Viêm mô mềm là gì

Viêm mô tế bào là một căn bệnh phổ biến. Bạn hãy cùng YouMed tìm hiểu về nguyên nhân, điều trị, chẩn đoán, yếu tố nguy cơ và cách phòng ngừa căn bệnh này nhé!

1. Viêm mô tế bào là gì?

Viêm mô tế bào là một nhiễm trùng da khá phổ biến. Đầu tiên có thể xuất hiện một vùng da sưng, nóng, đỏ và đau. Sau đó, vùng da sưng đỏ nhanh chóng lan rộng. Mặc dù nhiễm trùng có thể xảy ra ở khắp nơi trên cơ thể tuy nhiên, bệnh thường gặp ở vùng chân. Viêm mô tế bào thường xảy ra ở vùng bề mặt của da nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến những mô bên dưới. Nhiễm trùng có thể lan rộng đến hạch lympho và đi vào máu.

Nếu không điều trị có thể đe dọa đến tính mạng. Cần đi khám ngay khi có bất kì triệu chứng nào.

Viêm mô tế bào là một nhiễm trùng da khá phổ biến

2. Triệu chứng viêm mô tế bào

Triệu chứng của bệnh bao gồm:

  • Vùng da nhiễm trùng đau và mềm, đỏ, căng bóng, sưng
  • Vùng da đỏ nhanh chóng lan rộng
  • Cảm giác nóng ở vùng da nhiễm trùng
  • Tạo mủ áp xe
  • Sốt

Những triệu chứng nguy hiểm bao gồm:

  • Run
  • Ớn lạnh
  • Cảm giác ốm yếu,mệt mỏi
  • Chóng mặt
  • Đầu óc lâng lâng
  • Đau nhức cơ
  • Vã mồ hôi

Những triệu chứng cho thấy bệnh đang tiến triển:

  • Lơ mơ
  • Hôn mê
  • Phồng rộp da
  • Nhiều lằn đỏ

3. Viêm mô tế bào điều trị như thế nào?

Điều trị bệnh bao gồm kháng sinh đường uống khoảng từ 5 đến 14 ngày và có thể có thuốc giảm đau nếu cần.

Nghỉ ngơi cho đến khi triệu chứng cải thiện. Kê cao khi bị nhiễm trùng để giảm sưng.

Viêm mô tế bào có thể hết trong vòng 7 đến 10 ngày sau khi bắt đầu điều trị kháng sinh. Thời gian điều trị có thể lâu hơn nếu nhiễm trùng nặng do những bệnh lý mãn tính hoặc suy giảm miễn dịch.

Quảng cáo
Bệnh có thể hết trong vòng 7 đến 10 ngày sau khi bắt đầu điều trị kháng sinh

Nếu triệu chứng cải thiện trong vòng một vài ngày thì vẫn cần tiếp tục uống hết những thuốc kháng sinh mà bác sĩ đã kê toa. Điều này để đảm bảo rằng đã diệt hết những vi khuẩn gây bệnh.

Liên hệ với bác sĩ nếu:

  • Triệu chứng không cải thiện trong vòng 3 ngày sau khi bắt đầu điều trị kháng sinh
  • Những triệu chứng nặng hơn
  • Sốt

Bạn cần nhập viện để điều trị kháng sinh bằng đường tĩnh mạch nếu bạn có những triệu chứng sau:

  • Sốt cao
  • Hạ huyết áp
  • Nhiễm trùng không cải thiện với điều trị bằng kháng sinh
  • Suy giảm miễn dịch do những bệnh lý khác

4. Nguyên nhân nào dẫn đến bệnh?

Bệnh xảy ra khi có vi khuẩn xâm nhập qua những vùng da bị đứt hoặc bị nứt. Staphylococcus và Streptococcus có thể gây ra những nhiễm trùng này.

Nhiễm trùng có thể bắt đầu ở những vùng da bị tổn thương như là:

Quảng cáo
  • Bị đứt
  • Bị cắn
  • Vết thương phẫu thuật

5. Chẩn đoán bệnh như thế nào?

Bác sĩ có thể chẩn đoán viêm mô tế bào thông qua việc quan sát vùng da. Những thăm khám lâm sàng sẽ thấy được:

  • Vùng da bị sưng
  • Vùng da bị nhiễm trùng đỏ và nóng
  • Nổi hạch vùng

Dựa trên độ nặng của những triệu chứng, bác sĩ có thể yêu cầu nhập viện để theo dõi vùng da bị nhiễm trùng trong vài ngày nếu vùng da đó lan rộng. Trong một vài trường hợp, bác sĩ có thể sẽ lấy máu hoặc vùng da bị tổn thương để kiểm tra vi khuẩn.

