100 người chơi poker hàng đầu mọi thời đại năm 2022

100 người chơi poker hàng đầu mọi thời đại năm 2022

Show

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

"Poker Face"
100 người chơi poker hàng đầu mọi thời đại năm 2022
Đĩa đơn của Lady Gaga
từ album The Fame
Phát hành23 tháng 9 năm 2008
(xem Phát hành)
Định dạngĐĩa đơn CD, Tải kỹ thuật số
Thu âmPhòng thu Record Plant, Los Angeles, California
Thể loạiElectropop, dance-pop
Thời lượng3:58
Hãng đĩaStreamline, Kon Live, Interscope, Cherrytree
Sáng tácStefani Germanotta, Nadir Khayat[1]
Sản xuấtRedOne
Thứ tự đĩa đơn của Lady Gaga
"Just Dance"
(2008)
"Poker Face"
(2008)
"Eh, Eh (Nothing Else I Can Say)"
(2009)

"Poker Face" (tạm dịch: "Gương mặt lãnh đạm") là một ca khúc nhạc pop-điện tử của nữ ca sĩ-nhạc sĩ người Mỹ Lady Gaga trích từ album đầu tay của cô mang tên The Fame (2008). Bài hát do RedOne sản xuất và được phát hành vào cuối năm 2008 tại một số quốc gia châu Âu và vào đầu năm 2009 cho những thị trường còn lại của thế giới. Ca khúc là một sự kết hợp hai thể loại nhạc dance-pop với nhịp điệu nhanh, viết ở giọng A giáng thứ, tiếp nối thành công của đĩa đơn "Just Dance" trước đó nhưng tông nhạc trầm và tối hơn.

"Poker Face" đã nhận được rất nhiều lời khen và những phản ứng tích cực từ các nhà phê bình. Ca khúc đạt được thành công vang dội, đứng đầu bảng xếp hạng tại hơn 21 quốc gia trong đó có Hoa Kỳ, Liên hiệp Anh, Canada, New Zealand, Úc và rất nhiều quốc gia khác trên toàn thế giới. "Poker Face" cũng là bài hát được tải về nhiều nhất trong lịch sử bảng xếp hạng Liên hiệp Anh và là một trong những bài hát thành công nhất của thế kỷ 21 cho đến nay. Đồng thời ca khúc còn là một trong những đĩa đơn bán chạy nhất mọi thời đại khi tiêu thụ hơn 14 triệu bản.[2] Video âm nhạc minh họa cho bài hát diễn tả Gaga trong những bộ trang phục khác nhau và chơi trò cờ bạc poker (xì phé) tại một ngôi biệt thự sang trọng.

Lady Gaga biểu diễn bài hát tại mùa giải thứ tám của chương trình truyền hình American Idol cũng như trong hai chuyến lưu diễn vòng quanh thế giới của cô. "Poker Face" được đề cử hai giải Grammy ở hạng mục Bài hát của năm, Ghi âm của năm tại giải thưởng Grammy lần thứ 52 và giành giải ở hạng mục Thu âm nhạc dance xuất sắc nhất.[3] Tạp chí Rolling Stone xếp ca khúc ở vị trí 96 trong danh sách 100 bài hát hay nhất của thập niên 2000.[4]

Bài hát sau đó đã được sử dụng làm nhạc nền cho phần thi áo tắm của cuộc thi Hoa hậu Trái Đất Philippines 2009.

Viết nhạc và cảm hứng[sửa | sửa mã nguồn]

100 người chơi poker hàng đầu mọi thời đại năm 2022
Gaga biểu diễn phiên bản piano của "Poker Face" tại The Monster Ball Tour.

"Poker Face" do Lady Gaga và RedOne viết, trong khi đó phần nhạc do RedOne sản xuất.[5] Gaga nói trong một cuộc phỏng vấn rằng "Poker Face" được cô ấy viết như một bài hát pop và là một lời tri ân gởi đến "các bạn trai rock and roll" của mình. Cô ấy cũng nói ý tưởng chính đằng sau bài hát là tình dục và cờ bạc.[6] Trong một cuộc phỏng vấn với báo Daily Star ở Anh, Gaga nói bài hát "Có rất nhiều thứ khác nhau. Tôi đánh bạc nhưng tôi cũng đã từng hẹn hò với rất nhiều gã trai, họ thật sự thích tình dục, say sưa và cờ bạc nên tôi muốn viết một bài hát mà các bạn trai của tôi cũng sẽ thích."[7] Trong một cuộc phỏng vấn với tạp chí Rolling Stone, khi được hỏi về ý nghĩa của câu "bluffin' with my muffin", Gaga đã giải thích đó là phép ẩn dụ về âm hộ của cô. Cô nói chắc chắn đó là bộ mặt lãnh đạm của "cái ấy" (pussy). Sau đó tiếp tục giải thích thêm:

"Tôi đã lấy câu đó từ một bài hát khác mà tôi đã viết nhưng chưa bao giờ phát hành, tên là 'Blueberry Kisses'. Ca khúc nói về một cô gái hát cho bạn trai mình nghe cách thức mà cô ấy muốn anh ta kích thích mình, và tôi đã dùng ca từ đó. (Gaga hát):' Blueberry kisses, the muffin man misses them kisses'."[8]

Trong chuyến lưu diễn The Fame Ball Tour tại Palm Springs, California vào ngày[11 tháng 4 năm 2009, Gaga đã giải thích cho mọi người ý nghĩa thật sự đằng sau từ "Poker Face" được dùng trong bài hát. Cô chia sẻ rằng bài hát đề cập đến những trải nghiệm cá nhân của bản thân với song tính luyến ái. Ý tưởng đằng sau ca khúc nói về việc Gaga đang ở bên cạnh một người đàn ông nhưng lại mơ mộng viển vông về một người phụ nữ, vì thế người đàn ông trong bài hát cần phải đọc được "Poker Face" (bộ mặt lãnh đạm) để hiểu những gì diễn ra trong tâm trí cô ấy.[9]

Sáng tác[sửa | sửa mã nguồn]

