Viêm mũi xuất tiết là gì và cách điều trị

Viêm mũi xuất tiết hay còn được gọi là viêm mũi sung huyết, là tình trạng trong mũi và họng có dịch nhầy. Bệnh thường xuất hiện trong trường hợp cảm cúm hay viêm mũi họng cấp.

Bệnh viêm mũi xuất tiết thường gặp ở trẻ nhỏ do viêm V.A, V.A quá phát hay do viêm mũi cấp tái diễn nhiều lần.

Trong viêm mũi dị ứng xuất tiết niêm mạc mũi trở nên dày hơn, mất dần lồng chuyển, cuốn dưới cương to, sung huyết, các tuyến nhầy phát triển hay hoạt động quá mức.

Nguyên nhân

Viêm mũi dị ứng xuất tiết chủ yếu xuất hiện do các nguyên nhân chính như sau:

  • Do sự thay đổi của thời tiết nhất là từ mùa nóng sang mùa lạnh.
  • Thay đổi thời tiết đột ngột, môi trường ô nhiễm, độ ẩm quá cao, nhiễm hóa chất, khói thuốc lá,…
  • Người có sức để kháng yếu, không có khả năng chống lại vi khuẩn gây bệnh như trẻ nhỏ.

Triệu chứng

Lâm sàng

Viêm mũi xuất tiết đặc trưng bởi xung huyết lan toả và phù nề nhiều ở niêm mạc mũi [đôi khi nề tím]. Triệu chứng gần giống như trong viêm mũi cấp tính.

  • Ngạt mũi: thường hai bên, tăng khi thay đổi thời tiết hoặc cơ thể suy yếu.
  • Chảy mũi nhầy liên tục, nhiều, chất nhầy có thể đục, nhưng không có mùi hôi.
  • Sưng hay phù nề niêm mạc mũi, cuốn mũi dưới to.

Cận lân sàng

  • Khám mũi: da cửa lỗ mũi nề đỏ, niêm mạc mũi nề, cuốn mũi dưới to, đỏ làm hẹp đường thở, nhưng còn co hồi tốt với thuốc co mạch. Sàn mũi và ngách mũi dưới ứ đọng nhiều dịch nhầy.
  • Thăm dò niêm mạc mũi bằng que thăm đầu tù có thể cho ta hình dung được mức độ phù nề của nó.

Khi gặp những triệu chứng trên thì bạn hãy trực tiếp trao đổi với các bác sĩ Chuyên khoa Tai mũi họng tại các địa chỉ uy tín để được thăm khám.

Biến chứng

Người mắc bệnh viêm mũi xuất tiết nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn tới tình trạng viêm mũi quá phát, cũng như gây ra viêm xoang mạn, viêm họng mạn, viêm thanh quản, khí phế quản hoặc viêm tai giữa.

Điều trị viêm mũi xuất tiết bằng cách nào

Điều trị bệnh viêm mũi xuất tiệt người bệnh có thể áp dụng thực hiện đồng thời cả 2 phương pháp như sau:

Làm sạch mũi

  • Vệ sinh mũi bằng dung dịch nước muối sinh lý 0,9%. Xịt nước muối vào một bên mũi rồi tự cho chảy ra ngoài sau đó đổi bên. Thực hiện liên tục để các dịch tiết chảy ra bên ngoài, theo đó các vi trùng cũng từ từ chảy ra theo.
    Làm sạch mũi hằng ngày bằng nước muối sinh lý giúp bệnh nhân nhanh khỏi hơn

Dùng thuốc trị viêm mũi xuất tiết

  • Thuốc giảm xuất tiết.
  • Thuốc làm khô niêm mạc.
  • Thuốc chống viêm mũi xoang xuất tiết.

Ngoài ra, có thể dùng khí dung, chiếu tia sóng ngắn vào vùng mũi, điện di dung dịch Novocain 5%. Nếu không có kết quả có thể chỉ định đốt cuốn mũi dưới bằng côte điện.

Việc dùng thuốc cần tuân theo đúng sự chỉ dẫn của bác sĩ nhằm mang lại hiệu quả cao và tránh để lại những biến chứng nguy hiểm.

Phòng tránh

Viêm mũi xuất tiết hoàn toàn có thể phòng tránh được bằng cách:

  • Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài đường.
  • Giữ ấm cơ thể khi trời chuyển lạnh.
  • Không gian sống sạch sẽ, thoáng mát.
  • Uống nhiều nước, nước trái cây, nước có bổ sung muối khoáng.
  • Ăn đủ chất dinh dưỡng, tránh sử dụng các chất kích thích không tốt cho cơ thể.
  • Tập thể dục đều đặn mỗi ngày, thiền, yoga,… nhằm nâng cao thể trạng.
  • Nghỉ ngơi khi cơ thể mệt mỏi, tránh làm việc quá sức.

