Vì sao fidel castro's chết người dân lại ăn mừng

Hôm thứ Hai, rất đông dân chúng Cuba sẽ có mặt ở Quảng trường Cách mạng ở La Habana để bắt đầu tuần lễ quốc tang cho cựu lãnh tụ cách mạng Fidel Castro, một vị lãnh tụ được rất nhiều người yêu mến và rất nhiều người căm ghét.

Ông Jose Luis Herrera, một người Cuba yêu mến lãnh tụ Castro, nói: “Có ai mà không tôn kính một người đã hết lòng vì chúng tôi. Ông là người đã dẫn dắt tôi và các con tôi. Ông là thánh nhân của tôi.”

Bà Berta Soler, thủ lãnh nhóm “Mệnh phụ Áo trắng” chống ông Castro nói: “Một người chết thì chúng tôi chẳng vui vẻ gì. Nhưng người độc tài chết thì chúng tôi rất rui.”

Ông Castro qua đời hôm thứ Sáu, thọ 90 tuổi. Sức khỏe của ông đã yếu từ lâu. Nguyên nhân vì sao ông mất không được công bố.

Photo Gallery:

Cờ rủ treo khắp đảo quốc này.

Bắt đầu từ thứ Tư, tro cốt của ông Castro sẽ được rước sang hướng đông, băng ngang qua Cuba, trong một nghi thức dài ba ngày, ngược theo lộ trình mà lãnh tụ cách mạng này khi còn trẻ và chiến sĩ cách mạng của ông đã đi qua trong hành trình từ dãy núi Sierra Maestra đến La Habana để giành chính quyền vào tháng Giêng năm 1959.

Sau đó, vào ngày 4/12, tro cốt sẽ được chôn cất tại nghĩa trang Santa Ifigenia, ở Santiago de Cuba.

Hôm Chủ nhật ở Miami, nhóm Mệnh phụ Áo trắng cùng các tổ chức bất đồng chính kiến đã kêu gọi biểu tình vào ngày thứ Tư, nhằm ủng hộ cho nền dân chủ ở Cuba.

Nhóm Quý bà Áo trắng được thành lập năm 2003 để ủng hộ các ông chồng bị chính quyền Cuba bỏ tù vì lên tiếng đối kháng chính trị ở quốc gia do độc đảng cai trị.

Tại thành phố Miami của bang Florida ở Mỹ nơi có một cộng đồng rất lớn của người Mỹ gốc Cuban được mệnh danh là “Little Havana,” dân chúng đã đổ ra đường phố ăn mừng việc Castro chết, kết thúc cuộc đời một nhà độc tài và chế độ gây nhiều tranh cãi của ông. Đông đúc dân chúng, từ già đến trẻ, diễu hành và nhảy múa, và lên tiếng kêu gọi chính phủ Cuba đi theo dân chủ cho tương lai của đất nước.

Các đoạn video quay cảnh dân chúng khua nồi niêu xoong chảo và hát vang những bài hát gửi niềm hy vọng cho Cuba bằng tiếng Tây Ban Nha.

Ông Castro, lớn lên gần Santiago de Cuba, phát động cuộc cách mạng thứ nhất vào năm 1953 nhưng bất thành. Sau đó ông lãnh đạo phong trào đấu tranh thứ hai lật đổ nhà độc tài Fulgencio Batista do Mỹ hậu thuẫn, và ông lên nắm quyền vào năm 1959.

Sau đó ông Castro thành lập nhà nước xã hội chủ nghĩa do một đảng lãnh đạo với chính sách đối đầu với Washington và liên minh với Liên Xô cũ.

Năm 2006, ông Castro trao quyền cho em trai Raul, mặc dầu ông vẫn lãnh đạo từ hậu trường cho đến những năm gần đây.

Theo Reuters, Chính phủ Cuba đã đề nghị người dân Cuba tham gia lễ tưởng niệm kéo dài 2 ngày, bắt đầu từ 9h sáng 28/11 [giờ địa phương]. Bình tro cốt của nhà lãnh tụ Fidel Castro sẽ được đặt tại đây trong dịp này. Trước đó, thi hài của lãnh tụ Fidel Castro đã được hỏa táng.

