Xin giấy đi đường ở đâu đồng nai

Mẫu giấy đi đường mới được tỉnh Đồng Nai triển khai từ ngày 7/9.

Công an cấp giấy đi đường theo mẫu mới từ 0h ngày 7/9

Theo Công an tỉnh Đồng Nai, Giấy đi đường do Phòng CSGT và Công an các huyện, thành phố cấp [không thu phí] có hiệu lực trong phạm vi tuyến đường từ nơi cư trú của người lao động đến nơi làm việc.

Các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thuộc các nhóm đối tượng được tham gia lưu thông trên đường phải có Giấy đi đường do cơ quan Công an cấp căn cứ yêu cầu thực tế, nhất là đối tượng tham gia lưu thông từ 6h đến 18h hàng ngày.

Mẫu giấy đi đường mới do cơ quan công an cấp thống nhất áp dụng bắt đầu từ 0h ngày 7/9 và có hiệu lực đến 24h ngày 15/9. Các đơn vị, tổ chức, cá nhân đã đăng ký, gửi danh sách về Phòng CSGT hoặc công an huyện, thành phố nhưng chưa có Giấy đi đường theo mẫu mới thì tạm thời vẫn sử dụng mẫu Giấy đi đường cũ nhưng chỉ được sử dụng đến 8h ngày 7/9.

Công an tỉnh Đồng Nai khuyến cáo, trường hợp giấy đi đường có dấu hiệu bị chỉnh sửa, tẩy xóa, điền thêm thông tin… sau khi được cơ quan công an cấp xem như không có giá trị, người sử dụng giấy này khi tham gia giao thông sẽ bị xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.

Về quy trình cấp giấy đi đường của tỉnh Đồng Nai sẽ được thực hiện theo 3 bước. Cụ thể:

Bước 1: Các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thuộc các nhóm đối tượng được tham gia lưu thông trên đường phải có giấy đi đường do cơ quan công an cấp căn cứ theo yêu cầu thực tế.

Bước 2: Sau khi tiếp nhận đăng ký từ các đối tượng, các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố kiểm tra tính chính xác và căn cứ yêu cầu thực tế công tác phòng, chống dịch và phát triển kinh tế xã hội của ngành, địa phương tổng hợp danh sách kèm giấy đi đường đã điền đầy đủ thông tin gửi đến Phòng CSGT Công an tỉnh Đồng Nai hoặc công an các huyện, thành phố để ký, đóng dấu cấp giấy đi đường.

Bước 3: Sau khi tiếp nhận đăng ký, Phòng CSGT và công an các huyện, thành phố kiểm tra, xác minh chính xác thông tin, đánh số thứ tự quản lý của đơn vị, ký, đóng dấu cấp giấy đi đường, mở hồ sơ lưu theo quy định và trả kết quả cấp giấy đi đường cho các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trực tiếp tại trụ sở Phòng CSGT hoặc trụ sở công an huyện, thành phố.

Những người không yêu cầu có giấy đi đường

Ngày 4/9, UBND tỉnh Đồng Nai có văn bản bổ sung đối tượng tham gia lưu thông trên đường không cần giấy đi đường.

Cụ thể, người đi xét nghiệm COVID-19 vì lý do công việc, sức khỏe phải có giấy tờ chứng minh thuộc các trường hợp sau:

Người có vé máy bay đi nước ngoài và đi các tỉnh khác cần phải có kết quả xét nghiệm âm tính COVID-19 để làm căn cứ [có code vé máy bay trong vòng 3 ngày]. Học sinh, sinh viên đi du học nước ngoài, người đi xuất khẩu lao động phải đi khám sức khỏe, xét nghiệm COVID-19 [phải có giấy hẹn, lịch hẹn hoặc tin nhắn của bệnh viện] để đi làm thủ tục tại Đại sứ quán các nước phải có thu giấy hẹn tin nhắn của Đại sứ quán, đi đến sân bay.

Người hành nghề lái xe cần kết quả xét nghiệm âm tính COVID-19 để làm căn cứ đăng ký cấp mã QR code đối với xe ôtô chở hàng thuộc diện được phép hoạt động. Nhân viên nhà thuốc có giấy tờ chứng minh chuyên môn và chứng minh về nơi làm việc [mặc đồ bảo hộ y tế hoặc quần áo y tế khi di chuyển trên đường, có hợp đồng lao động đối với nhà thuốc /thẻ nhân viên, giấy tờ tùy thân].

Người có quan hệ với bệnh nhân đang điều trị tại các bệnh viện nhưng số lượng chỉ được 1 người, có cơ sở chứng minh quan hệ với bệnh nhân, di chuyển phù hợp tuyến đường từ nhà đến bệnh viện.

