Ý nghĩa của trò chơi cờ người

Cờ người là trò chơi dân gian mang tinh thần thể thao và tính trí tuệ, đã trở thành điểm nhấn đặc sắc ở nhiều lễ hội Xuân của Việt Nam.

Cờ người thể hiện nét văn hóa cộng đồng mang đậm bản sắc Việt có luật chơi của môn cờ tướng với các quân cờ do người đóng thế. Từ một trò chơi dân gian của vùng đồng bằng Bắc Bộ, đến nay Cờ người đã xuất hiện ở nhiều làng, xã trên cả nước vào các dịp hội Xuân.

Không gian được chọn để chơi cờ người là những sân đất rộng như sân đình, chùa. Giống như cờ tướng, mỗi ván cờ có 32 quân, bao gồm 16 nam và 16 nữ chia làm hai đội. Những người được chọn đóng vai quân cờ đều là các nam thanh, nữ tú được dân làng yêu mến, quý trọng.

Các quân cờ đều mặc những bộ quần áo sặc sỡ, thêu biểu tượng của quân cờ mình thủ vai để dễ phân biệt, tiện cho người xem theo dõi diễn biến ván cờ. Trong đó, Tướng Ông và Tướng Bà - người đứng đầu mỗi đội có ngoại hình nổi bật nhất trong số 32 quân cờ.

Ngoài 32 người chơi trong sân cờ, Cờ người không thể thiếu Tổng Cờ, tức là trọng tài của bàn cờ. Đây là người trực tiếp giúp Ban giám khảo theo dõi việc thắng, thua của cuộc đấu.

Hai người chơi cờ sẽ đứng trong sân trực tiếp chỉ đạo từng quân cờ di chuyển. Mỗi lần quân cờ của hai bên giáp mặt nhau, hai quân sẽ thể hiện các bài diễn song đấu hoặc tự vệ. Hấp dẫn nhất là khi trận cờ bước vào những phút cuối, khi thế trận của các “quân cờ” quyết liệt và dữ dội nhất. Cuộc đấu trí càng căng thẳng hơn khi mỗi nước cờ đều có tiếng trống thúc giục. Mỗi cuộc thi cờ là một cuộc đấu trí, đấu lực và cả tốc độ. Đến khi bên nào bị chiếu tướng (quân Tướng Ông/Tướng Bà bị quân đối phương tấn công) là thua.

Khác với không khí cổ vũ tưng bừng của các môn thể thao như bóng đá, đấu vật, khán giả của cờ người luôn cố giữ im lặng để người chơi không bị phân tán. Người xem không được nói trước, khi quân cờ đi rồi mới bình luận về nước đi và ý đồ của mỗi đội. Người chơi cờ phải bình tĩnh và chủ động, đi một nước phải tính trước 2, 3 nước tiếp theo để không bị bất ngờ trước đối thủ của mình.

Trải qua những thăng trầm của thời gian và lịch sử, cờ người luôn giữ cho mình thần thái đặc trưng của một trò chơi dân gian trí tuệ. Đến với một trận cờ, mỗi người chơi được sống lại với những trận chiến oanh liệt trong lịch sử, với niềm tự hào về những chiến công hiển hách của dân tộc. Cờ người đẹp ở sự bình dị mà tinh tế, trầm tĩnh mà mang đậm nét truyền thống hào hùng của dân tộc.

Bằng sự tao nhã của mình, Cờ người đã tạo nên điểm nhấn thú vị, đậm đà nét mộc mạc của làng quê Việt trong không khí tưng bừng với sắc xuân trên mọi miền đất nước, khiến cho con người và trời đất được giao hòa, gắn kết với hi vọng bao điều tốt đẹp sẽ đến trong năm mới.

