Vì sao nguoi ở hiền không gặp lành

PHONG CÁCH SỐNGTrải nghiệm cuộc sống

Xưa nay, ông bà ta có câu “Ở hiền gặp lành” và bao đời nay chúng ta vẫn tin tưởng như vậy, phải không các chị? Nhưng trong cuộc sống, đúng là có nhiều tình huống, có nhiều câu chuyện mà chúng ta phải thốt lên: “Sao con người đó hiền từ, nhân hậu vậy mà lại gặp chuyện không đâu? Ở hiền lại không gặp lành!” Nhưng biết được những điều này rồi, chúng ta sẽ thấy chuyện gì xảy ra cũng có lý của nó, các chị ạ!Khi những tai họa không trừ một aiRất nhiều lần chúng ta gặp những câu chuyện éo le trong đời và tự hỏi vì sao những người đau khổ đó lại phải hứng chịu tai ương, thảm họa như vậy. Em có một chị bạn, sống hiền lành, thân thiện với mọi người, luôn giúp đỡ những người nghèo khổ xung quanh. Nhưng rồi đột nhiên, chị phát hiện bị bệnh ung thư vú. Phát hiện sớ, phẫu thuật loại bỏ khối u, những tưởng chị đã vượt qua nó, nhưng rồi ung thư không tha chị. Chị bị tái phát và di căn, rời bỏ cuộc đời và đứa con gái 15 tuổi khi vừa qua tuổi 40. Nhớ những ngày cuối cùng, chị vẫn nhắn tin chat qua lại với em với một sự lạc quan không thể tin nổi. Chị còn an ủi ngược lại em nữa các chị ạ. Người phụ nữ kiên cường ấy đã nói với em thế này: “Nếu chúng ta gặp chuyện và không thể cưỡng lại, đó chính là số phận đang thử thách mình. Chúng ta không thể tránh né, hãy chấp nhận nó là một phần trong cuộc đời mình. Hãy đối xử với nó một cách nhẹ nhàng và luôn tin rằng mình sẽ vượt qua được. Chị không còn nhiều thời gian, nếu chị cứ u sầu và oán trách số phận, sự tiêu cực sẽ làm cho những khối u trong chị phát triển nhanh hơn. Thay vì đau khổ, vật vã, chị dành thời gian đi chơi với bé Nai, tranh thủ từng giờ phút ngắn ngủi để con cảm nhận được bé vẫn còn hơi ấm của mẹ!”Những người bản lĩnh sẽ thấy rằng nghịch cảnh không phải là bất hạnh, mà ngược lại đó chính là một sự thử thách, ban ân của tạo hóa. Thái độ của một người dám đương đầu với nghịch cảnh mới làm nên sự khác biệt giữa người đó và những người khác. Không có ai mà cả đời đều thuận buồm xuôi gió. Quá trình trưởng thành của mỗi người chắc chắn sẽ có những lúc lao đao vất vả. Chúng ta có thể đau đớn, có thể bị tổn thương, có thể sẽ phải bật khóc vì những điều không như ý trong công việc, sức khỏe, cuộc sống, gia đình, hôn nhân,… nhưng vượt qua rồi sẽ thấy mọi thứ không đáng sợ nữa.Có câu “Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh”. Ai cũng có vấn đề của mình. Khi cuộc sống chưa kết thúc thì chúng ta chẳng thể biết được ai có diễm phúc hơn ai, được khỏe mạnh, sung sướng cả cuộc đời. Nên