Người dân Cuba mang ảnh lãnh tụ Fidel Castro tuần hành tại Quảng trường Cách mạng để tưởng nhớ ông. Ảnh: AP
Các công nhân tại Cuba hiện đang bận rộn bắc loa và dựng dàn âm thanh tại Quảng trưởng Cách mạng Havana. Họ cũng đang treo một bức hình rất lớn của Chủ tịch Fidel Castro phía trước tòa nhà Thư viện Quốc gia.

“Có ai không đau buồn vì mất đi một người đã làm tất cả mọi điều tốt đẹp cho chúng tôi?”, ông Jose Luis Herrera- một trong 12 người đang treo bức hình nói trên chia sẻ: “Ông ấy là người dẫn dắt chúng tôi và con cháu chúng tôi. Ông ấy là vị thánh trong lòng chúng tôi”.

Trong khi đó, Chủ tịch Cuba Raul Castro cùng các lãnh đạo Đảng và nhà nước Cuba sẽ đặt vòng hoa tưởng niệm lãnh tụ Fidel Castro tại Tượng đài Anh hùng Dân tộc Cuba Jose Marti.

Buổi lễ tưởng niệm sẽ kết thúc vào đêm 29/11 sau khi lãnh đạo thế giới thể hiện lòng tôn kính đến nhà lãnh đạo Fidel Castro- người dành cả cuộc đời mình chiến đấu chống sự đàn áp của thực dân và đế quốc.

Sau đó, bình đựng tro cốt của lãnh tụ Fidel Castro sẽ được đám rước đưa về phía Đông trong một hành trình dài 1.200km đến Santiago de Cuba. Tại đây, nghi thức quốc tang kéo dài 9 ngày sẽ kết thúc và bình đựng tro cốt của lãnh tụ Fidel Castro sẽ được đặt tại đây vào ngày 4/12.

Đối với người dân Cuba và nhiều người dân trên thế giới, lãnh tụ Fidel Castro được coi là nhà chiến lược đại tài, người dám đứng lên chống lại ách đô hộ của Mỹ tại Mỹ Latin và đem lại quyền được chăm sóc y tế và giáo dục cho người nghèo tại Cuba. Ông cũng là người truyền cảm hứng cho phong trào dân tộc tại rất nhiều quốc gia trên thế giới.

“Tôi rất ấn tượng trước tình cảm mà người dân Cuba dành cho ông ấy”, bà Martha Pons- một du khách người Mexico đến Cuba chia sẻ.

Sau khi lãnh tụ Fidel Castro qua đời, toàn bộ các sự kiện vui chơi, giải trí tại thủ đô Havana và trên toàn Cuba tạm thời bị hoãn lại. Chính phủ Cuba cũng tạm cấm việc mua bán rượu và tạm dừng Giải bóng chày chuyên nghiệp của nước này./.

Trần Khánh/VOV.VN 

Fidel Castro luôn lạc quan, hài hước

Tháng 8-1990 tôi nhận nhiệm vụ làm đại sứ Trung Quốc tại Cuba cho tới tháng 8-1993 thì mãn nhiệm. Trước khi rời Cuba vài hôm, ngày 22-8, hai anh em đồng chí Fidel Castro và Raul Castro mời cơm thân mật tiễn hai vợ chồng tôi. Đây là một ngày suốt đời tôi không thể quên. Bữa cơm kéo dài 7 giờ rưỡi đồng hồ, trở thành buổi chiêu đãi lâu nhất trong đời tôi

