Vu khí việt nam 2023

Đoàn Bộ Quốc phòng Việt Nam tham quan Triển lãm Vũ khí Lục quân Eurosatory. [Ảnh: TTXVN]

Theo phóng viên TTXVN tại Pháp, nhận lời mời của Bộ Quân đội Pháp, đoàn đại biểu Bộ Quốc phòng Việt Nam do Trung tướng Nguyễn Văn Nghĩa, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, làm trưởng đoàn đã tham dự Triển lãm Vũ khí Lục quân Eurosatory.

Triển lãm diễn ra từ ngày 10-17/6 tại Khu triển lãm Villepinte, phía Bắc thủ đô Paris. Tham gia đoàn còn có lãnh đạo một số cơ quan, đơn vị chức năng của Bộ Quốc phòng.

Eurosatory là một trong những triển lãm vũ khí, trang bị lục quân lớn nhất thế giới với sự tham gia của gần 160 nước và các doanh nghiệp quốc phòng hàng đầu thế giới.

Từ năm 1998 đến nay, tại hầu hết các kỳ triển lãm, Bộ Quốc phòng đều cử đoàn đại biểu tham dự nhằm tìm hiểu công nghệ mới, cập nhật những tiến bộ khoa học kỹ thuật, xu hướng phát triển trang bị của Lục quân các nước và tìm kiếm cơ hội hợp tác.

[Khai mạc triển lãm quốc phòng châu Á và an ninh quốc gia châu Á 2022]

Trong khuôn khổ chuyến công tác, bên cạnh các hoạt động tham quan gian hàng tại triển lãm và tiếp xúc với các doanh nghiệp quốc phòng của nước chủ nhà cùng một số nước khác, đoàn đã có các cuộc hội kiến với Thượng tướng Thierry Marchand, Cục trưởng Cục Hợp tác và An ninh quốc phòng; Thiếu tướng Geoffroy de Larouzière, Phó Tham mưu trưởng phụ trách quan hệ quốc tế của Lục quân Pháp và Thiếu tướng Caroline Salahun, Phó Cục trưởng Cục Hợp tác quốc tế phụ trách châu Á-Thái Bình Dương, Tổng cục Trang bị vũ khí Pháp.

Tại các cuộc hội kiến, hai bên đều nhất trí cho rằng quan hệ hợp tác quốc phòng thời gian qua đã được lãnh đạo hai nước quan tâm, thúc đẩy và đạt được nhiều kết quả tích cực.

Trong thời gian tới, hai bên cam kết thúc đẩy quan hệ quốc phòng Việt Nam-Pháp theo hướng hiệu quả, thực chất, tập trung vào các lĩnh vực như đào tạo, quân y và gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc.

Nhân dịp này, Trung tướng Nguyễn Văn Nghĩa cũng thông báo và mời Bộ Quân đội Pháp cử đại diện cùng các doanh nghiệp quốc phòng lớn của Pháp tham dự Triển lãm Quốc phòng quốc tế lần thứ nhất tại Việt Nam, dự kiến diễn ra vào tháng 12/2022. /.

Hình ảnh vụ thử nghiệm vũ khí siêu thanh của Mỹ tại Căn cứ bay Wallops của NASA hôm 26/10. [Ảnh: Reuters]

Hải quân và Lục quân Mỹ hôm 26/10 đã phóng một tên lửa từ bãi phóng ven biển ở bang Virginia để tiến hành gần 10 thí nghiệm về vũ khí siêu vượt âm. Vụ phóng đã thử nghiệm thành công các thiết bị liên lạc và dẫn đường  cho vũ khí siêu vượt âm, cũng như các vật liệu có khả năng chịu nhiệt trong "môi trường siêu vượt âm thực tế".

Một tên lửa nghiên cứu thứ hai sẽ được phóng vào cuối tuần này để tiến hành các thử nghiệm tiếp theo.

Ông Johnny Wolfe, Phó Đô đốc Hải quân Mỹ, nói: "Vũ khí siêu vượt âm này mang lại cho chúng ta khả năng tấn công sâu vào trong đất liền. Và quan trọng bằng cách đưa nó lên tàu chiến hay tàu ngầm, chúng tôi có thể triển khai chúng ở rất nhiều nơi trên thế giới, qua đó mang lại cho chúng tôi lợi thế cạnh tranh".

[Ảnh: Getty].

Các phương tiện siêu vượt âm được phóng từ trên không có khả năng tăng tốc lên tới 5 lần tốc độ âm thanh, tương đương 6.200 km/h.

Mỹ đang đẩy nhanh tiến độ nghiên cứu các loại vũ khí siêu vượt âm trong bối cảnh có nhiều lo ngại rằng Mỹ đang tụt sau Nga và Trung Quốc trong lĩnh vực này.

