Việc đầu tiên cần làm khi xem một công việc đang tuyển dụng là gì?

Bước đầu tiên để giành được một công việc là biết cách để định hướng quá trình ứng tuyển. Chỉ cần tìm hiểu một chút, viết lách trơn tru và giao tiếp chủ động, bạn sẽ dễ dàng được mời đến phỏng vấn. Hãy đọc bài viết này để biết thêm nhiều lời khuyên hữu ích.

  1. 1

    Quyết định loại công việc bạn muốn làm. Để tăng tính hiệu quả của quá trình ứng tuyển, hãy xem nhu cầu và mong muốn trong công việc của bạn là gì. Bạn có thể thu hẹp lựa chọn của mình bằng cách xem xét một số điều sau:

    • Xem xét lĩnh vực nghề nghiệp. Dù bạn sắp rẽ sang một ngành nghề khác hoặc chuyển ngang, bạn cần phải tìm ra một công việc vừa thử thách lại vừa đem lại sự mãn nguyện cho bản thân. Việc bạn biết những gì mình không muốn làm cũng quan trọng ngang với việc nắm được những gì mình muốn làm.
    • Xem xét những kỹ năng cần có đối với một vị trí cụ thể. Cảm giác những kỹ năng của mình được tận dụng và ghi nhận chính là mấu chốt để đạt tới sự hài lòng trong công việc. Khi bạn biết kỹ năng nào cần được vận dụng và kỹ năng nào có thể được phát triển, bạn sẽ dễ dàng xác định được một công việc đáng giá.
    • Xem xét tiền lương và chế độ phúc lợi. Luôn thành thật và thực tế về quyền lợi của mình. Nếu bạn cần có bảo hiểm sức khỏe và đòi hỏi một con số thu nhập nhất định mỗi tháng, tốt nhất là hãy tập trung vào những công việc có thể đáp ứng được nhu cầu của mình.

  2. 2

    Tìm hiểu. Trước khi bắt đầu gửi đi hàng loạt hồ sơ và thư xin việc “trên diện rộng”, hãy tìm hiểu về công ty mà bạn định ứng tuyển.

    • Tìm hiểu văn hóa và giá trị của công ty bằng cách đọc tuyên ngôn sứ mệnh của họ. Thông tin này có thể sẽ hữu ích khi bạn viết thư xin việc cũng như khi được phỏng vấn.
    • Tìm hiểu về những sản phẩm hoặc dịch vụ mới của công ty. Thông tin này thường nằm ở mục “tin tức”. Mục này cũng có thể là nguồn chứa thông tin về những hoạt động cộng đồng mà công ty tham gia.
    • Xem mục nghề nghiệp hoặc tuyển dụng trên trang web của công ty để nắm được những vị trí mà họ đang cần. Bạn có thể có nhiều lựa chọn hơn ở những địa điểm làm việc hoặc phòng ban khác.[1] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  3. 3

    Viết hồ sơ ứng tuyển. Ngay cả khi công việc mà bạn muốn không yêu cầu phải nộp một bản hồ sơ xin việc truyền thống, bạn vẫn nên có một hồ sơ cá nhân được cập nhật. Chúng không chỉ nêu sơ qua về trình độ học vấn và kinh nghiệm làm việc của bạn, chúng còn chỉ ra những dự án cụ thể mà bạn đã thực hiện hoặc những giải thưởng mà bạn từng đạt được. Những thông tin mà bạn cần ghi trong hồ sơ xin việc nên bao gồm:

    • Thông tin liên lạc hiện tại của bạn, bao gồm họ tên đầy đủ, số điện thoại, địa chỉ nhà riêng và địa chỉ email.
    • Trình độ học vấn. Liệt kê tên những trường mà bạn từng theo học [bắt đầu từ thời điểm gần nhất], khóa học và bằng cấp đã đạt được. Bạn có thể ghi thêm cả chương trình học.
    • Kinh nghiệm làm việc trong vài năm trước. Có một luật bất thành văn là: cứ 10 năm kinh nghiệm sẽ được gói gọn trong 1 trang giấy. Lưu ý rằng khoảng trống giữa những lần nhận việc của bạn sẽ được hỏi trong khi phỏng vấn. Hãy đảm bảo ghi cụ thể ngày tháng nhận việc, tên công ty, chức vụ và mô tả ngắn gọn nhiệm vụ của bạn.
    • Những kĩ năng liên quan. Đây là cơ hội để bạn liệt kê những kĩ năng mà mình đạt được trong nhiều năm. Khả năng vận hành các thiết bị văn phòng, biết sử dụng các hệ điều hành và phần mềm máy tính [ví dụ như Microsoft Office Suite hoặc Adobe Creative Suite], tốc độ đánh máy, kinh nghiệm về cơ sở dữ liệu và những thông tin có liên quan khác nên được liệt kê trong hồ sơ.