Trong bữa ăn ấy, Chủ tịch Castro có nói những lời để lại cho tôi ấn tượng sâu sắc: “Hiện nay Cuba vẫn còn đang ở vào thời kỳ khó khăn, tình hình rất gay go. Nhưng khó khăn và sức ép không đánh đổ nổi chúng tôi. Giờ đây càng ngày càng có nhiều người châu Mỹ La tinh khâm phục tinh thần dũng cảm của Cuba. Lòng dũng cảm của chúng tôi không phải là loại dũng cảm tự sát mà là lòng dũng cảm giành thắng lợi. Chúng tôi quyết tâm đấu tranh vì lý tưởng của mình cho tới người cuối cùng, tới giọt máu cuối cùng!”. Mười ba năm đã trôi qua kể từ ngày đó. Ngày 31-7-2006, Castro trên giường bệnh tự tay viết “Thông cáo gửi nhân dân Cuba”. Trong thông cáo này, Castro kể lại tình hình sức khỏe của mình mới đây không được tốt vì suốt mấy ngày đêm vừa rồi liên tục bận công việc nhà nước, do đó buộc ông tạm thời không thể không xa rời chức trách và cương vị của mình. Tiếp đó, ông trang nghiêm tuyên bố: “Đảng của chúng ta và nhân dân của chúng ta nhất định sẽ đấu tranh đến giọt máu cuối cùng để bảo vệ sự nghiệp của chúng ta!”. Cuối cùng ông viết: “Tổ quốc muôn năm!”, “Cách mạng muôn năm!”, “Chủ nghĩa xã hội muôn năm!”. Trong cả hai lần “tâm tình” nói trên, năm 1993 và năm 2006, lời nói và ý tưởng của Castro đều trước sau như một, đầy khí phách, hiên ngang của một chiến sĩ cách mạng lừng danh. Đây quyết không phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên, mà là sự thể hiện tập trung nhân sinh quan, giá trị quan và quan niệm sống chết của Fidel Castro. Ngày 13-8-2006, Castro tròn 80 tuổi. Nửa thế kỷ qua, ông đã lãnh đạo nhân dân Cuba thay đổi căn bản số phận đất nước mình, làm nên “kỳ tích Cuba” được cả thế giới công nhận trên các mặt xây dựng kinh tế và xã hội, nhất là trên các lĩnh vực giáo dục toàn dân, y tế sức khỏe, khoa học sinh vật, thể dục và văn hóa. Những lá thư ngỏ Tuổi tác tăng lên, sức khỏe giảm dần; trong mấy năm gần đây, do các nguyên nhân chủ quan và khách quan, sức khỏe của Chủ tịch Fidel Castro đã có mấy lần trục trặc. Lần thứ nhất là ngày 23-6-2000, Castro đứng diễn thuyết trên diễn đàn không mái che trước 60.000 quần chúng dưới trời nắng chang chang, lên án Mỹ lấy cớ tội làm gián điệp mà bắt giữ mấy người Cuba. Sau hơn ba giờ nói chuyện, ông bỗng ngất đi, gục người xuống diễn đàn. Các nhân viên giúp việc bèn vực ông xuống. Sự việc bất ngờ ấy khiến quần chúng hết sức ngạc nhiên. Nhưng chỉ 10 phút sau, Castro trở lại diễn đàn nói đề nghị mọi người chớ nên lo lắng, ông chẳng qua có chút mệt mỏi, chỉ cần ngủ vài giờ là sẽ khỏe thôi. Ngay tối hôm ấy, Castro xuất hiện trên truyền hình, hoàn thành nốt bài diễn thuyết của mình. Lần thứ hai là ngày 21-12-2002, trong Hội nghị toàn thể Đại biểu chính quyền nhân dân toàn quốc Cuba lần thứ X tại Havana, người ta không thấy Fidel Castro đến dự. Đây là lần đầu tiên ông vắng mặt ở hội nghị này trong suốt 25 năm nay. Ngày 25, báo chí đăng “Thư ngỏ” của Castro gửi toàn thể nhân dân Cuba, trong đó ông giải thích tường tận là ông bị muỗi đốt sau đó gãi chỗ ngứa nên bị viêm nhiễm, chân trái sưng tấy, xuất hiện triệu chứng sốt và đau, vì thế đành phải bỏ mấy hoạt động quan trọng kể cả lễ khai mạc hội nghị nói trên. Cuối thư ông viết : “Đồng bào thân mến ! Tôi cảm thấy mình rất khỏe, luôn lạc quan với tiền đồ cuộc cách mạng”. Lần thứ ba là ngày 20-10-2004, Castro đến Santa Crala dự Ngày Văn hóa Cuba. Mười giờ tối hôm ấy, ông kết thúc bài diễn văn, bước xuống cầu thang nhỏ làm bằng gỗ, vừa đi vừa trò chuyện với các bạn đồng sự, lại vẫy tay chào quần chúng. Khi đi tới chỗ cách diễn đàn chừng 10 m, do không để ý một rãnh nhỏ trên nền sân bê tông, chân trái ông tụt vào rãnh, người ngã xuống. Castro từ chối dùng cáng mà chỉ ngồi trên một chiếc ghế và cầm micrô nói lời xin lỗi mọi người, bảo là đầu gối chân trái bị thương, tay phải cũng có hiện tượng gãy xương, nhưng ông vẫn rất mạnh khỏe, cho dù phải bó bột cánh tay đi nữa thì vẫn làm việc được. Trước khi ra về, ông còn căn dặn mọi người không nên vì việc ông bị ngã mà ngừng các hoạt động văn nghệ, ông không muốn trông thấy cảnh đáng buồn ấy. Trong “Thư ngỏ” gửi nhân dân Cuba viết ngày 22, ông tuyên bố mình đã được phẫu thuật trong tình trạng không gây mê toàn thân, cuộc phẫu thuật kéo dài hơn 3 giờ, bây giờ ông có cảm giác tốt. Ông ca ngợi các thầy thuốc Cuba làm liền lại từng mẩu xương bị gãy của ông, khéo léo chẳng khác gì các nghệ nhân có bàn tay vàng hoặc các thợ may bậc thầy. Castro còn viết: “Từ hôm bị ngã đến nay, tôi chưa hề ngừng thực thi các sứ mạng quan trọng nhất của tôi”. Fidel Castro lãnh đạo Cuba trải qua suốt 10 đời tổng thống Mỹ, trong đó có người đã quá cố. Tổng thống đương nhiệm George W. Bush đang tích cực chuẩn bị cho “thời đại hậu Castro”. Tháng 11-2005, CIA tuyên bố Castro mắc chứng Parkinson. Sau đó, khi tiếp nhà báo của tờ Thế giới ngoại giao Pháp, Castro nói: “Tôi rất vinh dự được họ nghĩ đến tôi. Có lẽ điều ấy chứng tỏ một việc lâu nay họ muốn làm mà chưa làm được, đó là muốn ám sát tôi. Nếu là một người thích hư danh thì tôi sẽ cảm thấy tự hào vì chuyện những người đáng cười ấy lâu nay đang chờ tôi chết. Gần đây họ lại bịa ra việc tôi mắc chứng Parkinson nữa cơ”... “Thế thì được đấy, thứ bệnh tôi mắc ấy không có gì nguy hiểm cả. Giáo hoàng Paul II mắc chứng Parkinson bao lâu nay mà ngài vẫn chu du thế giới mấy vòng rồi có sao đâu!”. Fidel và Cuba