nếu nghịch cảnh, bệnh tật có rơi trúng đầu những người thiện lương thì đó là do chúng ta biết họ. Còn xã hội ngoài kia vẫn có muôn vàn người chiến đấu với những điều khó khăn, các chị nhỉ!Khi lòng không ác, ắt không thấy khổĐôi lúc chúng ta thấy cuộc đời không công bằng. Có những người chẳng học hành gì vẫn giàu có, người trí thức có học đi làm lương lại ba cọc ba đồng. Những người làm việc thiện mà vẫn gặp cuộc đời éo le trong khi nhiều kẻ làm ác thì vẫn nhởn nhơ sống.Nhưng có thực sự, cuộc đời công bằng không hay chuyện sướng khổ là do tùy tâm mỗi người mà thôi.Khi thu nhập của chúng ta chỉ đủ để nuôi sống bản thân và gia đình thì đó cũng là may mắn. Bởi khi đó, chúng ta còn có nhà ở, không phải lưu lạc nơi đầu đường, chỉ là diện tích có hơi nhỏ một chút. Chỉ khi trong lòng mình tham tiền tài, thích nhà rộng, mới cảm thấy khổ đau. Nếu có thể loại bỏ lòng tham, chúng ta sẽ không còn thấy khổ vì những điều đó nữaTrong xã hội, có nhiều người thiếu văn hóa nhưng lại trở nên giàu có. Chúng ta cảm thấy không phục, đó là lòng đố kỵ. Khi chúng ta cho rằng bản thân mình có văn hóa thì nên được hưởng thu nhập cao, đây chính là lòng kiêu căng. Kiêu căng vốn cũng là một loại ác tâm.Khi chúng ta trình bày quan điểm mà đồng nghiệp, sếp không nghe, còn trù dập, chúng ta cảm thấy vô cùng đau khổ. Nhưng nhìn ở chiều ngược lại, những người đó họ cũng mang tư tưởng và quan điểm của riêng mình. Vì sao ta lại muốn ép họ phải tuân theo quan điểm và tư tưởng của mình?Khi trong lòng chúng ta còn sự tham lam, đố kỵ, kiêu căng, hẹp hòi, chúng ta mới cảm thấy đau khổ và bất công.Hãy cảm thấy vui vẻ và thỏa mãn với thu nhập cùng nhà ở của mình bởi con người có vui vẻ hay không vốn không quyết định bởi tiền tài hay vật chất, mà tùy thuộc vào thái độ sống của họ.Nắm giữ từng phút giây của cuộc đời, thay thế cái tham lam vốn có bằng thái độ lạc quan, điềm tĩnh, bằng lòng cần cù, chúng ta sẽ dần cảm thấy vui vẻ. Chỉ có người nuôi dưỡng đức tính khiêm tốn từ tận sâu đáy lòng, luôn đặt mình ở vị thế khiêm nhường thì mới có được sự sung túc và an vui. Khi đó chúng ta sẽ không còn phải tự hỏi: “Sao người này người kia sống như thế mà vẫn gặp lành/ gặp ác!” Bởi những chuyện tốt xấu ở đời phải nhìn từ nhiều phía nữa, chưa chắc được đã là tốt mà mất đã là xấu. Vốn dĩ, bầu trời có thể bao dung hết thảy cho nên mới rộng lớn vô biên. Mặt đất có thể chịu đựng tất cả cho nên mới tràn đầy sự sống. Khi chúng ta nhìn mọi thứ với một sự bao dung và chấp nhận nó như lẽ vốn dĩ phải vậy thì thấy điều gì cũng là hợp lý, phải không các chị?

