Xe tải có được chở xe máy không

Mục lục bài viết

  • 1. Mức xử phạt xe máy chở hàng cồng kềnh ?
  • 1.1 Quy định về kích thước hàng hóa
  • 1.2 Mức phạt khi chở hàng hóa vượt giới hạn kích cỡ
  • 2. Công an có được truy đuổi người vi phạm giao thông không ?
  • 3. Trường hợp nào cảnh sát giao thông được ra lệnh dừng xe ?
  • 4. Quy trình kiểm soát của cảnh sát giao thông khi dừng phương tiện tham gia giao thông.
  • 5. Kế hoạc tuần tra kiểm soát của cảnh sát giao thông được công khai ở đâu?.

1. Mức xử phạt xe máy chở hàng cồng kềnh ?

Thưa Luật sư! Luật sư có thể cho em biết chở hàng như thế nào được gọi là cồng kềnh? và mức xử phạt đối với việc chở hàng cồng kềnh như thế nào ?

Rất cảm ơn Luật sư!

>> Luật sư tư vấn pháp luật Giao thông miễn phí, gọi: 1900.6162

Trả lời:

Điều khiển xe máy chở theo hàng hóa, hành lý phải đảm bảo đúng theo quy định của pháp Luật:

1.1 Quy định về kích thước hàng hóa

- Chiều rộng: Khôngvượt quá bề rộng giá đèo hàng theo thiết kế của nhà sản xuất về mỗi bên 0,3 mét [30 cm].

- Chiều dài phía sau: Không vượt quá 0,5 mét [50 cm].

- Chiều cao: Tính từ mặt đường xe chạy không vượt quá 1,5 mét [150 cm].

Căn cứ theo khoản 4, điều 19, Thông tư 46/2015/TT-BGTVT có quy định cụ thể như sau:

"Điều 19. Chiều rộng và chiều dài xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ khi lưu thông trên đường bộ

1. Chiều rộng xếp hàng hóa cho phép trên phương tiện giao thông cơ giới đường bộ là chiều rộng của thùng xe theo thiết kế của nhà sản xuất hoặc theo thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

2. Chiều dài xếp hàng hóa cho phép trên phương tiện giao thông cơ giới đường bộ không được lớn hơn 1,1 lần chiều dài toàn bộ của xe theo thiết kế của nhà sản xuất hoặc theo thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và không lớn hơn 20,0 mét. Khi chở hàng hóa có chiều dài lớn hơn chiều dài của thùng xe phải có báo hiệu theo quy định và phải được chằng buộc chắc chắn, bảo đảm an toàn khi tham gia giao thông trên đường bộ.

3. Xe chở khách không được phép xếp hàng hóa, hành lý nhô ra quá kích thước bao ngoài của xe.

4. Xe mô tô, xe gắn máy không được xếp hàng hóa, hành lý vượt quá bề rộng giá đèo hàng theo thiết kế của nhà sản xuất về mỗi bên 0,3 mét, vượt quá phía sau giá đèo hàng là 0,5 mét. Chiều cao xếp hàng hóa tính từ mặt đường xe chạy không vượt quá 1,5 mét.

5. Xe thô sơ không được xếp hàng hóa vượt phía trước và phía sau quá 1/3 chiều dài thân xe và không quá 1,0 mét; không được vượt quá 0,4 mét về mỗi bên bánh xe".

1.2 Mức phạt khi chở hàng hóa vượt giới hạn kích cỡ

Nếu vượt quá quy định nêu trên sẽ bị xử phạt lỗi xếp hàng hóa trên xe vượt quá giới hạn quy định cụ thể mức phạt căn cứ theo điểm k, khoản 3, điều 6, Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:

"Điều 6. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy [kể cả xe máy điện], các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

3. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

k] Người điều khiển xe hoặc người ngồi trên xe bám, kéo, đẩy xe khác, vật khác, dẫn dắt súc vật, mang vác vật cồng kềnh; người được chở trên xe đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái; xếp hàng hóa trên xe vượt quá giới hạn quy định; điều khiển xe kéo theo xe khác, vật khác".

Vậy hành vi chở hành cồng kềnh, chở hàng vượt quá giới hạn quy định sẽ bị xử phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng. Như vậy lỗi này sẽ bị xử phạt với số tiền là 350.000 đồng.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi, nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi số: 1900.6162 để được giải đáp.

2. Công an có được truy đuổi người vi phạm giao thông không ?

Kính chào luật sư. Xin luật sư tư vấn cho tôi vấn đề liên quan đến giao thông. Tôi có một câu hỏi là lực lượng dân phòng có được phép bắt người không đội mũ bảo hiểm và rượt đuổi người vi phạm giao thông hay không?

Cảm ơn luật sư!

Người gửi: hongphuc

>> Luật sư tư vấn luật giao thông đường bộ, gọi: 1900.6162

Trả lời:

Theo Điều 6 Nghị định 38/2006/NĐ-CP về bảo vệ dân phố:

"Điều 6. Quyền hạn của Bảo vệ dân phố

1. Bắt, tước hung khí và áp giải người phạm tội quả tang, người đang bị truy nã, trốn thi hành án phạt tù đến trụ sở Công an phường theo quy định của pháp luật.

2. Yêu cầu chấm dứt ngay hành vi vi phạm và báo cáo với Ủy ban nhân dân, Công an phường để có biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật đối với những người đang có hành vi vi phạm trật tự công cộng, trật tự xây dựng, trật tự an toàn giao thông, các vi phạm quy định an toàn cháy nổ và những người vi phạm các quy định khác về trật tự, an toàn xã hội.

3. Tham gia với lực lượng Công an hoặc lực lượng chức năng để truy bắt người phạm tội, người đang bị truy nã, trốn thi hành án; kiểm tra tạm trú, tạm vắng; kiểm tra giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ tuỳ thân khác của những người tạm trú, người có nghi vấn đến địa bàn khu phố được phân công phụ trách."

Như vậy, có lực lượng như dân quân, dân phòng, bảo vệ dân phố không được tự ý dừng xe, truy đuổi người vi phạm giao thông. Luật chỉ cho phép các lực lượng này giữ vai trò phối hợp, hỗ trợ, giúp lực lượng cảnh sát làm nhiệm vụ khi có yêu cầu.

Trân trọng cám ơn!

3. Trường hợp nào cảnh sát giao thông được ra lệnh dừng xe ?

Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi cần tư vấn như sau: Tôi đang lưu thông xe mô tô trên đường thì có xe máy cảnh sát giao thông đi ngược chiều ra hiệu cho tôi phải dừng xe. Luật sư cho tôi hỏi cánh dừng xe đó có đúng luật hay không?

Trân trọng cảm ơn!

Người gửi: H.P

>> Luật sư tư vấn luật dân sự trực tuyến gọi số:1900.6162

Trả lời:

Điều 16 Thông tư 65/2020/TT-BCA quy định cụ thể về các trường hợp được dường phương tiện tham gia giao thông, như sau:

"Điều 16. Dừng phương tiện giao thông để kiểm soát

1. Cảnh sát giao thông thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát theo kế hoạch được dừng phương tiện giao thông để kiểm soát trong các trường hợp sau:

a] Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi thu được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác;

b] Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tổng kiểm soát phương tiện giao thông đường bộ, kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

c] Có văn bản đề nghị của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện giao thông để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự, đấu tranh phòng chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Văn bản đề nghị phải ghi cụ thể thời gian, tuyến đường, phương tiện giao thông dừng để kiểm soát, xử lý, lực lượng tham gia phối hợp;

d] Tin báo, phản ánh, kiến nghị, tố cáo của tổ chức, cá nhân về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.