Ngày 21-7-2006, khi nói về tin đồn Castro đã chết, ông cười bảo phóng viên đài truyền hình quốc gia Venezuela: “Cứ theo tin đăng trên các báo thì tôi đã chết nhiều lần rồi, thậm chí còn nhiều hơn cả số lần tôi bị ám sát”. Ông pha trò và tự tin nói: “Hầu như ngày nào tôi cũng chết một lần rồi”. “Nhưng tôi cảm thấy thật nực cười, chuyện ấy làm cho tôi trở nên mạnh khỏe hơn”. “Tôi đã sống lại nhiều lần”. Năm 1992, một nhà báo Uganda hỏi Castro “Cuba không có ông sẽ ra sao?”, Castro thản nhiên đáp: “Đất nước Cuba đã tồn tại trước tôi mấy ngàn năm. Sau tôi, lịch sử Cuba sẽ vẫn tiếp tục. Tôi chẳng qua chỉ là một tiếng thở dài trong tiến trình lịch sử mà thôi”. Năm 2003, đạo diễn điện ảnh Mỹ Oliver Stone đến Cuba làm một bộ phim tài liệu lấy tên là Đi tìm Castro. Khi trả lời phỏng vấn của nhà đạo diễn, Castro nói : “Tôi đã chuẩn bị xong 100% việc rời khỏi thế gian này. Cho dù còn có những việc chưa hoàn thành, song tôi cũng không thấy đáng tiếc. Có thể khẳng định, nếu ngày mai tôi chết, ảnh hưởng của tôi có thể sẽ chỉ tăng chứ không giảm”. Tháng 3-2003, Castro tái đắc cử Chủ tịch Ủy ban Nhà nước Cuba. Sau đó, một nhà báo Pháp hỏi ông “Đã nghĩ đến việc bao giờ thì nghỉ hưu chưa”, Castro đáp: “Bây giờ tôi đã hiểu ra rằng, từ lúc xuất hiện trên thế giới này cho tới phút cuối cùng của cuộc đời, tôi đều không thể được nghỉ ngơi, đây là số phận của tôi. Tôi bảo đảm với các đồng sự là nếu họ muốn, nếu tôi biết mình còn hữu dụng thì tôi sẽ luôn luôn ở bên cạnh họ trong trường hợp cần thiết. Không ít hơn một phút, cũng không nhiều hơn một phút”. Tháng 1-2004, đại biểu của 32 nước đến Havana họp hội nghị chống kế hoạch lập khu vực tự do buôn bán châu Mỹ do Mỹ đề xuất. Trong bài diễn văn của mình, khi đề cập tới việc CIA và bọn Cuba lưu vong tiến hành hoạt động ám sát ông, Castro nói: “Tôi chẳng quan tâm đến chuyện mình sẽ chết bằng cách nào. Song, có thể khẳng định một điều, đó là nếu Cuba bị xâm lược thì tôi sẽ chiến đấu đến giọt máu cuối cùng”. Ngày 26-7-2006, khi dự một hoạt động kỷ niệm tại Bayamo, Castro pha trò với các nhà báo: “Chẳng rõ nước ta hiện có bao nhiêu công dân sống tới 100 tuổi. Nhưng tôi muốn bảo cho nước hàng xóm nhỏ ở phía Bắc Cuba rằng: Chớ lo lắng, tôi chẳng định cầm quyền cho tới cái tuổi ấy đâu”. Song ông lại nói thêm: “Trong những năm còn lại của đời mình, tôi sẽ tiếp tục chiến đấu, làm những việc hữu ích, bắt các “linh kiện” trong người tôi làm việc đến giây phút cuối cùng”. Ngày 13-8-2006, trong dịp mừng thọ mình 80 tuổi, Castro nói: “Tôi mong sao tất cả mọi người đều lạc quan và luôn luôn sẵn sàng đón nhận mọi tin tức xấu”.

