Vì sao phải xây dựng nền nông nghiệp sinh thái

  • Giới thiệu
  • Quy định
  • Liên hệ
  • Enews - đọc và suy ngẫm
  • English
  • Bản tin
    AGU
  • Phóng sự
    Ảnh
  • Khoa học
    với AGU
  • Câu chuyện
    AGU
  • Góc
    nhìn
  • Tản
    mạn
  • Gương mặt
    AGU
  • SV với
    Câu lạc bộ
  • eNews và
    Bạn đọc
  • Lướt web
    cùng SV
  • Tìm kiếm...
  • Bản tin AGU
  • Phóng sự Ảnh
  • Khoa học với AGU
  • Câu chuyện AGU
  • Góc nhìn
  • Tản mạn
  • Gương mặt AGU
  • SV với Câu lạc bộ
  • eNews và Bạn đọc
  • Lướt web cùng SV
  • Tìm kiếm...
  • Trang chủ
  • Khoa học với AGU
  • Hướng tới nền nông nghiệp sinh thái bền vững

Hướng tới nền nông nghiệp sinh thái bền vững

  • In bài này
  • Gửi Email bài này
Ngày đăng: 08 Tháng 5 2012

Hướng đến một nền nông nghiệp bền vững là mục tiêu của mỗi quốc gia, nhất là tại những nước đang phát triển, nơi mà nông nghiệp là một ngành kinh tế mũi nhọn. Tại Việt Nam có rất nhiều mô hình nông nghiệp bền vững được áp dụng như: nền nông nghiệp sinh thái, nền nông nghiệp hữu cơ, nền nông nghiệp lập thể,... Bài viết dưới đây xin giới thiệu về một mô hình nông nghiệp phổ biến ở cả đồng bằng lẫn miền núi cao, đó là nông nghiệp sinh thái.

1. GIỚI THIỆU

Nền nông nghiệp nước ta cũng đang đứng trước nhiều thách thức không nhỏ như: vấn đề ô nhiễm môi trường, đất đai bị bạc màu, suy giảm đa dạng sinh học, bùng phát sâu bệnh, Do đó, những nhà sản xuất nông nghiệp đã cố gắng tìm ra một nền nông nghiệp mới có thể đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế xã hội một cách bền vững mà không làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái và sức khỏe, cuộc sống của con người. Đặc biệt nền nông nghiệp này phải được phát triển bền vững và nền nông nghiệp sinh thái đã đáp ứng được nhu cầu đó.

2. KHÁI NIỆM

Nền nông nghiệp sinh thái là nền nông nghiệp kết hợp hài hòa những cái ưu điểm, tích cực của hai nền nông nghiệp: nông nghiệp hóa học và nông nghiệp hữu cơ một cách hợp lý và có chọn lọc nhằm: thỏa mãn nhu cầu hiện tại nhưng không gây hại đến các nhu cầu của các thế hệ tương lai [nông nghiệp bền vững]; thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng của con người về sản phẩm nông nghiệp, nghĩa là phải đạt năng suất cao, phẩm chất nông sản tốt với mức đầu tư vật chất ít và hiệu quả kinh tế cao. [Lê Văn Khoa, 1999]

3. NỘI DUNG NỀN NÔNG NGHIỆP SINH THÁI [Theo Lê Văn Khoa. 1999. Nông nghiệp & môi trường]

Nguyên tắc nền nông nghiệp sinh thái

Nền nông nghiệp sinh thái phải tuân thủ các nguyên tắc:

- Không phá hoại môi trường;

- Đảm bảo năng suất ổn định;

- Đảm bảo khả năng thực thi, ít phụ thuộc vào bên ngoài;

- Ít lệ thuộc vào hàng nhập ngoại.

Nội dung nền nông nghiệp sinh thái

Trong canh tác nông nghiệp sinh thái cần phải đảm bảo các nội dung cơ bản sau:

- Tính đa dạng sinh học: Trong nền nông nghiệp truyền thống, mô hình canh tác độc canh đã làm hệ sinh thái mất cân bằng và các qui luật sinh thái bị thay đổi, nên rất dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố của môi trường. Vì vậy, tính đa dạng sinh học trong nền nông nghiệp sinh thái ở đây là phải đảm bảo các qui luật sinh thái tự nhiên và môi trường sinh thái phải được cân bằng. Thực hiện đa dạng sinh học cũng là thực hiện đa dạng hóa những nguồn thu nhập, giảm nguy cơ mất mùa toàn bộ. Chúng ta cần phải: trồng nhiều giống cây trồng, vật nuôi khác nhau; thực hiện luân canh, xen canh; lai tạo giống mới để có năng suất cao hơn; canh tác theo phương thức nông lâm kết hợp; bảo tồn và giữ gìn các giống vật nuôi khác loài [cá, ong, gia súc.]

