Vì sao hoa mua ngoài chợ lại nhìu hoa

Bởi Hảo Tâm Trịnh

Giới thiệu về cuốn sách này

Page 2

Cầu Trường Tiền có 6 nhịp bằng sắt sơn màu bạc được chống đỡ bằng những trụ cầu xi-măng. Cầu được xây vào đầu thế kỷ 20 gần Sở Đúc Tiền Cắc [coin] của triều đình nhà Nguyễn nên có tên là cầu Trường Tiền. Cầu được vua Thành Thái khánh thành năm 1907 và cùng năm đó vua Thành Thái bị Pháp ép buộc phải thoái vị và đưa đi an trí ở Bạch Dinh Vũng Tàu. Pháp cho rằng nhà vua mắc bệnh tâm thần, nhưng thật ra vì làm vua mà không có thực quyền nên vua Thành Thái có nhiều cử chỉ chống đối lại khâm sứ Pháp. Trận chiến Mậu Thân [1968] cầu đã bị máy bay đánh sập một nhịp giữa nên thời đó mới có nhạc phẩm “Chuyện Một Chiếc Cầu Đã Gãy”. Vài tháng sau cầu đã được khẩn cấp sửa lại để lưu thông được tái lập nhưng vẫn chưa làm lại hai nhịp cầu hình vòng cung đã bị sập. Bây giờ cầu đã trở lại hình dáng nguyên thủy với 6 nhịp cong. Cầu mới Phú Xuân không rõ được xây năm nào, chắc chắn và rộng hơn nhưng không đẹp bằng cầu Trường Tiền vì không có những nhịp hình vòng cung:

Cầu cong như chiếc lược ngà, ,
Sông dài mái tóc cung nga buông hờ.
Đôi bờ như cánh tay vua
Cung nga úp mặt làm thơ thất tình.

[Vài Nét Huế, Nguyễn Bính 1941] Sông Hương ngày xưa có tên là Lô Dung là con sông lớn nhất của tỉnh Thừa Thiên, tương truyền về phiá thượng nguồn dòng sông có loài hoa thạch thảo tỏa hương thơm nên mới có tên này. Với chiều dài trên 50 cây số, sông Hương gắn liền với nhiều địa danh nổi tiếng của đất Thần Kinh Sông Hương do hợp lưu của hai nhánh bắt nguồn trên dãy Trường Sơn ở về phía Nam của thành phố Huế. Nhánh thứ nhất có tên là Tả Trạch phát xuất từ Khe Ra

núi Trường Đông, quanh co lao xuống 55 thác ghềnh. Nhánh thứ hai có tên là Hữu Trạch, phát xuất từ núi Chấn Sơn đổ xuống 14 thác ghềnh và hợp với Tả Trạch ở Ngã Ba Bãng Lãng [Chợ Tuần] gần Lăng Minh Mạng để trở thành sông Hương. Từ Bãng Lãng

Page 3

đến đồi Vọng Cảnh sông chảy xuôi về hướng Tây Bắc, qua khỏi núi Ngọc Trản chuyển hẳn sang hướng Tây, vòng qua bãi Lương Quán sông trở mình qua hướng Đông, qua miếu Văn Thánh, chùa Thiên Mụ rồi bao quanh cồn Giả Viên để tiến vào kinh thành Huế. Ngang qua thành phố Huế thì sông Hương rộng khoảng 370 mét. Qua chợ Đông Ba sông chia làm hai nhánh bọc lấy Cồn Hến rồi từ đó đổ lên hướng Bắc. Tại Huế, sông Hương có hai phụ lưu từ hướng Nam đổ nước vào sông Hương. Đó là con sông Lợi Nông hay sông An Cựu “nắng đục mưa trong” được đào năm 1814 và sông Thọ Lộc chạy qua thôn Vỹ Dạ. Hàng năm cứ khoãng tháng 5 lúc đó Huế ít mưa nhất, thủy triều từ cửa Thuận An dâng ngược lên đến Cầu Giả Viên nên nước sông Hương có vị lơ lớ mặn. Năm 1837 vua Minh Mạng mới cho xây Đập Đá để nước mặn không chảy vào sông Thọ Lộc làm nhiễm mặn các cánh đồng phì nhiêu của huyện Hương Phú.

Mùa Hè nước sông Hương trong xanh có thể nhìn thấy những đám rong rêu dưới đáy. Dân Huế có câu: “Tháng Bảy nước nhảy lên bờ” để nói lên nạn lụt hàng năm vào những tháng mưa làm ngập cả kinh thành về vùng dưới hạ lưu, gây hư hỏng đường sá, nhà cửa và thiệt hại mùa màng. Năm qua Huế bị hai trận lụt cách nhau một tháng, thiệt hại nhân mạng lên đến vài trăm người vì bị nước cuốn đi. Năm 1804 Chúa Nguyễn Ánh dời đô về phía Nam và chọn vùng Phú Xuân để xây kinh thành Huế vì thấy đất đai tại đây màu mỡ, cây trái xanh tươi. Nhưng thời ấy chúa Nguyễn Ánh đâu có biết rằng đây là vùng đất thấp, rất dễ ngập lụt nếu mưa lớn liên tiếp nhiều ngày. Năm nào bị ngập lụt là năm sau đất đai lại thêm màu mỡ!

Qua kinh thành Huế, sông Hương chạy về hướng Bắc thêm 15 cây số nữa rồi đổ ra cửa Thuận An. Cửa Thuận An ít sóng vì được chân bên ngoài bằng những dãy cồn cát. Tàu thuyền từ biển trước khi vào cửa Thuận An phải qua dãy cồn cát này và vào một vùng đầm rất cạn. Những tàu lớn phải đi đúng tuyến luồng [channel] do dòng nước sông Hương đổ ra tạo nên một đường sâu hơn những nơi khác. Nếu không có bản đồ thủy đạo để định hướng tuyến luồng hoặc bị sóng đưa đẩy rất dễ mắc cạn. Nhắc đến cửa Thuận An tôi nhớ lại năm 1971 tàu đo đạc độ sâu có tên Tiên Sa của Nha Thủy Vận là sở tôi làm đã bị mắc cạn tại cửa Thuận An trong lúc đi đo đạc để lập đồ án nạo vét tuyến đường vào cửa Thuận An, không cách gì kéo ra được. Người ta cho rằng: ngừng rơi, không khí rất mát mẻ, trong lành và sảng khoái. Con thuyền rẽ nước trên mặt sông lăn tăn gợn sóng. Nhà cửa hai bên bờ nho nhỏ với những mảnh vườn riêng, cây lá xanh tươi. Có một vài biệt thự mới xây theo kiểu Tây Âu, tường trắng, ngói đỏ nằm gần bờ sông nhưng không thấy xây cầu tàu xuống sông. Có lẽ việc đi chơi thuyền người dân ở đây chưa nghĩ đến hay nhà nước không cho xây? Thuyền chạy độ nửa giờ thấp thoáng đàng xa bên tay mặt tháp chuông chùa Thiên Mụ đã ẩn hiện sau những hàng cây phượng vĩ. Tháp xây trên một voi đất cao nhô ra vì nơi đây con sông Hương uốn khúc gần 90 độ để đi về hướng Nam là phía thượng lưu của sông Hương. Từ bến thuyền đã đậu sẵn một vài con đò là những bậc thang bằng đá tảng đưa khách lên cổng sân chùa với 4 cột vuông tiêu biểu cho cổng tam quan sau khi băng qua một con lộ nhỏ tráng nhựa. Mấy chục bậc thang này vẫn còn nguyên vẹn sau trận lụt vừa qua nhưng hai bên là đất nên bị trôi lỡ nhưng nay đã được xây bằng đá và xi măng để bảo vệ bờ sông. Có lẽ vài cây phượng vĩ nằm gần bờ đã bị nước cuốn trôi. Từ dưới thuyền nhìn lên tháp Thiên Mụ là một bức tranh đẹp bao gồm trời, mây, sông nước, cây cối, chùa chiền. Tháp Thiên Mụ là biểu tượng cho Huế và cả miền Trung cũng như chùa Một Cột tượng trưng cho Hà Nội và lăng Tả Quân Lê Văn Duyệt hoặc chợ Bến Thành hay nhà thờ Đức Bà biểu tượng cho Sài gòn, thủ đô miền Nam ngày trước.

Page 4

và đứng tràn ra cả ngoài sân điện. Tiếng chuông trống chập choạng theo tiếng xướng đọc một bài văn tế gì đó với ngôn ngữ thời xưa dùng nhiều Hán ngữ cộng thêm giọng ngân nga miền Huế nên tôi không hiểu bài xướng nói lên điều gì? Điện Hòn Chén là một nơi nổi tiếng về Lên Đồng, Đồng là tên gọi người chuyên hành nghề “nối nhịp tri âm” làm trung gian giữa âm dương cách trở, để thông ngôn giữa người sống và người chết. Người ta tin rằng hồn chết sẽ nhập vào xác của người Ngồi Đồng nên những gì ông hay bà Đồng nói là phản ánh ý của người đã chết. Đồng chẳng những biết hết chuyện quá khứ mà còn đoán được cả tương lai. Những người “cạo da đầu để cầu gia đạo” cũng nhờ Đồng và những người “chê số đời mà chơi số đề” cũng nhờ Đồng phán cho những con số

Phía sau điện là vách núi dựng đứng với nhiều cây cổ thụ mọc trên đó. Tôi lần bước qua am nhỏ bên cạnh, bàn thờ nhang khói nghi ngút nhưng không có ai khấn vái. Từ sân này nhìn xuống dòng sông Hương qua những thân cây cổ thụ, những con thuyền nho nhỏ bềnh bồng như chiếc lá tre.