(Theo VTV)

Skip to content

Bước tới điều hướng
Bước tới tìm kiếm

Cờ người là một trong số những trò chơi dân gian đặc sắc diễn ra trong các dịp lễ hội của Việt Nam nói chung và vùng đồng bằng Bắc Bộ nói riêng, đặc biệt trong những ngày Tết Nguyên đán của dân tộc[1].Cờ người thực chất là một môn cờ tướng do người đóng thế thành các quân cờ.[2]Chơi cờ người thường tụ hội rất đông người xem nhưng tất cả đều phải cố giữ im lặng để người chơi không bị phân tán.[3] Mọi người tham gia trò chơi đều ăn mặc như vua chúa thời xưa [4] nhưng lại di chuyển như những quân cờ.

Ở Bắc Bộ, cờ người gồm 16 quân cờ tướng do nam thủ vai và 16 quân cờ tướng do nữ thủ vai. Tất cả 32 quân cờ ngồi trên một bàn cờ tướng vẽ ở một sân rộng, trong trang phục phù hợp với vai cờ của mình đóng.[1][3][5] Bàn cờ được chọn là sân đất rộng hoặc sân đình, chùa.[3]

Trang phục trên sân cờ là màu quân đỏ hoặc vàng (16 chàng trai) và màu quân đen hoặc xanh (16 thiếu nữ). Trang phục của “quân cờ” phải chỉnh tề và thống nhất, Trước ngực và sau lưng áo đều in tên quân cờ: tướng, sĩ, tượng, xe, pháo, mã, tốt hoặc cầm theo các quân cờ có cán gỗ, chữ được chạm khắc đặt phía trên, có chân đế vững vàng.[6][7] Tướng được đội mũ tướng soái, mặc triều phục bá quan văn võ, chân đi hài, lọng che. Sĩ đội mũ cánh chuồn có tua vàng. Trước khi cuộc thi diễn ra, các “quân cờ” sẽ tiến hành tập luyện các thế đi, đường võ để khi chuẩn bị xung trận biểu diễn cho từng thế cờ.

Hai người chơi cờ đứng trong sân cờ trực tiếp đến chỉ đạo từng quân cờ di chuyển, bên cạnh là một người đánh trống bỏi thúc giục. Cũng tương tự như luật cờ tướng, bên nào bị chiếu bí trước là thua.

Ngày nay, vì khó tìm được người ngồi làm quân cờ nên quân cờ phải làm bằng biển gỗ nhỏ có cán gỗ cắm vào các lỗ trên sân đình. Người xem đấu cờ phần lớn là những người đứng tuổi, thái độ trầm mặc nên xung quanh sân cờ không đông vui như xem rước kiệu, bơi trải.[6]

Ở miền Bắc[sửa | sửa mã nguồn]

Cờ xí, võng lọng bay phấp phới trong nắng xuân hồng, cùng với áo mão của “ba quân tướng sĩ” đã làm sống lại hình ảnh triều đình vua quan thời phong kiến. Các quân cờ người thường mặc áo rực rỡ có thêu biểu tượng quân cờ mình thủ vai ở trước ngực và sau áo để người xem dễ theo dõi diễn tiến ván đấu. Cứ mỗi nước đi, các quân cờ thường múa các điệu múa dân gian truyền thống, kèm các bài vè đặc trưng quen thuộc.[1]

Ở phường Mai Dịch (quận Cầu giấy, Hà Nội) vẫn duy trì đều đặn sinh hoạt câu lạc bộ cờ vào những ngày nghỉ cuối tuần. Điều duy nhất cản trở sinh hoạt của Câu lạc bộ là việc vận động các bạn trẻ tham gia. Hiện, câu lạc bộ cờ của phường Mai Dịch có gần 30 thành viên, gồm nhiều thành phần, lứa tuổi. Tuy nhiên, việc duy trì hoạt động của Câu lạc bộ này, phần nhiều phụ thuộc vào các bác đã lớn tuổi.[3]

Ở miền Nam[sửa | sửa mã nguồn]