"Poker Face" là một bài hát dance-pop, và tiếp nối phong cách của đĩa đơn "Just Dance" trước đó. Trong khi "Just Dance" chủ yếu sử dụng chất liệu electropop, thì "Poker Face" lại mang giai điệu electro hơi trầm và tối, với giọng hát sáng sủa ở đoạn điệp khúc và một chút pop hook.[10] Đồng thời "Just Dance" kết hợp các giai điệu synths và nhạc dance điện tử, cũng giống như đĩa đơn tiếp theo "LoveGame".[11] Theo Kerri Mason từ tạp chí Billboard, bố cục bài hát "đưa sự rung động của đồ da nhựa tổng hợp và những hạt lấp lánh từ trung tâm New York vượt ra khỏi thế giới ngầm và phát lên sóng FM nhưng vẫn không mất đi tính dâm ô hay tục tĩu nào."[12] Theo bản nhạc được xuất bản tại trang web Musicnotes.com của công ty Sony/ATV Music Publishing, bài hát có đoạn đầu với tốc độ ổn định khoảng 120 nhịp một phút. Bài hát được viết ở hợp âm G♭ thứ và quãng giọng của Gaga trong phạm vi từ nốt F#3 đến nốt B4.[13] Bắt đầu với tốc độ vừa phải theo nền electronic đặc sệt với những tiếng nói "Mum-mum-mum-mah". Hợp âm của bài theo thứ tự là: G#m–G#m–E–F#m, và đoạn điệp khúc là G#m–E–B–F#m.[14] Sau đó là nền nhạc dance được tạo ra từ những nhịp điệu mạnh mẽ của các nhạc cụ, kế tiếp là đoạn hook kéo dài sang điệp khúc.

Lời bài hát "Poker Face" ám chỉ đến tình dục và tán tỉnh.[10] Theo báo Daily Star, đoạn điệp khúc lặp đi lặp lại các câu hát. Sau đoạn hook "Can't read my Poker Face" là phần hát của ca sĩ bè "He's got me like nobody" và sau đó nói thêm câu tiếp theo "She's got me like nobody". Gaga giải thích trong một cuộc phỏng vấn rằng câu đó mang một chút ẩn ý về sự xấu hổ khi nói về tình yêu và tình dục.[7] Tuy nhiên, ghi chú trong cuốn sách đi kèm album cho thấy 2 câu này chỉ lặp lại "she's got me like nobody". [5] Theo BBC, đoạn hook "Mum-mum-mum-mah" được sử dụng trong bài hát được lấy mẫu từ một đĩa đơn nổi tiếng của nhóm nhạc Boney M năm 1997 "Ma Baker".[15]

Nhận xét và phê bình[sửa | sửa mã nguồn]

100 người chơi poker hàng đầu mọi thời đại năm 2022
Gaga biểu diễn "Poker Face" trong chuyến lưu diễn The Monster Ball Tour, khi đó cô mặc một bộ váy được làm bằng súng.

Trong một bài nhận xét về album The Fame, Priya Elan từ báo The Times, nói rằng "Poker Face" là một trong những ca khúc hay nhất của album với chủ đề cho rằng "tình yêu như một trò cờ bạc."[16] BBC nhận xét đĩa đơn này "thể hiện sự thèm muốn danh tiếng và giàu có điên cuồng của cô ấy."[17] Bill Lamb của About.com nói, "'Poker Face' là một bài pop hay để phát trên đài phát thanh, nhưng chỉ cần sửa đổi phối âm một chút nó vẫn có thể phù hợp trong các cuộc tiệc giữa đêm khuya trong bầu không khí tối tăm và đẫm mồ hôi. Cô ấy đã làm tươi mới không khí nhạc pop ở Mỹ và Anh trong thời buổi chậm nhất trong năm. 'Poker Face' duy trì hoạt động của động cơ trong khi mọi người đã chờ đợi những bước đi kế tiếp của Lady Gaga."[10] Chris Williams của tạp chí Billboard cũng đánh giá tích cực về bài hát, ông nói, "Một lần nữa, các đoạn hook lại trở về dồi dào, với phong cách nhạc điện tử những năm 80, các đoạn hát được điện tử hóa, đoạn hook ở điệp khúc thì ấm áp và vui tươi, thậm chí nó còn hấp dẫn hơn cả đĩa đơn trước đó ("Just Dance")... Với tầm nhìn đúng đắn, phong cách tự tin khi trả lời phỏng vấn, và trên tất cả, với một bộ sưu tập nhạc pop phong phú và đáng giá, Gaga đã đánh thắng ván bài —và "Poker" là con át chủ bài."[18]

Nhà phê bình Sal Cinquemani của tạp chí Slant Magazine tính cả "Poker Face" trong số những bài hát hay trong album The Fame, trong đó có "Starstruck", "Paper Gangsta" và "Summerboy".[19] Matthew Chisling từ Allmusic cho là bài hát "dễ ảnh hưởng" cùng với bài "The Fame", khen chúng vì "trẻ hóa sự rung động trong album trong phần hai."[20] Trong khi đánh giá chuyến lưu diễn của Gaga mang tên The Fame Ball Tour, Andy Downing từ The Chicago Tribune cho rằng ca khúc "thật vui nhộn".[21] Evan Sawdey từ PopMatters cảm thấy rằng "Poker Face" cùng với ca khúc "Paparazzi", giống hệt như nhau với "một cách nhìn phù phiếm giả tạo mà đĩa đơn "Just Dance" trước đó đã che đậy, nhưng lại không bao giờ cảm thấy Gaga đang lặp lại chính mình."[22] Rolling Stone trong một bài nhận xét về The Fame Ball Tour đã so sánh bản acoustic "mang chất blues" của "Poker Face" với chất nhạc của ca sĩ Amy Winehouse.[23] Erika Hobert từ tờ New Times Broward-Palm Beach gọi bài hát mang hơi hướng pop châu Âu.[24] Bài hát được đề cử tại lễ trao giải Grammy lần thứ 52 với các hạng mục Giải Grammy cho Bài hát của năm, Giải Grammy cho Ghi âm của năm, Giải Grammy cho Thu âm nhạc nhảy xuất sắc nhất và đã thắng hạng mục cuối cùng.[3][25]

Diễn biến trên bảng xếp hạng[sửa | sửa mã nguồn]

Số lượng đĩa bán ra của "Poker Face" tại một số nước (đơn vị:triệu).