Khám và điều trị ở đâu tốt

Tuy bệnh viêm mũi xuất tiết không gây nguy hiểm tới tính mạng, nhưng không điều trị bệnh sớm sẽ để lại những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, công việc. Chính vì thế, kiểm tra sức khỏe định kỳ là cách bảo vệ sức khỏe một cách tốt nhất.

Khi có dấu hiệu của bệnh viêm mũi xuất tiết hay viêm mũi nói chung, bạn hãy nhanh chóng đến khám và điều trị tại các bệnh viện chuyên khoa Tai mũi họng uy tín, chẳng hạn như:

Viêm mũi xoang là một trong những bệnh tai mũi họng phổ biến hiện nay. Bệnh tuy lành tính nhưng điều trị không đúng cách có thể diễn tiến dai dẳng, gây biến chứng nguy hiểm.

Viêm mũi xoang là gì?

Viêm mũi xoang là tình trạng niêm mạc mũi xoang bị viêm, phù nề và xuất tiết nhiều dịch nhầy. Viêm mũi xoang có thể là cấp tính hoặc mạn tính tùy thuộc vào thời gian kéo dài của bệnh.

  • * Viêm mũi xoang cấp tính: Là một quá trình viêm niêm mạc mũi xoang khởi phát đột ngột, diễn biến nhanh, các triệu chứng rầm rộ, có thể kéo dài đến 4 tuần. Bệnh có thể xảy ra một hoặc nhiều đợt trong một khoảng thời gian nhất định.
  • * Viêm mũi xoang mạn tính: Là tình trạng viêm niêm mạc mũi xoang kéo dài hơn 12 tuần.

Nguyên nhân gây viêm mũi xoang

Các nguyên nhân viêm mũi xoang thường gặp nhất như sau.

1. Nguyên nhân viêm mũi xoang cấp tính

  • * Do virus: Đây là một tình trạng bệnh thường tự giới hạn, trong đó thời gian triệu chứng kéo dài dưới 10 ngày.
    • Do vi khuẩn: Tỷ lệ nhỏ bệnh nhân mắc ARS sau siêu vi có thể phát triển thành.

2. Nguyên nhân viêm mũi xoang mạn tính

  • * Thường do viêm xoang cấp tính không được điều trị dứt điểm, tái phát nhiều lần dẫn đến mạn tính.
    • Nguyên nhân cũng có thể do các bất thường trong cấu trúc mũi xoang.
    • Do viêm mũi xoang dị ứng.

Triệu chứng bệnh viêm mũi xoang

1. Triệu chứng viêm mũi xoang cấp tính

Người bệnh được xác định viêm mũi xoang cấp tính nếu có tình trạng chảy mũi nhầy đục [trước hay sau] kèm một trong hai hoặc cả hai triệu chứng: nghẹt mũi, đau nhức mặt.

Phân biệt viêm mũi xoang do virus hay do vi khuẩn dựa vào tình trạng và thời gian bệnh.

Do virus hoặc cảm lạnh thông thường:

  • * Thường tự giới hạn trong vòng 10 ngày
    • Có thể kéo dài hơn 10 ngày, nhưng mức độ nặng bệnh giảm dần

Do vi khuẩn:

  • * Triệu chứng viêm mũi xoang cấp kéo dài trên 10 ngày mà không cải thiện về triệu chứng;
    • Xuất hiện đợt triệu chứng nặng hơn: sốt trở lại, nhức đầu, gia tăng chảy mũi đục nhiều;
    • Khởi phất triệu chứng nặng: sốt cao trên 39 độ C và chảy mũi mủ, hay đau nhức mặt, kéo dài ít nhất 3-4 ngày liên tục ngay từ lúc khởi phát bệnh.[1]

Triệu chứng viêm mũi xoang cấp tính gồm:

  • * Dịch tiết mũi [với ưu thế một bên] và sự hiện diện của mủ trong khoang mũi;
    • Đau cục bộ dữ dội [với ưu thế một bên];
    • Sốt >38°C;
    • Tăng tốc độ lắng hồng cầu [ESR] và nồng độ protein phản ứng C [CRP].

2. Triệu chứng của viêm mũi xoang mạn tính

  • * Nghẹt mũi: Gây ra bởi sự phù nề niêm mạc, tắc nghẽn dịch nhầy mũi;
    • Chảy nước mũi: Chảy dịch nước mũi trước và sau, có thể thay đổi từ dịch tiết trong suốt sang dịch nhầy;
    • Rối loạn khứu giác: Thường gặp tình trạng giảm khứu giác hoặc thậm chí mất khứu giác;
    • Đau nhức vùng mặt;
    • Bệnh nhân có thể kèm các triệu chứng: đau đầu, ho, mệt mỏi, hơi thở hôi.
      Đau nhức vùng mặt là một triệu chứng của viêm mũi xoang mạn tính

Chẩn đoán bệnh viêm mũi xoang

1. Chẩn đoán viêm mũi xoang cấp tính

Các biểu hiện viêm mũi xoang chẩn đoán cấp tính bao gồm:

  • * Tắc/nghẹt mũi;
    • Thường xuyên chảy nước mũi trước hoặc sau với dịch đục/vàng;
    • Đau mặt/nhức đầu;
    • Ấn các điểm xoang gây đau;
    • Rối loạn khứu giác;
    • Ngoài các dấu hiệu trên, một số triệu chứng như nuốt đau, khó phát âm, ho, ù tai; và các triệu chứng toàn thân như suy nhược, mệt mỏi, và sốt trên 38 độ cũng có thể xảy ra;
    • Nội soi mũi trước và soi họng để kiểm tra dịch tiết.

2. Chẩn đoán viêm mũi xoang mạn tính

Chẩn đoán dựa trên các triệu chứng, khai thác bệnh sử, thăm khám thực thể và tiến hành kiểm tra cận lâm sàng.

2.1 Nội soi mũi

Nội soi mũi cho phép đánh giá tình trạng ứ dịch ở khe giữa, khe trên, ngách sàng bướm, vòm họng và đường dẫn lưu, cấu trúc mũi bất thường như vẹo vách ngăn, khí hóa cuốn mũi, phì đại cuốn mũi…

2.2 Đánh giá hình ảnh

  • * CT là phương tiện giúp chẩn đoán viêm xoang cấp, viêm xoang mạn, biến chứng viêm xoang: ăn mòn hủy xương chèn ép cấu trúc lân cận, đồng thời loại trừ những nguyên nhân khác như u, nấm xoang…
  • * MRI được ứng dụng đánh giá mô mềm, khối u, cũng như biến chứng của viêm xoang lan đến nội sọ.

2.3 Soi vi khuẩn/nuôi cấy dịch tiết xoang

Phương pháp này được chỉ định trong các trường hợp không đáp ứng điều trị hoặc bệnh nhân dị ứng nhiều loại kháng sinh.

2.4 Sinh thiết

Được chỉ định để chẩn đoán phân biệt các bệnh tự miễn dịch, bệnh u hạt, đồng thời loại trừ các khối u.

Cách điều trị viêm mũi xoang

1. Điều trị viêm mũi xoang cấp tính

Để điều trị viêm mũi xoang cấp tính có hai phương pháp chính là dùng thuốc và rửa mũi.

1.1 Thuốc kháng sinh

Thường dùng trong khoảng từ 7-10 ngày khi các triệu chứng không cải thiện mà ngày càng nghiêm trọng, với các triệu chứng sau:

  • * Đau nhức nhiều hơn, xuất hiện dịch mủ;
    • Bệnh nhân có triệu chứng nặng ngay lúc khởi phát bệnh [sốt >37,8°C và đau mặt dữ dội];
    • Bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch.

1.2 Corticosteroid đường uống

Thường được khuyến nghị cho những bệnh nhân bị viêm xoang mũi cấp tính xuất hiện triệu chứng đau mặt dữ dội.

Corticosteroid đường uống có thể được sử dụng trong 3-5 ngày. Các loại Corticosteroid đường uống thường được sử dụng như methylprednisolone và prednisone.

1.3 Rửa mũi

Việc rửa mũi bằng nước muối thường được khuyến nghị ở những bệnh nhân viêm mũi xoang cấp tính. Phương pháp này giúp làm sạch xoang mũi, giảm phù nề niêm mạc, xoang dẫn lưu tốt hơn.

2. Điều trị viêm mũi xoang mạn tính

Việc điều trị viêm mũi xoang mạn tính bao gồm điều trị bằng thuốc. Nếu không đáp ứng điều trị nội khoa, phẫu thuật sẽ là lựa chọn tiếp theo.

