nói cách khác, cuộc sống luôn đòi hỏi mỗi chúng ta phải có những kỹ năng giao tiếp đúng đắn, thể hiện qua quá trình giao tiếp với các quan hệ xã hội khác nhau, trong từng tình huống, hoàn cảnh cụ thể khác nhau.

Đồng thời, chính bản thân mỗi chúng ta cũng chủ động tạo ra những mối quan hệ xã hội tốt đẹp trong cuộc sống, góp phần tạo nên một xã hội ổn định, phát triển hài hòa.

Rèn luyện khả năng giao tiếp để có những sự ứng xử cho phù hợp

Chúng ta là làm sao rèn luyện cho bản thân những kỹ năng giao tiếp có hiệu quả với người khác chứ không phải là đi tìm một định nghĩa. Vì thế, ở đây chúng ta có thể tạm hiểu kỹ năng giao tiếp là khả năng nhận biết những biểu hiện bên ngoài và những diễn biến tâm lý bên trong của người khác trong quá trình giao tiếp; đồng thời, biết sử dụng các kỹ năng nghe, nói, đặt câu hỏi, kỹ năng sử dụng phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ, biết cách ứng xử, định hướng, điều chỉnh quá trình giao tiếp, nhằm đạt tới mục đích giao tiếp đã định, tùy thuộc vào đối tượng giao tiếp cũng như tùy thuộc vào tính chất của từng mối quan hệ giao tiếp cụ thể nhất định.

Phần đông chúng ta đều phải thông qua việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp mới có thể cải thiện mọi mối quan hệ giao tiếp với người khác. Trong những phần tiếp theo của cuốn sách này, chúng ta sẽ tìm hiểu những kỹ năng giao tiếp cụ thể, nhằm làm cho quá trình giao tiếp đạt được hiệu quả cao nhất!

Những bí quyết để rèn luyện kỹ năng giao tiếp giỏi

Vì sao bạn cần có kỹ năng giao tiếp?

Đã xem: 3,467

Cập nhât: 9 năm trước

Kỹ năng giao tiếp là gì? Kỹ năng giao tiếp là một trong những kỹ năng mềm cực kỳ quan trọng trong thế kỷ 21. Đó là một tập hợp những qui tắc, nghệ thuật, cách ứng xử, đối đáp được đúc rút qua kinh nghiệm thực tế hằng ngày giúp mọi người giao tiếp hiệu quả thuyết phục hơn khi áp dụng thuần thục kỹ năng giao tiếp. Có thể nói kỹ năng giao tiếp đã được nâng lên thành nghệ

Kỹ năng giao tiếp là gì?

Kỹ năng giao tiếp là một trong những kỹ năng mềm cực kỳ quan trọng trong thế kỷ 21. Đó là một tập hợp những qui tắc, nghệ thuật, cách ứng xử, đối đáp được đúc rút qua kinh nghiệm thực tế hằng ngày giúp mọi người giao tiếp hiệu quả thuyết phục hơn khi áp dụng thuần thục kỹ năng giao tiếp.

Có thể nói kỹ năng giao tiếp đã được nâng lên thành nghệ thuật giao tiếp bởi trong bộ kỹ năng này có rất nhiều kỹ năng nhỏ khác như kỹ năng lắng nghe, kỹ năng thấu hiểu, kỹ năng sử dụng ngôn ngữ cơ thể, kỹ năng sử dụng ngôn từ, âm điệu… Để có được kỹ năng giao tiếp tốt đòi hỏi người sử dụng phải thực hành thường xuyên, áp dụng vào mọi hoàn cảnh mới có thể cải thiện tốt kỹ năng giao tiếp của mình.

Trong thực tế, sự giao tiếp chỉ thực sự thành công khi cả người nhận và người gửi đều hiểu theo đúng một thông tin như nhau. Khi đó, những thông điệp, ý tưởng và suy nghĩ của bạn được truyền tải chính xác và hiệu quả. Nếu không ngược lại, nó sẽ chở thành rào chắn, bước cản trong các mục tiêu giao tiếp của bạn.

Vì sao bạn cần có kỹ năng giao tiếp?

Trong gia đình mọi cá nhân cũng cần trang bị cho mình bộ kỹ năng giao tiếp. Giao tiếp trong gia đình hiệu quả đòi hỏi mỗi người phải biết lắng nghe tốt, biết truyền tải thông điệp đến với nhau mới đảm bảo cuộc sống vui vẻ hạnh phúc. Con cái cần kỹ năng giao tiếp để thấu hiểu tâm lý và có thể giao tiếp cởi mở, dễ dàng chia sẻ cảm xúc với ông bà cha mẹ. Ngược lại người lớn cũng phải có kỹ năng giao tiếp để có thể lắng nghe con cái, chia sẻ những suy nghĩ của thế hệ trẻ.

