Vở bài tập tiếng việt lớp 4 tập 1 trang 72, 73, 74

Dựa vào nội dung bài Quê hương [Tiếng Việt 4, tập một, trang 100], ghi dấu X vào □ trước ý trả lời đúng :

1. Tên vùng quê được tả trong bài văn là gì ?

□ Ba Thê                □ Hòn Đất                □ Không có tên

2. Quê hương chị Sứ là:

□ Thành phố           □ Vùng núi               □ Vùng biển

3. Những từ ngữ nào giúp em trả lời đúng câu hỏi 2 ?

□ Các mái nhà chen chúc

□ Núi Ba Thê vòi vọi xanh lam

□ Sóng biển, cửa biển, xóm lưới, làng biển, lưới

4. Những từ ngữ nào cho thấy núi Ba Thê là một ngọn núi cao ?

□ Xanh lam

□ Vòi vọi

□ Hiện trắng những cánh cò

5. Tiếng yêu gồm những bộ phận cấu tạo nào ?

□ Chỉ có vần

□ Chỉ có vần và thanh

□ Chỉ có âm đáu và vần

6. Bài văn trên có tám từ láy. Theo em, tập hợp nào dưới đây thống kê đủ tám từ láy đó ?

□ Oa oa, da dẻ, vòi vọi, nghiêng nghiêng, chen chúc, phất phơ, trùi trùi, tròn trịa.

□ Vòi vọi, nghiêng nghiêng, phất phơ, vàng óng, sáng loà, trùi trũi, tròn trịa, xanh lam.

□ Oa oa, da dẻ, vòi vọi, chen chúc, phất phơ, trùi trũi, tròn trịa, nhà sàn

7. Nghĩa của chữ tiên trong đẩu tiên khác nghĩa với chữ tiên nào dưới đây ?

□     Tiên tiến              □ Trước tiên                □ Thần tiên

8. Bài văn trên có mấy danh từ riêng ?

□ Một từ. Đó là từ............................

□ Hai từ. Đó là những từ :........................

□ Ba từ. Đó là những từ :........................

Dựa vào nội dung bài Quê hương [Tiếng Việt 4, tập một, trang 100], ghi dấu X vào □ trước ý trả lời đúng :

1. Tên vùng quê được tả trong bài văn là gì ?

X Hòn Đất

2. Quê hương chị Sứ là:

X Vùng biển

3. Những từ ngữ nào giúp em trả lời đúng câu hỏi 2 ?

X Sóng biển, cửa biển, xóm lưới, làng biển, lưới

4. Những từ ngữ nào cho thấy núi Ba Thê là một ngọn núi cao ?

X Vòi vọi

5. Tiếng yêu gồm những bộ phận cấu tạo nào ?

X Chỉ có vần và thanh

6. Bài văn trên có tám từ láy. Theo em, tập hợp nào dưới đây thống kê đủ tám từ láy đó ?

X Oa oa, da dẻ, vòi vọi, nghiêng nghiêng, chen chúc, phất phơ, trùi trùi, tròn trịa.

7. Nghĩa của chữ tiên trong đẩu tiên khác nghĩa với chữ tiên nào dưới đây ?

8. Bài văn trên có mấy danh từ riêng ?

X Ba từ. Đó là những từ: [chị] Sứ; Hòn Đất, [núi] Ba Thê.

Mai Anh Ngày: 17-05-2022 Lớp 4

141

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 Chính tả trang 72 chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong VBT Tiếng Việt 4 Tập 1 Mời các bạn đón xem:

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 trang 72 Chính tả - Tuần 11

Câu 1 trang 72 VBT Tiếng Việt lớp 4: a] Điền vào chỗ trống s hoặc x

                 Trái nhót như ngọn đèn tín hiệu

                 Trỏ lối ...ang mùa hè

                 Quả cà chua như cái đèn lồng nhỏ ...íu

                 Thắp mùa đông ấm những đêm thâu

                 Quả ớt như ngọn lửa đèn dầu

                 Chạm đầu lưỡi - chạm vào ...ức nóng.

                 Mạch đất ta dồi dào ...ức ...ống

                 Nên nhành cây cũng tháp ...áng quê hương.

b] Đặt trên những chữ in đậm dấu hỏi hoặc dấu ngã :

Ngày xưa có một học trò nghèo nôi tiếng khắp vùng là người hiếu học. Khi ông đô trạng, nhà vua muốn ban thương, cho phép ông tự chọn quà tặng. Ai nấy rất đôi ngạc nhiên khi thấy ông chi xin một chiếc nồi nho đúc bàng vàng. Thì ra, ông muốn mang chiếc nồi vàng ấy về tạ ơn người hàng xóm. Thuơ hàn vi, vì phai ôn thi, không có thời gian kiếm gạo, ông thường hoi mượn nồi cua nhà hàng xóm lúc họ vừa dùng bưa xong đê ăn vét cơm cháy suốt mấy tháng trời. Nhờ thế ông có thời gian học hành và đô đạt.