2. Việc dừng, kiểm soát phương tiện giao thông phải bảo đảm các yêu cầu sau:

a] An toàn, đúng quy định của pháp luật, không gây cản trở đến hoạt động giao thông. Khi đã dừng phương tiện giao thông phải thực hiện việc kiểm soát, xử lý vi phạm [nếu có] theo quy định của pháp luật;

b] Khi dừng, kiểm soát tại một điểm, tại Trạm Cảnh sát giao thông, phải bảo đảm yêu cầu quy định tại điểm a Khoản này và yêu cầu sau đây:

Đặt rào chắn bằng các cọc tiêu hình chóp nón hoặc dây căng dọc theo chiều đường ở phần đường, làn đường sát lề đường hoặc vỉa hè để hình thành khu vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông theo quy định của Bộ Công an về thực hiện dân chủ trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. Chiều dài đoạn rào chắn tối thiểu 100m đối với đường cao tốc, 50m đối với quốc lộ và 30m đối với đường tỉnh, đường huyện, đường đô thị, đường xã và đường chuyên dùng;

Khu vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông phải tuân thủ các quy định của pháp luật về giao thông đường bộ và quy định của pháp luật khác có liên quan; đủ diện tích để bố trí, lắp đặt các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, kiểm soát, xử lý phương tiện giao thông vi phạm; bố trí Cảnh sát giao thông hướng dẫn, điều hòa giao thông, bảo đảm an toàn giao thông. Trường hợp kiểm soát trên đường cao tốc, phải đặt biển báo số 245a “Đi chậm” hoặc biển báo số 245b [đối với tuyến đường đối ngoại] về phía trước Tổ Cảnh sát giao thông theo hướng phương tiện giao thông cần kiểm soát đi tới theo quy định của pháp luật báo hiệu đường bộ;

c] Khi dừng, kiểm soát phương tiện giao thông trên đường cao tốc, phải bảo đảm yêu cầu quy định tại điểm a, điểm b Khoản này và yêu cầu sau đây:

Khi kiểm soát tại một điểm chỉ được dừng phương tiện giao thông để kiểm soát, xử lý vi phạm tại các vị trí: Khu vực Trạm thu phí, điểm đầu, điểm cuối đường cao tốc;

Khi tuần tra, kiểm soát cơ động chỉ được dừng phương tiện giao thông vào làn dừng phương tiện khẩn cấp để kiểm soát, xử lý vi phạm trong các trường hợp: Phát hiện vi phạm trật tự, an toàn giao thông nghiêm trọng, nguy cơ gây mất an toàn giao thông tức thời; phối hợp đấu tranh phòng chống tội phạm; tin báo, tố giác về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện giao thông đang lưu thông trên đường cao tốc; phát hiện phương tiện giao thông dừng, đỗ không đúng quy định trên đường cao tốc. Khi giải quyết xong vụ việc phải thu dọn cọc tiêu, dây căng, biển báo hiệu và di chuyển ngay".

Như vậy, cảnh sát giao thông chỉ có quyền dừng phương tiện trong các trường hợp quy định trên hay nói cách khác ngoài các trường hợp trên cảnh sát không có quyền dừng xe của người tham gia giao thông. Do đó, bạn sẽ áp dụng quy định trên vào trường hợp của mình để biết cảnh sát giao thông đã dừng xe đúng quy định hay chưa. Ngoài ra, việc dừng phương tiện còn phải đảm bảo các yêu cầu về an toàn, đúng quy định của pháp luật; không làm cản trở đến hoạt động giao thông; khi đã dừng phương tiện phải thực hiện việc kiểm soát, nếu phát hiện vi phạm phải xử lý vi phạm theo đúng quy định của pháp luật.