- Nuôi dưỡng đất cho đất sống: Đất được xem là một vật thể sống. Đất sống là loại đất có nhiều chất dinh dưỡng, có độ màu mỡ cao và đặc biệt trong đất có chứa nhiều sinh vật sống. Hoạt động của những sinh vật này ở trong đất sẽ là yếu tố có tính chất quyết định cho sức khỏe và độ phì nhiêu của đất. Vì vậy, chúng ta phải tạo những điều kiện thuận lợi để các sinh vật đất phát triển. Muốn nuôi dưỡng đất chúng ta cần: thường xuyên bón phân hữu cơ; che phủ mặt đất để chống xói mòn, rửa trôi; tìm các biện pháp để khử các yếu tố gây hại cho đất.

- Đảm bảo tái sinh vật chất: Trong đất nông nghiệp, hầu như tất cả sản lượng sinh khối bị lấy đi khỏi đất do thu hoạch mà không có gì trả lại cho đất hoặc có rất ít, hoặc do bón phân hóa học sẽ làm cạn kiệt dần độ phì nhiêu của đất. Từ đó, trong sản xuất nông nghiệp, chu trình tái sinh này bị rối loạn và đã nảy sinh nhiều vấn đề. Thực hiện tái sinh vật chất là tạo ra mối quan hệ đúng đắn giữa các thành phần và tác nhân của hệ sinh thái nông nghiệp. VD: rơm rạ sẽ được cày vùi lại trong đất để làm phân hữu cơ thay vì bị đốt, các loại cây khác [ngô, đậu,] sau khi thu hoạch sẽ được phơi khô để che phủ mặt đất chống xói mòn đất và làm phân hữu cơ khi bị mục.

- Cấu trúc nhiều tầng: Cơ cấu cây trồng trong nền nông nghiệp sinh thái chủ yếu là trải dài theo bề ngang, nên có nhiều hạn chế. Do đó cần thực hiện gieo trồng theo phương thức nông lâm kết hợp, trồng xen, trồng gối.. để có thể khai thác khoảng không hiệu quả hơn.

4. MỘT SỐ MÔ HÌNH VÀ HIỆU QUẢ NỀN NÔNG NGHIỆP SINH THÁI

Hiện nay, ở Việt Nam đã xuất hiện nhiều mô hình nông nghiệp sinh thái như: mô hình Vườn - Ao - Chuồng, Vườn - Ao - Chuồng - Rừng; mô hình Nông - Lâm - Đồng cỏ, Nông - Lâm kết hợp; Rừng - Ruộng bậc thang... Sau đây xin giới thiệu một số mô hình tiêu biểu:

4.1. Mô hình Vườn Ao Chuồng [VAC]

- Theo nghĩa rộng, VAC là một hệ thống sản xuất kết hợp giữa ba bộ phận trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản. Trong đó sản phẩm hay phế phẩm của bộ phận này có thể dùng để tạo nên sản phẩm của bộ phận khác có giá trị cao hơn và trong hệ thống này không có phế liệu nào cả.

- Theo nghĩa hẹp, nó là một hệ thống sản xuất kết hợp gồm vườn, ao, chuồng của một hộ gia đình. Trong đó thứ phẩm của đơn vị này được dùng để tạo ra sản phẩm của đơn vị khác.

* Ưu điểm của hệ thống

- Kết hợp sử dụng một cách triệt để dòng dinh dưỡng vật chất đầu vào và đầu ra của từng phân hệ theo một chu trình khép kín để tạo nên đầu ra lớn hơn trên toàn hệ thống, nhưng không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái.

- Vườn: cây trồng vừa có thể cung cấp thức ăn cho chuồng [chăn nuôi] và ao cá vừa cung cấp rau quả cho nông hộ

- Ao: Cung cấp nước tưới cho vườn và thức ăn cho chăn nuôi đồng thời cung cấp các giá trị dinh dưỡng cao, cải thiện đời sống cho nông hộ

- Chuồng: vừa cung cấp phân bón cho trồng trọt [vườn] và thức ăn cho cá [ao]

Nhiều địa phương đã áp dụng thành công mô hình này là huyện Châu Thành và Tân Châu của tỉnh An Giang điển hình là hệ canh tác VAC của nông dân Nguyễn Đa ở huyện Tân Châu đã đem lại lợi nhuận khá cao mỗi năm khi áp dụng mô hình trên [Nguyễn Trần Nhẫn Tánh, 2003].