Ở thành phố Hồ Chí Minh, võ sư Hồ Tường của môn phái Tân Khánh Bà Trà đã hình thành trò chơi cờ người võ thuật. Theo đó, các quân cờ trong trang phục bên xanh, bên đỏ tay cầm binh khí, ngồi trên bàn cờ là một tấm thảm trải trên khoảnh đất rộng. Một quân cờ di chuyển có thể bằng quyền cước hay bằng binh khí được thể hiện giữa tiếng trống chầu thúc giục. Khi hai quân cờ ăn nhau thì ra khu vực sông (ngăn cách hai bên quân cờ) mà đánh nhau bằng quyền cước hay bằng binh khí giữa những tiếng trống giòn giã. Sau một hai nước đi cờ lại có lời bình cờ để người xem biết được nước cờ cao hạ. Cuối cùng tướng của bên nào bị ăn là bên đó sẽ thua cuộc.

Chương trình thi đấu cờ người võ thuật của võ sư Hồ Tường hấp dẫn người xem, nên được mời đi biểu diễn khắp Nam Bộ và Trung Bộ, trong các lễ hội. Từ một đội cờ người ban đầu, đến năm 2007, võ sư Hồ Tường đã hình thành thêm 3 đội cờ người khác do các học trò của ông phụ trách đế đáp ứng lại yêu cầu của nhiều nơi. Với công trạng đó, võ sư Hồ Tường được xem là người đã khôi phục và phát triển loại hình cờ người võ thuật tại thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và tại Việt Nam nói chung.

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

  • Danh sách các trò chơi truyền thống của Việt Nam

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a ă â


    https://www.24h.com.vn/the-thao/co-nguoi-net-truyen-thong-van-hoa-the-thao-dan-toc-c101a609008.html.

  2. ^ https://thethao.thanhnien.vn/toan-canh-the-thao/co-nguoi-vo-thuat-net-dep-dan-mai-mot-28782.html.
  3. ^ a ă â b http://www.antv.gov.vn/tin-tuc/van-hoa/co-nguoi-hoat-dong-hap-dan-tai-cac-le-hoi-185615.html.
  4. ^ “Trang phục Việt Nam”.
  5. ^ http://soha.vn/co-nguoi-net-doc-dao-vo-viet-ngay-xuan-2018021615421209.htm.
  6. ^ a ă https://baothaibinh.com.vn/tin-tuc/20/43993/co-nguoi-tro-choi-dan-gian-ngay-xuan-43993.
  7. ^ https://baotintuc.vn/xa-hoi/choi-co-nguoi-ngay-xuan-20140206095048004.htm.

Từ khóa: Cờ người, Cờ người, Cờ người

Nguồn: Wikipedia

HƯỚNG DẪN LẤY CODE (CHỈ MẤT 10 GIÂY)

Bước 1: COPY từ khóa bên dưới (hoặc tự ghi nhớ) gửi hàng đi mỹ Bước 2: Vào google.com.vn và tìm từ khóa. Sau đó, nhấp vào kết quả này của trang này.
Ý nghĩa của trò chơi cờ người
Bước 3: Kéo xuống cuối trang bạn sẽ thấy nút LẤY CODE

===============================

HƯỚNG DẪN LẤY CODE (CHỈ MẤT 10 GIÂY)

Bước 1: COPY từ khóa bên dưới (hoặc tự ghi nhớ) gửi hàng đi mỹ Bước 2: Vào google.com.vn và tìm từ khóa. Sau đó, nhấp vào kết quả này của trang LADIGI .VN
Ý nghĩa của trò chơi cờ người
Bước 3: Kéo xuống cuối trang bạn sẽ thấy nút LẤY CODE

===============================

NETFLIX có ưu điểm gì:

- Tận hưởng phim bản quyền Chất lượng cao độ phân giải 4K, FHD, âm thanh 5.1 và không quảng cáo như các web xem phim lậu.

- Kho phim đồ sộ, các phim MỸ, TÂY BAN NHA, HÀN, TRUNG, NHẬT đều có đủ và 90% phim có Vietsub.

- Cài trên điện thoại, máy tính, tablet, SmartTv, box đều xem được.