2.1 Điều trị bằng kháng sinh

Được chỉ định ở các bệnh nhân đợt viêm mũi xoang cấp tái phát do vi khuẩn trên nền bệnh viêm mũi xoang mạn tính.

2.2 Corticosteroid

Trị liệu bằng corticosteroid tại chỗ đặc biệt hiệu quả với bệnh nhân có polyp mũi.

  • Trị liệu bằng corticosteroid toàn thân: được áp dụng cho các trường hợp viêm mũi xoang mạn tính có polyp mũi, với các triệu chứng không được kiểm soát và ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của người bệnh. Bệnh nhân được dùng thuốc đường uống trong 3-5 ngày và duy trì điều trị sau phẫu thuật, tùy thuộc vào mức độ bệnh.
    • * Rửa mũi bằng nước muối sinh lý giúp làm sạch xoang mũi, giảm tắc nghẽn.[2]

2.3 Phẫu thuật

Phương pháp này có thể được chỉ định trong trường hợp

  • * Viêm mũi xoang mạn điều trị nội khoa tối đa nhưng không hiệu quả;
    • Viêm mũi xoang mạn tính có bất thường cấu trúc trên hình ảnh chụp CT gây cản trở dẫn lưu xoang: vẹo vách ngăn, khí hóa cuốn mũi…;
    • Viêm mũi xoang mạn tính có thoái hóa polyp.

Hiện nay, phẫu thuật nội soi mũi xoang có nhiều ưu điểm như ít xâm lấn, điều trị hiệu quả, bệnh nhân mau hồi phục.

Trung tâm Tai Mũi Họng, BVĐK Tâm Anh trang bị hệ thống máy móc thiết bị hiện đại trong chẩn đoán, điều trị bệnh lý mũi xoang, vẹo vách ngăn mũi và phẫu thuật chỉnh hình vách ngăn nội soi như: Hệ thống nội soi, tai mũi họng Xion [Đức] hiện đại; Hệ thống máy cắt khoan Medtronic thế hệ mới của Mỹ có độ chính xác cao, phẫu thuật không chảy máu, giảm thiểu thời gian phẫu thuật và cho khả năng phục hồi nhanh chóng. Đặc biệt, phẫu thuật nội soi mũi xoang bằng máy Karl Storz [Đức] kết hợp hệ thống máy cắt khoan Medtronic [Mỹ] đem lại hiệu quả vượt trội. Bác sĩ phẫu thuật sẽ đưa các dụng cụ nội soi cực nhỏ vào mũi của bệnh nhân, sau đó mở rộng các lỗ thông xoang, cắt polyp, lấy mô nấm, hút sạch nhầy mủ. Phương pháp này ít xâm lấn, không có vết thương bên ngoài mũi, sử dụng máy bào mô hiện đại.

Phẫu thuật mũi xoang bằng phương pháp nội soi ít xâm lấn tại BVĐK Tâm Anh TP.HCM

Cách phòng ngừa viêm mũi xoang

Để phòng ngừa bệnh mũi xoang, mỗi người cần thực hành những điều sau đây.

  • * Tiêm vắc xin phòng bệnh cúm;
    • Tránh các yếu tố nguy cơ gây bệnh như nhiễm virus cảm cúm, viêm họng, viêm tai…;
    • Giữ ấm mũi xoang;
    • Không hút thuốc lá;
    • Tránh các tác nhân gây dị ứng như lông động vật, phấn hoa, hóa chất;
    • Tăng cường miễn dịch như ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, sinh hoạt khoa học, vận động mỗi ngày.
    • Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tránh lây nhiễm mầm bệnh;
    • Thăm khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện các tình trạng bất thường mũi xoang và điều trị kịp thời.

Để đặt lịch khám, tư vấn và điều trị viêm xoang mũi và các bệnh lý Tai – Mũi – Họng tại Trung tâm Tai Mũi Họng, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, quý khách có thể liên hệ:

Viêm mũi xoang là bệnh lành tính, hiếm khi gây nguy hiểm vì hầu hết các trường hợp do virus và sẽ tự khỏi. Tuy nhiên, bệnh có thể trở nên nghiêm trọng nếu kéo dài dẫn đến biến chứng mũi xoang. Các biến chứng nguy hiểm nhất: viêm xoang chèn ép hốc mắt ảnh hưởng thị lực, viêm dây thần kinh sọ, viêm sọ não… Do đó, người bệnh cần thăm khám để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Chủ Đề