Tại Hoa Kỳ, bài hát leo từ vị trí số 10 lên đến vị trí số 6 vào ngày 7 tháng 3 năm 2009 trên bảng xếp hạng Billboard Hot 100.[26] Sau đó, ca khúc dẫn đầu ở Mỹ vào ngày 11 tháng 4 năm 2009.[27] "Poker Face" đã trở thành đĩa đơn thứ hai của Gaga liên tiếp giành vị trí đầu bảng ở Hoa Kỳ, đánh dấu ấn lịch sử lần đầu tiên một nghệ sĩ mới đã có trong tay liên tiếp 2 ca khúc đứng nhất tại Mỹ kể từ khi Christina Aguilera đã làm được điều đó với 2 đĩa đơn "Genie in a Bottle" và "What a Girl Wants" năm 1999-2000.[28] Đĩa đơn đã bán được 6.140.000 bản tải về kỹ thuật số trên mạng ở Hoa Kỳ, theo Nielsen Soundscan, ca khúc đã giúp cho Gaga trở thành nghệ sĩ đầu tiên trong lịch sử có lượng tải kỹ thuật số hơn 5 triệu bản trên toàn Châu Âu (trước đó ca khúc "Just Dance" cũng đã làm được điều này).[29][30] Tại Canada, bài hát ra mắt tại vị trí 41 trên bảng xếp hạng "Canadian Hot 100"[31] và trải qua chín tuần không liên tiếp giành vị trí đầu bảng. Với 320.000 đĩa bán ra, bài hát được chứng nhận tám đĩa bạch kim do Hiệp hội Công nghiệp Ghi âm Canada (CRIA) trao tặng.[32]

"Poker Face" lọt vào bảng xếp hạng ở Úc tại vị trí 26 và đến tuần thứ bảy thì đứng vị trí quán quân. "Poker Face" đã tiêu thụ được trên 420.000 bản tại Úc, thu nhận sáu lần chứng nhận đĩa bạch kim của Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Úc (ARIA). Ở New Zealand, bài hát chính thức ra mắt trên bảng xếp hạng tại vị trí 21 và sau đó đứng vị trí đầu bảng mười tuần liên tiếp. "Poker Face" được chứng nhận hai lần đĩa bạch kim sau 27 tuần xuất hiện trên bảng xếp hạng, bán được hơn 30.000 bản theo Hiệp hội Công nghiệp ghi âm của New Zealand (RIANZ) ghi nhận. Tại Anh, "Poker Face" đứng vị trí 30 trên UK Singles Chart. Vào ngày 22 tháng 3 năm 2009, "Poker Face" leo lên vị trí số một, trở thành đĩa đơn thứ hai của Lady Gaga liên tiếp quán quân tại Anh. Theo The Official Charts Company, "Poker Face" là bài hát được tải về nhiều nhất ở Anh, kể từ khi bảng xếp hạng tải về đã được giới thiệu vào năm 2004. Đến tháng 12 năm 2009 bài hát đã bán được 900.000 bản tải kỹ thuật số. "Poker Face" trở thành đĩa đơn bán được nhiều nhất nhất tại trang web kỹ thuật số duy nhất ở Vương quốc Anh.

Tại Ý, bài hát ra mắt tại vị trí 19 và leo lên vị trí số 2. Bài hát cũng đã giành vị trí quán quân ở một số nước châu Âu bao gồm Áo, Bỉ (Flanders và Wallonia), Đan Mạch, Đức, Hà Lan, Ireland, Na Uy, Phần Lan, Pháp, Thụy Điển, Thụy Sĩ...[33][34][35] Ở Đức, bài hát đã xuất hiện 75 tuần trên bảng xếp hạng, 13 tuần đứng vị trí đầu bảng. Trên toàn thế giới bài hát đã bán được hơn 9.800.000 bản sao tải kỹ thuật số.[36]

Video âm nhạc[sửa | sửa mã nguồn]

100 người chơi poker hàng đầu mọi thời đại năm 2022
Lady Gaga với hình dán kim loại bên má trái, hai hàng lông mi dày rậm trong video âm nhạc "Poker Face".

Video âm nhạc của "Poker Face" do Ray Kay đạo diễn với trợ lý là Anthony Mandler,[37] được quay tại một biệt thự sang trọng ở PokerIsland của công ty bwin[38], đồng thời công ty này cũng cung cấp các dụng cụ cờ bạc phù hợp và được quảng cáo trong video.[39] Video được công chiếu vào ngày 22 tháng 10 năm 2008. Nó được dựng cảnh tại một hồ bơi nằm trong một dinh thự. Bắt đầu với cảnh Gaga nổi lên từ hồ bơi đeo một chiếc mặt nạ hóa trang và một bộ đồ nịt đen ôm toàn thân, với hai con chó giống Great Dane (Đại Đan Mạch) bên cạnh (Lava và Rumpus).[40] Cô ném chiếc mặt nạ sang một bên rồi bài hát bắt đầu với gương mặt thật đang hát.[37] Gaga dán một miếng kim loại trên má trái trong cảnh này. Cảnh khác trong video với hình ảnh Gaga trong một biệt thự và nhảy trên bờ hồ bơi với những vũ công trong bộ đồ nịt màu ngọc lam.[37] Gaga có mặt tại một bữa tiệc ngông cuồng nơi mọi người đàn ông và phụ nữ đang thử vận may của mình với ván bài xì phé. Bữa tiệc trở nên điên cuồng hơn khi tất cả khách mời trong bữa tiệc cởi quần áo và chỉ chừa lại đồ lót, nhảy múa rồi cùng hôn nhau. Video cũng kết hợp với hai con chó giống Đại Đan Mạch và một vài ma-nơ-canh trên bờ hồ bơi. Trong đoạn giang tấu trước câu hook "I won't tell you that I love you", Gaga thể hiện thương hiệu riêng cho mình "Pop Music Will Never Be Low Brow" bằng một chiếc kính mát và ngồi ở hồ bơi. Video kết thúc với cận cảnh Gaga đang hát đoạn hook "Mum-mum-mum-ma".

