Xét nghiệm nhóm máu trong bao lâu

QUY TRÌNH XÉT NGHIỆM XÁC ĐỊNH NHÓM MÁU HỆ ABO, Rh

QUY TRÌNH XÉT NGHIỆM XÁC ĐỊNH NHÓM MÁU HỆ ABO, Rh

1. NGUYÊN LÝ

- Dùng kháng thể đã biết để phát hiện kháng nguyên tương ứng trên màng hồng cầu.

- Dùng hồng cầu mẫu đã biết trước kháng nguyên để xác định kháng thể tương ứng trong huyết thanh.

II. CHỈ ĐỊNH

Xét nghiệm nhóm máu ABO và Rh của bệnh nhân và người hiến máu tình nguyện

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Không có chống chỉ định

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

Nhân viên khoa Huyết học – Truyền máu

2. Chuẩn bị bệnh phẩm: Kiểm tra máu bệnh nhân: Gồm 2 ống:

1ml máu toàn phần có chống đông bằng EDTA.

2ml máu toàn phần không có chống đông

3. Phương tiện, hóa chất

- Máy ly tâm.

- Kính hiển vi, lam kính.

- Pipet.

- Tủ lạnh đựng sinh phẩm.

-  Banberi.

- Ống nghiệm: có chống đông, không có chống đông.

- Giá đựng ống nghiệm.

- Que thủy tinh.

4. Thuốc thử:

- Huyết thanh mẫu: Anti A, Anti B, Anti AB, Anti D.

- Hồng cầu mẫu A 5%.

- Hồng cầu mẫu B 5%

- Nước muối 0,9%

- AHG [Anti Human Globulin]

5. Phiếu xét nghiệm

Giấy chỉ định xét nghiệm ghi đầy đủ thông tin về người bệnh: họ tên, tuổi, gường bệnh, khoa phòng, chẩn đoán.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

- Ly tâm ống máu không có chống đông 3000 vòng/3 phút. Tách lấy huyết thanh.

- Rửa hồng cầu bệnh nhân 3 lần bằng NaCl 0,9% sau đó pha thành huyền dịch 5%

- Lấy các hóa chất Anti A, Anti B, Anti AB, Anti D ra từ tủ lạnh để nhiệt độ phòng trong 15-20 phút.

1. Xác định nhóm máu hệ ABO:

Ghi tên bệnh nhân và thuốc thử tương ứng lên ống nghiệm

- Phương pháp trực tiếp [phương pháp huyết thanh mẫu]

Sinh phẩm

Ống 1

Ống 2

Ống 3

Anti A

1 giọt

Anti B

1 giọt

Anti AB

1 giọt

Huyền dịch HC 5%

1 giọt

1 giọt

1 giọt

Ly tâm 1000 vòng/phút trong 1 phút, lấy ra, nghiêng lắc nhẹ ống nghiệm, đọc kết quả.

- Phương pháp gián tiếp [phương pháp hồng cầu mẫu]

Sinh phẩm

Ống 1

Ống 2

Ống 3

HCM A

1 giọt

HCM B

1 giọt

Huyết thanh bệnh nhân

1 giọt

1 giọt

1 giọt

Ly tâm 1000 vòng/phút trong 1 phút, lấy ra, nghiêng lắc nhẹ ống nghiệm, đọc kết quả.

2. Xác định nhóm máu hệ Rh:

- Ống nghiệm viết nhãn và đặt vào 1 hàng trên giá ống nghiệm

- Tiến hành kỹ thuật:

+ Nhỏ huyết thanh mẫu Anti D: 1 giọt.

+ Thêm huyền dịch hồng cầu bệnh nhân 5%: 1 giọt.

+ Trộn đều, quay ly tâm 1000 vòng/phút trong 1 phút.

+ Nghiêng và lắc nhẹ ống nghiệm, đọc ngưng kết và hiện tượng tan máu bằng mắt thường sau đó phết trên lam kính sạch đọc trên kính hiển vi ở vật kính 10X.

+ Ghi lại kết quả.

VI. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

1. Nhóm máu hệ Rh:

Ống D

Kết quả

   [-]

Rhesus âm/ Rh [-]

  [+]

Rhesus dương/ Rh [+]

- Dương tính: Khi lắc ống nghiệm nhẹ nhàng, khối máu tụ dưới đáy ống nghiệm ngưng kết không tan và dung dịch trong suốt.

- Âm tính: Khi lắc ống nghiệm nhẹ nhàng, khối máu tụ dưới đáy ống nghiệm tan đều ra hoàn toàn.

2. Bảng phân tích kết quả định nhóm máu hệ ABO:

Nhóm máu

Phương pháp trực tiếp

Phương pháp gián tiếp

Anti AB

Anti A

Anti B

HC mẫu A

HC mẫu B

A

+

+

-

-

+

B

+

-

+

+

-

AB

+

+

+

-

-

O

-

-

-

+

+

Ghi chú:               Phản ứng [+]: Có ngưng kết.