Trong công sở nếu có được kỹ năng giao tiếp tốt mọi quan hệ với bạn bè, đồng nghiệp trở nên gần gũi hơn. Cơ hội thăng tiến cũng rộng mở hơn với người có kỹ năng giao tiếp tốt. Người làm kinh doanh luôn cần một kỹ năng giao tiếp tốt để mở rộng quan hệ khách hàng, đối tác.

Mặc dù tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp là vậy, nhưng có rất nhiều người vẫn không chú trọng tới điều này, coi nhẹ nó, hay họ không có khả năng để truyền tải những ý tưởng suy nghĩ của họ đến người nhận bằng bất cứ phương thức nào viết hoặc nói, chính vì thế những người này sẽ gặp rất nhiều trở ngại trong quá trình phát triển sự nghiệp, sự cạnh tranh hay nói đúng hơn lợi thế cạnh tranh của họ so với đồng nghiệp bị hạn chế hơn rất nhiều.

Chắc chắn trong cuộc sống sẽ có nhiều người cảm thấy lạc lõng giữa những mối quan hệ. Cảm thấy khó khăn khi mở đầu câu chuyện, hay bế tắc khi tìm hướng triển khai cho cuộc trò chuyện bị ngắt quãng. Đó là vì bạn chưa nắm được những bí quyết trong kỹ năng giao tiếp hằng ngày. Có người hướng nội , có người hướng ngoại, nhưng có một điều người hướng nội chưa chắc giao tiếp kém và người hướng ngoại cũng không hẳn là người giao tiếp giỏi. Người giao tiếp hiệu quả và thành công là những người sử dụng và thực hành kỹ năng giao tiếp một cách thuần thục nhất.

Rèn luyện kỹ năng giao tiếp bằng cách nào?


Không ai sinh ra đã sở hữu kỹ năng giao tiếp hoàn hảo. Ngay cả những người bạn gặp trong cuộc sống hằng ngày, những người mà bạn gọi là “ dẻo mỏ” hay “người nói chuyện có duyên”. Những người đó nếu bạn để ý sẽ thấy họ tập nói chuyện hằng ngày, nói nhiều và đúc rút kinh nghiệm và dần sở hữu kỹ năng giao tiếp thành thạo nhuần nhuyễn hơn người khác.

Để có được văn hóa giao tiếp trong nghề nghiệp, cần phải học tập và rèn luyện hai loại kỹ năng quan yếu sau đây:

1. Kỹ năng gây được thiện cảm với người mà ta tiếp xúc, dù đó là người không được ta thiện cảm. Kỹ năng này giúp ta có thêm bạn, thêm sự đồng tình và hỗ trợ từ khách quan.

2. Kỹ năng hiểu được thực chất của người mà ta giao tiếp, dù đó là người đã gần ta lâu ngày. Kỹ năng này giúp ta tránh được ngộ nhận khi hợp tác hoặc không hợp tác với người khác.

Loại kỹ năng thứ nhất được trui rèn chủ yếu bằng việc luyện tâm. Cái tâm giao tiếp gồm tổ hợp các đức tính cơ bản: trung thực nhưng vẫn tỉnh táo, ân cần nhưng có khoảng cách, cởi mở nhưng biết chế ngự, lắng nghe nhưng biết suy xét, nhẫn nhục nhưng có bản lĩnh. Bao trùm lên những tố chất đó là một thái độ lịch thiệp, sẵn sàng nở nụ cười kẻ cả lúc ngặt nghèo nhất.

Trong giao tiếp, tối kỵ những điều sau đây: chơi trội, ba hoa, phô trương, khinh mạn, phách lối, hống hách [với người dưới quyền càng không được như vậy].

Loại kỹ năng thứ hai được rèn tập thông qua các công đoạn: quan sát, thử thách, lại quan sát, lại thử thách [tối thiểu 10 lần đối với những trường hợp mà thực chất của họ được che đậy tinh vi]. Tiếp theo mỗi lần quan sát và thử thách là phân tích, tổng hợp, nhận định, phối kiểm [qua nhiều kênh thông tin] nhận định lại, phối kiểm tiếp. Cuối cùng, đưa ra quyết định nhằm vào 1 trong 3 phương án:

- Hoặc nới lỏng quan hệ giao tiếp [trì hoãn dần]

- Hoặc thắt chặt quan hệ giao tiếp [gắn bó thêm]

- Hoặc đình chỉ quan hệ giao tiếp [đoạn tuyệt hẳn].