Gaga đã giải thích trong tập 19 trong bộ video clip "Transmision Gagavision" của mình, ý tưởng chính đằng sau video âm nhạc của "Poker Face". Cô nói rằng "Tôi muốn đoạn video phải gợi cảm, do đó tôi nghĩ là tôi sẽ không mặc quần, bởi vì như thế rất gợi cảm, (...) Và tôi muốn nó phải mang dáng dấp tương lai vì thế tôi nghĩ đến những miếng đệm vai cao do đó là những thứ của riêng tôi."[41] Video âm nhạc được công chiếu trên kênh truyền hình MTV ở Anh vào ngày 17 tháng 2 năm 2009. Một số phiên bản khác của bài hát, từ "muffin" (một từ lóng để chỉ âm hộ của phụ nữ), "Russian Roulette" và "gun" bị thay thế bằng tiếng "bíp".[42] Vào ngày 21 tháng 6 năm 2009, "Poker Face" đã đoạt giải hạng mục "Video của nghệ sĩ quốc tế xuất sắc nhất" tại lễ trao giải MuchMusic Video Awards năm 2009.[43] Video đã nhận được 4 đề cử tại lễ trao Giải Video âm nhạc của MTV năm 2009, trong các hạng mục gồm "Video của năm", "Nghệ sĩ mới xuất sắc nhất", "Video của ca sĩ nữ xuất sắc nhất" và "Video nhạc pop xuất sắc nhất". Với 5 đề cử khác dành cho "Paparazzi", Gaga và Beyonce Knowles là nghệ sĩ có nhiều đề cử nhất trong năm.[44]

Biểu diễn trực tiếp[sửa | sửa mã nguồn]

100 người chơi poker hàng đầu mọi thời đại năm 2022
Gaga đang biểu diễn phiên bản piano của "Poker Face" trong "The Fame Ball Tour", cô mặc một chiếc váy làm bằng bong bóng nhựa và chơi dương cầm trong suốt.

"Poker Face" được Gaga biểu diễn tại một số chương trình truyền hình bao gồm AOL Sessions,[45] Cherrytree House của Interscope Records[46] và trên MTV.[47] Bài hát được cô ấy biểu diễn cả bản gốc lẫn bản acoustic piano trong phần mở đầu chuyến lưu diễn "The Fame Ball Tour". Cô đã biểu diễn phiên bản piano và mặc một chiếc váy làm bằng bong bóng nhựa trong suốt và chơi dương cầm bằng kính với giày cao gót và một hình nộm ma-nơ-canh như trong video âm nhạc trước sân khấu. Gaga khẳng định rằng những trái bong bóng trong suốt và cây dương cầm đã được thiết kế để phù hợp với trang phục của cô. Phiên bản gốc được Gaga biểu diễn như một bài hát cuối cùng được khán giả yêu cầu, sau bài "Boys, Boys, Boys".[48] Cô ấy bắt đầu biểu diễn và nói "Một số người nói Lady Gaga là một kẻ lừa dối, và họ đã đúng: Tôi là người lừa dối, và mỗi ngày tôi tự giết mình để làm nên những điều có thực."[23] Gaga mặc một bộ đồ nịt cúp ngực màu da người đính các hạt pha lê và một cái nón hải quân trong khi biểu diễn.[49] Chiếc nón đó cũng như những chiếc găng tay không có ngón được trang trí với những chữ Gaga trên đó.[50]

Vào ngày 1 tháng 4 năm 2009, cả hai bản acoustic và bản gốc của "Poker Face" được biểu diễn trực tiếp tại cuộc thi American Idol. Buổi biểu diễn bắt đầu với cảnh Gaga ngồi trên một cây đàn dương cầm bằng kính cường lực đầy bong bóng và ngập trong ánh sáng màu hồng. Cô ấy bắt đầu hát đoạn thứ hai của bài "Poker Face" với phong cách Bette Midler đi kèm với một người chơi vĩ cầm, mặc một cái váy có đệm vai bằng nhôm sáng loáng và nhuộm tóc trắng bạch kim. Sau đoạn điệp khúc đó, tốc độ bắt đầu tăng từ đoạn mở đầu đầu tiên đến khi bắt đầu hát. Gaga đứng dậy và bắt đầu biểu diễn bài hát giữa sân khấu. Cô ấy mặc một bộ đồ nịt bạc với một ngôi sao to trên vai và trên ngực. Khi bài hát tiến tới đoạn giang tấu, người chơi vĩ cầm chơi đoạn nhạc nhảy và Gaga nhảy một cách điên rồ khắp sân khấu. Buổi biểu diễn kết thúc và gương mặt Gaga nhìn chằm chằm vào khán giả với con mắt trái hóa trang có dây kéo. Buổi biểu diễn đó được miêu tả là một "Màn biểu diễn disco của một nghệ sĩ ngoài hành tinh."[51] Cortney Harding của tạp chí Billboard viết, "Đó là khoảnh khắc hoàn hảo của Gaga trên truyền hình... Buổi biểu diễn ở Mỹ đã cho thấy cô ấy là một ngôi sao nhạc pop thật sự."[52]

Phiên bản acoustic được Gaga biểu diễn ở BBC Live & In-Session vào ngày 19 tháng 4 năm 2009.[53] Cô cũng biểu diễn "Poker Face" ở Vương quốc Anh trong chương trình The Paul O'Grady Show. Đầu tiên cô hát và đánh đàn bản acoustic rồi tiếp tục hát bản gốc, ngoài ra còn có một bản phối theo loại nhạc rock trong Friday Night with Jonathan Ross. Vào ngày 12 tháng 5 năm 2009, Gaga biểu diễn "Poker Face" trong chương trình The Ellen DeGeneres Show, mang một chuỗi quay trên đầu, do nhà thiết kế nón sân khấu Nasir Mazhar thiết kế và chơi piano trong khi đứng trên ghế đẩu.[54] Gaga gọi chuỗi quay đó là "chướng ngại vật của Gaga". Nó làm Ellen DeGeneres không thể đến chào mừng cô vì kích thước của những chiếc vòng quay khá cản trở.[55] Một phiên bản phối âm lại của "Poker Face" và "LoveGame" được Gaga biểu diễn tại lễ trao giải MuchMusic Video Awards vào năm 2009, được dựng cảnh ngoài và trong sân khấu mang dáng dấp đường phố. Buổi biểu diễn này, bao gồm cảnh Gaga bị mắc kẹt trong một chiếc xe điện ngầm và bị các cảnh sát viên (giả) bao quanh sau đó bị bắt đến thành phố New York.[43] Một đoạn của bài hát cũng được Gaga biểu diễn trong tập thứ 35 của chương trình hài kịch Mỹ Saturday Night Live, cô mặc một bộ đồ như quỹ đạo các hành tinh bằng vài vòng kim loại đồng tâm vòng quanh người.[56] Bài hát cũng được biểu diễn trong chuyến lưu diễn "The Monster Ball Tour" của Gaga. Phiên bản piano được Gaga chơi trong khi đứng thăng bằng trên ghế đẩu và giữ một chân trên không. Rapper Kid Cudi cũng lên sân khấu hát với cô ấy khi biểu diễn bài hát của anh mang tên "Make Her Say" có một phần nhỏ của "Poker Face".[57] Phiên bản gốc được biểu diễn ở phần cuối của chương trình. Gaga mặc một chiếc váy làm bằng súng và trong khi biểu diễn cô lắc tay trên không.[58] Ca khúc cũng được biểu diễn tại lễ trao giải Grammy lần thứ 52, Gaga mở màn chương trình với ca khúc khi đứng trên một cái bệ. Đến giữa bài, cô ấy bị ném vào một cái máng đổ rác của Nhà máy Danh vọng (Fame Factory), trước khi hiện lên một lần nữa và ngồi đàn piano, đối diện với Elton John.[59] Vào tháng 5 năm 2011, Gaga đã biểu diễn ca khúc trong chương trình Radio 1's Big Weekend tại Carlisle, Cumbria.[60]

