Viết đoạn văn làm rõ tình cảm của nhà thơ khi đứng trước lăng Bác

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit.Morbi adipiscing gravdio, sit amet suscipit risus ultrices eu.Fusce viverra neque at purus laoreet consequa.Vivamus vulputate posuere nisl quis consequat.

Create an account

VnDoc.com mời các bạn tham khảo gợi ý viết đoạn văn ngắn từ 8-12 câu nêu cảm nhận của em về bài thơ Viếng lăng Bác trong bài viết này. Tài liệu là văn mẫu cảm nhận của em về bài thơ Viếng lăng Bác trong chương trình ngữ văn lớp 9.

Đoạn văn nêu cảm nhận về bài thơ Viếng lăng Bác

  • Khái quát về tác giả Viễn Phương
  • Khái quát chung về tác phẩm Viếng lăng Bác
  • Đoạn văn nêu cảm nhận của em về bài thơ Viếng lăng Bác
  • Đoạn văn cảm nhận về bài thơ Viếng lăng Bác - Bài mẫu 2
  • Đoạn văn cảm nhận về bài thơ Viếng lăng Bác - Bài mẫu 3

  • Soạn Văn 9: Viếng lăng Bác
  • Phân tích bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương
  • Phân tích khổ thơ thứ ba trong bài Viếng lăng Bác của Viễn Phương

Khái quát về tác giả Viễn Phương

a. Tiểu sử cuộc đời tác giả Viễn Phương

Viễn Phương, tên thật Phan Thanh Viễn [1 tháng 5 năm 1928 - 21 tháng 12 năm 2005], quê gốc ở quận Tân Châu, tỉnh Châu Đốc [ngày nay là thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang].

Thuở nhỏ ông đi học, đến khi Cách mạng Tháng Tám bùng nổ [1945], ông đến đầu quân và được xếp vào Chi đội 23. Năm 1952, Nam Bộ tổ chức giải thưởng tổng kết văn học nghệ thuật lấy tên Giải thưởng Cửu Long, trường ca “Chiến thắng Hòa Bình” của ông được xếp giải nhì về thơ. Năm 1954, cuộc kháng chiến chống Pháp kết thúc, ông được phân công về Sài Gòn hoạt động.

Sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, ông liền được bầu làm Chủ tịch Hội Văn nghệ Giải phóng Thành phố Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội liên hiệp Văn học Nghệ thuật Thành phố Hồ Chí Minh và được bầu vào Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam.

Ông được tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2001.

b. Sự nghiệp văn học của Viễn Phương

Trong 30 năm cầm súng chiến đấu vì độc lập tự do của dân tộc, Viễn Phương đã có những cống hiến to lớn cho sự nghiệp cách mạng. Ông đã dành trọn cả cuộc đời của mình để sáng tác thơ văn. Với một tâm hồn nghệ sĩ, tác giả nắm bắt chính xác những sắc thái, cung bậc cảm xúc của cuộc sống, của con người. Ông viết để được thả hồn vào những con chữ, viết để đóng góp cho quê hương, cho đất nước.

Truyện ngắn và thơ là hai lĩnh vực tiêu biểu trong sáng tác của Viễn Phương, trong đó thơ là lĩnh vực giúp ông gặt hái được nhiều thành công hơn. Bên cạnh đó thể loại ký của ông cũng được đánh giá rất cao.

Những tác phẩm tiêu biểu: Quê hương địa đạo, Lòng mẹ, Sắc lụa Trữ La, Phù sa quê mẹ, Ngàn say mây trắng, Miền sông nước, Tháng bảy mưa ngâu, Đá hoa cương, Thơ với tuổi thơ, Gió lay hương quỳnh, Ngôi sao xanh, Hình bóng thương yêu,…

Thơ Viễn Phương nền nã, thì thầm, man mác, bâng khuâng, day dứt, không gút mắt, cầu kỳ, kênh kiệu, khoa ngôn. Hình ảnh nào trong đời sống anh cũng tìm thấy chất thơ.

