Vì sao phải tiêm phòng

Tiêm phòng vắc xin là biện pháp đơn giản và hiệu quả để phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm. Đặc biệt việc tiêm vắc xin cho trẻ sẽ giúp ngăn ngừa nguy cơ nhiễm bệnh và giảm nguy cơ đối mặt với các biến chứng nguy hiểm.

1. Tầm quan trọng của tiêm chủng vắc xin

Vắc xin được ra đời vào năm 1796 được coi là thành tựu vĩ đại của y học nhân loại. Bởi nó được coi là vũ khí hữu hiệu giúp phòng ngừa chủ động các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Đồng thời làm giảm tỷ lệ mắc và tử vong ở bệnh nhân.

Đã có khoảng 190 quốc gia đã đưa tiêm chủng vào trong chương trình phổ cập cho người dân. Có đến hơn 80% người được tiêm chủng không bị mắc bệnh. Không những thế tiêm vắc xin cho trẻ còn giúp giảm tỉ lệ tử vong cho trẻ dưới 5 tuổi trên toàn thế giới.

Bản chất của tiêm phòng vắc xin chính là việc sử dụng vắc xin để kích thích cơ thể sinh ra miễn dịch chống lại các tác nhân gây bệnh. Khi vắc xin được đưa vào cơ thể, hệ thống miễn dịch sẽ nhận diện vắc xin như một vật thể lạ và ghi nhớ chúng. Khi tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể, hệ miễn dịch sẽ nhân ra và tạo ra các kháng thể chống lại tác nhân. Do đó, cơ thể không bị mắc bệnh.

Tiêm chủng vắc xin là biện pháp hiệu quả để ngăn ngừa bệnh truyền nhiễm cho trẻ nhỏ

2. Vì sao nên tiêm phòng vắc xin cho trẻ?

Vắc xin là chế phẩm sinh học có tính kháng nguyên được đưa vào cơ thể nhằm tạo ra các miễn dịch đặc hiệu. Và tiêm vắc xin cho trẻ cũng chính là cách đơn giản giúp bảo vệ con trẻ trước các bệnh truyền nhiễm bởi các lý do sau:

+ Trẻ em là đối tượng có hệ thống miễn dịch chưa hoàn chỉnh, sức đề kháng kém nên rất dễ bị nhiễm bệnh.

+ Khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng, ẩm ướt quanh năm tạo môi trường thích hợp để vi khuẩn phát triển và dễ bùng thành bệnh dịch.

Sốt là một trong những biểu hiện thường gặp sau khi tiêm vắc xin

+ Các bệnh truyền nhiễm thường rất dễ lây theo nhiều con đường khác nhau như: lây nhiễm qua đường hô hấp, đường máu, đường tình dục hoặc lây từ mẹ sang con,...

Tiêm phòng vắc xin đầy đủ theo đúng lịch tiêm chủng đã giúp bảo vệ trẻ em khỏi gần 30 bệnh lý nguy hiểm. Trong những năm tháng đầu đời trẻ rất dễ mắc các bệnh truyền nhiễm như thủy đậu, ho gà, sởi, lao,... Chính vì vậy, việc tiêm vắc xin cho trẻ là biện pháp tốt nhất để ngăn ngừa bệnh cũng như hạn chế các biến chứng và giảm nguy cơ tử vong ở trẻ.

3. Những loại vắc xin nên tiêm cho trẻ dưới 1 tuổi

Tiêm vắc xin cho trẻ là biện pháp chủ đồng để phòng ngừa bệnh tối ưu cho trẻ trước những dịch bệnh ngày càng trở nên phức tạp như hiện nay. Trong khoảng thời gian dưới 1 tuổi bé cần được tiêm nhiều loại vắc xin khác nhau. Các mẹ hãy ghi nhớ ngay những mũi tiêm quan trọng dưới đây:

- Vắc xin lao: Loại vắc xin này thường được tiêm cho trẻ trong thời gian từ 24 - 48h sau khi sinh. Chỉ cần tiêm một mũi duy nhất trong đời và không cần phải tiêm nhắc lại. Thường sau khi tiêm khoảng 2 tuần ở chỗ tiêm sẽ xuất hiện vết loét đỏ. Sau đó sẽ tự khỏi và để lại nốt sẹo nhỏ. Đây là dấu hiệu cho thấy miễn dịch phòng lao đã có trong cơ thể của trẻ nên bố mẹ không nên quá lo lắng.

- Vắc xin viêm gan B: Loại vắc xin này cũng được tiêm cho bé trong vòng 24 giờ sau sinh. Thông thường tiêm vắc xin viêm gan B sẽ có 3 mũi và sau đó được tiêm nhắc lại.