Thuyền đưa chúng tôi trở lại gần Chùa Thiên Mụ, nơi đây xe buýt đã đậu sẵn để về Huế ăn bữa trưa nơi căn nhà gạch có những chậu mai vàng trước sân. Hướng dẫn viên Mai Hà hát tặng một bài từ giã chúng tôi:

Thuyền về Đại Lược
Duyên ngược Kim Long
Tới nơi đây chỗ rẽ của lòng

Gặp nhau còn biết trên sông bến nào? Và chúng tôi hứa hẹn năm sau sẽ trở lại:

Đường xứ Huế quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ
Yêu nhau anh cứ anh
Kệ Truông nhà Hồ, mặc phá Tam Giang.

[Chơi Huế, Tản Đà]

Page 5

nhiều đoạn đường. Nhiều nơi người ta phá núi bên cao lấy đá và lấp lại bên thấp. Có những nơi quá sâu không có gì lấp được thì ngành kiều lộ bắt cầu sắt nối hai bên bờ. Lúc còn ở Mỹ sau trận lụt nhìn bức ảnh nhịp cầu bắt qua do phóng viên trẻ Tina Trần của hãng tin AP chụp. Tôi nghĩ rằng nếu có tới đây chắc phải xuống xe đi bộ qua cầu cho chắc ăn. Nhưng hôm tới đây không thấy ai xuống xe hết mà các tài xế cũng không nao núng sợ sệt chút nào. Họ nối đuôi nhau hăm hở qua cầu mà không sợ cầu sập vì sức nặng của nhiều xe qua cùng một lúc. Cũng không thấy một nhân viên nào kiểm soát việc lưu thông tại đây. Khi ngồi trên xe qua cầu tôi quan sát thấy cầu làm bằng những thanh sắt Eiffel to và chắc chắn, bên dưới có những trụ sắt chống đỡ từ hố sâu đưa lên.

Công việc sửa đường đèo vẫn còn tiếp tục làm. Nhân công che những lều tôn dọc theo bên đường để ăn ngủ qua đêm. Nơi đây không thấy có nhà cửa quán xá gì cả, có chăng là phía dưới chân đèo mới vừa đi qua. Dưới chân đèo phía Bắc, thấy rất nhiều vòi nước phun thẳng lên trời, không biết để làm gì? Anh chàng Hinh cho biết rằng du khách Nhật Bản qua ngang đây thấy vậy cũng lấy làm thắc mắc hỏi sao dân tại đây phung phí nước như vậy? Thật ra đó là nước lấy từ suối trên núi. Đầu kia của ống nước cao su đặt nơi một con suối ở trên cao. Theo nguyên tắc bình thông nhau, nước chảy từ chỗ cao xuống chỗ thấp, dưới này nước có áp suất cao hơn phía trên nên phun thẳng lên trời. Những ống nước đó cũng có chủ, những xe đò nào muốn đổ nước vào thùng nước đặt trên mui xe để làm nguội máy, sẽ có người đứng gần đâu đó làm cho và thâu tiền.

Qua vài ba chục khúc quanh và hai cây cầu, xe chúng tôi đã tới đỉnh đèo. Nơi đây có cao độ là 496 mét trên mực nước biển phía dưới. Tại đây có bãi đậu xe rất rộng, vài hàng quán và một nhà bưu điện có lầu. Đồn lính thú từ thời nhà Nguyễn và sau này Pháp cất thêm vẫn còn đó, bỏ hoang đen đúa rêu phong với những lô-cốt có những lỗ châu mai. Xe dừng lại trên đỉnh đèo và chúng tôi lục tục xuống xe đi bộ xả hơi. Trước đây đọc báo, phóng sự mô tả dân buôn bán, nơi đây rất dữ dằn nếu mình không để cho họ

Page 6

Tôi xem qua bài thơ và nói với anh rằng tôi gởi đăng bài thơ anh lên báo ở hải ngoại. Anh ta nói: “Rất hân hạnh!” Xe chúng tôi xuống đèo, từ 500 thước cao xuống tới đồng bằng trong đoạn đường gần 10 cây số. Từ trên cao có thể nhìn thấy con đường ngoằn ngèo như rắn lượn phía dưới với những xe cộ đang bò chầm chậm. Dọc con đường là những cột điện cao thế bằng sắt, có lẽ đưa điện từ nhà máy thủy điện Hòa Bình ở ngoài Bắc vào Nam. Dọc phía Nam đèo Hải Vân tương đối thoai thoải và rừng cây thấp hơn. Ít cây cổ thụ mà thay vào đó nhiều lau sậy và ít đi những thác nước đổ xuống đường, có lẽ vì mưa ít hơn. Mưa đã thôi rơi và chúng tôi có thể nhìn thấy ánh mặt trời ở hướng Tây sau cụm mây xám. Đèo Hải Vân đã chia khí hậu hai miền hoàn toàn khác biệt: phía Bắc đèo, Thừa Thiên trong cơn mưa buồn bã nhưng bên này đèo, Đà Nẵng nắng ấm chan hoà. Đèo Hải Vân cũng chia giọng nói hai miền: Thừa Thiên nói giọng Huế trầm ấm nhẹ nhàng trong khi Đà Nẵng đi vào trong giọng nói cứng hơn và gần giống giọng miền Nam.

Đèo Hải Vân đã có từ thời nhà Lê và vua Lê Thánh Tôn, khi xa giá ngang qua đây thấy cảnh nước non hùng vĩ đã phong tặng là “Thiên Hạ Đệ Nhất Hùng Quan”. Đến đời nhà Nguyễn, vua Minh Mạng cho đúc 9 đỉnh đồng để trước Hiền-Lâm-Các trong đại nội Huế, để ghi khắc hình ảnh giang sơn gấm vóc và thống nhất từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mau. Trên một đỉnh có đúc hình cảnh Đèo Hải Vân mà ngày nay chúng ta vẫn còn nhìn thấy. Vào thuở ấy đường đèo chỉ là một con đường đất, hai bên hãy còn hoang vu nhiều chim muốn cầm thú:

Chiều chiều gió thổi Ái Vân

Chim kêu ghềnh đá, ngẫm thân em buồn!

Chiều hôm dắt mẹ qua đèo

Chim kêu bên nớ, vượn trèo bên ni! Chúng tôi vẫn tiếp tục đổ đèo, xe không cần đạp ga nữa mà lại đạp thắng mặc dù tài xế đã trả về số hai để kềm xe lại.

Page 7

đen có treo những câu đối chữ Tàu, phía trên trần treo lủng lẳng những lồng đèn tròn. Bàn ghế cũng bằng gỗ đen được trãi khái bàn màu đỏ. Chén dĩa bằng sứ màu xanh lá mạ pha xám, đũa gõ mun đen. Các cô tiếp viên cũng mặc y phục Tàu. Lúc nào cũng đứng hầu phía sau để xem thực khách có cần điều chi hay không Các món ăn Tàu cũng thịt heo, cá, tôm, đậu hủ nhưng cách nấu nướng rất lạ miệng và cách bày trí món ăn khá lạ khiến tôi khôn biết là món gì. Đây là một nhà hàng rất đặc biệt gây cho tôi ấn tượng đẹp với Đà Nẵng. Nhưng tiếc một một điều là đêm đó có lẽ vì ngà ngà chai bia Đà Nẵng mà tôi quên mất việc lấy danh thiếp thương mại của tiệm ăn đó. Nhưng nếu các bạn có đến Đà Nẵng cứ nói khu hớt tóc và tiệm ăn Tàu gần đó là các bác tài taxi, xích lô biết ngay. Có đi xích lô ở Đà Nẵng và Huế, các du khách nên trả giá trước để tránh đi xong họ nói giá tên trời dưới đất có khi cả chục đô-la. Qua các tài liệu, tạp chí du lịch tôi đọc được, du khách ngoại quốc rất thích viếng thăm Đà Nẵng nhất là những cựu chiến binh Mỹ, từng một thời đóng quân tại Đà Nẵng. Nhưng họ rất thai phiền về tệ nạn làm tiền từ xe cộ, ăn uống cho tới khách sạn tạ Đà Nẵng. Thay vì trú ngụ ở Đà Nẵng để viếng Hội An thì bây già

ở họ thích trú ngụ ở Hội An mà viếng thăm Đà Nẵng.

LỊCH SỬ VÀ TIỀM NĂNG KINH TẾ

Ngược dòng thời gian, đất Đà Nẵng cũng như Thừa Thiên ngày xưa thuộc Chiêm Thành [Chàm] nằm trong Ô Lý mà vua

Ô Chế Mân dâng lên vua Trần Anh Tồn năm 1306 làm sính lễ để cưới em gái vua là Công Chúa Huyền Trân. Theo Cụ Hương Giang Thái Văn Kiểm, Đà Nẵng ngày xưa mang tên là Thạc Gián nhưng có người đọc nhầm là Tu Gián vì hai chữ Thạc và Tu trong chữ Hán viết gần giống nhau. Người Pháp viết qua tiếng Pháp thành Tourane, đó là tên của thành phố Đà Nẵng thời Pháp thuộc. CÒI địa danh Đà Nẵng bắt đầu chữ Đà, một thổ âm có nghĩa là sông suối.

Vịnh Đà Nẵng với địa lý thiên nhiên là một eo biển nằm khuất giữa dãy núi Hải Vân và Sơn Trà nên rất lặng sóng, là nơi

Page 8

chiêu đãi cả đoàn, đến khi đưa ra phi trường Đà Nẵng để về Sài Gòn thì thiếu máy bay, đoàn trưởng dẫn đa số đoàn viên về trước, tôi là đoàn phó cùng mười mấy người cuối danh sách ở lại ngụ tạm trong toà thị chính để chờ hôm sau máy bay ra đón. Tình hình chiến cuộc lúc đó rất căng thẳng, Đà Nẵng ban đêm rất vắng vẻ mang không khí chiến tranh chết chóc. Ông thị trưởng và vợ con chắc ngủ đầu bên ngoài, toà thị chính ban đêm vắng lặng chỉ có mười mấy công chức chúng tôi ngồi uống trà, trước mặt toà thị chính hai chiếc thiết-giáp M 113 chĩa mũi đại-bác về phiá bên kia sông Hàn càng làm cho chúng tôi thêm thắt thỏm.