Do hiểu sai thực chất của người khác [nhất là trường hợp hiểu lầm người xấu thành tốt], có khi ta phải trả giá rất nặng nề cho sự nghiệp, tay nghề không mất nhưng cơ nghiệp lại tiêu.

Tuvantuyensinh

Chuyên mục: Giáo dục

Tags: giao tiếp kỹ năng giao tiếp kỹ năng nghề nghiệp nghệ thuật giao tiếp rèn luyện kỹ năng giao tiếp tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp thành công thành công trong kinh doanh thuyết phục đối tác trò chuyện

Khái niệm kỹ năng giao tiếp là gì?

Kỹ năng giao tiếp là khả năng sử dụng ngôn ngữ nói hoặc ngôn ngữ cơ thể để truyền tải, diễn đạt, trao đổi thông tin,… Kỹ năng giao tiếp là tập hợp những quy tắc, cách ứng xử, phản hồi,… giữa người nói và người nghe nhằm đạt mục đích nhất địch.

“Kỹ năng giao tiếp là một công cụ quan trọng trong cuộc hành trình theo đuổi mục tiêu, dù là gia đình, đồng nghiệp hay khách hàng của bạn” – đánh giá về kỹ năng giao tiếp của nhà diễn thuyết, chính trị gia người Mỹ Les Brown.

Kỹ năng giao tiếp được ví như một nghệ thuật. Bởi giao tiếp không chỉ đơn thuần là nghe và nói mà còn gồm nhiều kỹ năng nhỏ khác:

Tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp không phải ai cũng biết

Dù là một giáo viên giỏi, nếu không biết cách giao tiếp, truyền đạt ý tưởng với học sinh, bạn cũng không được đánh giá cao. Là một người quản lý, nếu không biết cách diễn đạt với cấp trên, kết nối với cấp dưới, bạn cũng không thể thành công. Là một người kinh doanh, nếu không biết giao tiếp, bạn sẽ không thể bán được nhiều hàng,… Có thể thấy, tất cả mọi người, mọi lĩnh vực đều cần tới giao tiếp.

Giao tiếp là nhu cầu cơ bản của con người

Giao tiếp là nhu cầu cơ bản của mỗi người ngay từ khi sinh ra cho tới khi mất đi. Một đứa trẻ dù chưa biết nói nhưng biết cất tiếng khóc, cười nói để giao tiếp. Khóc để cho bố mẹ biết mình đói, khóc để cho bố mẹ biết mình cần gì,…

Giao tiếp là điều kiện tồn tại của xã hội

Nếu không có giao tiếp, hãy tưởng tượng con người sẽ phát triển thế nào, xã hội sẽ ra sao. Xã hội là một cộng đồng có sự ràng buộc, liên kết với nhau. Ở đó, con người kết nối với nhau thông qua giao tiếp. Giao tiếp là cơ thể của sự tồn tại, phát triển của con người trong học tập, công việc và cuộc sống.

Giao tiếp là nhu cầu cơ bản của con người

Kỹ năng giao tiếp giúp mở rộng mối quan hệ

Tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp là gì? Đó là mở rộng mối quan hệ. Khi biết cách giao tiếp, giao lưu học hỏi, mỗi người sẽ tự mở rộng mối quan hệ cho mình. Điều này tạo cơ sở để phát triển sự nghiệp, duy trì cuộc sống. Không giao tiếp, bị cô lập là một trong những điều đáng sợ nhất.

Kỹ năng giao tiếp giúp phối hợp hành động

Một tổ chức, tập thể muốn tồn tại, hoạt động thống nhất rất cần giao tiếp. Nhờ giao tiếp, mỗi người hiểu được yêu cầu, mong muốn của người khác, mục đích chung của nhóm. Trên cơ sở đó, mọi người sẽ cùng phối hợp với nhau để hoạt động nhằm đạt mục đích chung.

Giao tiếp giúp hình thành, phát triển nhân cách

Thông qua giao tiếp, con người sẽ lĩnh hội được nền văn hóa, đạo đức, chuẩn mực xã hội. Các tiêu chuẩn đạo đức như tinh thần trách nhiệm, lòng vị tha, bao dung,… cũng được hình thành. Cũng qua giao tiếp, mỗi người sẽ tự nhận thức, đánh giá được bản thân trên cơ sở nhận thức, đánh giá người khác. Từ đó, mỗi người sẽ biết cách tự điều chỉnh để hoàn thiện bản thân mình.

Tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp – chìa khóa gắn kết quan hệ

Trong gia đình hay ra ngoài xã hội, mỗi cá nhân đều cần tự trang bị cho mình kỹ năng giao tiếp. Cha mẹ cần kỹ năng giao tiếp để thấu hiểu con cái, chia sẻ, đồng cảm với thế hệ trẻ. Con cái cần kỹ năng giao tiếp để truyền đạt mong muốn của mình với cha mẹ. Bạn bè, đồng nghiệp cần giao tiếp tốt để hiểu nhau, hỗ trợ nhau tốt hơn,…

Kỹ năng giao tiếp tốt là chìa khóa giúp bạn gắn kết các mối quan hệ

Kỹ năng giao tiếp tốt là cầu nối của thành công

Xã hội ngày càng tiên tiến, phát triển, sự cạnh tranh cũng ngày càng gay gắt. Chỉ giỏi chuyên môn, nhiệt huyết mới chỉ là điều kiện cần. Để có thể thăng tiến dễ dàng, gặt hái nhiều thành công, bạn cần nhiều thứ khác nữa. Và kỹ năng giao tiếp thật thông minh, khéo léo là một trong những điều kiện đủ. Không phải tự nhiên mà người ta nâng tầm giao tiếp lên thành nghệ thuật.

Ví dụ về tầm quan trọng của giao tiếp với nhân viên văn phòng:

Môi trường công sở thường khá phức tạp. Ở đây, bạn cần học các kỹ năng giao tiếp để tồn tại, để kết nối. Một nhân viên văn phòng biết cách giao tiếp sẽ có mối quan hệ tốt với đồng nghiệp. Làm việc nhóm là hoạt động thường thấy với nhân viên văn phòng. Do vậy, khi có kỹ năng giao tiếp tốt, bạn cũng sẽ kết hợp làm việc với mọi người tốt.

Hai người nhân viên có thể cùng kỹ năng chuyên môn tốt như nhau. Tuy nhiên, người nhân viên có kỹ năng giao tiếp tốt, được sếp trọng dụng, được mọi người yêu quý sẽ có cơ hội thăng tiến nhanh hơn.

Tầm quan trọng của Kỹ năng mềm đối với bạn trẻ khi làm việc

Trong tháng tư vừa qua chính phủ Úc vừa đưa ra bản báo cáo “kỹ năng của người Úc”. Báo cáo này trị giá khoảng 1,75 triệu đô Úc [tương đương với khoảng 26 tỷ VND] nhằm cải cách giáo dục và đào tạo kỹ năng nghề nghiệp. Bản báo cáo là sự đúc kết những tài liệu tham khảo về các kỹ năng, từ việc tại sao cần có những kỹ năng, phải rèn luyện như thế nào để có được các năng và lý do tại sao cá nhân và quốc gia sẽ có được những lợi ích to lớn nếu lực lượng lao động có kỹ năng và tay nghề cao.

Câu hỏi đặt ra là những sự hiểu biết và kỹ năng được nhắc đến là gì?

Các bạn sinh viên và du học sinh, những người sẽ là lực lượng lao động chính trong tương lai phải ý thưc được rằng họ sẽ làm việc trong một môi trường toàn cầu hóa và liên tục phát triển, đổi mới công nghệ. Lực lương lao động sẽ phụ thuộc rất nhiều vào nhu cầu của các hệ thống kinh tế và công nghệ mới. Những đổi mới sẽ đòi hỏi các bạn sinh viên kết hợp được những kiến thức đã học vàkỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, đưa ra quyết định… cộng với sự linh hoạt và khả năng thích ứng khi thay đổi công việc, môi trường hay trong các bối cảnh khác nhau. Những sự hiểu biết và kỹ năng này rất cần thiết được giới thiệu đến các sinh viên từ khi họ đang còn ngồi trong ghế nhà trường hơn là sau khi họ tốt nghiệp.

Do áp lực cạnh tranh toàn cầu ngày càng cao và tại Úc nói riêng, trong tương lai các ứng cử viên sẽ phải có khả năng tiếp thu và thích ứng nhanh với những quy trình công nghệ và kinh doanh mới để có thể được các nhà tuyển dụng lựa chọn. Một vài hiểu biết vàkỹ năng sống cơ bảnmà sinh viên cần nắm được sau khi tốt nghiệp đó là:

  • Sự linh hoạt
  • Sức bật
  • Khả năng thích nghi
  • Kỹ năng làm việc nhóm
  • Sự hiểu biết về công nghệ
  • Áp dụng các kỹ năng trong các bối cảnh khác nhau
  • Luôn trau dồi kiến thức
  • Khả năng nắm bắt những cơ hội mới
  • Sự hiểu biết nói chung