Phiên bản cover và chuyển thể[sửa | sửa mã nguồn]

100 người chơi poker hàng đầu mọi thời đại năm 2022
Kid Cudi sử dụng một đoạn nhạc trong "Poker Face" vào trong đĩa đơn của anh mang tên "Make Her Say".

Nghệ sĩ nhạc rock Chris Daughtry đã biểu diễn bản acoustic của bài hát trong lần phát thanh ở Đức.[61] Ca khúc cũng được biểu diễn trong phim hoạt hình South Park với tập phim mang tên "Whale Whores", và nhân vật Eric Cartman đã hát bài này.[62] Vào ngày 16 tháng 3 năm 2010, phiên bản "Poker Face" của South Park có mặt trong danh sách các bài hát được tải xuống trong video game Rock Band, cùng ngày bản gốc đĩa đơn của Lady Gaga được phát hành.[63] Trong một tập đặc biệt của chương trình Family Guy, bài hát được Alex Borstein biểu diễn và nhái theo Marlee Matlin, anh ta đã ngắt ngang buổi biểu diễn đó trong vai trò khách mời.[64] Diễn viên Christopher Walken thực hiện một phiên bản không có nhạc đặc biệt của "Poker Face" trong chương trình Friday Night with Jonathan Ross của kênh BBC1 vào dịp lễ Halloween năm 2009.[65] Bài hát cũng được ca sĩ người Anh Mika hát cover trong chuyến thăm đài BBC Radio 1.[66] Đĩa đơn của nghệ sĩ hát rap Kid Cudi mang tên "Make Her Say" có một mẫu giọng trong phiên bản acoustic của "Poker Face" trích từ EP The Cherrytree Sessions. Ca khúc được sáng tạo cái tên mới - "I Poke Her Face" nhưng đã phải đổi tên để thích hợp hơn khi phát trên đài phát thanh. "Poker Face" được Kanye West chỉnh sửa, anh cũng đã góp phần sản xuất thu âm cũng như nhờ sự pha trộn nền nhạc của DJ A-Trak. West bày tỏ rằng anh ấy là một người hâm mộ Lady Gaga và rất thích bài hát này, sau khi xem Gaga biểu diễn một phiên bản khác của "Poker Face" trên internet. Điều này đã làm anh lấy một mẫu của "Poker Face" vào "Make Her Say". Theo West, họ đã thay đổi chủ đề đồng tính của bài hát khi lấy đoạn mẫu đó.[67]

"Khi tôi xem (video "Poker Face") trên YouTube tôi đã yêu bài hát này - khi tôi nhìn thấy cô ấy chơi bản acoustic. Tôi có thể nghe tất cả các dòng giai điệu. Trong đĩa đơn "Poker Face", Gaga hát một cách dễ dàng, giống như là đang xé toạc ca khúc hoặc như tụng kinh vậy. Nhưng với cái này (phiên bản acoustic), bạn nghe thấy những giai điệu của Broadway tăng nhanh rồi chậm lại. Tôi có cảm hứng. Tôi muốn lấy mẫu đó. Tôi nghĩ rằng nó thật sự kích thích – chỉ dùng một chút hip-hop, 'Say when I p-p-poke her face'."[67]

Bản thân Gaga đã lên tiếng chấp nhận ca khúc này, cô nói rằng West đã nhìn thấu ý nghĩa của "Poker Face"[68]. Lea Michele và Idina Menzel, lần lượt trong vai của Rachel Berry và Shelby Corcoran, đã cover bản acoustic của "Poker Face" trong tập phim "Theatricality" thuộc bộ phim truyền hình Mỹ Glee. Phiên bản này của họ ra mắt tại vị trí 100 trên bảng xếp hạng Billboard Hot 100 và nhảy lên vị trí số 20 trong tuần tiếp theo.[69][70]

Giải thưởng[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Đề cử cho Giải thưởng Kết quả
2009 Giải MTV Video Music[44] Video của năm Đề cử
Video xuất sắc nhất của nữ ca sĩ Đề cử
Video pop xuất sắc nhất Đề cử
Nghệ sĩ mới xuất sắc nhất Đoạt giải
Giải Much Music Video[43] Video quốc tế xuất sắc nhất Đoạt giải
Khán giả bình chọn: Video quốc tế được yêu thích Đề cử
Giải Grammy[71] Bài hát của năm Đề cử
Ghi âm của năm Đề cử
Thu âm nhạc dance xuất sắc nhất Đoạt giải
Giải MTV Úc[72] Video xuất sắc nhất của nữ nghệ sĩ Đề cử
Giải video âm nhạc của kênh Channel V Thái Lan[73] Video quốc tế Đoạt giải
Giải Los 40 Principales[74] Bài hát ngôn ngữ nước ngoài hay nhất Đề cử
Giải video âm nhạc MTV Mỹ La Tinh[75] Bài hát của năm Đoạt giải
Ứng viên nhạc chuông hay nhất Đề cử
Premios Oye![76][77] Premios Oye for English - Bài hát của năm Đoạt giải
Giải Teen Choice[78] Âm nhạc bình chọn: Bài hát ứng cử Đề cử
Giải âm nhạc thế giới[79][80] Bài hát xuất sắc nhất của năm Đoạt giải
Giải MTV Europe Music[81][82] Nghệ sĩ MTV mới xuất sắc nhất Đoạt giải
Nghệ sĩ nữ MTV xuất sắc nhất Đề cử
Buổi trình diễn sân khấu toàn cầu xuất sắc nhất Đề cử
Nghệ sĩ MTV hát live tốt nhất Đề cử
Giải Swiss Music[83] Giải Swiss Music cho bài hát quốc tế hay nhất Đoạt giải
Giải The Record of the Year Ghi âm của năm Đoạt giải
2010 Giải Video âm nhạc của MTV Nhật Bản[84] Video xuất sắc nhất của nữ nghệ sĩ Đề cử
Bài hát karaoke xuất sắc nhất Đề cử
Video xuất sắc nhất của năm Đề cử
Video nhạc nhảy xuất sắc nhất Đoạt giải
Giải BMI[85][86] BMI Pop Awards Award-Winning Songs Đoạt giải
Giải Echo[87][88] Hit quốc tế xuất sắc nhất Đoạt giải