Khái quát chung về tác phẩm Viếng lăng Bác

1. Hoàn cảnh sáng tác

Bài thơ được viết vào tháng 4 năm 1976, khi cuộc kháng chiến chống Mĩ kết thúc thắng lợi, đất nước nước thống nhất, lăng Bác Hồ mới được khánh thành, Viễn phương ra Bắc thăm Bác, nhà thơ đã viết bài thơ này và được in trong tập “Như mây mùa xuân” năm 1978

2. Bố cục

Khổ 1: Cảm xúc của tác giả trước không gian, cảnh vật bên ngoài lăng

Khổ 2: Cảm xúc trước đoàn người vào lăng viếng Bác

Khổ 3: Cảm xúc khi vào lăng, nhìn thấu di hài Bác

Khổ 4: Những tình cảm, cảm xúc trước lúc ra về.

3. Ý nghĩa nhan đề Viếng lăng Bác

Nhan đề bài thơ tuy chỉ có 3 chữ ngắn gọn, đơn giản cùng dễ hiểu không chỉ là một lời thông báo về việc nhân vật trữ tình hay chính là tác giả ra Hà Nội, đến với lăng Bác để bày tỏ lòng mình, mà trong đó còn là tình cảm sâu nặng, là tấm lòng hướng về vị Cha già dân tộc của tác giả nói riêng, của những người dân miền Nam nói chung. Dù Người đã đi xa, nhưng trong trái tim, trong lòng người dân miền Nam nói riêng, con dân Việt Nam nói chung, Người vẫn sống mãi, vẫn mãi luôn như ngày nào.

4. Giá trị nội dung

Bài thơ xúc động của tác giả Viễn Phương kể về hành trình người con miền Nam lần đầu thăm lăng Bác. Bài thơ chứa đựng tình cảm yêu mến, tiếc thương và kính trọng của riêng tác giả và những con người miền Nam nói chung.

5. Giá trị nghệ thuật

Thể thơ tự do, nhịp điệu thơ chậm mang cảm xúc tâm tình, ấm áp và trang nghiêm, giọng thơ chân thật, chân tình đậm chất Nam Bộ.

Bài thơ là cả một nghệ thuật sáng tạo, có sự kết hợp giữa hình ảnh thực và hình ảnh ẩn dụ. Ngôn ngữ được chọn lọc một cách tinh tế được đặt với những hình ảnh kì vĩ, lớn lao, nối tiếp nhau.

Đoạn văn nêu cảm nhận của em về bài thơ Viếng lăng Bác

Hình ảnh Bác Hồ gắn bó với bao thế hệ con người Việt Nam và trở thành niềm tự hào của cả dân tộc. Bài thơ Viếng lăng Bác của tác giả Viễn Phương đã thể hiện rõ tấm lòng thành kính của nhà thơ nói riêng và con người Việt Nam nói chung khi đứng trước lăng của Người. Bài thơ không chỉ khái quát, đưa đến cho bạn đọc cái nhìn cụ thể, rõ nét về hình ảnh lăng chủ tịch mà bên cạnh đó còn bộc bạch tình cảm, sự xúc động mạnh mẽ của một người con miền Nam lần đầu nhìn thấy Bác. Đó không còn là cảm xúc của một cá nhân mà là cảm xúc chung của tất cả những ai lần đầu nhìn thấy.

Một con người dành trọn cuộc đời của mình bôn ba nước ngoài, gắn bó với sự nghiệp giải phóng đất nước, giúp dân tộc thoát khỏi ách lầm than nô lệ thật đáng kính. Có thể nói, sự ra đi của Bác là sự mất mát to lớn của cả dân tộc. Đến những thế hệ sau này, khi bất cứ ai đứng trước lăng của Người, trong lòng cũng đều trào dâng những cảm xúc, xúc động. Tác giả Viễn Phương đã thay mặt những người lần đầu ở nơi xa xôi ra thăm Bác để viết lên cảm nhận của mình. Bài thơ khiến ta hiểu thêm, tự hào thêm và yêu thêm đất nước này, thế hệ trước thế hệ sau; người miền Nam kẻ ở Bắc, tất cả đều chung một tình cảm, một sự tôn kính dành cho Bác Hồ.

Nhiều năm tháng qua đi nhưng bài thơ vẫn giữ nguyên vẹn giá trị tốt đẹp ban đầu của nó và để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng nhiều thế hệ bạn đọc đồng thời góp phần làm phong phú kho tàng văn học của nước nhà.