638 lần bị ám sát

Tháng 1-1959, chính quyền cách mạng Cuba ra đời; nhà cầm quyền nước Mỹ tức điên lên. Trong tình hình bất khả kháng, chính quyền Mỹ chỉ còn trông mong vào cơ quan tình báo CIA “thần thông quảng đại”, hạ lệnh cho CIA tìm cách tiêu diệt thể xác Castro. Theo chính quyền Cuba cho biết, mấy chục năm qua, CIA đã huấn luyện và giúp bọn khủng bố âm mưu ám sát Fidel Castro nhiều tới 638 lần. Chúng đã sử dụng nhiều thủ đoạn như bí mật cho chất độc vào lọ thuốc nhỏ mắt của Castro, thuê bọn xã hội đen giết ông, biếu Castro bộ quần áo lặn có chứa vi khuẩn độc, dùng mỹ nhân kế, biếu xì gà và kem dưỡng râu chứa chất cực độc, cho người bám theo Castro khi ông ra nước ngoài công cán để chờ dịp hạ thủ.

Nhờ Castro cảnh giác cao và có sự phối hợp chặt chẽ của chính phủ, cảnh sát quân đội và cơ quan tình báo Cuba mà các vụ ám hại Castro đều thất bại. Khi các nhà báo hỏi ông về chuyện này, Castro cười nhạo CIA: “Tôi vẫn còn sống đây, nhưng đó không phải là lỗi tại tôi mà lỗi tại CIA”. Ông dí dỏm và tự hào nói: “Trong các nhà lãnh đạo các nước, tôi là người bị đe dọa ám sát nhiều nhất, có lẽ là vô địch đấy!”.

Thanh Giang [Lược dịch từ Haiwai wenzhai số 11-2006]

Video liên quan

Chủ Đề