Tôi trở về Sài Gòn rồi tháng 5-1974 lại lên đường qua Nhật tu nghiệp về ngành thủy đạo. Số tôi cứ đi hoài không phải vì tôi hay, tôi giỏi mà chắc là vì các xếp của tôi không muốn... thấy mặt tôi

nhà! Tháng 11-1974 trong lúc chiến sự ở quê nhà gia tăng, vài người bên Nhật bảo tôi xin gia hạn học thêm khoá kế tiếp. Những người này họ ở lại bên Nhật, sau 75 xin qua Mỹ tỵ nạn và 5 năm sau bảo lãnh vợ con qua. Tôi nhớ gia đình vợ con, “nhớ Sài Gòn mưa nhiều rồi lại nắng, nhớ món ăn quen, nhớ... đôi bàn chân” lên máy bay trở về để sau khi Sài Gòn thay tên, đổi chủ phải đóng ghe lặn lội vượt biên! Lý lịch công chức của tôi có nhiều điểm lạ, khoá nào cũng có mặt, tu nghiệp nước ngoài cũng đi, sau 75 tôi bị phòng nhân sự sở cũ trong chế độ mới kêu lên kêu xuống nhiều lần để giải thích về những chuyện đó. “Cây muốn lặng mà gió chẳng dừng” tôi bị dòng đời đưa đẩy chớ nào có muốn gì đâu! Hôm nay trở lại đây, cảnh cũ khiến tôi nhớ lại chuyện năm nào, giày dép còn có số huống chi con người, tuổi tôi theo tử vi tây phương là tuổi Bát Giải tượng trưng bằng con cua dã tràng nổi trôi lăn hụp theo dòng đời:

tràng se cát biển đông

Nhọc nhằn chẳng nên công cán ? Vẫn như ngày xưa, trước toà thị chính là cầu tàu xây thẳng ra sông, hai bên lan can là những cột đèn kiểu cổ Âu-châu. Xe qua nhà bưu-điện đã được xây mới và những gánh bún bò Huế ngày trước cách đây 27 năm tôi thường ăn vẫn còn đó. Đối diện nhà

Page 9

bản cấu tạo nên điạ-cầu là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.

Xe rẽ trái để vào ngọn Thủy-Sơn vì chỉ ngọn này mới có nhiều hang động, chùa chiền, con đường đi thẳng sẽ tới Hội-An. Con đường vào Thủy-Sơn hai bên là những cửa tiệm trưng bày các tượng điêu khắc bằng đá cẩm-thạch [marble]. Nếu đi thêm non một cây số nữa sẽ ra tới bờ biển Non Nước mà lính Mỹ gọi là China Beach, nước xanh cát trắng. Nơi đây có khách-sạn Non Nuoc Resort Hotel đã từng tổ-chức thi lướt sóng [surfing] thế-giới vào năm 1993 mà giải nhất lên tới mấy chục ngàn đô-la. Mùa tắm biển tại đây từ tháng Ba cho tới tháng Tám, sau đó là mùa giông bão, trời lạnh và nhiều sóng lớn. [Trong mùa lạnh này những bãi biển miền Nam từ Mũi Né qua Vũng Tàu cho tới Phú Quốc không ảnh hưởng và quanh năm đều tắm được].

Xe chúng tôi đậu vào sân một cửa hàng điêu-khắc thuộc hàng lớn nhất trong khu này. Phiá trước cửa tiệm và ngoài sân lộ thiên trưng bày những tượng thật lớn có tượng cao bằng người thật như Phật Thích Ca ngồi thiền, Phật Bà Quan-Âm đứng trên toà sen, Phật Di-Lạc bụng phệ ngồi cười, Chúa Giê-su, Đức Mẹ Maria, Khổng Tử cho đến Long, Lân, Quy, Phụng tứ-quý linh-thiêng không ai thấy được và sao-y những tượng nổi tiếng La-Mã, Hy-Lạp như thần Vệ-Nữ thân-hình ngà-ngọc, Người Suy-Tư [The Thinker] cuồn cuộn bắp thịt trong tư thế như ngồi trên&bàn cầu. Trong khoảng sân này Đông Tây gặp nhau, tôn-giáo hoà-đồng, các lãnh-tụ đứng bên nhau trong tình thân-ái! Chúau buồn đứng bên Phật mỉn cười, Hồ Chí Minh vui cười đứng cạnh nữ thần tự do đang dơ cao ngọn đuốc. Trong một khoảng sân được che nắng vài thanh-niên trẻ đang đục đẽo biến những khối đá vô-tri thành những tác-phẩm nghệ-thuật như có hồn. Những người khác dùng giấy nhám hay mảnh vải để tô-chuốt, đánh bóng những bức tượng đã làm xong. Đá cẩm thạch hay còn gọi là hoa-cương tại đây thường có một trong bốn màu là trắng, xám đen, hồng và xanh lục. Trong những năm gần đây vì khai thác đá qúa rầm rộ bằng chất nổ khiến núi lở, đá mòn, phương-hại đến sinh-mạng và môi-trường nên hiện nay vùng Ngũ-Hành-Sơn nghiêm-cấm việc khai thác đá. Đá hoa-cương

Page 10

Thiên và Quảng Nam ngày nay.

Là người VN chúng ta cũng nên biết sơ qua về câu chuyện của Huyền-Trân, nàng công-chúa đã đem về cho đất nước ta hai tỉnh với nhiều danh thắng tuyệt đẹp trong đó có non nước NgũHành-Sơn. Qua tác-giả Thanh-Tòng trong quyển “Người Hùng Nước Việt” xuất-bản trước 1975, câu chuyện Huyền-Trân Công Chúa được tóm lượt như sau:

Vua Trần-Nhân-Tôn sau khi truyền ngôi lại cho con là TrầnAnh-Tôn đã rời việc triều-đình chỉ còn làm thái-thượng-hoàng và sau lại lui về ẩn tu tại núi Yên-Tử [Quảng-Yên]. Tháng hai năm Tần-Sửu [1301] nhân vua Chiêm là Chế-Mân cử sứ-bộ qua thăm nước ta. Khi sứ-bộ lên đường trở về, Trần-Nhân-Tôn tháp-tùng để sang Chiêm viếng cảnh. Đi thuyền nửa tháng thì tới Chiêm Thành, khi yết-kiến Chế-Mân, Trần-Nhân-Tôn vận nâu-sòng, tay cầm bình-bát. Chiêm-Vương trân trọng tiếp ngài và thân hành đưa ngài quang-lâm, vãng-kiến các đền chùa, cố-đô, cổ miếu cùng các danh thắng xứ Chiêm Thành. Thấm thoát 9 tháng trôi qua,

Trần-NhânTồn tạ-từ vua Chiêm để trở về Yên-Tử. Trong buổi tiệc tiễn hành, Trần-Nhân-Tôn có hứa gả con gái mình là Huyền-Trân công chúa cho vua Chiêm vì biết đường tình-duyên của Chế-Mân có điều không toại:ý và cũng để nối tình thông-gia giữa hai nước mà trong quá-khứ có nhiều tranh-chấp.

Mùa Xuân năm kế tiếp [Nhâm-Dần 1302] vua Chiêm cử pháibộ đem lễ-vật cầu-hôn. Đến năm 1305, vua Chiêm giận hoànghậu Đan-Thư [Tapasi] vì hoàng-hậu đầu-độc đứa con trai của áiphi thứ 17. Chế-Mân định truất-phế Đan-Thư nên sai sứ-bộ đưa thư chánh-thức dâng châu Ô và châu Rí làm sính lễ và hứa tấnphong tân nương Huyền-Trân làm hoàng hậu nước Chiêm.

Triều đình nhà Trần bàn bạc lãnh ý của Thái-ThượngHoàng và vì quyền-lợi của quốc-gia, vua Anh Tôn thuận gả HuyềnTrân về đất Hời và cử Trấn-Khắc-Chung đại diện triều-đình, thốnglãnh đoàn đưa dâu về Chiêm Quốc. Trần-Khắc-Chung tên thật là Đức Chung, con của Tá-Thiên-Vương Trần-Đức-Việp [chú ruột vua Anh-Tôn] dan-díu với một nàng cung-nữ hầu cho Lý-Huệ

Page 11

Thị-xã Hội-An nằm bên bờ phía Bắc của sông Thu-Bồn, từng một thời là hải cảng quốc-tế của Việt-nam mở cửa giao-thương với thế-giới bên ngoài. Từ thế-kỷ 16, 17 với tên gọi xa xưa là ĐạiChiêm, Phố Hiến hay Faifoo, Hội-An là một thương cảng thịnhvượng, là trung-tâm buôn bán lớn của vùng Đông-Nam-Á. Ngày đó trên bến sông Thu-Bồn tấp-nập những thương thuyền của người Nhật-Bản, Trung-Quốc, Bồ Đào Nha, Ý Đại Lợi. Trên đường phố Hội-An nhộn-nhịp người mua kẻ bán nào tơ-lụa, vải vóc, trà, tiêu, thuốc Bắc v.v&Thương thuyền Trung-Quốc thuận buồm nương theo gió Bấc, cập bến vào mùa Xuân. Họ ở đây mua bán vài tháng chờ gió Nồm bắt đầu thổi là họ trở về vào mùa Hạ. Trước đó Hội-An là vùng đất Châu Rí của vương quốc Chàm cho đến năm 1306 thì thuộc vào lãnh-thổ Việt-nam qua cuộc hôn-nhân dịchủng giữa Chiêm-vương Chế-Mân và Huyền-Trân Công-Chúa.

Đến đầu thế kỷ 19, thương cảng Hội-An bắt đầu thưa thớt ghe thuyền một phần vì sự căng-thẳng giữa triều-đình nhà Nguyễn và người Âu-Châu, một phần vì cửa sông Thu-Bồn bắt đầu nông cạn nên ghe tàu khó vào bên trong lúc đó hải-cảng sông Hàn ĐàNẵng bắt đầu phát-triển thay thế dần cảng Hội-An.