Đoạn văn cảm nhận về bài thơ Viếng lăng Bác - Bài mẫu 2

Trong các bài thơ viết về Bác Hồ, Viếng lăng Bác của Viễn Phương là một bài thơ đặc sắc, gây cho em nhiều xúc động nhất. Bao trùm toàn bài thơ là niềm thương cảm vô hạn, lòng kính yêu và biết ơn sâu sắc của nhà thơ đối với Bác Hồ vĩ đại.

Câu thơ mở đầu "Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác" như một lời nói nghẹn ngào của đứa con đi xa trở về thăm viếng hương hồn Bác Hồ kính yêu. Tình cảm ấy là tình cảm chung của đồng bào và chiến sĩ miền Nam đối với lãnh tụ vĩ đại của dân tộc.

Nhà thơ đứng lặng đi, trầm ngâm từ phía xa nhìn lăng Bác. Hàng tre để lại cho anh nhiều cảm xúc và liên tưởng thấm thía. Màu tre xanh thân thuộc của làng quê Việt Nam luôn luôn gắn bó với tâm hồn của Bác. Bác đã "đi xa" nhưng tâm hồn Bác vẫn gắn bó thiết tha với quê hương xứ sở. Cây tre đã được nhân hóa như biểu tượng ca ngợi dáng đứng của con người Việt Nam: kiên cường, bất khuất, mộc mạc, thanh cao... Hình ảnh cây tre trong lời thơ của Viễn Phương biểu thị niềm tự hào dân tộc làm cho mỗi chúng ta cảm nhận sâu sắc về phẩm chất cao quý của Bác Hồ cũng như của con người Việt Nam trong bốn nghìn năm lịch sử.

Đoạn văn cảm nhận về bài thơ Viếng lăng Bác - Bài mẫu 3

Càng đến gần lăng bác, cảm xúc của nhà thơ lại dâng lên khi nhìn thấy hình ảnh dòng người vào lăng viếng Bác:

"Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân"

Nhà thơ rất tài tình khi xây dựng 4 câu thơ thành 2 cặp câu có cấu trúc tương ứng. Câu trên tả thực, câu dưới ẩn dụ. Ở cặp câu trên, tác giả đã sử dụng hình ảnh ẩn dụ. Ở cặp câu trên, tác giả sử dụng một hình ảnh ẩn dụ rất đẹp là mặt trời trong lăng rất đỏ để ca ngợi tôn vinh công lao vị lãnh tụ HCM. Nếu mặt trời của thiên nhiên mạng đến sự sống cho muôn loài thì Bác là vị cứu tinh của nhân dân VN, đưa nhân dân thoát khỏi nô lệ, để được độc lập tự do, hạnh phúc, cặp câu dưới ông lặp lại từ ngày ngày theo phép điệp ngữ để nhấn mạnh dòng người vào lăng viếng Bác cứ lặp đi lặp lại hết ngày này đến ngày khác. Dòng người nối nhau dài tưởng như không bao giờ dứt. Cùng với đó tác giả tạo nhiều hình ảnh ẩn dụ đẹp "kết tràng hoa", "bảy mươi chín mùa xuân". Dòng người vào lăng viếng Bác và ra liên tục khiến cho nhà thơ liên tưởng đến tràng hoa mà cả dân tộc đang kính dâng lên Bác. Cuộc đời của bác đã dành trọn vẹn 79 tuổi đời cho dân cho nước nên cuộc đời ấy, 79 tuổi đời ấy đẹp như mùa xuân. Khổ thơ này Viễn Phương đã thể hiện sâu sắc tấm lòng thành kính của dân tộc ta đối với công lao của bác.

---------------------------

Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết dưới đây của chúng tôi:

  • Bài tập đọc hiểu lớp 9 môn Ngữ văn
  • 10 đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ ôn thi vào lớp 10
  • Tóm tắt tác phẩm lớp 9

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các em Viết đoạn văn ngắn từ 8-12 câu nêu cảm nhận của em về bài thơ Viếng lăng Bác. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các em học sinh tài liệu Giải bài tập Toán lớp 9, Trắc nghiệm Tiếng Anh 9, Lý thuyết môn Vật lí lớp 9, Giải Tập bản đồ Lịch Sử lớp 9 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Chúc các em học tập thật tốt.

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề