Vì sao nên không nên tập trung cho tôm, cá ăn và bón phân vào mùa hè?

Để phát triển các loại thức ăn tự nhiên cho cá, cần thiết phải bón phân cho ao hồ. Nhờ bón phân mà hàm lượng muối dinh dưỡng trong đất và nhất là trong nước được bổ sung thêm phong phú. Ta thường sử dụng 2 loại phân bón là phân hữu cơ và phân vô cơ (phân hoá học).

– Phân hữu cơ:

Phân hữu cơ được sử dụng phổ biến, bao gồm phân gia súc (phân chuồng), phân xanh, nước thải sinh hoạt, phân bắc và còn nuôi kết hợp vịt – cá để tận dụng nguồn phân vịt thải trực tiếp xuống ao hồ.

Phân hữu cơ ngoài việc cung cấp đạm, lân cho tảo phát triển, nó còn là nguồn thức ăn trực tiếp cho các động vật phù du và động vật đáy cũng như mùn bã hữư cơ. Do đó thành phần thức ăn tự nhiên trong ao hồ sử dụng phân hữu cơ phong phú.

Vì sao nên không nên tập trung cho tôm, cá ăn và bón phân vào mùa hè?

Những ao mới đào, nhất là ở vùng đất cát khó giữ nước thì phân hữu cơ có tác dụng cải tạo đáy, tạo điều kiện cho vi sinh vật đáy phát triển, hạn chế việc thấm nước ao.

Tuy nhiên, nếu bón quá nhiều phân hữu cơ, vào những ngày oi bức, phân hữu cơ phân giải mạnh làm cho nước ao thiếu oxy. ảnh hưởng đến đời sống của cá.

Phương pháp bón các loại phân hữu cơ cho ao cá như sau:

+ Phân chuồng và cách bón phân chuồng

Chất lượng của phân chuồng phụ thuộc rất nhiều vào con vật nuôi và chất độn chuồng, chẳng hạn phân lợn chất lượng sẽ tốt hơn phân trâu bò. Phân các loài gia cầm tốt hơn phân lợn.

Có 2 cách bón phân chuồng như sau:

Bón lót phân chuồng “xuống đáy ao khi chưa ngập nước bằng cách rải đều phân khắp đáy ao. Lượng phân bón tuỳ theo vùng đất: Ao vừa mới đào bón lót nhiều hơn ao cũ; ao ở vùng đất cát cần bón lót nhiều hơn vùng đất thịt. Có thể bón 10 -15kg/phân/100m2 ao.

Bón bổ sung: Để duy trì lượng thức ăn tự nhiên thông qua giữ màu nước ao, cần bón bổ sung theo chu kỳ 5 – 7 ngày 1 lần. Lượng bón cũng nên từ 10 – 15kg phân/100m2 ao.

Cách bón bổ sung tốt nhất là hoà tan với nước (ví dụ 1     tạ phân lợn tươi hoà với 1m3 nước) rồi té hoặc phun đều khắp mặt ao. Đón theo cách này phân được hoà tan đều vào nước.

+ Bón lá dầm (phân xanh)

Lá dầm là phân xanh được dầm xuống nước ao cho phân huỷ, tạo thành nguồn phân có tác dụng tốt. Có nhiều loại cây có thể dùng làm lá dầm như sau: Dây khoai lang, khoai tây, cúc tần, điền thanh, muống, cốt khí, bèo dâu, v.v… nói chung các loại cây lá dễ phân huỷ.

Chú ý không dùng các loại cây có vị đắng, có chất độc, chất dầu… như lá xoan, thàn mạt, xương rồng, lá han, v.v…

Có 2 cách dùng lá dầm làm phân bón:

Đối với các ao ương cá hương, cá giống, ao có thời gian tháo cạn nước tương đối dài, người ta thường gieo điền thanh hoặc trồng rau lấp xuống dáy ao. Khi cây đã cao thì cắt bỏ từng bó ngâm xuống ao hoặc vùi cây xuống bùn rồi tháo nước vào ao. Sau đó thả cá vào ương nuôi.