Vắc xin viêm gan B thường được tiêm ngay sau khi sinh 24 giờ

- Vắc xin tiêu chảy Rota: Đây là loại vắc xin được chỉ định để ngừa bệnh tiêu chảy do virus Rota gây ra. Thông thường trẻ dễ bị nhiễm bệnh từ 06 tháng đến 02 tuổi. Vắc xin này được bào chế dùng để uống. Nên đưa trẻ đi nhỏ thuốc vào thời điểm 6 tuần tuổi và 1 tháng sau sẽ tiến hành uống liều thứ 2.

- Vắc xin bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, Hib giúp ngăn ngừa 05 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm thường gặp ở trẻ nhỏ.

Ngoài những loại vắc xin kể trên, phụ huynh nên tuân theo chương trình tiêm chủng mở rộng áp dụng cho trẻ từ sơ sinh đến 5 tuổi. Việc chấp hành tiêm phòng đầy đủ sẽ giúp bé khỏe mạnh, tránh xa các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trong những năm tháng đầu đời.

4. Những lưu ý khi tiêm phòng vắc xin cho trẻ

Tiêm chủng là cách tốt nhất để bảo vệ bé luôn khỏe mạnh. Tuy nhiên, cha mẹ cũng cần lưu ý những điểm sau khi đưa bé đi tiêm:

- Trẻ nhỏ cần được đưa đến chỗ tiêm trước 30 phút, không nên cho trẻ bú hoặc ăn quá no hoặc bị đói. Bởi khi bị đói trẻ rất dễ bị hạ đường huyết sau tiêm.

- Trước khi tiêm, cha mẹ nên trao đổi riêng với bác sĩ nếu trong trường hợp trẻ bị dị ứng với thuốc hoặc có tiền sử bệnh tật, đang mắc các bệnh cấp tính như sốt, viêm phổi,...

- Nên mặc cho bé những trang phục đơn giản, dễ thao tác khi tiêm. Và nên mang theo đầy đủ hồ sơ cũng như sổ tiêm chủng của bé.

- Sau khi tiêm nên ở lại 30 phút để theo dõi trước khi về nhà. Nếu thấy bé có những biểu hiện bất thường thì nên báo ngay với bác sĩ để được xử lý kịp thời các tình huống sốc phản vệ.

Các bậc phụ huynh nên theo dõi bé kỹ càng sau khi tiêm

- Khi về nhà nên theo dõi bé trong 24 giờ tiếp theo như: tình trạng ăn uống, bé có bị sốt hay đi ngoài, có quấy khóc,...

- Trong trường hợp trẻ sốt nhẹ nên đắp khăn làm mát và chỉ sử dụng thuốc hạ sốt khi sốt trên 38 độ.

- Không nên tiêm hai loại vắc xin sống trong thời gian gần nhau. Việc tiêm chủng nên tuân theo chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa.

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC cũng là một trong những địa chỉ tiêm vắc xin cho trẻ được nhiều phụ huynh lựa chọn. Tại đây cung cấp đa dạng các loại vắc xin phòng bệnh khác nhau. Không những thế với quy trình bảo quản khoa học, hiện đại đảm bảo an toàn cho chất lượng vắc xin.

Các loại vắc xin của bệnh viện đều được nhập khẩu, nguồn gốc rõ ràng. Cam kết đem lại sự hài lòng cho khách hàng về chất lượng dịch vụ khi thăm khám và tiêm chủng tại đây. Ngoài ra, bệnh viện còn đầu tư hệ thống máy móc xét nghiệm hiện đại hàng đầu đảm bảo cho kết quả chẩn đoán chính xác. Chi tiết xin liên hệ qua hotline 1900 56 56 56 để nhận được tư vấn cụ thể.

Bạn vẫn cần phải tiêm chủng cho con. Mặc dù những bệnh này có thể đã được xóa sổ ở quốc gia hay khu vực bạn đang sinh sống, nhưng chúng ta đang sống ở một thế giới ngày càng kết nối nhiều hơn, điều này nghĩa là dịch bệnh có thể lan từ nơi này sang nơi khác.

Miễn dịch cộng đồng là gì?

Nếu trong cộng đồng bạn sinh sống  có đủ số người được tiêm chủng một bệnh nào đó, thì cộng đồng đó có thể đạt tới mức độ miễn dịch cộng đồng. Khi cộng đồng được miễn dịch, dịch bệnh không thể dễ dàng lây lan từ người này sang người khác vì phần lớn mọi người đã được miễn dịch. Miễn dịch cộng đồng tạo ra một tầng bảo vệ chống lại bệnh cho cả những người chưa được tiêm chủng, như trẻ sơ sinh.

Miễn dịch cộng đồng có thể phòng ngừa, ngăn chặn bùng phát và lây lan dịch bệnh. Bệnh ngày càng hiếm xảy ra và thậm chí có thể hoàn toàn biết mất không còn tồn tại trong cộng đồng.