4.2. Mô hình ruộng lúa bờ hoa

Mô hình ruộng lúa bờ hoa là cách nói của nông dân Nam bộ khi đề cập đến chương trình Công nghệ sinh thái được UBND tỉnh An Giang và Viện Nghiên cứu lúa quốc tế [IRRI] tổ chức chuyển giao kỹ thuật.

Công nghệ sinh thái là chương trình trồng hoa quanh ruộng lúa và chương trình đã qua thử nghiệm tại An Giang, Tiền Giang trong năm 2010 và vụ đông xuân năm 2011 vừa qua. Theo đó, việc chọn các giống hoa dại phù hợp trồng quanh ruộng lúa để dẫn dụ thiên địch có khả năng tiêu diệt rầy nâu và các côn trùng gây hại khác là rất quan trọng. Một số loài hoa thường được trồng hiện nay là: Xuyến chi, Cúc mặt trời, Cúc cánh giấy, Sao nhái, Mè, đay, các cây họ đậu,

Theo các nhà khoa học, hoa gồm có 2 phần: mật và phấn hoa. Các loài côn trùng thích ăn mật hoa và phấn hoa vì có nhiều chất đường, protein... Đặc biệt, cây trồng ra hoa màu trắng và màu vàng có nhiều phấn sẽ càng thu hút nhiều thiên địch. Chúng sẽ đến hút mật, đẻ trứng và tấn công các loài sâu hại nên nông dân không phải sử dụng thuốc trừ sâu.

Vụ hè thu năm 2011 vừa qua, An Giang đã chọn 4 huyện để hỗ trợ thực hiện mô hình ứng dụng công nghệ sinh thái ruộng lúa bờ hoa gồm các xã: An Hòa [Châu Thành], Khánh Hòa [Châu Phú], Định Thành [Thoại Sơn] và Tân Tuyến [Tri Tôn]. Kết quả là việc trồng xen các loại hoa để xua đuổi côn trùng đã hạn chế rất nhiều sâu bệnh trên ruộng lúa, đồng thời đạt hiệu quả kinh tế cao do giảm chi phí thuốc bảo vệ thực vật, góp phần bảo vệ môi trường, sức khoẻ con người [Theo Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 2011].

4.3. Hệ thống canh tác nông - lâm bền vững trên đất dốc

Đây là hệ thống canh tác kết hợp lĩnh vực nông nghiệp và lâm nghiệp một cách khoa học, có sự hỗ trợ với nhau, nhằm khai thác tốt các tiềm năng phát triển của vùng đất dốc trên núi: Nông - Lâm - Đồng cỏ, Nông - Lâm kết hợp; Rừng - Ruộng bậc thang,

Xin giới thiệu mô hình nông lâm kết hợp

- Nông lâm kết hợp là một hệ thống quản lý đất đai trong đó các sản phẩm của rừng và trồng trọt được sản xuất cùng lúc hay kế tiếp nhau trên các diện tích đất thích hợp để tạo ra các lợi ích kinh tế, xã hội và sinh thái cho cộng đồng dân cư tại địa phương [PCARRD, 1979].

* Ưu điểm của mô hình nông lâm kết hợp

  • Tăng được sản phẩm cần dùng hàng ngày, đồ dùng, củi đun, thức ăn, sinh tố...
  • Tạo thêm việc làm, tận dụng được mọi nguồn lao động ở nông thôn.
  • Tăng cường tiếp cận với kỹ thuật, thị trường, nâng cao trình độ hiểu biết của người dân.
  • Tận dụng nguồn năng lượng mặt trời và đất đai, nâng cao được sinh khối trên đơn vị diện tích.
  • Giữ gìn được cân bằng sinh thái đảm bảo cho sự phát triển ổn định lâu bền.

Mô hình nông lâm kết hợp được áp dụng khá hiệu quả tại An Giang, tiêu biểu là ở huyện Tri Tôn, huyện Thoại Sơn [Các huyện này đã triển khai mô hình Rừng - Vườn - Ao - Chuồng]. Đặc biệt trong giai đoạn tới, huyện Tri Tôn sẽ phát triển thêm một số mô hình đang trong giai đoạn thử nghiệm: Trồng cây thảo dược dưới tán cây rừng; nuôi heo rừng kết hợp với trồng rừng [Theo Sở KH & CN An Giang, 2011]

5. KẾT LUẬN

· Nền nông nghiệp sinh thái học kết hợp một cách hài hòa và phù hợp giữa 2 nền nông nghiệp: nông nghiệp hóa học và nền nông nghiệp sinh học. Bằng các tiến bộ khoa học, sinh thái học phải làm cho năng suất sinh học của các hệ sinh thái không ngừng được nâng cao mà hệ sinh thái này vẫn bền vững để tiếp tục sản xuất.

