Xe máy được phép đi bao nhiêu km h?

Tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới tham gia giao thông, trong đó có xe mô tô, xe gắn máy được quy định trong Điều 6 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT, cụ thể như sau:

  • Xe gắn máy di chuyển trong khu vực đông dân cư, có thể đi tốc độ 60km/h nếu ở đường đôi, đường một chiều có từ 2 làn xe cơ giới trở lên. Xe có thể đi tốc độ tối đa 50 km/h nếu lưu thông trên đường 2 chiều, đường một chiều có một làn xe cơ giới.
  • Xe gắn máy di chuyển ngoài khu vực đông dân cư, nếu là đường đôi, đường một chiều có từ 2 làn xe cơ giới trở lên thì được phép đi tốc độ tối đa 70km/h. Còn nếu đi trên đường chỉ có một làn đường xe cơ giới thì tốc độ tối đa là 60km/h.

Điều 9 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT quy định tốc độ tối đa cho phép của xe mô tô, xe gắn máy trên đường cao tốc là không quá 120 km/h.

Xe máy lưu thông trên đường nên đi đúng tốc độ cho phép, vượt quá tốc độ tối đa sẽ bị phạt.

Nếu chạy quá tốc độ cho phép, người lái sẽ bị phạt hành chính theo quy định, cụ thể:

  • Xe vượt quá tốc độ tối đa cho phép từ 5 đến 10 km/h sẽ bị phạt tiền từ 300.000 – 400.000 VNĐ.
  • Xe vượt quá tốc độ cho phép từ 10 – 20 km/h sẽ bị phạt tiền từ 800.000 – 1.000.000 VNĐ
  • Xe vượt quá tốc độ từ 20km/h trở lên sẽ bị phạt từ 4 đến 5 triệu đồng.

Bên cạnh đó, người lái xe vượt quá tốc độ cho phép có thể bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe trong vòng 2 đến 4 tháng.

Điều 5 của Thông tư này còn quy định xe mô tô, xe gắn máy phải giảm tốc độ khi gặp một số trường hợp cụ thể như: đi qua đoạn đường có cảnh báo nguy hiểm hoặc cảnh báo có chướng ngại vật; đường bị hạn chế tầm nhìn; đi qua đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt; đi qua đường tránh, đường vòng; đi qua đường có địa hình quanh co; đi qua đường ngầm, hầm chui; khi lên dốc, xuống dốc…

Xe đi qua các khu vực trường học, bệnh viện, bến xe, công trình công cộng, khu vực chợ, nhà máy, đường đang thi công, khu vực xảy ra tai nạn giao thông cũng cần phải giảm tốc độ.

Người lái xe cũng nên đi chậm lại khi muốn cho xe sau chạy vượt, xe trước có tín hiệu xin qua đường, gặp xe ưu tiên đang làm nhiệm vụ, xe chở hàng hóa nguy hiểm… Trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt như mưa lớn, sương mù, mặt đường trơn trượt, lầy lội… người lái xe cũng cần giảm tốc độ để đảm bảo an toàn.

Xem thêm: 6 bí quyết đổ xăng tiết kiệm ‘thuộc nằm lòng’ được bật mí từ ‘dân chuyên’

Khoảng cách giữa hai xe máy là bao nhiêu thì mới coi là an toàn khi tham gia giao thông?

Không có cách nào để đo lường khoảng cách giữa hai xe máy khi cùng tham gia giao thông trên một tuyến đường. Nhưng người lái có thể quan sát và ước lượng bằng mắt thường để đảm bảo không xảy ra va chạm giữa các xe.

Khoảng cách giữa 2 xe không đủ an toàn sẽ dễ gây ra va chạm và tai nạn giao thông.

Điều 11 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT quy định về khoảng cách an toàn giữa 2 xe khi tham gia giao thông, cụ thể:

  • Xe đi qua đoạn đường có biển báo ‘Cự ly tối thiểu giữa hai xe’ thì phải giữ khoảng cách không nhỏ hơn số ghi trên biển báo.

  • Trong điều kiện đường khô ráo, chạy tốc độ 60km/h thì cần giữ khoảng cách với xe phía trước tối thiểu 35m; chạy 60-80km/h thì giữ khoảng cách 55m; lái xe tốc độ 80-100km/h thì cần giữ khoảng cách tối thiểu là 70m; còn nếu lái tốc độ 100-120km/h thì phải giữ khoảng cách 100m với xe phía trước.

  • Nếu đi trên đường có mật độ xe đông, người lái có thể căn cứ vào tình hình giao thông thực tế mà tự ước lượng khoảng cách an toàn với xe phía trước, tránh trường hợp va chạm.

  • Trường hợp lưu thông trên đường khi đang mưa, có sương mù, đường trơn trượt, tầm nhìn hạn chế… thì cần điều chỉnh khoảng cách an toàn lớn hơn trị số ghi trên biển báo ‘Cự ly tối thiểu giữa hai xe’ hoặc lớn hơn trị số được quy định khoảng cách đối với mặt đường khô ráo nêu trên.

Nếu không giữ khoảng cách an toàn giữa 2 xe khi tham gia giao thông, người điều khiển xe có thể bị phạt theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, cụ thể:

  • Xe máy không giữ khoảng cách an toàn để xảy ra va chạm với xe đi trước, hoặc không giữ khoảng cách an toàn theo quy định của biển báo ‘Cự ly tối thiểu giữa hai xe’, sẽ bị phạt 100.000 – 200.000 VNĐ.