Đối với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh đang hoạt động theo một trong 3 phương án: “3 tại chỗ”, “1 cung đường, 2 địa điểm” hoặc áp dụng cùng lúc 2 phương án nêu trên, đề nghị các đơn vị báo cáo Ban Quản lý các Khu công nghiệp Đồng Nai hoặc Sở LĐTB-XH tổng hợp gửi về Sở GTVT để được cấp mã QR tham gia lưu thông.

Đồng Nai bãi bỏ "giấy đi đường" từ ngày 9-10

[NLĐO] – Tỉnh Đồng Nai đề nghị người dân phải luôn nêu cao ý thức tự giác, chủ động và động viên nhau tự bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, thực hiện biện pháp 5K.

  • Những thay đổi lớn của Đồng Nai cần đặc biệt chú ý từ 9-10

  • Hàng ngàn người dân Đồng Nai ở TP HCM, Bình Dương sẽ được tỉnh đón về vào 9-10

  • Đồng Nai bất ngờ bãi bỏ giấy đi đường đối với người đi làm

  • Chưa cho người lao động đi xe cá nhân giữa Đồng Nai và TP HCM

Tối 8-10, UBND tỉnh Đồng Nai đã ban hành Chỉ thị 19 về việc thực hiện các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 từ sau 0 giờ ngày 9-10. Theo đó, Đồng Nai cho phép mở lại nhiều hoạt động trong phạm vi cụ thể và sẽ từng bước bình thường mới tùy theo tình hình.

Các biện pháp mới được thực hiện ở những khu vực ngoài vùng phong tỏa, còn ở các vùng phong tỏa vẫn tăng cường kiểm soát phòng chống dịch chặt chẽ.

Tỉnh Đồng Nai thực hiện hỗ trợ đưa người dân các tỉnh về quê

Cụ thể, tỉnh Đồng Nai đề nghị người dân phải luôn nêu cao ý thức tự giác, chủ động và động viên nhau tự bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, thực hiện biện pháp 5K.

Người dân sau 14 ngày được tiêm ít nhất 1 mũi vắc-xin hoặc là F0 khỏi bệnh dưới 6 tháng được đi lại trong tỉnh, bỏ các loại giấy đi đường. Với người chưa tiêm vắc-xin, tỉnh khuyến cáo ở yên, chỉ ra đường khi có lý do thật sự cần thiết.

Quá trình tham gia lưu thông, người dân phải sử dụng mã QR trên ứng dụng PC-Covid và thể hiện, kiểm soát tình trạng tiêm chủng. Nếu không có điện thoại, mã QR thì phải xuất trình giấy xác nhận đã tiêm vắc- xin hoặc F0 đã khỏi bệnh.

Như vậy, tỉnh Đồng Nai chính thức bãi bỏ các loại "giấy đi đường" và việc hạn chế lưu thông sau 18 giờ; bãi bỏ các chốt kiểm soát nội tỉnh nhưng kiểm soát chặt các chốt vùng phong tỏa và điểm giáp ranh các tỉnh, thành; đồng thời tăng cường hoạt động tuần tra kiểm soát. Các điểm cần phong tỏa sẽ thực hiện theo phạm vi hẹp, bảo đảm an toàn nhất có thể.

Đối với việc đi lại ngoài tỉnh, khi thực sự cần thiết phải di chuyển thì người dân thực hiện theo đúng quy định và tuân thủ các điều kiện, yêu cầu của địa phương nơi đến.

Riêng tại các tuyến quốc lộ, nếu xét thấy cần thiết, chủ tịch UBND cấp huyện có quyền quyết định thành lập các chốt tiếp giáp để kiểm soát nhưng bảo đảm không cản trở lưu thông.

Theo quy định mới, khi nới lỏng, các cơ quan, đơn vị, tổ chức thuộc cơ quan nhà nước; các hoạt động thể dục thể thao ngoài trời; hoạt động của các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng; cơ sở nghỉ dưỡng, khách sạn, nhà nghỉ; đám tang, đám cưới… được mở kèm theo các điều kiện cụ thể.

Các hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại, dịch vụ sản xuất nông lâm ngư nghiệp, thú y; công trình giao thông, xây dựng, hàng hóa thiết yếu, tổ chức tín dụng, ngân hàng; sửa chữa, bảo trì xe máy, thiết bị; trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tạp hóa, chợ đầu mối, chợ truyền thống; cơ sở cắt tóc, gội đầu… được hoạt động trở lại, với các điều kiện đi kèm.

Riêng hoạt động giáo dục, đào tạo vẫn tiếp tục dạy học online qua mạng và truyền hình, tùy tình hình sẽ nới dần từng bước.

Các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống không phục vụ tại chỗ chỉ được bán hàng mang về.

Tất cả các hoạt động trở lại đều phải đảm bảo thực hiện giữ khoảng cách, theo số người tập trung có kèm quy định cụ thể, tiêm vắc-xin, kết quả xét nghiệm…

Tin-ảnh: X.Hoàng

Video liên quan

Chủ Đề