Là nơi hội-tụ nhiều nền văn-hóa của nhiều sắc dân nên HộiAn là một vùng tuy ở đất Việt-nam nhưng mang kiến trúc, món ăn Nhật, Hoa. Nơi đó pha-trộn hài hòa các nền văn-hóa Việt, Chàm, Hoa, Nhật. Ngày nay Hội-An không còn là một thương-cảng mà được thế-giới biết đến như thành-phố cổ, nơi đó người dân vẫn sinh-sống ngay trong những di-tích lịch-sử gần như còn nguyên vẹn. Những căn phố cổ tường gạch, mái ngói âm-dương phủ rêu phong. Những chùa Tàu Quảng-Đông, Triều-Châu, Phúc-Kiến có lối kiến trúc giống hệt như bên Tàu với hoành-phi, câu đối, cột kèo chạm trổ tinh-vi. Những con đường hẹp đưa tới cây cầu Nhật

Page 12

xá, mọi người hai bên đường mỉm cười nhìn một đoàn xích lô nối đuôi nhau thành một hàng hơn 20 chiếc.

NHÀ BẢO-TÀNG VÀ CHÙA ÔNG

Bây giờ đã hơn một giờ chiều, nắng trưa cuối năm không gay-gắt mà lại vàng nhạt thêm gío mát từ biển thổi vào rất thoảimái và dễ chịu. Trên con đường Nguyễn-Huế đi về phía chợ người ta mua bán tấp nập. Nơi đây có những nhà hàng mà bảng hiệu lại để là tiệm cà phê như “Café 20”, “Café 22”, lấy số nhà đặt tên. Có lẽ môn-bài đăng ký kinh doanh chỉ bán cà-phê để đóng thuế ít đi? Hầu hết thực-khách ngồi nơi quán cà phê là du-khách datrắng, đầu đội nón vải, chân mang giày bố, lưng đeo ba-lô. Họ ngồi nhâm nhi tách cà-phê trông có vẻ thảnh-thơi, nhàn-nhã. Bằng qua con đường Trần-Phú là tới chợ. Nếu đến đây sáng sớm dukhách sẽ thấy người ta đem cá tươi, tôm sống từ dưới ghe lên. Chợ nhỏ nhưng cũng đầy đủ mọi thứ từ thịt thà, tôm cá, hoa qủa, rau cải bày biện coi cũng rất vui tươi, nhiều màu sắc. Sông Thu-Bồn sau chợ cũng nổi tiếng về loại cá hanh rất ngon thịt.

Chúng tôi vào xem nhà bảo-tàng văn-hóa và lịch-sử của HộiAn nằm ngay trước cửa chợ đối diện với các quán cà phê. Nơi đây trước kia là Chùa Quán-Âm nay dùng làm Nhà Bảo-Tàng, bán vé vào cửa để dân chúng vào xem cổ vật như tượng Chàm, hình ảnh, bản đồ, vật liệu dùng trong việc xây cất nhà cửa trong vùng. Bên cạnh Nhà Bảo-Tàng qua một khoảng sân có hòn-non xây trên ao cá vàng, chúng tôi qua Chùa Ông của người Quảng-Đông. Hai bên lối vào chánh điện có tượng hai con ngựa lớn như ngựa thật và hai hộ-vệ mặt mũi dữ-dằn. Một trong hai con có lẽ là con Xích Thố ngựa trung thành của Quan Công. Trên chánh-điện là tượng Quan-Công, một tướng bên Tàu thời Tam-Quốc, mặc chiến-bào, mặt đỏ, chân mày xếch và bộ râu đen dài. CHÙA PHƯỚC-KIẾN

Rời chùa Quảng-Đông chúng tôi lại vô chùa Phước-Kiến. Chùa nào cũng cột gỗ đỏ, mái ngói cong nhưng chùa Phước-Kiến trang

Page 13

4 tượng. Chùa Cầu là một kiến-trúc Nhật khá độc đáo còn sót lại, là danh-thắng [landmark] tượng-trưng cho Hội-An.

Rời Chùa Cầu chúng tôi tiếp tục ngồi xích-lô đi dọc theo bờ sông trên con đường Bạch-Đằng. Buổi chiều cuối năm gần Tết là mùa thủy triều cường nên nước sông Thu-Bồn dâng cao, mấp mé gần tới mặt lộ. Du-khách Tây Phương ngồi trên thuyền máy chạy ngược xuôi trên dòng sông trông rất đông vui. Trên bờ phía bên kia con lộ là dãy phố xưa cũ, nay hầu hết là những quán ăn, tiệm cà-phê. Nổi tiếng nhất là tiệm Café Des Amis gần chợ đối diện với bến xuồng. Các tiệm này lúc nào cũng có du-khách Tây-Phương và họ thích thú là cứ ngồi xuống là có người đem thức ăn ra sẵn mà không cần phải chọn lựa món lôi thôi. Những món được dọn ra cũng là những món đặc sản của xứ Quảng như bánh bao, bánh vạc, mì Quảng, mì cao-lầu, cơm thịt heo nướng.

Khu phố cổ Hội-An từ Chùa Cầu và con đường Trần-Phú xuống tới bờ sông được UNESCO là Tổ-Chức Văn-Hóa của LiênHiệp-Quốc liệt vào Di-Sản Văn-Hóa Thế-Giới trong năm 1999 cùng với thánh-địa Mỹ-Sơn. Một dạo chủ những ngôi nhà trong khu này khác với nhau rằng: “Mình chẳng cần làm gì hết, mỗi năm Liên-Hiệp-Quốc sẽ cấp cho mỗi nhà vài ngàn đô-la để tu-bổ cho di-sản thế-giới!” Hiện nay dân-chúng Hội-An sống nhờ vào ngành du-lịch như tiệm ăn, nhà trọ, bán tranh, đồ kỷ-niệm, làm lồng đèn vải, tiệm thêu may. Mỗi đêm 14 âm-lịch toàn khu phố cổ tắt tất cả đèn điện mà chỉ thắp bằng đèn lồng trước của mỗi căn nhà. Sáng kiến khôi phục việc thắp đèn lồng bắt đầu từ mùa Thu 1998, nhằm làm sống lại thời kỳ xa xưa, phố xá ngày đó mà chủ nhân là người Trung-Hoa và Nhật đều thắp đèn lồng trong khi người Việt dùng dĩa đèn dầu lạc. Đêm 14 hoa-đăng cả khu phố mang một vẻ lãng-mạng, lung-linh, huyền-ão. Mỗi nhà đều ngưng sử-dụng TV, đèn neon, đèn đường mà chỉ thắp đèn lồng, đèn dầu hoặc nến. Du-khách rất thích thú trong đêm hoa-đăng này và có ấn-tượng, kỷ-niệm khó quên khiến họ sẽ trở lại Hội-An nhiều lần nữa.

Page 14

CHUYẾN BAY VÀO SÀI GÒN

Chúng tôi lên xe trở lại thành-phố Đà-Nẵng vào lúc 5 giờ chiều. Vì chuyến bay vào Sài-Gòn cất cánh lúc 8 giờ tối nên còn vài tiếng đồng-hồ ở Đà-Nẵng. Xe đưa chúng tôi tới chợ Đà-Nẵng nằm bên bờ sông Hàn. Hôm nay 1-2-2000 đã là 26 tháng Chạp nên chợ Tết rất đông, bày bán la liệt đủ mọi mặt hàng. Một em bé gái cứ theo nài-nĩ tôi mua giùm một xấp phong bao lì-xì màu đỏ. Mặc dù chắc không dùng tới , tôi cũng mua giúp cho em. Chúng tôi đi loanh-quanh trong chợ xem người mua kẻ bán nhưng lúc nào cũng phải cảnh giác về nạn móc túi. Tiền bạc thì không mang theo nhiều, mất thì không đến nỗi nào nhưng giấy tờ mới là rắc rối. Đi nửa giờ chân cũng đã mỏi nên cả đoàn vào tiệm cà-phê uống nước. Các bà, các cô đòi ăn hột vịt lộn nên bà chủ tiệm càphê phải sai đứa con gái vào chợ mua vài chục hột. Sáu giờ rưỡi chúng tôi vào phi-trường Đà-Nẵng. Cân hành-lý và đóng tiền cước cho số hành-lý thặng dư vì mỗi người chỉ được mang theo 20 ki-lô mà thôi. Chúng tôi cũng lại đi bằng máy bay Airbus mới chở gần 200 hành-khách. Ngồi cạnh tôi là cô gái da trắng người Úc làm về quảng cáo, sang VN chơi 10 ngày. Cô ta cho biết đã đi Hội-An hết mấy ngày và trước đó từ Sài gòn ra Nha trang bằng xe đò nhưng xe lại hư dọc đường khiến cô ta phải đón xe khác rất vất vả. Cô cho rằng người VN rất thân-thiện, hiền lành và cô rất thích các món ăn Việt, món nào cũng ngon hết nhất là cà-phê sữa rất đậm đà. Chiều mai cô sẽ trở về Úc và mang theo nhiều kỷ niệm đẹp.