Vắc-xin có thể khiến con của tôi bị ốm không?

Vắc-xin cực kỳ an toàn, những tác dụng phụ nghiêm trọng của vắc-xin rất hiếm. Hầu hết các triệu chứng ốm mệt hay khó chịu sau khi tiêm vắc-xin rất nhẹ và tạm thời, ví dụ như hơi đau nhức ở nốt tiêm hoặc sốt nhẹ. Những triệu chứng này có thể được kiểm soát bằng việc dùng thuốc giảm đau do bác sỹ kê, hoặc đắp khăn lạnh lên nốt tiêm. Nếu cha mẹ cảm thấy lo lắng, cha mẹ cần phải hỏi bác sỹ hoặc nhân viên y tế. Rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng không có bằng chứng nào cho thấy sự liên quan giữa vắc-xin và bệnh tự kỷ.

Vắc-xin có thể phòng ngừa những bệnh gì?

Vắc-xin bảo vệ con bạn khỏi những bệnh nguy hiểm như bại liệt – căn bệnh có thể gây liệt; bệnh sởi – căn bệnh có thể gây viêm não và mù; và bệnh uốn ván – có thể gây co cứng cơ kèm theo đau và khó nhai, khó bú [ở trẻ sơ sinh] và khó thở. Hãy tìm hiểu thêm về danh sách các vắc-xin phổ biến và những bệnh mà vắc-xin có thể phòng ngừa tại đây 

Tôi có thể trì hoãn, không đưa con đi tiêm chủng theo lịch tiêm chủng không?

Một trong những cách hiệu quả nhất để bảo vệ con bạn là tuân thủ theo lịch tiêm chủng ở quốc gia mà bạn sinh sống. Nếu bạn trì hoãn và chậm không đưa con đi tiêm vắc-xin, bạn sẽ làm tăng thêm nguy cơ mắc bệnh cho con mình.

Tôi có thể để con tôi bị thủy đậu mà không cần đi tiêm vắc-xin?

Mặc dù thủy đậu là một bệnh nhẹ, nhiều bậc cha mẹ có thể vẫn còn nhớ bệnh này từ hồi họ còn nhỏ [vắc-xin thủy đậu lần đầu tiên được giới thiệu năm 1995], nhưng một số trẻ em vẫn có thể gặp phải biến chứng nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong hoặc khuyết tật vĩnh viễn. Vắc-xin giúp xóa bỏ nguy cơ biến chứng từ bệnh thủy đậu, và phòng tránh trẻ mắc thủy đậu lây sang anh chị em ruột, bạn bè hoặc bạn cùng lớp.

Lịch tiêm chủng hợp lý được khuyến cáo cho trẻ em như thế nào?

Lịch tiêm chủng của mỗi quốc gia khác nhau, phụ thuộc vào loại bệnh nào là phổ biến nhất. Bạn có thể tìm hiểu tổng quan về các vắc-xin được khuyến cáo và ngày tiêm chủng từ trung tâm y tế ở địa phương, bác sỹ hoặc Bộ Y tế ở quốc gia bạn sinh sống.

Tiêm phòng cho trẻ là hình thức đưa vacxin vào cơ thể, giúp cơ thể sản sinh ra kháng nguyên chống lại bệnh đó. Hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ tạo ra một cuộc tấn công các loại virus này nhằm kích thích cơ thể sản sinh ra các loại kháng thể. Các kháng thể sẽ duy trì hoạt động trong cơ thể trẻ, sẵn sàng chống lại các loại virus, vi khuẩn được tiêm trong vacxin.
 

Tiêm phòng cho trẻ là biện pháp phòng tránh các bệnh nguy hiểm, làm giảm tỉ lệ tử vong ở trẻ. Việc tiêm phòng cho trẻ cần được thực hiện càng sớm càng tốt, trong hai năm đầu đời. Vì thế, cha mẹ cần đưa con đi tiêm phòng đầy đủ và đúng lịch để ngăn ngừa tình trạng mắc các bệnh như: sởi, viêm màng não, bại liệt…

Các bệnh được tiêm ngừa vacxin ?

Hiện nay có các bệnh được ngừa cho trẻ ở nước ta theo lịch chủng ngừa bắt buộc và miễn phí, đó là: lao, bại liệt, bạch hầu, uốn ván, ho gà, sởi. Các loại vacxin chủng ngừa đều có lịch tiêm và thời gian tiêm nhất định để đảm bảo tính hiệu lực. Trong số các vacxin trên, 2 vacxin được chỉ định tiêm bắt buộc cho trẻ sơ sinh là tiêm vacxin viêm gan virus B trong vòng 24 giờ đầu sau sinh và vắc xin lao - tiêm một lần cho trẻ trong vòng một tháng đầu sau sinh.