  4. 4

    Liên lạc với nhà tuyển dụng để hỏi về quá trình ứng tuyển. Có thể bạn sẽ được chuyển máy tới giám đốc nhân sự. Nếu họ đang cần tuyển người, họ có thể mời bạn đến điền đơn ứng tuyển hoặc gửi hồ sơ cá nhân và thư xin việc tới chỗ họ qua đường bưu điện hoặc email. Hãy ghi lại tên của người đó và các phương thức liên lạc với họ trong tương lai theo tên.

  5. 5

    Viết thư xin việc nếu cần thiết. Đảm bảo là thư này được viết riêng cho công ty và công việc đó. Nếu được, hãy ghi tên người cụ thể có liên quan. Việc này sẽ thể hiện rằng bạn đã dành thời gian nghiên cứu thông tin chứ không chỉ đơn giản là gửi email hàng loạt tới các nhà tuyển dụng. Bạn có thể đề cập tới những chủ đề sau trong thư:

    • Văn hóa và sứ mệnh của công ty có phù hợp với giá trị của bạn không.
    • Kiến thức và kinh nghiệm cá nhân sẽ khiến bạn trở thành một nhân viên sáng giá ra sao đối với vị trí này cũng như với công ty.
    • Bạn hi vọng sẽ đạt được những gì khi làm việc ở vị trí này.
    • Bạn có năng khiếu độc đáo gì để thể hiện khi đảm nhận công việc này.
    • Điều gì ở vị trí này khiến bạn đặc biệt thích thú.

  6. 6

    Hỏi ý kiến khách quan. Nhờ bạn bè hoặc người thân xem qua hồ sơ và thư xin việc của bạn để tìm lỗi chính tả. Họ có thể chỉ ra những điều còn thiếu hoặc trùng lặp.

    • Nếu được, hãy xin lời khuyên của một người làm cùng ngành mà bạn định ứng tuyển. Trao đổi với nhà tuyển dụng hoặc trưởng ban nhân sự của họ cũng có thể có ích vì họ đã xác định được phẩm chất và yêu cầu đối với ứng viên mà họ cần.

  7. 7

    Ghi danh những người xác nhận. Dù bạn có thể không cần phải cung cấp danh sách những người xác nhận ngay lập tức, bạn vẫn nên hỏi họ sớm xem họ có muốn làm người xác nhận cho công việc của bạn không.

    • Bạn nên chắc chắn có ít nhất ba người xác nhận. Trong đó có ít nhất hai người đã từng làm việc cùng bạn và có khả năng đưa ra nhận xét về hiệu quả công việc của bạn.
    • Đảm bảo rằng bạn đã có thông tin cập nhật nhất về những người xác nhận cho mình, bao gồm cả địa chỉ bưu điện và email, số điện thoại, chức danh và công ty hiện tại của họ.[2] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  8. 8

    Ứng tuyển. Khi đã trau chuốt xong hồ sơ và thư xin việc, đã tới lúc bạn ứng tuyển cho công việc đó. Hồ sơ xin việc thường được nộp theo ba hình thức sau:

    • Nộp trực tiếp. Mang một túi hồ sơ có chứa tất cả những giấy tờ cần thiết tới công ty đang tuyển dụng. Bạn nên hỏi họ trước về thời điểm phù hợp nhất để mang giấy tờ tới. Khi tới nơi, hãy yêu cầu gặp giám đốc nhân sự và nộp hồ sơ cho họ trực tiếp. Việc này sẽ giúp họ ghi nhớ về bạn tốt hơn. Bạn nên ăn mặc một cách chuyên nghiệp và thể hiện bản thân thật tốt.
    • Nộp hồ sơ trực tuyến. Hình thức này rất đa dạng. Một số nơi sẽ yêu cầu bạn điền thông tin vào các trường có sẵn, một số nơi khác sẽ yêu cầu bạn gửi kèm thư xin việc và hồ sơ cá nhân dưới dạng PDF. Một vài công ty yêu cầu ứng viên gửi giấy tờ tới phòng Nhân sự của họ. Bạn cần phải làm theo hướng dẫn—nếu họ yêu cầu bạn trình bày hồ sơ cá nhân trực tiếp vào email thì đừng gửi tập tin đính kèm nào cho họ.
    • Nộp hồ sơ qua đường bưu điện. Nếu được yêu cầu, hãy ghi tên của nhà tuyển dụng hoặc giám đốc nhân sự trên thư. Đảm bảo là bạn đã nộp cước phí tương ứng với trọng lượng của hồ sơ.