Phi-cơ đáp xuống Tần-Sơn-Nhứt lúc 9 giờ tối. Chúng tôi được xe đưa vào nhà ga quốc-nội, cũng rộng rãi nằm cạnh nhà ga quốc tế. Thân nhân đi đón vào hẳn bên trong nơi quày chờ lấy hành lý, nói cười inh ỏi. Vì đường bay nội địa nên không có khâu kiểm soát giấy tờ và hành-lý nhưng người vẫn toát mồ-hôi vì khí-hậu nóng bức khác hẳn với thời-tiết ngoài Bắc và miền Trung. Ông trưởng đoàn tổ-chức chuyến du-lịch có gọi điện-thoại để công-ty đem xe buýt ra đón. Tôi tìm được một chiếc xe đẩy và chất hànhlý lên định đẩy ra cửa nhưng một cô gái tới chận lại. Cô nói rằng trời tối rồi, đẩy ra ngoài sợ mất xe! Tôi hỏi vậy chớ xe này để làm cái gì? Chúng tôi phản đối, rốt cục cô cũng phải đi theo chúng tôi ra ngoài để thu xe lại. Cũng tội nghiệp cho cô gái, thân ốm yếu phải đẩy gần 20 chiếc xe vào lại nhà ga! Ngoài bãi đậu xe trời tối om, vài ngọn đèn leo lét không đủ sáng, xe buýt thì đậu tít ngoài xa nhờ có anh chàng làm cho hãng du-lịch tới đón chỉ cho chúng tôi tới chổ xe đậu.

Page 15

Vinh. Hiện anh rể tôi đang đứng dưới phòng tiếp tân của khách sạn. Tôi xuống gặp anh tôi và trước khi về quê tôi phải ghé phòng vé China Airlines để hỏi vé máy bay trở lại Los Angeles. Nơi đây cho biết vé của tôi là vé chờ đợi và đánh tên tôi cùng số điện thoại vào danh sách chờ, khi nào có chỗ thì sẽ cho tôi hay.

Trở về khách sạn lấy hai món hành lý, trả tiền phòng và kêu thêm một chiếc Honda ôm nữa vì taxi hay xe hơi thì sẽ rất khó qua cầu vì hai bên cầu xe kẹt 10 cây số mỗi bên! Hôm nay đã 27 tháng Chạp nên đường phố Saigòn rất nhiều xe cộ đủ mọi loại nhưng anh lái xe ôm luồn lách chạy rất nhanh. Nhiều khi anh ta

qua lối

ngược chiều lưu thông với vận tốc 50, 60 cây số một giờ! Vai quảy túi xách, tay vịn nón kết để khỏi bay, tay ôm anh chàng lái xe . Gió thổi bần bật và chân tôi gát trên cây để chân cũng run bần bật không biết vì mặt đường gợn sóng hay vì trong lòng đánh lô-tô?

Qua xa cảng Miền Tây, rời Bình Điền, xe gắn máy, xe hơi ào ào tuôn chạy, phun khói mù mịt. Ai cũng vội vã, muốn về quê để ăn Tết cho kịp hoặc đi cho xong công việc. Tới Bình Chánh cách cầu Bến Lứùc 10 cây số thì bắt đầu kẹt xe, cả hai chiều lưu thông xe cộ giành nhau từng tấc đường. Họ chạy cả xuống ruộng khô và một người đàn ông lọt luôn xuống ao cá! Lóp ngóp đẩy xe lên và vài người đến giúp anh ta. Xe di chuyển không được, phun khói cay nồng khiến tôi muốn ngộp thở và lồng ngực cảm thấy đau ran. Tôi bỏ xuống bờ ruộng để tìm chút không khí trong lành, ít có carbon monoxide thì thấy đỡ hơn. Tội nhất là hành khách trên những chiếc xe đò chật ních người. Xe không chạy được họ vẫn ngồi âm thầm chịu đựng và hít khói độc hại. Mấy hôm trước ở Quảng Trị tôi đã viếng Đại Lộ Kinh Hoàng những đoạn đường về quê hôm nay mới thực sự... kinh hoàng!Muốn trở lại Saigòn nhưng chị tôi đang đợi phía bên kia cầu và anh rể đi một chiếc Honda ôm khác lạc đâu mất. Nếu trở lại Saigòn, anh chị tôi sẽ không biết tôi đi đâu? Anh xe ôm thì “động viên” nói là gần tới rồi, qua khỏi cầu thì hết kẹt! Thôi đã lỡ lên lưng cọp thì phải cỡi vậy!

Bỗng đâu một đoàn quân xa từ Sài Gòn chạy xuống chớp đèn va hụ còi inh ỏi. Mở đường là hai chiếc mô-tô Harley với hai cảnh sát giao thông đội nón an toàn. Vì hướng về tỉnh kẹt cứng những xe nên họ chạy lấn qua phía ngược chiều và lạng qua, lạng lại, như muốn đâm vô những xe ngược chiều không chịu nép vào. Trong đoàn xe một chiếc Mercedes đen, kính xe nhuộm màu nên không thấy ai ngồi bên trong. Phía sau 5, 6 quân xa vận tải phủ kín vải nhà binh xanh nên cũng không biết chở những gì? Có lẽ một quan chức nào đó muốn về quê ăn Tết cho khỏi kẹt xe nên bày trò hụ còi như vậy? Đoàn quân xa vừa dứt, lập tức anh xe ôm chở tôi cùng với vài xe gắn máy khác nhập cuộc chạy bám đuôi theo đoàn công-voa. Nhờ “mượn gió bẻ măng, theo đóm ăn tàn” nên xe tôi chạy khá nhanh vượt qua những hàng xe hơi nằm án binh bất động . Chạy thêm vài cây số nữa thì chúng tôi qua cầu, mỗi lần một chiều được lưu thông mà thôi. Nhưng cận Tết xe cộ đông đảo lại thêm tinh thần “ai tôn trọng kỷ luật, người đó thiệt thòi” nên mới gây cảnh kẹt xe. Qua khỏi cầu lưu thông đỡ hơn nhưng hướng lên Sàigòn lại kẹt cứng như phía bên kia cầu. Chạy thêm 10 cây số nữa gần tới Tân An, xe tôi tấp vào cây xăng Phước Lộc Thọ thì chị tôi và đứa cháu gái ngồi trên xe Toyota van đang chờ. Anh rể tôi cũng mới vừa tới trước tôi vài phút. Tôi gặp lại chị tôi bao năm xa cách, phút giây hội ngộ bao giờ cũng nhiều xúc động. Ngày trước bỏ xứ ra đi tôi còn rất trẻ. Hôm nay trở lại vẫn... chưa già! Uống xong chai nước La Vie rồi vào trạm xăng rửa mặt, nhìn vào kiếng hai mắt tôi đã đỏ ngầu vì khói xe!

Page 16

Các tỉnh Cà-Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Rạch Giá, Châu Đốc, Long Xuyên, Sa-Đéc, Cần Thơ, Trà Vinh muốn đi Sài-Gòn đều phải qua Vĩnh Long. Trong khi Trà Vinh là tỉnh cuối đường vì nằm cận biển. Trước khi vào Vĩnh Long, xe qua bến đò, nơi đây là ngã ba để đi vào Cần Thơ và các tỉnh khác. Qua cầu Lộ, cầu Lầu, những cây cầu xi-măng có từ thời Pháp với những ngọn đèn chụp xi-măng tròn như nón lính ngày xưa. Xe ngang qua chợ nằm cạnh bờ sông Tiền Giang với phố xá đông người qua lại vì cận Tết. Rồi ngôi trường Tống Phước Hiệp, vẫn ngôi tường vàng, nhắc tôi mùa thi ngày xưa với nhiều kỷ niệm. Năm đó lên Vĩnh Long thi, tôi ở trọ nhà của Châu Thanh Tâm con của ông giáo Út nhà cạnh bờ sông Cầu Lộ. Vì trùng tên, tôi và Châu Thanh Tâm ngồi thi sát nhau, có lẽ vì vậy mà ông giáo gởi thơ cho tôi ngỏ ý bảo tôi đến ở nhà ông. “Bác biết cháu và Thanh Tâm có thể sẽ ngồi gần nhau nên mời cháu đến ở nhà bác để hai đứa đi thi cho có bạn.” Hôm nay tôi trở lại Vĩnh Long, dừng xe lại, bước vào lối nhỏ dẫn đến căn nhà năm xưa tôi ở trọ khi đi thi. Ngày đó, căn nhà cạnh bờ sông rất đẹp, hoa nở đầy vườn. Vẫn căn nhà đó nhưng bây giờ là phòng mạch của một bác sĩ. Hỏi người lối xóm thì họ không biết và chỉ đến một bà cao tuổi là người “ở đây lâu năm nhất”. Bà cho biết Thanh Tâm đã vượt biên lâu lắm rồi và ông giáo cha nó cũng dọn lên Sài-Gòn, chắc sau đó cũng đi nước ngoài do nó bảo lãnh. Có những người bạn lâu năm không biết sống chết ra sao? Trở về hỏi thăm bắt lại liên lạc. Lắm lúc cùng ở một thành phố xứ

người nhưng gặp mặt nhau chưa chắc gì nhận ra nhau.

Xe rời Vĩnh Long chạy cặp bờ sông ngang lăng thờ cụ Phan Thanh Giản đồng thời cũng là Miếu Văn Thánh. Ngày trước thấy rõ con sông với những hàng dừa râm mát dọc theo con lộ đi về Trà Vinh. Giờ đây toàn là nhà cửa, những thân dừa còn lại lơ thơ, thấp thoáng phía sau những dãy nhà. Tới Ngã Tư Long Hồ, qua cầu nhìn bên kia sông vẫn còn còn ngôi nhà lầu cổ của một phú hộ người Tàu. Rồi đến Cầu Mới bắt ngang con sông MăngThít nối liền Tiền Giang và Hậu Giang. Sông này dưới thời VNCH [1955-1975] là ranh giới giữa Vĩnh Long và Trà Vinh. Hai bên sông Măng-Thít, người ta trồng sầu riêng và măng cụt vì con sông 1 này quanh năm nước ngọt, nước mặn phía Trà Vinh không lên tới - được. Ngang Vũng Liêm nổi tiếng về nem chua, bắt đầu thấy một 1 ngôi chùa Miên với những hàng cây thốt nốt, giống như loại cây

Page 17

[1955-1975], Trà Vinh đổi tên thành Vĩnh Bình và tỉnh lỵ là Phú Vinh.