Bình luận đã bị vô hiệu hoá cho bài viết này

Ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác. Một câu nói rất quen thuộc với người Á đông của chúng ta. Thế nhưng trên đời chúng ta lại thấy rất nhiều những điều ngược lại, người ở hiền thì không gặp lành, còn người thì ở ác nhưng luôn gặp những điều may mắn. Vậy lý do là ở đâu? Hãy đọc bài viết này nhé!

Chấp thủ nhiều thì ý niệm trở nên kiên cố và hữu biểu hiện để chấp thủ được chứng minh hay ý niệm được chứng minh. Người làm thí nghiệm để chứng minh lý thuyết và ứng dụng nó vào đời sống. Nếu việc ứng dụng không thích hợp, lý thuyết được thay đổi và thí nghiệm mới được tiến hành. Ý niệm như lý thuyết và chấp vào ý niệm nên cố chứng minh ý niệm bằng các hành động cụ thể. Có người nói với tôi, Con muốn chết thử để xem sự sống sau khi chết là gì Do có ý niệm về sự sống sau khi chết nên muốn thí nghiệm để chứng minh ý niệm. Chết là tan rã của tứ đại và người được tiếp nối theo nghiệp của người. Cõi âm không phải là cõi chết, nó biểu hiện ra đấy nhưng do không đủ thuận duyên để nhìn thấy mà thôi. Cõi trời cũng vậy, ngay tại chỗ này vào lúc này, đang biểu hiện nhưng mắt trần tục không nhìn thấy được, nên cho là “không có” cõi như thế. Thực ra không có năng lực tiềm ẩn nào, mà tất cả đều đang phô bày hay biểu hiện, chỉ tại người chưa đủ tuệ giác để tiếp xúc mà thôi. Tâm sinh ra tướng và tướng biểu hiện vì tâm biểu hiện. Cho nên không cần lên đồng hay gọi hồn để biết người chết sinh về cõi nào. Tâm địa ngục sẽ sinh địa ngục. Tâm súc sinh sẽ sinh làm súc sinh. Tâm ngạ quỷ sẽ sinh ngạ quỷ. Dĩ nhiên, tâm người sẽ sinh làm người và tâm trời thì sinh cõi trời. Nói là cõi trời nhưng không phải nhìn lên bầu trời xanh là thấy cõi trời. Cõi trời, cõi địa ngục hay cõi Niết bàn đều nằm ngay tại chỗ này, vào lúc này, tại tâm của chúng sinh. Thân người nhưng vẫn có thể đang ở cõi địa ngục vì tâm địa ngục. Có người đau khổ vô chừng, kêu gào thấu tận trời xanh, địa ngục đang hiện tiền ra đấy. Có người hạnh phúc tột cùng, mỉm cười thảnh thơi và an nhiên tự tại, không còn ý niệm gì nữa, Niết bàn đang hiện tiền ra đấy. Các cõi đều do tâm sinh nên tâm luyến ái vào thân thì cõi thân sinh ra để thỏa mãn tâm đó. Hữu phô bày cũng vì tâm mà thôi. Tâm được chiều chuộng nên hữu phô bày. Tâm muốn yêu thương nên tìm kiếm đối tượng để yêu thương và được yêu thương. Tình yêu biểu hiện là do tâm khao khát yêu thương biểu hiện. Cho nên mới có người nam hay người nữ, có già, có trẻ, có lớn, có bé, có có dậy thì, có trưởng thành. Hữu được phô bày dưới dạng sinh, còn gọi là hữu duyên sinh. Nói đứa trẻ sinh ra là kết hợp của tinh cha huyết mẹ cũng chưa đủ. Bản thân ba mẹ đã có tâm muốn được tiếp nối, và sinh ra một đứa trẻ, hay sinh ra dòng chảy của nghiệp. Tuy nhiên, có dòng nghiệp trùng lắp hay có tính đồng nhất nên đứa trẻ sinh vào gia đình này mà không sinh vào gia đình kia. Bản thân của đứa trẻ có tâm muốn được tái sinh nên mới gặp ba mẹ.

Thời khắc thụ thai là thời khắc ba dòng nghiệp có các yếu tố đồng nhất kết hợp gặp nhau. Khi ba mẹ chưa thụ thai, đứa trẻ đã có mặt sẵn trong người ba và người mẹ, nó chỉ chờ cho duyên làm cho ba yếu tố đồng nhất về nghiệp gặp nhau. Đồng nhất về nghiệp không phải là cái gì vô hình hay siêu hình mà có thể gọi tên được, như hoàn cảnh tương đồng, môi trường tương đồng, hạnh phúc tương đồng, khổ đau tương đồng, khó khăn tương đồng và nhất là tâm tương đồng. Do muốn hiện hữu nên tâm níu về chỗ muốn hiện hữu. Như con hổ khao khát về rừng, con cò khao khát cánh đồng và chúng sinh khao khát Niết bàn. Khao khát cái gì sẽ khiến cho sinh về đó. Tuy nhiên nếu khao khát dẫn tới hành động tạo tác thì khao khát đó dễ biến thành hiện thực. Khao khát tình yêu thì đi tìm tình yêu và làm cho đời sống đầy sắc thái của tình yêu. Hữu như nhu cầu của chúng sinh. Chấm dứt nhu cầu thì có gì gọi là hữu và chẳng có gì sinh ra để thỏa mãn nhu cầu cả.