Cát thân, lá xanh của các loại cây kể trên rồi bó lại, dầm xuống các góc ao cho rữa nát. Khi bó lá đã phân huỷ thì với thân cây lên. Nên đặt bó lá dầm cách đáy ao 20cm để giúp vi sinh vật phát triển thuận lợi. Sau khi bó lá dầm số lượng, vi khuẩn phát triển rất nhanh, có thể tăng lên 100 lần, tạo điều kiện cho tảo và động vật không xương phát triển.

–  Phân vô cơ

Ngoài việc dùng phân hữu cơ, còn sử dụng phân vô cơ (phân hoá học) để tạo thức ăn tự nhiên trong ao nuôi cá. Có thể sử dụng các loại phân đạm, lân dùng trong nông nghiệp.

Phân hoá học có tác dụng nhanh trong việc gây màu cho ao nuôi cá, làm cho tảo phát triển nhanh chóng, bón phân sau 2-3 ngày là thấy hiệu quả ngay. Nhưng khả năng giữ màu của phân hoá học kém hơn. Mặt khác, phân hoá học cũng dễ thấm theo nước. vì vậy không nên bón xuống ao đáy cát.

Phân vô cơ lại chỉ chứa một số ít nguyên tố, vì vậy tác dụng của từng loại phân vô cơ có tính chất phiến diện. Nếu dùng phối hợp phân vô cơ sẽ khắc phục được nhược điểm này.

Bón phân vô cơ nên bón đều đặn mỗi tuần 2 lần vào ao để bổ sung thường xuyên đạm và lân cho nước ao, sẽ làm hàm lượng hữu cơ trong ao tăng rõ rệt.

Chế độ khí trong ao cũng được cải thiện, rất ít khi hàm lượng O2 xuống thấp dưới 1 mg/lít.

Vào các tháng ấm nhiệt dộ nước 25 – 300C nên sử dụng bón phân vô cơ, đặc biệt lưu ý đến phân đạm để phát triển mạnh loài tảo lục đơn bào (Protcocules) làm thức ăn cho cá và những thủy sinh vật khác.

Đối với các cao ương cá bột, việc bón phân gây màu mát vài ngày sau khi thả cá là cần thiết vì nước lên màu nhanh, nghĩa là tảo phát triển nhanh.

Bón phân hóa học nên theo tỷ lệ N/P =4/1 với lượng 3g/m3 nước cho mỗi lần bón.

Nếu đất chua, cần trung hòa bằng vôi thì phân lân mới có hiệu quả. Không được bón trực tiếp supe photphat vào đất, vì như vậy sẽ bị đất giữ lại, thực vật không hấp thụ được.

Cách bón phân vô cơ là hòa phân vào nước (với tỷ lệ 1 phần phân 20 phần nước) rồi té lên khắp mặt ao.

Trong ao nuôi cá, người thường bòn kết hợp cả phân vô cơ và phân hữu cơ để chùng bổ sung cho nhau những mặt ưu điểm và hạn chế các nhược điểm của mỗi loại. Vì phân hữu cơ có tác dụng giữ màu, còn phân vô cơ dùng để điều chỉnh màu nước (tức là điều chỉnh sự phát triển của tảo). Giữa hai loại phân đã có sự hỗ trợ cần thiết để phát triển thức ăn tự nhiên của cá.

Có thể bón lót theo công thức tính cho diện tích 100m2 ao nuôi cá thịt như sau:

Phân chuồng 10 – 15kg + phân xanh (lá dầm) 10kg + phân vô Cơ 3 – 4kg.

♥♥♥ ⇒⇒ Nếu bạn cần sách KỸ THUẬT NUÔI THỦY SẢN TOÀN TẬP  để vững tin hơn trên con đường chăn nuôi ong của mình thì ấn tải về ngay bên dưới nhé, chúc bạn sớm thành công trên con đường mình đã chọn.