Danh sách ca khúc và định dạng[sửa | sửa mã nguồn]

  • Đĩa đơn CD tại Anh[89]
  1. "Poker Face" – 3:58
  2. "Poker Face" (Tommy Sparks & The Fury phối lại) – 3:57
  • Đĩa đơn CD tại Úc[89]
  1. "Poker Face" (Phiên bản album) – 3:58
  2. "Just Dance" (Robots To Mars phối lại) – 4:38
  • Đĩa đơn CD tại Pháp[89]
  1. "Poker Face" (Phiên bản album) – 3:58
  2. "Poker Face" (Glam As You Club phối bởi Guéna LG) – 7:51
  3. "Poker Face" (Dave Audé Club phối) – 8:12
  • Đĩa đơn CD quảng cáo phối lại[89]
  1. "Poker Face" (Dave Audé Radio phối) – 3:53
  2. "Poker Face" (Dave Audé Club phối) – 8:13
  3. "Poker Face" (Glam As You Club phối bởi Guéna LG) – 7:52
  4. "Poker Face" (LLG vs. GLG Radio phối) – 4:06
  5. "Poker Face" (LLG vs. GLG Club phối) – 6:33
  • Phiên bản EP iTunes[89]
  1. "Poker Face" (Space Cowboy phối lại) – 4:54
  2. "Poker Face" (Dave Audé Club phối) – 8:13
  3. "Poker Face" (Jody Den Broeder phối lại) – 8:05
  • Đĩa đơn CD trong tập 'The Remixes' tại Hoa Kỳ[89]
  1. "Poker Face" (Space Cowboy phối lại) – 4:54
  2. "Poker Face" (Dave Audé Club phối) – 8:13
  3. "Poker Face" (Jody Den Broeder phối lại) – 8:05
  4. "Poker Face" (Phiên bản album) – 4:01
  5. "Poker Face" (Phiên bản nhạc nền chính thức) – 4:01
  • Đĩa đơn CD tại Đức (hai bài hát)[90]
  1. "Poker Face" – 3:58
  2. "Just Dance" (RedOne phối lại) (cùng với Kardinal Offishall) – 4:18

Đội ngũ sản xuất[sửa | sửa mã nguồn]

  • Sáng tác – Lady Gaga, RedOne
  • Sản xuất – RedOne
  • Nhạc cụ và lập trình – RedOne
  • Ghi âm và sao chép – RedOne
  • Kỹ thuật Audio – Dave Russell
  • Giọng hát – Lady Gaga
  • Ghi âm trộn lẫn – Robert Orton

Nguồn:[5]

Bảng xếp hạng và doanh số chứng nhận[sửa | sửa mã nguồn]

Thứ tự kế vị quán quân[sửa | sửa mã nguồn]

Thứ tự kế vị quán quân
Tiền nhiệm
"Sex on Fire" của Kings of Leon
"You" của Wes Carr
Đĩa đơn quán quân Australian Singles Chart
Ngày 17 tháng 11 năm 2008 – Ngày 14 tháng 12 năm 2008 (Lần 1)
Ngày 22 tháng 12 năm 2008 – Ngày 18 tháng 1 năm 2009 (Lần 2)
Kế nhiệm
"You" của Wes Carr
"Burn" của Jessica Mauboy
Tiền nhiệm
"Hot n Cold" của Katy Perry
"My Life Would Suck Without You" của Kelly Clarkson
Đĩa đơn quán quân Canadian Hot 100
Ngày 13 tháng 12 năm 2008 – Ngày 31 tháng 1 năm 2009 (Lần 1)
Ngày 14 tháng 2 năm 2009 – Ngày 21 tháng 2 năm 2009 (Lần 2)
Kế nhiệm
"My Life Would Suck Without You" by Kelly Clarkson
"Crack a Bottle" by Eminem, Dr. Dre và 50 Cent
Tiền nhiệm
"Imagination" của Jes
Đĩa đơn quán quân Billboard Hot Dance Airplay (Mỹ)
Ngày 7 tháng 2 năm 2009 – Ngày 23 tháng 5 năm 2009
Kế nhiệm
"Infinity 2008" của Guru Josh
Tiền nhiệm
"I Stay in Love" của Mariah Carey
Đĩa đơn quán quân Billboard Hot Dance Club Play
Ngày 21 tháng 2 năm 2009 – Ngày 28 tháng 2 năm 2009
Kế nhiệm
"What I Cannot Change" của LeAnn Rimes
Tiền nhiệm
"Si j'avais au moins..." của Mylène Farmer
"Libertá" của Pep's
Đĩa đơn quán quân French SNEP Singles Chart
Ngày 28 tháng 2 năm 2009 – Ngày 7 tháng 3 năm 2009 (Lần 1)
Ngày 22 tháng 3 năm 2009 – Ngày 4 tháng 4 năm 2009 (Lần 2)
Kế nhiệm
"Libertá" của Pep's
"Like a Hobo" của Charlie Winston
Tiền nhiệm
"Islands in the Stream" của Vanessa Jenkins, Bryn West hợp tác với Sir Tom Jones và Robin Gibb
Đĩa đơn quán quân UK Singles Chart
Ngày 22 tháng 3 năm 2009 – Ngày 11 tháng 4 năm 2009
Kế nhiệm
"I'm Not Alone" của Calvin Harris
Tiền nhiệm
"Right Round" của Flo Rida
Đĩa đơn quán quân Billboard Hot 100 (Mỹ)
Ngày 11 tháng 4 năm 2009
Kế nhiệm
"Boom Boom Pow" của Black Eyed Peas
Tiền nhiệm
"Boom Boom Pow" của Black Eyed Peas
Đĩa đơn quán quân Billboard Pop 100 (Mỹ)
Ngày 25 tháng 4 năm 2009 – Ngày 9 tháng 5 năm 2009