6. Viêm mô tế bào có lây không?

Viêm mô tế bào thường không lây từ người này sang người khác. Tuy nhiên có thể bị viêm mô tế bào nếu vùng da bị đứt hở trên da của bạn chạm phải vùng da của người bị nhiễm trùng.

Bạn càng dễ bị viêm mô tế bào hơn nếu như da bị bệnh như chàm hoặc nấm. Vi khuẩn có thể đi vào da thông qua những vết xước da do những tình trạng bệnh này gây ra.

Suy giảm miễn dịch cũng làm tăng yếu tố nguy cơ bị viêm mô tế bào do cơ thể không đủ khỏe để chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn.

Viêm mô tế bào rất nguy hiểm nếu không được điều trị. Đó là lý do tại sao bạn cần đi khám bác sĩ.

7. Những điều nên làm tại nhà khi bị bệnh

Viêm mô tế bào cần phải điều trị bằng kháng sinh do bác sĩ của bạn kê toa. Nếu không điều trị, nhiễm trùng có thể lan rộng và đe dọa tính mạng.

Có một vài điều bạn có thể làm tại nhà để giảm đau và làm dịu nhẹ các triệu chứng khác.

  • Làm sạch vùng da bị viêm. Hỏi bác sĩ của bạn làm sạch và che phủ vùng da đó như thế nào
  • Nếu bạn bị viêm ở vùng chân, hãy kê cao chân lên. Điều này có thể giúp giảm sưng và đau.

8. Điều trị phẫu thuật cho bệnh

Hầu hết mọi người có thể điều trị khỏi bởi thuốc kháng sinh. Nhưng nếu bạn có áp xe, có thể phải cần tiểu phẩu để dẫn lưu mủ.

Đầu tiên bạn sẽ được gây tê vùng viêm sau đó phẫu thuật viên sẽ rạch một đường nhỏ ở trên vùng bị áp xe và để cho mủ chảy ra ngoài. Cuối cùng phẫu thuật viên sẽ băng lại vết thương.

9. Yếu tố nguy cơ

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ bị bệnh, bao gồm:

  • Da bị đứt, cào, nứt, hay những tổn thương khác
  • Suy giảm miễn dịch
  • Những bệnh lý về da như chàm, nấm da
  • Sử dụng thuốc bằng đường tiêm mạch
  • Đái tháo đường
  • Tiền sử đã từng bị bệnh trước đây
  • Sưng vùng chân hoặc tay
  • Béo phì

10. Phòng ngừa

Nếu vùng da của bạn bị đứt, rửa sạch nó ngay và bôi thuốc kháng sinh. Che phủ vết thương bằng băng, gạt. Thay băng gạt mỗi ngày cho đến khi vết thương lành.

Theo dõi những dấu hiệu nhiễm trùng trên vết thương như sưng, nóng, đỏ, đau.

Nếu bạn có những yếu tố làm tăng nguy cơ bị viêm mô tế bào thì nên thận trọng:

  • Dưỡng ẩm cho da để tránh bị nứt nẻ
  • Nhanh chóng điều trị các bệnh lý về da mà có thể gây ra nứt nẻ như là nấm da
  • Đeo thiết bị bảo hộ khi làm việc hoăc chơi thể thao
  • Kiểm tra những dấu hiệu tổn thương hay nhiễm trùng ở chân của bạn mỗi ngày

Viêm mô tế bào là một bệnh thường gặp, không khó để điều trị. Tuy nhiên, nếu không điều trị bệnh có thể gây nguy hại đến tính mạng. Vì vậy hãy đi khám ngay khi có những dấu hiệu trên. YouMed sẽ luôn đồng hành cùng bạn!

Bác sĩ Nguyễn Đào Uyên Trang

Nhiễm trùng đường tiết niệu [UTI] là một bệnh lý phổ biến ở phụ nữ mang thai. Đây là một thách thức điều trị lớn, vì nguy cơ biến chứng nghiêm trọng ở cả mẹ và con đều cao. Cùng Youmed tìm hiểu nhé: Những điều cần biết về bệnh nhiễm trùng tiểu ở phụ nữ có thai

Video liên quan

Chủ Đề