4. Quy trình kiểm soát của cảnh sát giao thông khi dừng phương tiện tham gia giao thông.

Căn cứ Theo quy định tại Điều 18 Thông tư 65/2020/TT-BCA quy định cụ thể như sau

"Điều 18. Tiến hành kiểm soát

Khi phương tiện giao thông cần kiểm soát đã dừng đúng vị trí theo hướng dẫn, Cảnh sát giao thông được phân công làm nhiệm vụ kiểm soát đứng ở vị trí phù hợp, an toàn, thực hiện như sau:

1. Thông báo và đề nghị người điều khiển phương tiện giao thông thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, xuống phương tiện và xuất trình các giấy tờ có liên quan theo quy định.

2. Thực hiện động tác chào theo Điều lệnh Công an nhân dân hoặc chào bằng lời nói: “Chào ông, bà, anh, chị…” [trừ trường hợp biết trước người đó thực hiện hành vi có dấu hiệu của tội phạm, phạm tội quả tang, đang có lệnh truy nã], sau đó nói lời: “Yêu cầu ông, bà, anh, chị... cho chúng tôi kiểm soát các giấy tờ có liên quan và kiểm soát phương tiện giao thông”.

3. Khi tiếp nhận được các giấy tờ [nếu có], thông báo cho người điều khiển phương tiện giao thông và những người trên phương tiện giao thông biết lý do kiểm soát, sau đó thực hiện kiểm soát những nội dung quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư này.

4. Sau khi kiểm soát xong, cán bộ Cảnh sát giao thông báo cáo Tổ trưởng về kết quả kiểm soát, thông báo cho người điều khiển phương tiện giao thông, những người trên phương tiện giao thông biết kết quả kiểm soát, hành vi vi phạm [nếu có], biện pháp xử lý và nói lời: “Cảm ơn ông, bà, anh, chị,… đã hợp tác với lực lượng Cảnh sát giao thông để bảo đảm trật tự, an toàn giao thông”. Đối với phương tiện giao thông chở người từ 10 chỗ ngồi trở lên, trực tiếp lên khoang chở người để thực hiện kiểm soát và thông báo kết quả kiểm soát.

5. Khi có căn cứ cho rằng trong người tham gia giao thông, phương tiện vận tải, đồ vật có cất giấu tang vật, phương tiện, tài liệu được sử dụng để vi phạm hành chính thì được khám người, khám phương tiện vận tải, đồ vật theo quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính.

6. Trường hợp phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự".

5. Kế hoạc tuần tra kiểm soát của cảnh sát giao thông được công khai ở đâu?.

Điều 14 Thông tư 65/2020/TT-BCA quy định cụ thể, chi tiết điều này, như sau:

"Điều 14. Thông báo công khai kế hoạch tuần tra, kiểm soát

1. Trưởng phòng Hướng dẫn tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông, Trưởng Công an cấp huyện có trách nhiệm thông báo công khai các kế hoạch tuần tra, kiểm soát theo quy định của Bộ Công an về thực hiện dân chủ trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, gồm:

a] Kế hoạch tổng kiểm soát phương tiện giao thông đường bộ;

b] Kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề về giao thông;

c] Kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm thường xuyên trên tuyến, địa bàn được phân công phụ trách.

2. Hình thức thông báo công khai

a] Niêm yết tại trụ sở tiếp công dân của đơn vị;

b] Đăng tải trên Trang thông tin điện tử của Cục Cảnh sát giao thông hoặc Cổng thông tin điện tử của Công an cấp tỉnh, Phòng Cảnh sát giao thông;

c] Công khai trên phương tiện thông tin đại chúng;

d] Áp dụng các hình thức công khai khác theo quy định của pháp luật.

3. Nội dung thông báo công khai [theo mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này]

a] Đơn vị làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm;

b] Tuyến đường tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm;

c] Loại phương tiện, hành vi vi phạm tiến hành kiểm soát, xử lý;

d] Thời gian thực hiện kế hoạch".

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật giao thông - Công ty luật Minh Khuê

Video liên quan

Chủ Đề