ĐÓN TẾT Ở QUÊ NHÀ

Hôm nay đã là 29 tháng Chạp âm lịch, chỉ còn vài tiếng đồng hồ nữa sẽ bước sang năm mới Canh Thìn 2000. Đường phố Trà Vinh buổi sáng cuối năm thật nhiều xe cộ đa số là xe hai bánh vì tỉnh lẻ ít xe hơi. Ngày xưa khoãng xế trưa đường phố đã vắng vẻ, chợ bắt đầu dọn dẹp, người bán dọn hàng hóa về nhà để chuẩn bị cúng kiến rước ông bà và đón giao thừa. Cảnh chợ chiều 30 Tết mọi người hối hả, các người hốt rác khẩn trương dọn dẹp, họ muốn làm cho xong sớm để còn về với gia đình trong khi những người bán hoa, cây kiểng, dưa hấu, rau cải vẫn còn một mớ hàng chưa bán hết, cố nán lại phút nào hay phút nấy. Bên hối, bên khoan khiến cảnh chợ chiều 30 rất đặc biệt, đầy đủ hỉ, nộ, ái, ố. Những người sắm Tết lúc này thường mua được hàng rẻ nhưng đôi lúc cũng xách giỏ không ra về nếu những năm thiếu hàng. Hoa Tết, dưa hấu, rau cải đôi khi không còn ai mua, người bán phải cho không nếu không muốn “chở củi về rừng”. Cảnh chợ chiều cuối năm hàng hóa tồn đọng bên cạnh các rến trông rất tang thương như cảnh những cửa hàng bên Mỹ “clearance sale” [bán tháo dẹp tiệm] đến lúc 75 phần giảm giá chỉ còn những món gãy gọng, sứt càng!

Nhưng chợ chiều cuối năm ngày nay không còn cảnh đó nữa. Những người bán từng đống dưa hấu trước nhà tôi vẫn bình thản ngồi bán. Tôi hỏi “Không về ăn Tết sao? Họ trả lời: “Chừng nào bán hết mới về!” Ngoài chợ vẫn còn người bán và xe cộ tuy

có giảm hơn ban sáng nhưng cũng còn tấp nập khác với ngày xưa, ; buổi chiều cuối năm rất vắng vẻ, phố xá đều đóng cửa, tiếng pháo : đì đẹt bắt đầu nổ và trống lân rộn rã vang vọng từ xóm Lò Heo

vọng ra. Chiều 30 ngày trước, các đoàn lân khai trương đều đến | múa Chùa Ông trước, sau đó ra Dinh Tỉnh Trưởng rồi về nghỉ,

hôm sau mùng một mới đi múa kiếm tiền. Họ múa cho đến rằm trong dịp các tiệm buôn khai trương mở cửa bán lại. Ngày trước

Page 18

khỏi ra sông. Quanh đĩa cá là những cây dừa, một đám dừa nước, bụi tre gai Mạnh-Tông và một bụi trúc. Ngoài ra còn có một hàng cau sát hàng rào và một vườn trầu chừng một chục gốc cho bà nội ôi hái ăn, khỏi mua ngoài chợ. Nhà chính thì nền cao nửa thước, vách tường đôi gạch tiểu, lợp ngói âm dương gồm một phòng khách giữa và bốn phòng ngủ hai bên. Phía sau là nơi ăn cơm gần hàng niên dẫn xuống nhà bếp. Nhà bếp nền thấp hơn, một bên là những bộ ván dành cho người giúp việc nghỉ ngơi. Bên cạnh là nhà xe. Nhà ông nội tôi được cất trước thế chiến thứ hai, khoảng năm 1937. Vùng này địa thế thấp, những ngày thủy triều cao vào dịp Tết thường hay bị ngập nước. Ông nội và cha tôi trước khi cất đã nua gần một trăm xe cẩm-lô cát loại kéo bằng tay để đấp trên miếng đất này.

Bây giờ trở lại nhìn không ra ngôi biệt thự của ông nội tôi ngày xưa. Cổng sắt và hàng rào kim-quýt không còn nữa. Sân phía trước bây giờ là một căn nhà lớn như một kho hàng nằm án ngữ nên từ ngoài đường không còn nhìn thấy căn nhà. Kho hàng này được Phường cất sau năm 1975. Lúc đầu là xưởng dệt nhưng bây giờ trở thành nhà kho. Chúng tôi vào nhà bằng một con hẽm. Mấy mươi năm không sơn phết, ngôi biệt thự tường loang lỗ phủ rêu xanh và nổi lên những đường nứt vì nền nhà đã lún. Trên những bậc thềm dẫn lên cửa chính, ngày xưa sáng mồng một Tết cũng như hôm nay chúng tôi tất cả tập trung nơi đây cả bốn thế hệ nấy chục người để chụp tấm hình đoàn tụ đầu năm sau khi đã mừng tuổi ông bà nội. Bậc thềm cũ còn đây nhưng người xưa đã ừng đứng nơi đây, lớp đã ra người thiên cổ, lớp phiêu bạc khắp bốn phương trời. Mùng một Tết năm Canh Thìn 2000 chỉ còn lại mình tôi trở về đây. Anh chị tôi mở khóa, chúng tôi bước vào gian phòng khách trống trải vì bây giờ ngôi nhà này không còn ai ở. Tủ hờ đặt sát tường ở cuối phòng hãy còn đó nhưng lạnh tanh hương khói. Phía trên hai bức ảnh của ông và bà nội tôi rất cũ kỹ, chụp khoảng năm 1910. Anh chị tôi cho biết vì ngôi nhà từ đường hiện hay không còn ai ở nên sợ trộm đạo ban đêm cạy cửa vào nên những đồ đạc tương đối còn dùng được không để ở đây. Hai khung hình không còn kiếng nên họ có lấy cũng không biết làm gì! Tôi đứng lên chiếc ghế đẩu gỡ xuống, dùng khăn giấy phủi đi lớp bụi thời gian, cuộn lại dự tính đem về Mỹ. Là cháu đích tôn nên tôi cảm thấy có bổn phận phải giữ gìn hình ảnh của ông bà để sau này nếu những thế hệ kế tiếp xiêu lạc đó đây muốn tìm lại tổ tiên, gốc gác tôi vẫn còn tài liệu.

Page 19

cu no tròn vì ăn lúa chín đứng gáy trên những cây vông đồng, lá i dùng để gói nem, trổ bông đỏ thắm là hình ảnh con đường về quê | ngoại ăn Tết mà tôi còn nhớ mãi trong cuộc đời tha hương trôi nổi. - Hôm nay trở lại mặc dù thiếu màu đỏ bông vông đồng, vắng tiếng 1 chim cu nhưng con đường về làng Long Đại nhà bà ngoại tôi vẫn | đẹp. Sóng lúa chín vàng vẫn xôn xao theo từng cơn gió chướng. | Những mái nhà tỏa khói chiều lãng vãng quyện lấy những đám | dừa xanh tươi đầy trái. Vài con trâu lơ đãng trên đê, chậm bước | trở về. Nó là con đường làng quê êm ả, tiêu biểu cho quê hương | thanh bình. Những năm khói lửa, quê ngoại tôi là vùng oanh kích | tự do, bà ngoại tôi cùng gia đình một người cậu phải dọn về thị xã và ở trong miếng đất xóm Tri Tân do cha mẹ tôi mới mua. Nay trở về hai bên đường là nhà cửa, ao vườn. Hai mươi lăm năm không còn nghe tiếng súng, những hàng dừa đã rợp bóng, có những ngôi nhà lầu với cột ăng-ten truyền hình và nhiều nhà đã có điện thoại. Long Đại, Đức Mỹ, Cổ Chiên những làng ở ven sông lớn nên đa số những nhà ở đây đều có thân nhân ở nước ngoài.

Nhà bà ngoại tôi bị bom đạn nên căn nhà xưa không còn nữa. Trên miếng đất đó bây giờ là căn nhà gạch hai tầng của đứa em họ, con của cậu Tám tôi. Chúng tôi ghé vào thăm cậu Tám, em mẹ tôi là nhà của cậu cũng gần đó. Cậu tôi năm nay khoảng gần 80, ngoài bệnh cao máu của người già, cậu tôi trông hãy còn phương phi, tráng kiện. Ngày còn nhỏ tôi chỉ gặp cậu một hai lần vì

me

tôi nói cậu dạy Anh Văn ở một tư thục bên tỉnh Bến Tre. Cậu tôi có nhiều nét giống mẹ tôi và ngoài tấm lòng đối với quê hương, cậu còn là một người rất hiểu biết. Từ giã cậu tôi thì trời đã về chiều, trên con đường quê trở về tỉnh, trẻ con chơi đùa trước ngõ và người lớn phì phà điếu thuốc bàn chuyện mùa màng:

Xuân này vui Tết lại vui quê
Lại chuyện làm ăn, chuyện hội
Xanh biếc đầu xuân nương mạ sớm
Dâu tằm xuân nở, bướm vàng hoe. [Trở Về Quê Cũ - Nguyễn Bính]

Page 20

CÁC MÓN ĂN ĐẶC SẢN TRÀ VINH

Miền Nam mưa thuận gió hòa, tôm cá đầy đồng, rau trái 3 đầy vườn nên có rất nhiều món ăn. Nội món ăn sáng không thôi, | ra chợ có đến hàng chục món. Sáng mùng ba, tôi ra chợ Trà Vinh ngang qua những gánh xôi bắp, xôi nếp than, bánh đúc, bánh mặn, bánh cống, bánh xèo,...không biết bao nhiêu thứ. Vừa ngon lành, | giá cả lại rất bình dân. Nghĩ đến xứ Mỹ giàu có thừa mứa đồ ăn | những sáng trên đường đến sở làm, đa số chúng ta chỉ có một ly cà phê nhạt nhẽo. Tôi thả bộ xuống chợ cá gần mé sông để tìm các gánh Bún Nước Lèo. Bún Nước Lèo là món ăn của người Miên. Bún làm bằng bột gạo và ra lò mỗi ngày, con lớn và dính vào nhau thành từng bánh. Nước lèo nóng trong nồi được chan lên. Nước lèo được nấu bằng mắm cá và thịt cá tươi như cá lóc, cá trê với gia vị như sả và ngải bún có mùi hăng hắc rất đặc biệt. Dĩa rau bên cạnh ăn kèm gồm có giá sống, bắp chuối thái sợi, rau thơm loại gì cũng được. Nếu muốn thêm ngon miệng thì ăn với thịt heo quay, da giòn với chút mỡ. Hàng Bún Nước Lèo thường rất gần hàng thịt heo quay nên bà bán réo lên một tiếng là có người mang một đĩa thịt quay tới ngay. Thịt heo quay ăn với Bún Nước Lèo không chấm với xì dầu mà lại chấm với muối ớt nặn chanh. Nhiều người ăn Bún Nước Lèo với bánh cống, ở Trà Vinh gọi là bánh giá, làm bằng bột chiên giòn với đậu xanh, củ sắn và con tép nhỏ. Bánh giá thường ăn với rau sống chấm nước mắm chua ngọt.