Vì sao nên không nên tập trung cho tôm, cá ăn và bón phân vào mùa hè?

Bà con có thể để lại ý kiến thắc mắc của mình tại đây

Bài 54. Chăm sóc quản lý và phòng trị bệnh cho động vật thuỷ sản ( tôm cá) – Câu 1 trang 148 SGK Công Nghệ 7 . Em hãy trình bày tóm tắt biện pháp chăm sóc tôm ,cá ?

Quảng cáo - Advertisements

Em hãy trình bày tóm tắt biện pháp chăm sóc tôm ,cá ?

Vì sao nên không nên tập trung cho tôm, cá ăn và bón phân vào mùa hè?

Chăm sóc tôm, cá:

– Thời gian cho ăn: vào buổi sáng từ 7-8 giờ.

Quảng cáo - Advertisements

– Cách cho ăn: cần phải cho ăn thức ăn đủ chất dinh dưỡng và đủ lượng theo yêu cầu của từng giai đoạn, của từng loại tôm cá. Cho ăn lượng ít và nhiều lần để tránh lãng phí thức ăn và tránh ô nhiễm môi trường.

* Quản lí:

– Kiểm tra ao nuôi tôm, cá: kiểm tra đăng cống, màu nước, thức ăn…

– Kiểm tra sự tăng trưởng của tôm, cá: kiểm tra chiều dài và kiểm tra khối lượng của tôm, cá

Mùa hè người nuôi tôm cá lại cho thức ăn nhiều hơn mùa đông vì khi vào mùa đông, nhiệt độ giảm dưới khoảng tối ưu, cả tôm và cá đều không đòi hỏi một lượng thức ăn lớn mà chỉ cần đủ để duy trì cơ thể thôi nên tôm sẽ kéo dài thời gian lột xác cũng như cá trở nên chậm lớn. Ngược lại khi mùa hè, nhiệt độ lên cao, sẽ có đủ lượng thức ăn cho tôm và cá, tôm và cá phát triển nhanh và cho năng suất cao hơn.

Hướng dẫn giải bài tập SGK Công Nghệ 7 Bài 54: Chăm sóc, quản lý và phòng, trị bệnh cho động vật thuỷ sản (tôm, cá) có đáp án và lời giải chi tiết, ngắn gọn, dễ hiểu bám sát các yêu cầu nội dung trong sách giáo khoa. Nhằm giúp học sinh tiếp thu bài học và ôn luyện hiệu quả trong học tập.

Trả lời câu hỏi SGK Bài 54 Công Nghệ 7 trang 146, 147, 148

Câu 1 (trang 146 SGK Công nghệ 7):

Nhìn hình 84, em hãy cho biết, để kiểm tra sự tăng trưởng của cá (hoặc tôm) cần phải tiến hành như thế nào?

Vì sao nên không nên tập trung cho tôm, cá ăn và bón phân vào mùa hè?

Trả lời:

- Kiểm tra chiều dài: Lấy thước đo chiều di từ phần đầu đến cuối cùng của đuôi.

- Kiểm tra khối lượng của tôm, cá: Bắt cá và tôm để cân lấy khối lượng.

Câu 2 (trang 147 SGK Công nghệ 7):

 Em cho biết vì sao đối với tôm cá phải dùng thuốc phòng trước mùa thường phát sinh bệnh?

Trả lời:

Vì khi tôm, cá bị bệnh việc chữa trị là rất khó khăn và tốn kém nên ta cần phòng bằng cách cho dùng thuốc trước mùa phát sinh bệnh.

Câu 3 (trang 148 SGK Công nghệ 7):

Từ hình 85, em hãy ghi vào vở bài tập một số loại thuôc, hóa chất thường dùng để phòng và trị bệnh cho tôm, cá vào ba nhóm sau:

- Hóa chất.