Ngoài ra hiện nay có rất nhiều bệnh đã có vacxin phòng bệnh nhưng chưa có trong chương trình tiêm chủng quốc gia như: thủy đậu, viêm não, viêm phổi, tiêu chảy do Rotavirut, cúm…. Khách hàng có thể đến các cơ sở y tế có tiêm vacxin để được tiêm phòng nhiều bệnh hơn.

Mục đích của việc tiêm ngừa vacxin và tiêm ngừa vacxin mang lại những lợi ích gì ?

Mục đích của việc tiêm phòng vacxin là để bảo vệ sức khỏe của trẻ, giúp trẻ chống lại nhiều loại bệnh nguy hiểm khác nhau. 
Vacxin là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất để bảo vệ cho người tiêm không mắc bệnh và tránh xảy ra các vụ dịch lớn ảnh hưởng đến sức khoẻ và tính mạng người dân. Vacxin phòng được bệnh cho những người có thể mắc bệnh và bảo vệ cho những người tiếp xúc với người chưa được tiêm vắc xin. 

Tiêm phòng vacxin là phương án hiệu quả làm giảm nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm thường gặp ở trẻ nhỏ như: bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan B, viêm màng não mủ do Hib, sởi, quai bị, lao, viêm não Nhật Bản, rubella, tả và thương hàn.
Tiêm phòng vacxin giúp trẻ giảm thiểu những rủi ro về tử vong, biến chứng, di chứng so với nhóm không tiêm phòng. Vacxin không chỉ bảo vệ cho một cá nhân cụ thể mà cho cả cộng đồng. Đó là lý do tại sao vacxin lại có vai trò quan trọng đối với sức khỏe cộng đồng trong việc ngăn ngừa bệnh tật. Giảm chi phí khám chữa bệnh tật trong suốt thời gian dài trong đời vì đã được chủng ngừa.

Tại sao chúng ta phải tiêm ngừa đầy đủ và đúng lịch ?

Việc tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch không chỉ làm giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử vong, trẻ em phát triển khỏe mạnh thể chất và trí não, mà còn còn giúp số ngày ốm và nhập viện, giảm chi phí chăm sóc y tế, giảm tình trạng tàn phế hay mất khả năng lao động do bệnh tật gây nên đặc biệt giảm thời gian và công sức của phụ nữ do không phải chăm sóc trẻ bị bệnh, góp phần nâng cao sức khỏe của phụ nữ. 

Đối tượng không được tiêm vacxin ?

  • Với trẻ sơ sinh, chống chỉ định tiêm chủng hoặc tạm hoãn tiêm chủng khi trẻ có những biểu hiện sau:
  • Sốt trên hoặc bằng 37,5 độ C/ hạ thân nhiệt dưới hoặc bằng 35,5 độ C.
  • Nghe tim bất thường
  • Tri giác bất thường [ly bì hoặc kích thích, bú kém,…]
  • Cân nặng dưới 2000g và có các chống chỉ định khác.

Với trẻ em, chống chỉ định tiêm chủng hoặc hoãn tiêm chủng khi trẻ có những biểu hiện sau:

  • Sốc, phản ứng nặng sau lần tiêm chủng trước.
  • Đang mắc bệnh cấp tính hoặc bệnh mãn tính tiến triển.
  • Đang hoặc mới kết thúc liều điều trị corticoid/gammaglobulin.
  • Sốt trên hoặc bằng 37,5 độ C/ hạ thân nhiệt dưới hoặc bằng 35,5 độ C; nghe tim bất thường.
  • Nhịp thở nghe phổi bất thường.
  • Tri giác bất thường và các chống chỉ định khác.

CNĐD Nguyễn Thị Thúy Hoài - Khoa Nhi, Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long

Hiện tại, Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long đang triển khai dịch vụ tiêm ngừa với: 

  • Đội ngũ bác sĩ chuyên nghiệp, nhiệt tình tư vấn. 
  • Vaccin có nguồn gốc rõ ràng, chất lượng, an toàn
  • Khu khám dành riêng cho trẻ lành mạnh, hạn chế các nguy cơ nhiễm bệnh từ các bệnh nhân khác.
  • Tuân thủ theo dõi, chăm sóc và xử lý phản ứng sau tiêm ngừa của bộ y tế.
  • Được tư vấn chế độ dinh dưỡng khoa học.
  • Dịch vụ chất lượng cao, đầy đủ tiện ích...

Đặc biệt, từ ngày 13/05/2019 đến ngày 30/06/2019 sẽ được giảm giá 5% cho một số loại vaccin. Số lượng giảm giá có hạn.
Quý khách có nhu cầu, vui lòng liên hệ: Ms.Quyên 0399369812 để biết thêm thông tin và nhận ưu đãi.

Video liên quan

Chủ Đề