Sự hiểu biết ở đây là sự kết hợp của việc bạn trau dồi những kiến thức lý thuyết cùng với sự quan sát và những trải nghiệm cuộc sống. Nếu mục đích của các trường đại học là giúp sinh viên có kiến thức chuyên ngành thì sự hiểu biết ở đây có mục đích là giúp sinh viên phát triển tầm nhìn, giúp họ có những sự lựa chọn đúng đắn và các lợi thế trong khi tìm việc làm. Các trường đại học nên đưa ra những hoạt động xen kẽ với các chương trình học của mình nhằm giúp sinh viên tiếp cận với nhiều khía cạnh của những vấn đề thực tiễn, điều này sẽ giúp sinh viên phát triển sự hiểu biết. Bản thân sinh viên cũng cần luôn luôn tìm tòi trong thực tế và cuộc sống để có thêm những hiểu biết. Đây sẽ là yếu tố quan trong giúp bạn có được lời mời từ các nhà tuyển dụng tiềm năng.

Kỹ năng mềm quyết định 75% sự thành đạt

Trong xã hội hiện đại, Kỹ năng mềm ngày càng được đánh giá cao. Rất nhiều nhà tuyển dụng xem trọng những kỹ năng thiên về tính cách này và xem đây là một trong những yêu cầu tuyển dụng quan trọng. Tại các trường học, gần chục năm trở lại đây, kỹ năng mềm đã được đưa vào giảng dạy nhiều hơn trong các hoạt động ngoài giờ của học sinh trường Trung học Phổ thông. Hoạt động này càng mạnh hơn ở giảng đường Đại học. Điều đó cho thấy việc nhận thức tầm quan trọng của Kỹ năng mềm của ngành giáo dục nước ta.

Quả thực, trình độ học vấn và bằng cấp chỉ là điều kiện cần, nhưng chưa phải là điều kiện đủ để một con người có thể ra đời và sống tốt. Trong cuộc sống, các kỹ năng sống, sự nhạy bén trong xử lý công việc và nghệ thuật giao tiếp… của mỗi người đóng vai trò quan trọng, các yếu tố này được người ta gọi là “Kỹ năng mềm” hay còn gọi là “Soft skills” theo nghĩa tiếng Anh.

Kỹ năng mềm là tổng hợp các kỹ năng giúp con người tư duy và tương tác với con người phục vụ cho công việc nhưng không phải là kỹ năng chuyên môn/kỹ thuật. Kỹ năng “mềm” chủ yếu là những kỹ năng thuộc về tính cách con người, không mang tính chuyên môn, không thể sờ nắm, không phải là kỹ năng cá tính đặc biệt, chúng quyết định khả năng bạn có thể trở thành nhà lãnh đạo, thính giả, nhà thương thuyết hay người hòa giải xung đột.

Kỹ năng mềm khác với kỹ năng cứng để chỉ trình độ chuyên môn, kiến chuyên môn hay bằng cấp và chứng chỉ chuyên môn. Kỹ năng mềm bao gồm: Kỹ năng giao tiếp; Kỹ năng thuyết trình; Kỹ năng làm việc đồng đội; Kỹ năng quản lý thời gian; Kỹ năng lãnh đạo; Kỹ năng tư duy hiệu quả; Kỹ năng giải quyết vấn đề; Kỹ năng học và tự học; Kỹ năng đàm phán; Kỹ năng quản lý xung đột; Kỹ năng tổ chức họp…

Tầm quan trọng của Kỹ năng mềm:“Thực tế cho thấy người thành đạt chỉ có 25% là do những kiến thức chuyên môn, 75% còn lại được quyết định bởi những Kỹ năng mềm họ được trang bị”– Wikipedia. Muốn đạt được thành công trong cuộc sống và sự nghiệp, bạn phải hội tụ đủ Kỹ năng chuyên môn [Kỹ năng cứng] và Kỹ năng mềm. Nếu sở hữu được các Kỹ năng mềm chuyên nghiệp, bạn sẽ đóng góp lớn vào sự thành công của một doanh nghiệp. Vì lí do này, các nhà tuyển dụng rất coi trọng Kỹ năng mềm và xem đây là một trong những yêu cầu tuyển dụng quan trọng. Như vậy, cuộc sống hiện đại với môi trường làm việc ngày càng năng độc, nhiều sức ép và tính cạnh tranh thì Kỹ năng mềm là một yếu tố không thể thiếu đặc biệt với người trẻ.

Video liên quan

Chủ Đề