Những món ăn khác của của Trà Vinh là hủ tiếu. Chỗ nào cũng bán đều tương tự như nhau nhưng ngon nhất là những xe ở đầu chợ và các tiệm cà phê của người Tàu. Ngày xưa thì có các tiệm như Đông Mỹ, Vinh Lạc, Hồng Lạc, Túy Hương, Hớn Hồ. Những xe xá xíu, phá lấu đều có hương vị rất đặc biệt khác với những tiệm BBQ ở Little Sàigòn. Trước rạp hát Trà Vinh là một dãy các tiệm ăn, mặc dù rạp không hát. Một đêm tôi và mấy đứa cháu đến ăn phở bò viên, rất vừa miệng. Ngày xưa, phía trước nhà hàng bán cơm Tây Lạc-Viên có một bà bán nem nướng trong một cái

ngon nhưng bây giờ muốn ăn nem nướng ngon phải vô tận Đa-Lộc, cách Trà Vinh 10 cây số trên đường đi Trà Cú.

Page 21

Tàu, nhân viên ở đây cho biết ngày mai có chỗ trống để về Los Angeles và cô ta làm vé cho tôi. Còn lại một ngày cuối cùng, tôi ra tiệm internet để đánh e-mail về cho gia đình hay và dặn khỏi đi đón. Tôi sẽ đi taxi về. Rồi ra chợ mua vài món quà về cho vợ

Sáng hôm sau, tôi ra phi trường Tân Sơn Nhứt, thân nhân đưa tiễn đen đặc trước cửa vào nhà ga. Sau Tết số người rút ngắn chuyến đi trở về Mỹ quá đông nên China Airlines đã tăng cường bằng những máy bay khổng lồ 747. Tôi gởi hành lý, đóng thuế phi trường và lên lầu chờ giờ đi. Anh công an cửa khẩu hỏi tôi: “Anh còn lại bao nhiêu tiền?” Tôi đáp lại: “Chỉ còn vài chục bạc!” Trên lầu đông người chờ đợi. Những ông HO hay diện đoàn tụ trịnh trọng trong đồ veste có gắn bảng tên trên áo, nét mặt nửa mừng nửa buồn lo lẫn lộn. Một cô gái e dè đến hỏi tôi: “Cháu đi diện đoàn tụ với cha mẹ HO đã qua trước, nên nhờ chú chỉ dẫn đường đi nước bước khi đổi máy bay” Tôi cười: “Cháu đừng lo, người ta đi đâu mình cứ theo đó!”

Tới Los Angeles vào buổi trưa cùng ngày, sau một đêm ngồi như cá mòi trên con chim sắt khổng lồ hết dọn ăn rồi coi phim ảnh. Chuyến về bay nhanh hơn vì không bay vòng lên phía Bắc vùng Alaska. Tới Los Angeles bầu trời mờ đục, vào nhà ga gặp bức ảnh lớn của ông Bill Clinton “Welcome to USA”. Ra đến bên ngoài chuẩn bị đón taxi thì người nhà tôi tới. Bên ngoài trời mưa lất phất và lạnh lẽo làm sao. Xa lộ vẫn thênh thang và xe hơi vẫn nối đuôi nhau theo dòng đời trôi nổi và tôi lại tiếp tục lặn hụp trong cuộc sống nổi trôi. Quê hương thân yêu đã xa rồi, bên kia nửa vòng trái đất. Giờ này bên đó là 3 giờ sáng chắc mọi người đang dệt những giấc mộng đẹp nào đó. Cầu cho giấc mộng của họ Sớm trở thành sự thật.

Page 22

sông nhỏ trơ đáy phụ lưu của sông Ray, sông Dinh và những đàn ; trâu nhàn nhã gặm lúa.

HÀM TÂN VÀ MŨI KHÊ GÀ

Xe chúng tôi đã đi vào địa phận tỉnh Bình Thuận tức đi vào miền Trung Việt Nam, ngừng lại đổ xăng nghe giọng nói mấy đứa trẻ bán dạo mới mua mấy món hàng, mới biết giọng nói đã thay đổi. “Boác với anh hơ mua thuốc hay uống troà đóa?” Thằng con tôi sinh và lớn lên ở xứ người không hiểu mấy đứa trẻ nói gì và mấy đứa bán dạo cũng không hiểu thằng con tôi, dù cả đôi bên nói bằng ngôn ngữ Việt Nam. Sau một lúc dường như hiểu được mấy đứa nhỏ xúm lại quanh thằng con tôi, lấy làm thích thú!

Ngày trước vùng này có tên là Rừng Lá, toàn là cây lá buông một loại chà là mọc trong sa mạc, lá phơi khô dùng để lợp nhà, làm nón, làm quạt. Vùng này mưa ít, đất cát khô nóng không trồng được thứ gì nên đi cả mấy cây số không thấy một mái nhà. Ngày nay Rừng Lá không còn một cây lá buông nào, nhà vẫn nho nhỏ bên cạnh những cây điều lộn hột hay những trụ xi măng trồng thanh long.

Xe chúng tôi qua Núi Bé, Đá Mài, ngã ba vào thị trấn Hàm Tân. Ngày xưa khi làm ở Nha Thủy Vận, Bộ Công Chánh tôi có vào Hàm Tân hay còn có tên là La Gì để ra Mũi Khê Gà đo đạc lên bản đồ tu bổ ngọn tháp và nhà hải đăng tại đây. Ngày trước chúng tôi đi bằng xe Landrover vào Hàm Tần, chạy thêm 10 cây số đến Tam Tân thì hết đường xe hơi phải đi bộ dọc theo bờ biển 10 cây số nữa mới tới Mũi Khê Gà. Ở đây có nhiều gà rừng nhỏ bằng loại gà ác khi muốn bắt chúng làm thịt thì người ta kêu chúng và dụ bằng thóc lúa. Hải đăng Mũi Khê Gà lại không ở trong đất liền mà ở ngoài một hòn nhỏ có tên là Hòn Bà cách bờ vài trăm thước và chúng tôi ra đó bằng thuyền thúng. Hải đăng cao 50 mét được người Pháp xây bằng đá lấy trong vùng vào năm 1899 là một trong những hải đăng xây đầu tiên trong vùng Đông Nam Á.

Page 23

mẻ vừa ngắm cảnh và chụp hình được xa. Bữa ăn khá ngon vì tôm

cá tươi và không khí trong lành của một thành phố biển. tému

Xe qua cầu

sang đến khu hành chánh, rồi khu phố cũ ít nhà lầu chúng tôi hỏi mấy ông honda ôm đường đi Mũi Né. Đường : đi Mũi Né là tỉnh lộ 706, khác với quốc lộ 1 ra miền Trung, con

đường nhỏ nhưng trãi nhựa khá tốt và gặp nhiều du khách Tây mith mì Phương cởi xe gắn máy đi từng nhóm hay chở nhau trên độc mã.

Xe

qua cầu bắt ngang con sông Cái ở xóm nhà có tên là - Phú Hải nơi đây có một nghĩa trang nhà thờ, những ngôi mộ sơn

trắng và xa xa về phía biển thấp thoáng rất xa hai ngọn tháp Chàm 2 màu gạch đỏ nằm đơn độc trên đồi cát. Đi thêm vài cây số nữa thì đi con đường cong bên trái và cặp theo bờ biển. Biển xanh, sóng bạc

đánh vào bờ cát trắng lô nhô những tảng đá to tròn như một đàn tê em giác hàng trăm con đang trầm mình. Khi hết đó là những hàng

dừa, thân cao cong cong hướng ra phía biển, những tàu lá xanh đong đưa theo gió. Bên dưới những gốc dừa là những dây Muống Biển lá xanh bóng điểm vài hoa tim tím nhỏ.

Đến cây số thứ 10 là khách sạn Palmira Resort bắt đầu t cho một dãy những khách sạn Resort mà báo chí trong nước gọi là

Khách Sạn Nghỉ Dưỡng. Mỗi khách sạn chiếm một khu vườn dừa

từ đường cái ra tới bờ biển. Khách Sạn Nghỉ Dưỡng bao giờ cũng | phải có bờ biển riêng có an ninh trực ngày đêm, nhà hàng ăn, hồ

bơi, sân golf, quần vợt, bi da, ba rượu và những biệt thự nho nhỏ

có ban công đặt ghế mây nhìn ra biển. Saigon Mũi Né Resort ở 1 cây số 12 khai trương cuối năm 1999 và còn nhiều Resort khác

mới vừa khánh thành hay còn đang xây cất. Những khách sạn này có tầm cở nên phải nhiều vốn, chỉ là những công ty khách sạn nước ngoài hợp doanh với những công ty du lịch quốc doanh trong nước. Khách hàng của họ là những xứ Bắc Âu, Đông Âu, Nga, Nhật Bản do những Tour du lịch mang tới và những gia đình Việt Nam đi cá thể. Tiền phòng ở đây không tính bằng tiền VN mà tính bằng đô la Mỹ, giá từ 40 đô la cho phòng hai người đến 70 độ cho những Suite ở được gia đình 6 người. Chi phí này bao luôn tiền ăn sáng Buffet rất nhiều món có người nấu ngay tại chổ, trái cây, cà

Page 24

ngay thành phố nhộn nhịp đông người như Vũng Tàu họ không bao giờ đến. Nếu họ có đến là vì đi lần đầu do đoàn du lịch dẫn đi và sẽ “cạch” tới già không bao giờ trở lại.