Lịch sử phát hành[sửa | sửa mã nguồn]

Khu vực Ngày
Úc[157] 23 tháng 9 năm 2008
Bắc Mỹ[158] 16 tháng 12 năm 2008
Vương quốc Anh[159] 11 tháng 1 năm 2009
Đức[160] 20 tháng 2 năm 2009
Thụy Sĩ[161] 27 tháng 2 năm 2009
Ý[162] 2 tháng 4 năm 2009

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

  • Danh sách đĩa đơn quán quân năm 2009 tại Hoa Kỳ
  • Danh sách đĩa đơn quán quân năm 2009 tại Liên Hiệp Anh
  • Danh sách giải thưởng và đề cử của Lady Gaga

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ "Poker Face" writing credits”. BMI. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 4 năm 2012. Truy cập ngày 19 tháng 4 năm 2010.
  2. ^ “Digital Music Sales Around The World” (PDF). International Federation of the Phonographic Industry. ngày 21 tháng 1 năm 2010. tr. 10. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 22 tháng 1 năm 2012. Truy cập ngày 7 tháng 11 năm 2010.
  3. ^ a b Whey, Simon (ngày 1 tháng 2 năm 2010). “Swift reward: Taylor's Grammy double”. The Guardian. London: Guardian News and Media. Truy cập ngày 1 tháng 2 năm 2010.
  4. ^ Jann Wenner (ngày 9 tháng 12 năm 2009). “100 Best Songs of the Decade: Rolling Stone”. Rolling Stone. ISSN 0035-791X.
  5. ^ a b c The Fame (Liner Notes). Lady Gaga. Interscope. 2008.Quản lý CS1: khác (liên kết)
  6. ^ McKay, Hollie (ngày 22 tháng 5 năm 2009). “Lady Gaga Opens Up About Her Preference for Boys That Look Like Girls”. Fox News Channel. News Corporation. Truy cập ngày 28 tháng 4 năm 2009.
  7. ^ a b Beysil, Kim (ngày 1 tháng 4 năm 2009). “Lady Gaga's Hot Secret”. Daily Star. Northern & Shell. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2009.
  8. ^ Scaggs, Austin (19 tháng 2 năm 2009). “Lady Gaga Worships Queen and Refuses to Wear Pants”. Rolling Stone. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 1 năm 2013. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2009.
  9. ^ “Lady GaGa Entertains Thousands At Palm Springs White Party”. Access Hollywood. NBC. ngày 14 tháng 4 năm 2009. Truy cập ngày 17 tháng 4 năm 2009.
  10. ^ a b c Lamb, Bill (ngày 12 tháng 11 năm 2008). “Lady GaGa – "Poker Face"”. About.com. Top40.about.com. Truy cập ngày 18 tháng 3 năm 2009.
  11. ^ Norman, Ben (ngày 2 tháng 10 năm 2008). “Lady Gaga – 'The Fame'”. About.com. Dancemusic.about.com. Truy cập ngày 18 tháng 3 năm 2008.
  12. ^ Mason, Kerri (ngày 10 tháng 11 năm 2008). “Lady Gaga: The Fame review”. Billboard. Nielsen Business Media, Inc. Truy cập ngày 17 tháng 3 năm 2009.
  13. ^ “Musicnotes.com”. Sony/ATV Music Publishing. Truy cập ngày 14 tháng 4 năm 2009.
  14. ^ “Poker Face Sheet Music – Lady Gaga – Stefani Germanotta; RedOne”. freehandmusic.com. Sony/ATV Music Publishing. Truy cập ngày 10 tháng 3 năm 2010.
  15. ^ McAlpine, Fraser (ngày 11 tháng 3 năm 2009). “Lady GaGa – 'Poker Face'”. BBC. BBC Online. Truy cập ngày 17 tháng 3 năm 2009.
  16. ^ Elan, Priya (ngày 10 tháng 10 năm 2008). “The Big CD: Lady GaGa – The Fame”. The Times. London: News Corporation. Truy cập ngày 3 tháng 2 năm 2008.
  17. ^ Music group (ngày 9 tháng 10 năm 2008). “BBC review of The Fame”. BBC.co.uk. BBC. News Corporation. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 7 năm 2012. Truy cập ngày 2 tháng 1 năm 2009.
  18. ^ Sweet, Lyrics (ngày 28 tháng 2 năm 2009). “Single Reviews: Poker Face”. Sweet Lyrics. www.sweetlyrics.com. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 9 năm 2010. Truy cập ngày 28 tháng 2 năm 2009.
  19. ^ Cinquemani, Sal (ngày 25 tháng 10 năm 2008). “Lady GaGa: The Fame review”. Slant Magazine. Truy cập ngày 14 tháng 4 năm 2009.
  20. ^ Chisling, Matthew (ngày 28 tháng 9 năm 2008). “allmusic (((The Fame > Overview)))”. Allmusic. Rovi Corporation. Truy cập ngày 14 tháng 4 năm 2009.
  21. ^ Downing, Andy (ngày 26 tháng 3 năm 2009). “Lady Gaga delights”. Chicago Tribune. Tribune Company. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 14 tháng 4 năm 2009.
  22. ^ Sawdey, Evan (ngày 12 tháng 1 năm 2009). “The Fame by Lady Gaga”. PopMatters.com. Truy cập ngày 14 tháng 4 năm 2009.
  23. ^ a b Wood, Mikael (16 tháng 3 năm 2009). “Lady Gaga's 'Fame' Attracts Kanye West, Perez Hilton to L.A. Show”. Rolling Stones. ISSN 0035-791X. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 8 năm 2017.
  24. ^ Hobart, Erika (4 tháng 2 năm 2009). “Some Like It Pop”. New Times Broward-Palm Beach. New Times Media. Truy cập ngày 17 tháng 2 năm 2022.
  25. ^ Montogomery, James (ngày 2 tháng 12 năm 2009). “Grammy Nominations Special: Beyonce, Lady Gaga, Taylor Swift Lead Pack”. MTV. MTV Networks. Truy cập ngày 3 tháng 12 năm 2009.