· Nền nông nghiệp sinh thái học không loại trừ việc sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu, chọn giống nhân tạo,. Mà là sử dụng hợp lý, tiếp tục phát huy nông nghiệp truyền thống, tránh những giải pháp công nghệ đem đến sự hủy hoại môi trường.

· Xuất phát điểm: vật nuôi, cây trồng, con người đều tồn tại và phát triển theo những quy luật sinh học. Không được biến vật nuôi, cây trồng thành cái máy sống, dựa vào các điều kiện nhân tạo, làm sao để các sản phẩm sản xuất giống như chúng được sản xuất từ các hệ sinh thái tự nhiên.

Tài liệu tham khảo

Bùi Thanh Thinh. 28/02/2011. Hội thảo mô hình nông nghiệp sinh thái. [ trực tuyến từ ]: //www.longan.gov.vn/chinhquyen/hthoa/Pages/Hoi-thao-mo-hinh-nong-nghiep-sinh-thai.aspx [đọc ngày 18/02/2012].

Dương Quảng Châu. 2011. Mô hình Khe Soong, Sơn Kim1, Hương Sơn, Hà Tĩnh. Nông nghiệp sinh thái và phát triển bền vững nông thôn miền núi.

Hệ thống canh tác nông lâm kết hợp. [Trực tuyến]. Đọc từ website báo điện tử Đại học An Giang: //enews.agu.edu.vn/index.php?act=VIEW&a=11579

Hỗ trợ phát triển phương thức tiếp cận nông nghiệp sinh thái ở vùng trung du và miền núi phía Bắc Việt Nam //www.ambafrance-vn.org/article.php3?id_article=1875

Lê Văn Khoa [chủ biên], Nguyễn Đức Lương, Nguyễn Thế Truyền, 1999. Nông nghiệp & môi trường. Nhà xuất bản Giáo dục.

Nguồn tri thức và kinh nghiệm từ phát triển mô h́nh của Già Vi Văn Nhất, già làng ṇồng cốt dân tộc Thái, tại bản Na Sái, xã Hạnh Dịch, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An.

Nguyễn Thị Tươi. 2011. Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn nước tại mô hình Nông nghiệp sinh thái Khe Soong- Hương Sơn- Hà Tĩnh.

TS. Đinh Phi Hổ, TS. Lê Ngọc Uyển, Ths.- Lê Thị Thanh Tùng. 2009.Kinh tế phát triển: Lý thuyết và thực tiễn.Nhà xuất bản Thống Kê. Hà Nội.

TS. Lê Văn Hưng Vụ KHCN, Bộ NN & PTNT. Lịch sử ra đời và phát triển của Nông nghiệp hữu cơ [ trực tuyến ] nguồn: //ecomart.vn/Home/TTDetails.aspx?id=74. [Đọc ngày 16/2/2012 ].

VTC 16. Phim tài liệu tiếng Việt "Kỹ thuật canh tác đất dốc bền vững" [Trực tuyến từ]: //www.adam-project-vietnam.net/vi/tai_li_u_tham_kh_o/nong_nghi_p_sinh_thai. [Đọc ngày 17/02/2012].

Xuân Thống. 2009. Nông dân Quế Phong: Nhiều mô hình kinh tế hiệu quả [trực tuyến] nguồn: //congannghean.vn/NewsDetails.aspx?NewsID=2437 [Đọc ngày 17/02/2012].

  • Canh tác trên đất dốc [Nguồn: webng.com]
  • Mô hình vườn ao chuồng đem lại thu nhập cao cho nhiều nông dân [Nguồn: hangviet.vtv.vn]

Ngô Hoàng Giang - Phạm Minh Vương [DH10PN]

Cập nhật lần cuối: 08 Tháng 5 2012Lượt xem: 22650
  • Trang trước
  • Trang sau

Viết lời bình

  • Họ và tên [*]:
  • Email:
Vui lòng gõ văn bản trong hình vào ô bên dưới Chọn mã số khác
Gửi lời bình Theo dõi
  • Chưa có lời bình cho bài viết này.

Stickies

Yêu thích

Bài viết dự thi

  • Kể chuyện học tập
  • Mùa xuân tình yêu
  • Cuộc sống muôn màu
  • Ơn Thầy
  • Áo xanh tình nguyện
  • Thư viện của tôi

Liên kết nội bộ

  • Đại học An Giang
  • Thư viện
  • Thư điện tử

Lượt truy cập

Từ ngày 09/09/2016
Hôm nay82
Hôm qua94
Tuần này553

Video liên quan

Chủ Đề