Có câu, Ở hiền gặp lành, hay người Trung Quốc thường nói, Ác giả ác báo, thiện giả thiện lại. Ăn ở hiền lành sẽ gặp chuyện lành và ăn ở không hiền lành sẽ gặp chuyện không lành. Tâm hiền sinh về cõi hiền và tâm không hiền sẽ sinh vễ cõi không hiền. Câu nói như qui luật của sự sống. Tuy nhiên, một học trò nói vơi tôi, Thầy ơi, sao con ở hiền mà con chẳng bao giờ gặp chuyện lành cả, toàn những chuyện tai ương hay khó khăn chồng chất thôi thầy à. Tôi cười, Tại cái hiền của con chưa có đủ, phải hiền nữa thôi con à. Người chỉ mới hiền có mấy năm thôi, nhiều lắm thì mới có một kiếp, trong khi chư Phật ăn ở hiền lành hằng hà sa số kiếp rồi, mà Phật cũng gặp tai họa chứ đâu phải không. Người tu cũng vậy, chưa bao giờ đủ, biết bao nhiêu hạnh Phật và hạnh Bồ tát, tu một kiếp đâu có đủ, mà phải hằng hà sa số kiếp, nên tu hoài và tu mãi thôi. Ở hiền là chuyện đương nhiên nhưng do còn mong cầu gặp chuyện lành nên phẩm chất của hiền giảm đi ít nhiều, dù mong cầu tích cực. Ở hiền thì để ở hiền thôi và khi cái hiền đủ rồi, cái lành tự nhiên trổ ra. Nhưng nếu người ở hiền và mong cho người khác gặp lành, thì mong cầu này tích cực hơn nữa. Người thường kêu ca là sao thương người đó thật lòng lắm mà người đó không thật lòng với người. Đơn giản vì tính thật lòng của người chưa đủ để người đó bắn tín hiệu ngược trở lại. Muốn có người yêu thật lòng, chỉ còn cách là người thật lòng trước, mà nhiều khi chẳng cần biết người đó có thật lòng hay không, đã yêu thương thì đâu đòi hỏi gì nhiều, vấn đề là người có thật lòng hay không đã. Người đòi hỏi người này người kia thật lòng và đối xử tốt với người, nhưng người chẳng bao giờ làm được, hay chẳng chịu bung cái thật lòng của người ra, đòi hỏi của người rất quá đáng. Tâm hiền thì sinh vào cõi hiền, vậy thôi, chưa sinh vào cõi hiền vì tâm chưa đủ hiền, mà hiền chưa bao giờ đủ, nên thường xuyên làm cho tính hiền được tràn đầy và ngập lụt.  Lại nữa, cũng có câu, Có qua có lại mới toại lòng nhau. Đây gọi là nguyên tắc qua lại. Cho đi thì sẽ được nhận lại, dù không muốn cũng tự nhiên phải nhận. Cho đi khổ đau sẽ nhận lại khổ đau, thậm chí gấp trăm ngàn lần. Cho đi hạnh phúc sẽ nhận lại hạnh phúc, thậm chí gấp trăm ngàn lần. Trong cuốn sách 50 Cách Thuyết Phục Hiệu Quả Nhất Đã Được Kiểm Chứng [Yes! 50 Scientifically Proven Ways To Be Persuasive] rất nhiều nghiên cứu cho thấy rằng nếu chúng ta cho đi cái gì đó trước, thông thường người nhận sẽ thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình, thậm chí họ còn làm vượt mong đợi ban đầu của chúng ta.  Phật giáo có nói đến việc cho đi mà không cần cầu báo thì trong hiện tại hay tương lai, việc nhận lại to lớn gấp nhiều lần. Khi đặt cọc hay tiết kiệm tiền trong ngân hàng, vài tháng sau, người có thể lãnh gốc và một ít tiền gọi là lãi. Hành động cho đi hay bố thí như cách đầu tư vào hiện tại và ký quỹ cho tương lai. Nếu bây giờ dư dả thì thay vì đem vô ngân hàng tiết kiệm thì đem tiền đó đi làm phước, một cách khôn ngoan để tái đầu tư. Tình yêu cũng cần phải kí quỹ, không chỉ đơn thuần người xây dựng tình yêu cho hiện tại mà còn tính đến chuyện tiếp nối, về hôn nhân, về gia đình, về con cái. Kinh tế bền vững là còn để dành cho con cháu, khai thác tài nguyên vừa phải vì biết nghĩ đến con cháu. Xã hội bền vững là coi trọng giáo dục và khi giáo dục thì coi trọng dạy đạo đức, khi dạy đạo đức thì coi trọng việc thực tập đạo đức. Tình yêu bền vững là cho đi tình yêu trong hiện tại và tiếp tục như thế trong tương lai. Tình yêu không bao giờ cạn kiệt, chỉ sợ lòng ngại dời núi lấp biển. Muốn được tình yêu thì phải cho đi tình yêu, đây là qui luật bất biến. Còn chỉ cho đi tình yêu mà không cần nhận lại thì người là thánh rồi. Dĩ nhiên ai cũng muốn làm thánh, có ai muốn làm tội đồ đâu. Con người có xu hướng thánh thiện nên cứ cho đi tình yêu, tình yêu sẽ quay trở về với người. Thực tập thiền cho tình