Phản ứng [-]: Không có ngưng kết.

VII. NHỮNG SAI SÓT VÀ XỬ TRÍ

- Ngưng kết không rõ do tỷ lệ thuốc thử và hồng cầu không tương xứng.

Nhóm máu là một đặc điểm sinh học cơ bản của con người và do gen quyết định. Để biết mình thuộc nhóm máu nào thì bạn phải thực hiện xét nghiệm. 

Sau khi tiến hành lấy mẫu máu, dựa vào loại kháng nguyên trên bề mặt hồng cầu và kháng thể trong huyết thanh, Bác sĩ sẽ xác định nhóm máu của bạn.

Nhóm máu gồm những loại nào?

Có rất nhiều loại nhóm máu nhưng hiện nay người ta thường sử dụng hai hệ nhóm máu phổ biến bao gồm hệ ABO và hệ Rh.

  • Nếu phân loại theo hệ ABO thì sẽ có 4 nhóm máu chính đó là: Nhóm máu O, nhóm máu Anhóm máu Bnhóm máu AB. Người mang nhóm máu A đồng nghĩa với việc có kháng nguyên A trên bề mặt hồng cầu, nhóm máu B thì sẽ có kháng nguyên B, nhóm máu O thì trên hồng cầu của bạn sẽ không có 2 kháng nguyên trên. Còn nếu có cả kháng nguyên A và kháng nguyên B thì bạn thuộc nhóm máu AB.
  • Hệ nhóm máu Rh có các loại kháng nguyên chính gồm D, C, c, E, e, trong đó kháng nguyên D là có ý nghĩa thực tế hơn cả. Bởi vậy hệ Rh còn gọi là Rh [D]. Việc bạn mang nhóm máu Rh [+] hay Rh [-] phụ thuộc vào việc bề mặt hồng cầu của bạn có hay không có mặt kháng nguyên D.

Rh [-] là nhóm máu hiếm. Đa số người Việt Nam đều mang nhóm Rh [+], chỉ có khoảng 0,04 - 0,07% dân số có nhóm máu Rh [-]. Nhóm máu này bình thường sẽ không ảnh hưởng gì đến sức khỏe, tuy nhiên trong một số trường hợp đặc biệt như phụ nữ mang thai, truyền máu,... đây lại là một yếu tố quan trọng cần đặc biệt lưu ý.

Tại sao nên thực hiện xét nghiệm nhóm máu? 

Thực hiện xét nghiệm này sẽ giúp bạn biết được mình thuộc nhóm máu nào, rất có ý nghĩa khi bạn cần truyền máu.

Bởi trong nhiều trường hợp khi thiếu máu thì việc truyền máu là rất cần thiết, người bệnh thậm chí có thể là tử vong nếu không được truyền máu kịp thời. Hoặc nếu bị truyền nhầm nhóm máu, người bệnh có thể gặp các triệu chứng xảy ra trong vòng 24 giờ sau khi truyền máu và thường xảy ra trong quá trình truyền máu như cảm giác nóng tại chỗ truyền máu, cảm giác ớn lạnh, sốt, đau ở lưng, hai bên sườn,... Những phản ứng liên quan đến hầu hết các tán huyết nội mạch; các hồng cầu của máu truyền vào bị ngưng kết bởi các kháng thể của người nhận ngay trong lòng mạch máu. Các phản ứng đồng loạt này có thể gây ra sốc và dẫn đến tử vong nhanh chóng.

Đối với phụ nữ mang thai, việc xác định nhóm máu giúp kiểm soát những nguy cơ do bất đồng nhóm máu giữa mẹ và con – điều có thể dẫn đến nhiều tai biến trong và sau khi sinh.

Một số lưu ý khi thực hiện xét nghiệm máu

  • Trước khi đi xét nghiệm bạn không nên sử dụng chất kích thích.
  • Không cần nhịn ăn trước khi đi xét nghiệm nhóm máu, uống thật nhiều nước để đảm bảo cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể.
  • Đối với phụ nữ mang thai việc thực hiện xét nghiệm nhóm máu thường được chỉ định cùng với các loại xét nghiệm khác vì thế nên nhịn ăn để có kết quả chính xác. Nếu bạn có đã ăn uống trước khi xét nghiệm thì phải thông báo tới Bác sỹ
  • Việc sử dụng thuốc không ảnh hưởng tới kết quả của xét nghiệm này.

Thực hiện xét nghiệm nhóm máu ở đâu?

Trên thực tế việc xét nghiệm nhóm máu đã có nhiều trường hợp có thể xảy ra sự nhầm lẫn. Kết quả không chính xác gây ra những ảnh hưởng rất xấu đến người được làm xét nghiệm. Vì vậy khi muốn xét nghiệm bạn nên tìm đến những cơ sở y tế có uy tín để tránh các trường hợp sai sót xảy ra.

Video liên quan

Chủ Đề