Hải quân mỹ cho biết sẽ hoàn thành việc phát triển thiết kế vũ khí siêu vượt âm vào năm 2023. Dự kiến, loại vũ khí này sẽ được trang bị cho quân đội Mỹ sớm nhất vào năm tài chính 2025.

Hiện chưa rõ tầm bắn của loại vũ khí này là bao nhiêu, nhưng người Mỹ nhấn mạnh rằng chỉ số này sẽ vượt qua các hệ thống phòng không tầm xa nhất hiện có của Nga và Trung Quốc.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!

9 tháng 2 2022

Nguồn hình ảnh, AFP/Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Máy bay Yak-130 của Nga

Để bảo vệ lãnh thổ và lợi ích quốc gia trên Biển Đông cùng với nhu cầu hiện đại hóa lực lượng hải quân và không quân, Việt Nam đã tăng chi tiêu quân sự, theo GlobalData.

Chi phí mua lại quốc phòng của Việt Nam dự kiến sẽ tăng theo cấp số nhân và dự báo đạt độ tăng trưởng kép hàng năm [CAGR] ở mức kỷ lục 8,5% giai đoạn 2023-2027, đạt 8,5 tỷ đôla vào năm 2027, theo GlobalData.

Báo cáo của GlobalData, 'Thị trường quốc phòng Việt Nam - Mức độ hấp dẫn, cảnh quan cạnh tranh và dự báo đến năm 2027', cho thấy Việt Nam tập trung tăng đầu tư vào hoạt động mua lại và ngân sách hoạt động khác.

Yêu sách lãnh thổ ở Biển Đông và sức mạnh ngày càng tăng của các lực lượng vũ trang Trung Quốc đã thúc đẩy chính phủ Việt Nam tăng cường khả năng quân sự của mình, GobalData nhận định.

Về tiền đồng, chi tiêu quốc phòng của Việt Nam ghi nhận tốc độ CAGR là 5,9% trong giai đoạn 2018-22, ở mức 138,5 nghìn tỷ đồng vào năm 2022, Trong khi giai đoạn 2023-27, dự báo tốc độ CAGR tăng mạnh 11,3%, trị giá 228. 2 nghìn tỷ đồng vào năm 2027.

Akash Pratim Debbarma, Chuyên gia phân tích hàng không và quốc phòng tại GlobalData, nhận xét rằng dù nền kinh tế Việt Nam đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19 nhưng đã thể hiện khả năng phục hồi đáng kể.

"Kế hoạch mua sắm Tàu ngầm hạng trung và tàu tuần tra là minh chứng cho cam kết của Việt Nam nhằm bảo đảm lợi ích quốc gia và bảo vệ yêu sách lãnh thổ của mình trước bất kỳ hành động ngoại xâm lược nào, trong bối cảnh hiện nay, từ Trung Quốc ", Asia Pacific Defence Reporter dẫn lời ông Akash Pratim Debbarma.

Việt Nam đang tính đến việc mua máy bay tàng hình thế hệ thứ 5 [Su-57] của Nga. Nếu mua, Việt Nam có thể trở thành khách hàng đầu tiên của Nga về mặt hàng này.

Ngoài ra, Việt Nam cũng có kế hoạch mua máy bay huấn luyện Yak-130, dự kiến sẽ mở đường cho việc mua các loại máy bay phản lực tiên tiến của Nga như Su-30S.

Ngân sách quốc phòng của Việt Nam đã gia tăng mỗi năm từ năm 2015, với đà tăng trưởng trung bình khoảng 7,2% mỗi năm, theo Defense News.

Hồi đầu năm ngoái, Việt Nam đã ký hợp đồng để mua 12 máy bay phản lực huấn luyện L-39NG của hãng Aero Vodochody, Séc. Dự kiến, các máy bay chiến đấu này sẽ được giao cho Việt Nam trong thời gian từ 2023 đến 2024.

Giá trị của hợp đồng, này, theo Defense News, không được tiết lộ

Đầu năm 2020, Việt Nam cũng ký hợp đồng đặt mua 12 máy bay huấn luyện phản lực Yak-130 của Nga.

Việt Nam chủ yếu trang bị cho quân đội của mình các vũ khí và trang thiết bị quân sự của Nga. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, Việt Nam bắt đầu đa dạng hóa nguồn cung thông qua việc mua máy bay vận tải của Airbus, và tiếp nhận các tàu đã qua sử dụng của hải quân Hàn Quốc và Cảnh sát biển Hoa Kỳ, bài viết trên Defense News cho hay.

Chủ Đề