yêu vì tình yêu cũng có bình an của riêng nó. Thở vào, con ý thức về tình yêu của con với người con thương. Thở ra, con ý thức về gìn giữ tình yêu của con với người con thương. Thở vào, con có mặt trong người thương. Thở ra, người thương có mặt trong con. Thở vào, con với người tuy hai mà một. Thở ra, con trân quý sự có mặt của người con thương. Bài thiền tập như nhắc người là người thương đang có mặt đó và người cũng nên có mặt cho người thương. Sự nghiệp có thể rất quan trọng nhưng tình yêu lại quan trọng hơn, nó như chất xúc tác hổ trợ cho sự nghiệp. Tình yêu có hạnh phúc hỗ trợ cho sự nghiệp rất nhiều và cũng vì tình yêu mà người quyết tâm phát triển sự nghiệp. Tình yêu vì thế có tính chuyển hóa và trị liệu. Kể từ khi có người yêu, chàng trai thay đổi tính tình. Trước đây chàng rất luộm thuộm, lười biếng, không có giờ giấc, đi nhậu về khuya, cuối tuần thì la cà với bạn bè, công việc thì sao cũng được. Giờ có người yêu và nàng ảnh hưởng tới chàng, chàng thay đổi cũng vì nàng, ăn mặc tươm tất, kiểm soát được giờ giấc và nhất là chú tâm lo cho sự nghiệp. Tình yêu giúp người tốt hơn, có trách nhiệm hơn nhưng cũng có thể làm người điêu đứng và mệt mỏi, đánh mất niềm tin. Khi mệt mỏi, nhiều năng lượng bất an xuất hiện, như chán chường, sợ hãi hay tuyệt vọng và người đưa ra nhiều quyết định làm cho tình yêu thêm cay đắng. Nhìn lại những gì người đã làm và điều gì đã dẫn đến tình trạng bất an để thay đổi. Người sẽ thay đổi hướng đi và có kế hoạch làm mới tình yêu. Tôi không ngạc nhiên vì một số người đã lớn tuổi, thậm chí ngoài 70 nhưng vẫn lập gia đình, vì tình yêu đã ăn sâu vào cốt tủy của con người. Nhờ tình yêu mà Phật mới nói tới 12 nhân duyên, tới tái sinh, tới khổ đau và hạnh phúc. Người hiền lành sẽ gặp tình yêu hiền lành, tức là tình yêu ít sóng gió, dễ thương và lãng mạn. Ban tặng sự dễ thương như một đóa hoa trăm sắc, nếu cánh này héo thì còn cánh kia tươi và người có thì giờ để chăm bón lại cánh hoa đã héo. Tình yêu có qua có lại, tức là thương nhau, mà thương nhau thì có gì bàn cãi nữa đâu. Thỉnh thoảng người thử tự hỏi xem liệu người có chắc thương người kia thiệt không? Sau này người kia già nua, xấu xí, nghèo khổ, bệnh tật, có chắc người tiếp tục bên cạnh người kia không? Đời sống không gì chắc chắn nhưng tình yêu phải chắc và rèn luyện cho nó chắc. Một anh diễn viên cưới vợ một thời gian thì cô này bị tai nạn mà tật nguyền nhưng anh không thay đổi. Dẫu biết đời sống diễn viên có nhiều cạm bẫy của ái dục nhưng anh vẫn chung thủy, vẫn chăm sóc và yêu thương vợ mình. Tình yêu thế mà hay, nó giúp con người vượt qua những khó khăn, thậm chí những khó khăn tột cùng. Tôi có dịp xem bộ phim Thảm Họa Sóng Thần [Impossible] mới thấy ý chí con người mãnh liệt, mà ý chí này được hun đúc từ tình yêu đậm sâu. Có thể đó là nợ khiến người không thoát ra được, nhưng khó khăn có tình yêu làm xúc tác thì khó khăn sẽ vượt qua nhanh chóng. Tình yêu khiến đá cứng cũng mềm và tan chảy. Khó khăn mà vẫn bên nhau, người mới nhận ra chân tình yêu hay chân tình. Chân tình là một thứ tình cảm rất chất phát, có hy sinh, có ấm áp, có hiểu biết. Không phải ai cũng nhận ra chân tình và biết cách tạo dựng nó, nhưng con người ai cũng khao khát chân tình và mơ ước tô điểm hay vun bồi nó. Một chàng trai hay cô gái nói lời yêu với người tức là người đã bị trúng tên. Bị chứ không phải được nhé. Một người gõ cửa trái tim thì vui đấy chứ nhưng chỉ có chân tình thì trái tim này mới mở được. Bằng không vừa mới mở đã đóng sầm cửa lại rồi. người có thể mở cửa trái tim hay đóng cửa hoàn toàn tùy thuộc vào cách nhìn nhận về tình yêu. Càng khổ đau và không lối thoát, người sẽ trốn chạy và thờ ơ với tình yêu hay không tin tưởng vào tình yêu nữa. Tình yêu vì thế cũng cần nghỉ ngơi hay thư giãn. Cho phép dừng lại chút đỉnh để đánh giá tình yêu trong người. Cỗ máy còn kiệt sức huống chi người.