  • Xe máy không giữ khoảng cách an toàn giữa 2 xe, gây tai nạn giao thông sẽ bị phạt 4-5 triệu đồng.

Trên đây là những quy định chung về tốc độ tối đa và khoảng cách an toàn mà xe mô tô, xe gắn máy cần tuân thủ khi tham gia giao thông, người lái xe cần nắm rõ để tránh bị phạt khi vô ý sai phạm hoặc gây ra va chạm, tai nạn đáng tiếc.

Trong khu dân cư, mặc dù không có biển báo hạn chế tốc độ nhưng ô tô, xe máy vẫn phải tuân thủ tốc độ tối đa theo quy định.

Tốc độ tối đa của xe máy, ô tô trong khu dân cư là bao nhiêu?

Hiện nay, Tốc độ tối đa của xe máy, ô tô trong khu dân cư tuân thủ quy định tại Thông tư 31/2019/TT-BGTVT.

Theo Thông tư này, khi đi trong khu đông dân cư, tốc độ tối đa của các phương tiện như sau:

Loại xe

Tốc độ tối đa [km/h]

Đường đôi; đường 1 chiều có từ 2 làn xe cơ giới trở lên

Đường 2 chiều; đường 1 chiều có 1 làn xe cơ giới

Xe máy chuyên dùng, xe gắn máy [kể cả xe máy điện] và các loại xe tương tự

40

40

Các phương tiện xe cơ giới khác

60

50

Nếu nhìn bảng trên, nhiều người sẽ nghĩ xe máy trong khu dân cư chỉ được chạy tối đa 40km/h. Tuy nhiên, đây là cách hiểu sai, xuất phát từ việc hiểu sai khái niệm xe máy và xe gắn máy.

Theo Quy chuẩn 41:2019/BGTVT có hiệu lực từ 01/7/2020, xe cơ giới là chỉ các loại xe ô tô; máy kéo; rơ-moóc hoặc sơ-mi rơ-moóc được kéo bởi xe ôtô; xe máy 2 bánh; xe máy 3 bánh; xe gắn máy [kể cả xe máy điện] và các loại xe tương tự…

Ngay từ khái niệm này, Quy chuẩn 41 đã xác định xe máy và xe gắn máy là 02 loại khác nhau.

Cụ thể hơn, Quy chuẩn định nghĩa từng loại như sau:

- Xe mô tô [hay còn gọi là xe máy] là xe cơ giới hai hoặc ba bánh và các loại xe tương tự, di chuyển bằng động cơ có dung tích xy lanh từ 50 cm3 trở lên, trọng tải bản thân xe không quá 400 kg;

- Xe gắn máy là chỉ phương tiện chạy bằng động cơ, có hai bánh hoặc ba bánh và vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 50 km/h. Nếu dẫn động là động cơ nhiệt thì dung tích làm việc hoặc dung tích tương đương dưới 50 cm3.

Như vậy, xe máy và xe gắn máy là 02 khái niệm khác nhau hoàn toàn. Việc giới hạn 40km/h chỉ áp dụng với xe gắn máy chứ không phải xe máy.

Hiện nay, tốc độ tối đa đối với ô tô, xe máy khi đi trong khu vực đông dân cư là 60km/h đối với đường đôi [đường có chiều đi và chiều về được phân biệt bằng dải phân cách giữa], đường 01 chiều có từ 02 làn xe cơ giới trở lên; tối đa 50 km/h với đường 02 chiều [đường có cả 02 chiều đi và về trên cùng 01 phần đường chạy xe, không được phân biệt bằng giải phân cách giữa], đường 01 chiều có 01 làn xe cơ giới.


Tốc độ tối đa của xe máy trong khu đông dân cư [Ảnh minh họa]

Chạy xe quá tốc độ trong khu dân cư bị phạt thế nào?

Việc xử phạt đối với phương tiện giao thông chạy quá tốc độ hiện nay tuân thủ theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

Cụ thể, mức phạt như sau:

STT

Tốc độ chạy quá

Mức phạt với xe máy

Mức phạt với ô tô

1

05 - 10 km/h

200.000 - 300.000 đồng

800.000 đồng - 01 triệu đồng

2

10 - 20 km/h

600.000 đồng - 01 triệu đồng

03 - 05 triệu đồng

Tước Bằng lái xe từ 01 - 03 tháng

3

20 - 35 km/h

04 - 05 triệu đồng

Tước Bằng lái xe từ 02 - 04 tháng

06 - 08 triệu đồng

Tước Bằng lái xe từ 02 - 04 tháng

4

Trên 35km/h

04 - 05 triệu đồng

Tước Bằng lái xe từ 02 - 04 tháng

10 - 12 triệu đồng

Tước Bằng lái xe từ 02 - 04 tháng

Xác định khu đông dân cư bằng cách nào?

Theo Quy chuẩn 41:2019, đường qua khu đông dân cư là đoạn đường bộ nằm trong khu vực nội thành phố, nội thị xã, nội thị trấn và những đoạn đường có dân cư sinh sống sát dọc theo đường, có các hoạt động có thể ảnh hưởng đến an toàn giao thông đường bộ và được xác định bằng biển báo là đường qua khu đông dân cư [khi cần thiết có thể xác định riêng cho từng chiều đường].

Trong đó, biển số R.420 là biển báo hiệu bắt đầu khu đông dân cư. Biển số R.421 báo hiệu hết khu đông dân cư.

Biển số 420 có hiệu lực khu đông dân cư đối với tất cả các tuyến đường nằm trong khu đông dân cư đô thị cho đến vị trí đặt biển số 421.

Chủ Đề