Phương pháp giải:

a. Em điền s hoặc x vào chỗ trống thích hợp.

b. Em đặt dấu hỏi hoặc dấu ngã sao cho thích hợp.

Trả lời:

a] Điền vào chỗ trống s hoặc x:

              Trái nhót như ngọn đèn tín hiệu

              Trỏ lối sang mùa hè

              Quả cà chua như cái đèn lồng nhỏ xíu

              Thắp mùa đông ấm những đêm thâu

              Quả ớt như ngọn lửa đèn dầu

              Chạm đầu lưỡi - chạm vào sức nóng.

              Mạch đất ta dồi dào sức sống

              Nên nhành cây cũng thắp sáng quê hương.

b] Đặt trên những chữ in đậm dấu hỏi hoặc dấu ngã :

Ngày xưa có một học trò nghèo nổi tiếng khắp vùng là người hiếu học. Khi ông đỗ trạng, nhà vua muốn ban thưởng, cho phép ông tự chọn quà tặng. Ai nấy rất đỗi ngạc nhiên khi thấy ông chỉ xin một chiếc nồi nhỏ đúc bằng vàng. Thì ra, ông muốn mang chiếc nồi vàng ấy về tạ ơn người hàng xóm. Thuở hàn vi, vì phải ôn thi, không có thời gian kiếm gạo, ông thường hỏi mượn nồi của nhà hàng xóm lúc họ vừa dùng bữa xong để ăn vét cơm cháy suốt mấy tháng trời. Nhờ thế ông có thời gian học hành và đỗ đạt.

Mai Anh Ngày: 18-05-2022 Lớp 4

469

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 Luyện từ và câu trang 72, 73, 74 chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong VBT Tiếng Việt 4 Tập 2 Mời các bạn đón xem:

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 trang 72, 73, 74 Luyện từ và câu - Giữ phép lịch sự khi bày tỏ yêu cầu, đề nghị

I. Nhận xét

1. Đọc mẩu chuyện sau. Gạch dưới những câu nêu yêu cầu, đề nghị.

Một sớm, thằng Hùng, mới “nhập cư" vào xóm tôi, dắt chiếc xe đạp gần hết hơi ra tiệm sửa xe của bác Hai. Nó hất hàm bảo bác Hai :

- Bơm cho cái bánh trước. Nhanh lên nhé, trễ giờ học rồi.

Bác Hai nhìn thằng Hùng rồi nói :

- Tiệm của bác hổng có bơm thuê.

- Vậy cho mượn cái bơm, tôi bơm lấy vậy.

Vừa lúc ấy, cái Hoa nhà ở cuối ngõ cũng dắt xe đạp chạy vào ríu rít chào hỏi :

- Cháu chào bác Hai ạ ! Bác ơi, cho cháu mượn cái bơm nhé. Chiều nay cháu đi học về, bác coi giùm cháu nghe, hổng biết sao nó cứ xì hơi hoài.

- Được rồi. Nào để bác bơm cho. Cháu là con gái, biết bơm không mà bơm !

- Cháu cảm ơn bác nhiều

2. Cách nêu yêu cầu, đề nghị của hai bạn Hùng và Hoa khác nhau thế nào?

a] Bạn Hùng...... 

b] Bạn Hoa....... 

Phương pháp giải:

1] Em đọc kĩ mẩu chuyện để tìm những câu mục đích yêu cầu, đề nghị.

2] Em chú ý tới thái độ của Hoa và Hùng khi đưa ra yêu cầu, đề nghị.

Trả lời:

1] Những câu được gạch chân là câu nêu yêu cầu, đề nghị:

Một sớm, thằng Hùng, mới “nhập cư" vào xóm tôi, dắt chiếc xe đạp gần hết hơi ra tiệm sửa xe của bác Hai. Nó hất hàm bảo bác Hai :

- Bơm cho cái bánh trước. Nhanh lên nhé, trễ giờ học rồi.

Bác Hai nhìn thằng Hùng rồi nói :

-  Tiệm của bác hổng có bơm thuê.

-  Vậy cho mượn cái bơm, tôi bơm lấy vậy.