Người sẽ kiệt sức vì tình yêu chóng vánh hay mang đầy mầm mống của đau thương. Tình yêu cũng cần được ngủ ngon vì tình yêu không thức hoài được. Bài hát Trái Tim Không Ngủ Yên vì trái tim lúc nào cũng thổn thức, phải có sức khỏe mới thổn thức được, còn bệnh tật thì tình yêu tính sau. Cho trái tim nghỉ ngơi chút thôi, để trái tim đủ thì giờ tái tạo năng lượng mà đi tiếp cuộc hành trình. Trái tim hiền lành lắm, lúc nào cũng có mặt 24 giờ mỗi ngày nhưng người có khuynh hướng thờ ơ với trái tim, ăn uống không chừng mực, thức quá khuya, yêu thương quá nhiều nên trái tim kiệt quệ. Trái tim cho người sự sống nhưng người không cho trái tim cơ hội được sống. Đã đến lúc nằm xuống và buông thư trái tim, cho trái tim được dịp cất tiếng ngợi ca yêu thương.


 Ấm áp thay một tấm chân tình

Giữa dòng đời đầy dẫy bon chen Xin đừng để thân tâm yếu hèn Trong đêm đen làm ngôi sao sáng. Hết khổ đau khi tâm đã an Nương tựa Phật, không gì muộn màng Quỳ bên đàng con xin khấn nguyện Nguyện bao dung xóa hết não phiền. Chuyến đò đã về bến từ lâu Mắt thương con thấy đạo nhiệm mầu Chúng sinh con nguyện yêu thương cả

Cho chân tình đi vào thiên thâu.


 

Mời các bạn nghe bài thuyết giảng "Vì Sao Ở Ác Gặp Lành Ở Hiền Gặp Dữ" do ĐĐ Thích Chí Huệ chia sẽ sau:

Video liên quan

Chủ Đề