Vì sao quảng bình thời kỳ kim khí đời sống vật chất của người dân được cải thiện rõ rệt

Vì sao quảng bình thời kỳ kim khí đời sống vật chất của người dân được cải thiện rõ rệt

13 giờ trước

Mục lục

  • 1 Địa lý
    • 1.1 Vị trí địa lý
      • 1.1.1 Các điểm cực của tỉnh Quảng Bình:
    • 1.2 Địa hình
    • 1.3 Khí hậu
    • 1.4 Sông ngòi
    • 1.5 Đất đai
    • 1.6 Hệ động, thực vật
    • 1.7 Biển, đảo
    • 1.8 Thủy văn
    • 1.9 Khoáng sản
  • 2 Hành chính
  • 3 Lịch sử
  • 4 Kinh tế - xã hội
  • 5 Giáo dục
  • 6 Dân cư
  • 7 Văn hóa
    • 7.1 Danh lam thắng cảnh
    • 7.2 Di tích lịch sử
  • 8 Du lịch
  • 9 Giao thông
  • 10 Danh nhân
  • 11 Hình ảnh
  • 12 Chú thích
  • 13 Liên kết ngoài

Địa lýSửa đổi

Vị trí địa lýSửa đổi

Tỉnh Quảng Bình nằm trải dài từ 16°55’ đến 18°05’ vĩ Bắc và từ 105°37’ đến 107°00’ kinh Đông, cách thủ đô Hà Nội 500km về phía Bắc, cách thành phố Đà Nẵng 267km về phía Nam theo đường Quốc lộ 1A. Có vị trí địa lý:

  • Phía bắc giáp tỉnh Hà Tĩnh
  • Phía nam giáp tỉnh Quảng Trị
  • Phía tây giáp tỉnh Khammuane, tỉnh Savannakhet, Lào với đường biên giới 201,87km
  • Phía đông giáp Biển Đông.

Các điểm cực của tỉnh Quảng Bình:Sửa đổi

  • Điểm cực bắc tại: khu vực rừng phòng hộ Hương Hóa, xã Hương Hóa, huyện Tuyên Hóa.
  • Điểm cực đông tại: thôn Tây Thôn, xã Ngư Thủy Nam, huyện Lệ Thủy.
  • Điểm cực tây tại: xã Trọng Hóa, huyện Minh Hóa.
  • Điểm cực nam tại: xã Kim Thủy, huyện Lệ Thủy.

Tỉnh Quảng Bình có diện tích 8.065,3km², dân số năm 2019 là 895.430 người[1], mật độ dân số đạt 110 người/km².

Tỉnh lỵ của Quảng Bình là thành phố Đồng Hới. Tỉnh nằm ở nơi hẹp nhất theo chiều đông - tây của Việt Nam [50 km theo đường ngắn nhất tính từ biên giới Lào ra biển Đông].[3] Tỉnh Quảng Bình giáp Hà Tĩnh về phía bắc với dãy Hoành Sơn là ranh giới tự nhiên; giáp Quảng Trị về phía nam; giáp Biển Đông về phía đông; phía tây là tỉnh Khăm Muộn và tây nam là tỉnh Savannakhet của Lào với dãy Trường Sơn là biên giới tự nhiên.

Tượng Mẹ Suốt bên dòng sông Nhật Lệ

Địa hìnhSửa đổi

Địa hình Quảng Bình hẹp và dốc từ phía Tây sang phía Đông. 85% Tổng diện tích tự nhiên là đồi núi. Toàn bộ diện tích được chia thành vùng sinh thái cơ bản: Vùng núi cao, vùng đồi và trung du, vùng đồng bằng, vùng cát ven biển.

Địa hình có đặc trưng chủ yếu là hẹp và dốc, nghiêng từ tây sang đông, đồi núi chiếm 85% diện tích toàn tỉnh và bị chia cắt mạnh. Hầu như toàn bộ vùng phía tây tỉnh là núi cao 1.000-1.500 m, trong đó cao nhất là đỉnh Phi Co Phi 2017 m, kế tiếp là vùng đồi thấp, phân bố theo kiểu bát úp. Gần bờ biển có dải đồng bằng nhỏ và hẹp. Sau cùng là những tràng cát ven biển có dạng lưỡi liềm hoặc dẻ quạt.

Khí hậuSửa đổi

Quảng Bình nằm ở vùng nhiệt đới gió mùa và luôn bị tác động bởi khí hậu của phía Bắc và phía Nam và được chia làm hai mùa rõ rệt:

  • Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau. Lượng mưa trung bình hàng năm 2.000 - 2.300mm/năm. Thời gian mưa tập trung vào các tháng 9, 10 và 11.
  • Mùa khô từ tháng 4 đến tháng 8 với nhiệt độ trung bình 24°C - 25°C. Ba tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 6, 7 và 8.

Nhiệt độ bình quân các tháng trong năm của thành phố Đồng Hới, tỉnh lỵ tỉnh Quảng Bình.

Nhiệt độ trung bình/tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Cao nhất [°C] Thấp nhất [°C]
22 23 25 29 32 34 34 33 31 28 26 23
17 18 20 23 25 27 27 26 25 23 21 18
Nguồn: msn weather Lưu trữ 2010-07-29 tại Wayback Machine

Sông ngòiSửa đổi

Trên địa bàn tỉnh có 5 sông lớn là sông Gianh, sông Ròn, sông Nhật Lệ [là hợp lưu của sông Kiến Giang và sông Long Đại], sông Lý Hòa và sông Dinh với tổng lưu lượng 4 tỷ m³/năm. Các sông này do nhiều lưu vực hợp thành và đều bắt nguồn từ dãy Trường Sơn đổ ra biển.

Đất đaiSửa đổi

Diện tích tự nhiên của tỉnh Quảng Bình năm 2007 là 8.065,27km² [tổng diện tích: 806.527 ha], chia ra như sau:

  • Đất ở: 4.946 ha
  • Đất nông nghiệp: 71.381 ha
  • Đất lâm nghiệp: 601.388 ha
  • Đất chuyên dùng: 23.936 ha
  • Đất phi nông nghiệp khác: 20.670 ha
  • Đất chưa sử dụng: 72.619 ha.

Tài nguyên đất được chia thành hai hệ chính: Đất phù sa ở vùng đồng bằng và hệ pheralit ở vùng đồi và núi với 15 loại và các nhóm chính như sau: nhóm đất cát, đất phù sa và nhóm đất đỏ vàng. Trong đó nhóm đất đỏ vàng chiếm hơn 80% diện tích tự nhiên, chủ yếu ở địa hình đồi núi phía Tây, đất cát chiếm 5,9% và đất phù sa chiếm 2,8% diện tích.

Hệ động, thực vậtSửa đổi

Quảng Bình nằm trong khu vực đa dạng sinh học Bắc Trường Sơn - nơi có khu hệ thực vật, động vật đa dạng, độc đáo với nhiều nguồn gen quý hiếm. Đặc trưng cho đa dạng sinh học ở Quảng Bình là vùng Karst Phong Nha - Kẻ Bàng.

Về động vật có: 493 loài, 67 loài thú, 48 loài bò sát, 297 loài chim, 61 loài cá... có nhiều loài quý hiếm như voọc Hà Tĩnh, gấu, hổ, sao la, mang lớn, gà lôi lam đuôi trắng, gà Lôi lam mào đen, trĩ,...

Về đa dạng thực vật: Với diện tích rừng 486.688 ha, trong đó rừng tự nhiên 588.582,92 ha, rừng 543.048,92 ha, rừng trồng chưa thành rừng 45.534,07 ha. Thực vật ở Quảng Bình đa dạng về giống loài: có 138 họ, 401 chi, 640 loài khác nhau. Rừng Quảng Bình có nhiều loại gỗ quý như lim, gụ, mun, huỵnh, thông và nhiều loại mây tre, lâm sản quý khác. Quảng Bình là một trong những tỉnh có trữ lượng gỗ cao trong toàn quốc. Hiện nay trữ lượng gỗ là 31 triệu m3.

Biển, đảoSửa đổi

Tỉnh có bờ biển dài 116,04km ở phía Đông với 5 cửa sông, trong đó có hai cửa sông lớn, có cảng Nhật Lệ, cảng Gianh, cảng Hòn La, Vịnh Hòn La có diện tích mặt nước 4km², có độ sâu trên 15 mét và xung quanh có các đảo che chắn: Hòn La, Hòn Cọ, Hòn Chùa có thể cho phép tàu 3-5 vạn tấn vào cảng mà không cần nạo vét. Trên đất liền có diện tích khá rộng [trên 400 ha] thuận lợi cho việc xây dựng khu công nghiệp gắn với cảng biển nước sâu

Quảng Bình có vùng thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế rộng trên 2 vạn km². Ngoài khơi lại có các đảo Hòn La, Hòn Gió, Hòn Nồm, Hòn Cỏ, Hòn Chùa nên đã hình thành các ngư trường với trữ lượng 10 vạn tấn hải sản các loại.

Bờ biển có nhiều thắng cảnh đẹp, cùng với thềm lục địa rộng gấp 2,6 lần diện tích đất liền tạo cho Quảng Bình có một ngư trường rộng lớn với trữ lượng khoảng 10 vạn tấn và phong phú về loài [1650 loài], trong đó có những loại quý hiếm như tôm hùm, tôm sú, mực ống, mực nang, san hô. Phía Bắc Quảng Bình có bãi san hô trắng với diện tích hàng chục ha, đó là nguồn nguyên liệu quý cho sản xuất hàng mỹ nghệ và tạo ra vùng sinh thái của hệ san hô. Điều đó cho phép phát triển nền kinh tế tổng hợp vùng ven biển.

Mặt nước nuôi trồng thủy sản: Với 5 cửa sông, Quảng Bình có vùng mặt nước có khả năng nuôi trồng thủy sản khá lớn. Tổng diện tích 15.000 ha. Độ mặn ở vùng mặt nước từ cửa sông vào sâu khoảng 10–15km dao động từ 8-30%o và độ pH từ 6,5- 8 rất thuận lợi cho nuôi tôm cua xuất khẩu. Chế độ bán nhật triều vùng ven biển thuận lợi cho việc cấp thoát nước cho các ao nuôi tôm cua.

Thủy vănSửa đổi

Quảng Bình có hệ thống sông suối khá lớn với mật độ 0,8 - 1,1km/km². Có năm sông chính là sông Roòn, sông Gianh, sông Lý Hòa, sông Dinh và sông Nhật Lệ. Có khoảng 160 hồ tự nhiên và nhân tạo với dung tích ước tính 243,3 triệu m3.

Khoáng sảnSửa đổi

Quảng Bình có nhiều loại khoáng sản như vàng, sắt, titan, pyrit, chì, kẽm... và một số khoáng sản phi kim loại như cao lanh, cát thạch anh, đá vôi, đá mable, đá granit... Trong đó, đá vôi và cao lanh có trữ lượng lớn, đủ điều kiện để phát triển công nghiệp xi măng và vật liệu xây dựng với quy mô lớn. Có suối nước khoáng nóng 105°C. Trữ lượng vàng tại Quảng Bình có khả năng để phát triển công nghiệp khai thác và chế tác vàng.

Mục lục

Video liên quan

Chủ Đề