Sau khi hành lý được nhân viên đẩy vào phòng, biển xanh như mời gọi, chúng tôi ra biển tắm. Sóng từng đợt rất lớn nhưng nước ấm vô cùng. “Nước Cali vẫn là nước ấm nhưng ấm sao bằng nước ấm quê hương!”. Biển rất vắng ngoài chúng tôi ra chỉ thấy một cái đầu nhấp nhô theo từng đợt sóng phía ngoài khơi. Một lát sau người đó đi vào, đó là một cô gái Nhật Bản tóc dài, nước da trắng mịn, nở nang cao lớn. Thằng con tôi “say hi” chào hỏi xã giao và bắt chuyện bằng tiếng Mỹ. Chúng tôi làng đi chỗ khác để cho bọn trẻ nói chuyện. Một lúc sau cô ta và thằng con tôi song song bước lên bờ cát trắng đi về phía những căn lều dù. Khi gần tới nơi thì có tiếng người giọng đàn ông, nói tiếng Nhật, hóa ra chồng cô ta đang nằm dưới bóng mát cây dù! Thằng con tôi “Bái bai” và đi thẳng lên phía hồ bơi nước ngọt!

Lặn hụp cùng sóng biển rồi lên nhà dù tựa lưng vào ghế gỗ nhìn ra xa, biển xanh vài chiếc thuyền đánh cá thấp thoáng ngoài khơi. Gió thật mát khiến đi vào giấc ngủ lúc nào không hay. Khi tỉnh giấc mặt trời đã khuất sau những ngọn dừa. Phải đi xem Đồi Cát Vàng không thôi thì trễ mất! Tôi giục bà xã, anh chị tôi còn thằng con thì đi chơi đâu mất không thấy trong khuôn viên khách sạn. Ra xe thì anh tài xế cũng đã sẵn sàng, thế là chúng tôi lên đường. ĐỒI CÁT VÀNG

Rừng dừa vẫn tiếp nối chạy dài hàng mấy cây số và phía ngoài là biển xanh. Nhiều khách sạn Resort đang xây cất, có những cái đã hoàn tất và bắt đầu đón khách. Những khách sạn nào có khách thì rất dễ nhận ra vì có xe hơi đậu trong sân. Khách sạn Resort ở đây không là những cao ốc nhiều tầng như ở Honolulu mà là những biệt thự nhiều lắm là hai tầng phiá ngoài là khu vườn rất đẹp cũng bãi cỏ xanh, hoa kiểng thiết kế cắt tỉa hài hòa nghệ thuật nhưng khu vườn nào cũng phải có thân dừa lá xanh đong đưa theo gió. Dừa ở Honolulu không thấy trái vì sợ nguy hiểm cho du khách thành phố đã chặt hết lúc vừa ra bông hay làm cách nào tôi không được biết nhưng dừa ở đây thì sum sê đầy trái. Xe chạy ngang qua khách sạn Saigon Mui Ne Resort, có lẽ là khách sạn đắt nhất ở đây, được đưa vào hoạt động cuối năm 1999, thời gian đó đặt phòng không phải là chuyện dễ. AV Travel ở Little Saigon thường chọn khách sạn này cho những Tour du lịch Việt Nam. Những công ty du lịch vì là khách hàng thường xuyên nên bao giờ cũng được khách sạn dành cho giá hạ.

Page 25

niên bảo vệ làm cho khách sạn. Họ có vẻ lấy làm lạ khi thấy cha con chúng tôi chơi với nhau đối xử nhau như bạn bè, tranh lừa nhau từng trái banh. Đối với người địa phương cha con rất cách xa nhau, cha không bao giờ chơi đùa với con vì sợ con “lờn mặt” không còn kính trọng. Với tôi có thời giờ chơi với con cháu là một niềm hạnh phúc mà ở xứ này dịp như vậy rất hiếm hoi.

Trời bên ngoài đã tối, hai cha con chúng tôi dẫn nhau ra con đường tráng nhựa trước khách sạn là tỉnh lộ 706 từ Phan Thiết đi Mũi Né. Mũi Né cách Phan Thiết 22 cây số, ở đây là nửa đường. Con đường không có đèn điện, thỉnh thoảng một chiếc xe hơi hoặc chiếc xe Honda chạy qua chúng tôi phải né sát vô lề. Ngang qua một quán cà phê bên trên thắp ngọn đèn 60 watts, một nhóm thanh niên độ 30 người ngồi xem phim truyện Triều Tiên với một TV chừng 20 inches. Họ ngồi rất xa màn ảnh nhưng tôi không hiểu làm sao họ nhìn rõ được một màn ảnh nhỏ như vậy! Có lẽ họ “sáng mắt, sáng lòng” hơn dân ở hải ngoại !

Chúng tôi tiếp tục rảo bước trên con đường thanh vắng chỉ nghe tiếng lá dừa xào xạc và sóng biển rì rào. Vài quán xá đã đóng cửa chỉ còn le lói một ánh đèn. Tôi hỏi thằng con sinh trưởng và lớn lên bên Mỹ nghĩ thế nào về quê hương của Ba Mẹ? Nó nói rằng nó không ngờ rất khác lạ với xứ Mỹ, từ đồng ruộng cho tới núi non, sông biển đều rất đẹp nhất là “người ta” ai ai cũng đều thân thiện, tử tế như trong họ hàng. Ngay cả những người bán đồ ăn cho nó khi lấy thức ăn cho vào đĩa, không có thái độ kẻ mua người bán mà như mẹ hay ngoại múc cơm cho con cháu. Nó hứa khi trở về sẽ tiết kiệm từng đồng, chỉ ăn ở nhà không ngoài tiệm, để năm sau có thể về đây một mình!

Ngang một khách sạn Resort, đèn đuốc sáng choang các cô gái đang sửa soạn khăn ăn, chén đĩa lóng lánh sạch bóng. Sản hơi đói tôi hỏi có bán đồ ăn hay không? Các cô nói có và là Buffet 50 ngàn một người. Khách sạn sạch sẽ, sang trọng mà có hơn 3 đô một phần. Tôi nói chúng tôi ăn hai người. Các cô nói không có bán bây giờ mà là sáng mai!

Trở về phòng, lấy trái cây trong tủ lạnh như chuối Xiêm,

Page 26

ĐƯỜNG RA NHA TRANG

Xe chúng tôi trở về Phan Thiết rồi rẽ mặt vào quốc lộ 1 để đi Nha Trang. Vùng này ít mưa nhất VN nên nhà cửa thưa thớt, quanh nhà trồng nhiều thanh long là một loại xương rồng ít cần nước, có trái màu đỏ, da có vảy như da rồng, ruột trắng ăn dòn ngọt và hơi chua. Loại cây này leo bám rất nhanh, leo đến đâu là đâm rễ ra quấn lấy thân cây nó leo nhiều khi khiến cây kia không sống nổi. Theo những người trồng ở VN cho biết nhánh nào đã ra trái xong thì không bao giờ có trái nữa và nên cắt bỏ để cây đâm nhánh khác. Ở Quận Cam có người cho tôi một chậu thanh long, tôi trồng hai năm nay, cây thì mạnh mẽ xanh tốt leo bám lên tường nhưng không có trái? Chắc là tôi bón lộn phân chăng?

Xe qua thị trấn nhỏ Phan Rí Cửa vẫn là vùng khô cằn đá sỏi, lưa thưa nhà cửa. Đến Vĩnh Hảo một vùng núi cao có con suối mà trước 1975 nổi tiếng về nước suối Vĩnh Hảo. Đến đây con đường xuyên Việt gặp lại biển và ôm vòng theo bờ biển. Nước xanh sóng bạc và những hòn đá tròn từ sườn núi chạy ra tới bờ biển. Đây là bãi biển Cà Ná một địa điểm du lịch mà 10 năm trước khách “ba lô” rất ưa chuộng vì thiên nhiên vắng vẽ nên nhà nước xây khu khách sạn tại đây nhưng hôm nay qua đây trông rất vắng lặng không có khách, không thấy xe cộ, có lẽ vì thiếu màu xanh cây cối hay ngày nay có nhiều địa điểm khác thu hút hơn?

Rời Cà Ná con đường đổ dốc đi sâu vào đất liền, bắt đầu vào phần đất tỉnh Ninh Thuận và đường xe lửa chạy song song với đường xe hơi. Vùng đất này vẫn còn nghèo, đất đai cát trắng, cây cối không cao, một vài xóm nhà họ làm nước mắm, mắm ruốc. Xe qua Phan Rang nhưng đi theo con đường mới phía ngoài, không chạy qua thành phố. Qua đây tôi nhớ đến ông Nguyễn Văn Thiệu, thời cuộc đưa đẩy một thời làm Tổng Thống nay đã ra người thiên cổ. Làng của ông ta là làng Ninh Chữ cửa vào Đầm Nại phía Đông Bắc thành phố Phan Rang. Thị xã Phan Rang tính luôn thị trấn Tháp Chàm lại nhỏ hơn Phan Thiết chỉ có 148 ngàn dân trong khi Phan Thiết 190 ngàn dân. Có lẽ vì là vùng ít mưa nhất ở Việt Nam, đồng bằng quá hẹp vì núi nhô ra gần tới biển. Ruộng lúa chỉ trồng được ở quanh tỉnh lỵ, cây lúa vàng úa chỉ cao độ vài ba tấc chứ không cao lớn xanh mướt như trong Nam.

Video liên quan

Chủ Đề