  9. 9

    Động thái sau khi nộp hồ sơ. Việc kiểm tra tình trạng hồ sơ ứng tuyển sau khi nộp sẽ thể hiện sự quan tâm của bạn tới công việc và đảm bảo rằng hồ sơ đã đến tay đúng người. Gọi điện ngay lập tức thì có vẻ khá đòi hỏi và phiền toái. Hãy làm theo những gợi ý sau đây để liên lạc với họ:

    • Chú ý tới “ngày hết hạn ứng tuyển” của công việc. Hầu hết những công việc đăng tuyển trên mạng sẽ ghi rõ ngày hết hạn ứng tuyển. Gọi cho nhà tuyển dụng trước ngày này có thể khiến bạn có vẻ hào hứng và cùng quẫn quá mức.
    • Nếu không có ngày hết hạn ứng tuyển, tốt nhất là bạn nên liên lạc với họ một tuần sau khi nộp hồ sơ.
    • Khi gọi điện hoặc gửi email tới nhà tuyển dụng hoặc giám đốc nhân sự, hãy thể hiện sự thân thiện. Tránh dùng những câu mang tính đòi hỏi như “tôi chưa được ai liên lạc lại”. Thay vào đó, bạn có thể hỏi là “Đã có quyết định nào được đưa ra chưa?” hoặc “Anh có thể cho tôi biết một chút về khung thời gian tuyển dụng không?” Hãy hỏi xem bạn có thể liên lạc lại với họ nếu sau một tuần vẫn chưa có thông tin gì không, đây là một cách lịch sự để tỏ ra chủ động.[3] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

Ứng tuyển vào công việc bạn thích mới chỉ là bước đầu tiên trong một chuỗi các bước để giành được lời đề nghị làm việc chắc chắn. Chỉ cần lên kế hoạch, suy tính và thực hành một chút, bạn sẽ dễ dàng vượt qua công đoạn lựa chọn ứng viên của nhà tuyển dụng.

  1. 1

    Đảm bảo mọi thông tin cá nhân của bạn trên mạng đều sạch sẽ. Các nhà tuyển dụng thường tìm thông tin về bạn trên mạng, và bất kì sự tiêu cực nào mà họ bắt gặp đều có thể đánh trượt bạn.

  2. 2

    Khi được mời đi phỏng vấn, hãy đảm bảo bạn ăn mặc phù hợp với công việc mình ứng tuyển. Những trang phục khiến bạn cảm thấy thoải mái và tự tin sẽ ảnh hưởng tới cách bạn thể hiện bản thân trong buổi phỏng vấn.

  3. 3

    Hãy nhanh nhẹn. Lên kế hoạch tới phỏng vấn sớm hơn 10 -15 phút để đề phòng tắc đường hoặc các vấn đề về xe cộ. Bạn cũng sẽ có thêm vài phút để chuẩn bị tinh thần và xem lại những ghi chú mà mình mang theo.

  4. 4

    Thể hiện sự hứng thú và lòng nhiệt tình trong cuộc phỏng vấn. Sự tích cực và hiểu biết về công việc sẽ thể hiện rằng bạn có nghiên cứu nghiêm túc, và việc này sẽ đem lại điểm cộng lớn cho bạn.

  5. 5

    Sử dụng ghi chú. Hỏi người phỏng vấn xem bạn có thể ghi chú được không. Cuốn sổ ghi chú còn có thể là thứ cứu cánh cho bạn với vai trò là nơi liệt kê những thành tựu và ưu điểm nhằm thể hiện khả năng của bản thân.

  6. 6

    Thực hiện nghi thức phù hợp. Gửi lời cảm ơn sau khi phỏng vấn là một cách tuyệt vời để thể hiện thái độ tích cực, đồng thời gây được ấn tượng lâu dài. Hãy viết cô đọng và nhắc tới những điều mà bạn đã học được sau cuộc phỏng vấn.

  • Bạn cần phải trung thực khi điền thông tin vào đơn xin việc.
  • Luôn cảm ơn nhà tuyển dụng vì đã dành thời gian và xem xét năng lực của bạn.
  • Nếu bạn bị từ chối, trước khi cảm ơn người phỏng vấn, hãy hỏi xem điều gì có thể giúp bạn thay đổi và liệu có công việc tương tự nào ở nơi khác không.
  • Nếu bạn được mời phỏng vấn, hãy gửi cho họ một bức thư cảm ơn sau đó.

Bài viết này có đồng tác giả là đội ngũ biên tập viên và các nhà nghiên cứu đã qua đào tạo, những người xác nhận tính chính xác và toàn diện của bài viết.

Nhóm Quản lý Nội dung của wikiHow luôn cẩn trọng giám sát công việc của các biên tập viên để đảm bảo rằng mọi bài viết đều đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Bài viết này đã được xem 3.753 lần.

Chuyên mục: Tìm kiếm Việc làm

Trang này đã được đọc 3.753 lần.

Video liên quan

Chủ Đề