Vừa lúc ấy, cái Hoa nhà ở cuối ngõ cũng dắt xe đạp chạy vào ríu rít chào hỏi :

-  Cháu chào bác Hai ạ ! Bác ơi, cho cháu mượn cái bơm nhé. Chiều nay cháu đi học về, bác coi giùm cháu nghe, hổng biết sao nó cứ xì hơi hoài.

-  Được rồi. Nào để bác bơm cho. Cháu là con gái, biết bơm không mà bơm !

-  Cháu cảm ơn bác nhiều

2] Điểm khác nhau trong cách yêu cầu, đề nghị của hai bạn Hoa và Hùng đó là:

a] Bạn Hùng : yêu cầu của Hùng bất lịch sự.

b] Bạn Hoa : yêu cầu của Hoa lịch sự.

II. Luyện tập

1. Khi muốn mượn bạn cái bút, em có thể chọn những cách nói nào? Đánh dấu X vào □ trước các ý em chọn :

□ Cho mượn cái bút!

□ Lan ơi, cho tớ mượn cái bút!

□ Lan ơi, cậu có thể cho tớ mượn cái bút được không?

2. Khi muốn hỏi giờ một người lớn tuổi, em có thể chọn những cách nói nào ? Đánh dấu X vào □ trước các ý em chọn :

□ Mấy giờ rồi ?

□  Bác ơi, mấy giờ rồi ạ ?

□ Bác ơi, bác làm ơn cho cháu biết mấy giờ rồi ?

□ Bác ơỉ, bác xem giùm cháu mấy giờ rồi ạ ?

3. So sánh từng cặp câu khiến dưới đây về tính lịch sự. Đánh dấu X vào □ thích hợp : câu giữ được phép lịch sự hay không giữ được phép lịch sự. Cho biết vì sao mỗi câu ấy giữ hay không giữ được phép lịch sự. 

Câu

Giữ được phép lịch sự

Không giữ được phép lịch sự

 a]- Lan ơi, cho tớ về với!

 - Cho đi nhờ một cái!

x [Vì có các từ xưng hô thể hiện quan hệ thân một]

x [Vì nói trống không]

 b] - Chiều nay, chị đón em nhé !

 - Chiều nay chị phải đón em đấy !

 
 c] - Đừng cố mà nói như thế !

 - Theo tớ,cậu không nên nói như thế !

   
 d] - Mở hộ cháu cái cửa !

 - Bác mở giúp cháu cái cửa này với !

   

4. Đặt câu khiến phù hợp với mỗi tình huống sau, rồi viết vào chỗ trống :

a] Em muốn xin tiền bố mẹ để mua một quyển sổ ghi chép.

..................

b] Em đi học về nhà, nhưng nhà em chưa có ai về, em muốn ngồi nhờ bên nhà hàng xóm để chờ bố mẹ về.

..............

Phương pháp giải:

1] Em suy nghĩ xem cách nào thể hiện được lời yêu cầu đề nghị, lịch sự lại tôn trọng người bạn của mình.

2] Em chọn đáp án thể hiện sự kính trọng, lịch sự khi hỏi giờ người lớn tuổi.

3] Em làm theo yêu cầu của bài tập.

4] Em làm theo yêu cầu của bài tập.

Trả lời:

1] Khi muốn mượn bạn cái bút, em có thể chọn những cách nói:

[X] Lan ơi, cậu có thể cho tớ mượn cái bút được không ?

2] Khi muốn hỏi giờ một người lớn tuổi, em có thể chọn những cách nào nói:

[x] Bác ơi, mấy giờ rồi ạ ?

[x] Bác ơi, bác làm ơn cho cháu biết mấy giờ rồi ?

[x] Bác ơi, bác xem giùm cháu mấy giờ rồi ạ ?

3] 


4] 

a] Em muốn xin tiền bố mẹ để mua một quyển sổ ghi chép

- Bố ơi, bố cho con tiền để mua để mua một quyển sổ ghi một quyển sổ nhé !

Hoặc :

- Ba ơi, ba có thể cho con tiền để mua một quyển sổ không ạ !

- Ba ơi, ba cho con tiền để mua một quyển sổ ạ.

b] Em đi học về nhà, nhưng nhà em chưa có ai về, em muốn ngồi chờ bên nhà hàng xóm để chờ bố mẹ về.

- Bác ơi, cháu có thể ngồi nhờ bên nhà bác một lúc được không ạ ?

- Bác cho cháu ngồi nhờ bên nhà bác một lúc ạ !

Video liên quan

Chủ Đề