- Thuốc tân dược.

- Thuốc thảo mộc.

Trả lời:

- Hóa chất: vôi, thuốc tím.

- Thuốc tân dược: Sulfamit, Ampicilin.

- Thuốc thảo mộc: cây thuốc cá, tỏi, lá xoan.

Giải bài tập SGK Bài 54 Công Nghệ lớp 7

Câu 1 trang 148 SGK Công nghệ 7:

Em hãy trình bày tóm tắt biện pháp chăm sóc tôm, cá?

Lời giải:

– Thời gian cho ăn: Khi trời mát tốt nhất là vào buổi sáng từ 7-8 giờ. Lượng thức ăn và phân bón nên tập trung vào mùa xuân và các tháng từ 8 – 11.

– Cách cho ăn: Cần phải cho ăn thức ăn đủ chất dinh dưỡng và đủ lượng theo yêu cầu của từng giai đoạn, của từng loại tôm cá. Cho ăn lượng ít và nhiều lần để tránh lãng phí thức ăn và tránh ô nhiễm môi trường.

Câu 2 trang 148 SGK Công nghệ 7:

Những công việc của quản lý ao là gì?

Lời giải:

- Kiểm tra ao nuôi tôm cá:

+ Kiểm tra sự tăng trưởng của tôm cá.

+ Kiểm trả đăng, cống vào mùa lũ.

+ Kiểm tra màu nước, thức ăn và hoạt động của cá tôm vào buổi sáng.

+ Xử lý cá nổi đầu và bệnh tôm cá vào buối sáng lúc nhiệt độ lên cao.

- Kiểm tra sự tăng trưởng của tôm cá.

Câu 3 trang 148 SGK Công nghệ 7:

Muốn phòng bệnh cho tôm, cá theo em cần phải có những biện pháp gì?

Lời giải:

Muốn phòng bệnh cho tôm, cá ta có những biện pháp sau:

- Thiết kế ao nuôi hợp lý, có hệ thống cấp, thoát nước tốt.

- Trước khi thả tôm cá cần phải tẩy, dọn ao bằng vôi bột.

- Cho tôm cá ăn đầy đủ để tăng sức đề kháng.

- Thường xuyên kiểm tra môi trường nước và tình hình hoạt động của cá để xử lý kip thời.

- Dùng thuốc phòng chữa mùa tôm, cá dễ mắc bệnh để hạn chế để phòng ngừa bệnh phát sinh.

Câu 4 trang 148 SGK Công nghệ 7:

Em hãy kể tên một số cây cỏ có thể dùng để chữa bệnh cho tôm, cá?

Lời giải:

- Cây thuốc cá: Dùng cây thuốc cá để diệt cá tạp trong ao, đầm nuôi tôm: lấy rễ cây đập giập nát để ra chất nhựa trắng, sau đó đem ngâm nước, lấy nước đó té đều xuống ao, hoặc ngâm xuống ao với liều lượng 3 - 5kg rễ tươi/1.000m2 ao ở mức nước 15-20cm.

- Cây thầu dầu tía: Lá thầu dầu có chất đắng, dùng để chữa bệnh loét mang, đốm đỏ cho cá rất hiệu quả: lấy lá thầu dầu bó thành từng bó ngâm xuống ao với lượng 250-300kg lá thầu dầu/ha ao, với mức nước sâu 1,5-2m.

- Cây tỏi: Tỏi được dùng chữa bệnh đường ruột cho cá nuôi. Khi dùng cần nghiền nát củ tỏi, trộn lẫn với thức ăn tinh cho cá ăn, liều lượng 0,5-1,5kg tỏi, trộn với thức ăn/100kg cá, cho cá ăn liên tục 6 ngày.

Lý thuyết Công Nghệ Bài 54 lớp 7

I. Chăm sóc tôm, cá

1. Thời gian cho ăn

Trong ngày nên cho tôm, cá ăn khi trời còn mát (nhiệt độ từ 20 đến 30oC), buổi sáng từ 7 – 8 giờ.

Lượng thức ăn và phân bón tập trung mùa xuân và các tháng từ 8 – 11.

Mùa hè trời nắng nóng, nhiệt độ tăng nên thức ăn phân bón bị phân huỷ nhanh làm ao bẩn dẫn đến thiếu oxi cho tôm cá, do đó cần giảm lượng thức ăn và phân bón.

2. Cho ăn

Cho ăn đủ dinh dưỡng, đủ lượng theo yêu cầu từng loại và từng giai đoạn.

Cho ăn “lượng ít và nhiều lần” để tránh lãng phí và ô nhiễm môi trường, mỗi loại thức ăn có các cách khác nhau:

- Thức ăn tinh và xinh phải có giàn, máng ăn.

- Phân xanh bó thành từng bó.

- Phân chuồng hoại mục và vô cơ hoà tan trong nước rồi té đều khắp ao.

II. Quản lí

1. Kiểm tra ao nuôi tôm, cá

Công việc

Thời điểm tiến hành

Mục đích

- Kiểm tra đăng, cống

Mùa mưa lũ

Tránh tắc cống nước bẩn tràn vào ao

- Kiểm tra màu nước, thức ăn và hoạt động của tôm, cá

Buổi sáng

Kiểm tra xem cá có bị bệnh gì không

- Xử lí cá nổi đầu và bệnh tôm, cá

Buổi sáng lúc nhiệt độ lên cao

Xem cá bị bệnh gì để xử lí

2. Kiểm tra sự tăng trưởng của cá: Đánh giá tốc độ lớn của chúng và chất lượng của vực nước nuôi.

Vì sao nên không nên tập trung cho tôm, cá ăn và bón phân vào mùa hè?

III. Một số phương pháp phòng và trị bệnh cho tôm, cá

Phòng bệnh được đặt lên hàng đầu.

1. Phòng bệnh

a) Mục đích:

Đánh dấu (x) vào ô xác định những nội dung: Đối với tôm, cá phải dùng thuốc phòng trước mùa thường phát sinh bệnh. Vì:

Hạn chế và phòng ngừa bệnh phát sinh.

Tôm, cá sinh trưởng, phát dục bình thường.

Hiệu quả kinh tế được nâng cao.

b) Biện pháp:

Thường xuyên kiểm tra môi trường nước và tình hình hoạt động của tôm, cá.

Trước khi thả tôm, cá cần phải tẩy, dọn ao để trừ vi sinh vật gây bệnh.

Thiết kế ao nuôi hợp lí, có hệ thống cấp, thoát nước tốt.

Cho tôm, cá ăn phải thực hiện đầy đủ 4 định (định giờ ăn, định số lượng, chất lượng và vị trí cho ăn).

Trộn thuốc phòng ngừa bệnh cho tôm, cá vào thức ăn.

2. Chữa bệnh

a) Mục đích: tiêu diệt các tác nhân bệnh cho tôm, cá, đảm bảo chúng khoẻ mạnh trở lại, sinh trưởng và phát triển bình thường.

b) Một số thuốc thường dùng: thảo mộc hoặc tân dược.

Điền tên một số thuốc phòng và trị bệnh cho tôm, cá:

- Hoá chất gồm: vôi, thuốc tím.

- Thuốc tân dược gồm: sunfamit, ampiolin, …

- Thuốc thảo mộc gồm: cây duốc cá, tỏi.

Vì sao nên không nên tập trung cho tôm, cá ăn và bón phân vào mùa hè?

►► CLICK NGAY vào đường dẫn dưới đây để TẢI VỀ lời giải bài tập SGK Bài 54: Chăm sóc, quản lý và phòng, trị bệnh cho động vật thuỷ sản (tôm, cá) Công nghệ 7, chi tiết, đầy đủ nhất, có file tải pdf hoàn toàn miễn phí.