  26. ^ Ben-Yehuda, Ayala (ngày 26 tháng 2 năm 2009). “Flo Rida, T.I. Hold Their Billboard Hot 100 Spots”. Billboard. Nielsen Business Media, Inc. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 3 năm 2009. Truy cập ngày 31 tháng 5 năm 2011.
  27. ^ Pietroluongo, Silvio (ngày 1 tháng 4 năm 2009). “Lady GaGa Draws A Pair Of No. 1s”. Billboard. Nielsen Business Media, Inc. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 1 tháng 4 năm 2009.
  28. ^ Ayala Ben-Yehuda & Silvio Pietroluongo (ngày 2 tháng 4 năm 2009). “Lady GaGa Scores Hot 100 Milestone With 'Poker Face'”. Billboard. Nielsen Business Media, Inc. Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2009.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  29. ^ Grein, Paul (ngày 11 tháng 5 năm 2011). “Week Ending ngày 8 tháng 5 năm 2011. Songs: Rolling In The Dough”. Yahoo! Music. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 10 năm 2011. Truy cập ngày 11 tháng 5 năm 2011.
  30. ^ Trust, Gary (ngày 18 tháng 2 năm 2011). “Ask Billboard: Who Could Break "Glee"'s Record?”. Billboard. tr. 2. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2011.
  31. ^ “Canadian Hot 100”. Billboard. acharts.us. ngày 6 tháng 9 năm 2008. Truy cập ngày 3 tháng 3 năm 2009.
  32. ^ “CRIA – Gold & Platinum certifications – June 2009”. Canadian Recording Industry Association. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 7 năm 2007. Truy cập ngày 17 tháng 7 năm 2009.
  33. ^ a b c d e f g h i j k l m “Poker Face on world charts”. Ultratop 50. 2008. Truy cập ngày 4 tháng 3 năm 2009.
  34. ^ a b Sexton, Paul (ngày 10 tháng 3 năm 2009). “U2 Debuts At No. 1 In 14 Euro Territories”. Billboard. Nielsen Business Media, Inc. Truy cập ngày 13 tháng 3 năm 2009.
  35. ^ a b “Ireland Singles Top 50”. Irish Recorded Music Association. acharts.us. ngày 26 tháng 2 năm 2009. Truy cập ngày 10 tháng 3 năm 2009.
  36. ^ “Digital Music Sales Around The World” (PDF). International Federation of the Phonographic Industry. ngày 21 tháng 1 năm 2010. tr. 10. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 22 tháng 1 năm 2012. Truy cập ngày 22 tháng 1 năm 2010.
  37. ^ a b c “Video Premiere: Lady GaGa's 'Poker Face'”. Interscope Records. ngày 23 tháng 10 năm 2008. Truy cập ngày 6 tháng 4 năm 2009.
  38. ^ “bwin features in the Lady GaGa hit "Poker Face"”. bwin. ngày 24 tháng 3 năm 2009. Truy cập ngày 27 tháng 9 năm 2009.
  39. ^ “bwin prominently placed in Lady GaGa music video Poker Face”. Aktien-Portal (bằng tiếng Đức). ngày 4 tháng 2 năm 2009. Truy cập ngày 1 tháng 10 năm 2009.
  40. ^ “Lady Gaga Music Video Star Found Dead”. TMZ.com. 21 tháng 10 năm 2009. Truy cập ngày 21 tháng 10 năm 2009.
  41. ^ “Transmission Gagavision: Episode 19”. Interscope Records. ngày 13 tháng 12 năm 2008. Truy cập ngày 17 tháng 4 năm 2009.
  42. ^ G, Amelia (ngày 18 tháng 3 năm 2009). “Lady Gaga is Bluffin with her Muffin”. Blue Blood. Truy cập ngày 17 tháng 4 năm 2009.
  43. ^ a b c Patch, Nick (ngày 21 tháng 6 năm 2009). “Fans agog over Lady Gaga at MMVAs”. The Canadian Press. Google News. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 4 năm 2012. Truy cập ngày 22 tháng 6 năm 2009.
  44. ^ a b “Beyonce and Lady Gaga Tied With Nine '2009 MTV Video Music Awards' Nominations While Britney Spears Comes In a Close Second With Seven Nods”. PR Newswire. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 9 năm 2013. Truy cập ngày 4 tháng 8 năm 2009.
  45. ^ “AOL – Live Performance: Lady GaGa – Poker Face Live”. Interscope Records. ngày 22 tháng 12 năm 2008. Truy cập ngày 17 tháng 3 năm 2009.
  46. ^ “Now Playing: Lady Gaga live”. Interscope Records. Truy cập ngày 17 tháng 3 năm 2009.
  47. ^ “MTV Live sessions – Lady Gaga”. MTV. MTV Networks. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 4 năm 2009. Truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2009.
  48. ^ Downing, Andy (ngày 26 tháng 3 năm 2009). “Lady Gaga delights”. Chicago Tribune. Tribune Company. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2009.
  49. ^ Gregory, Jason (ngày 13 tháng 3 năm 2009). “Lady GaGa Gets Wrapped In Bubbles On US Tour”. Gigwise.com. Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2009.
  50. ^ Abraham, Tamara (ngày 4 tháng 5 năm 2009). “Madonna and Cyndi Lauper take style notes as Lady Gaga parades latest leotards in concert”. Daily Mail. Associated Newspapers. Truy cập ngày 13 tháng 5 năm 2009.
  51. ^ Kaufman, Gil (ngày 2 tháng 4 năm 2009). “Lady Gaga Shows Her Flashiest 'Poker Face' On 'American Idol'”. MTV. MTV Networks. Truy cập ngày 6 tháng 4 năm 2009.
  52. ^ Harding, Cortney (ngày 7 tháng 8 năm 2009). “Lady Gaga: The Billboard Cover Story”. Billboard. Nielsen Business Media, Inc. Truy cập ngày 7 tháng 9 năm 2009.
  53. ^ Reporter, Daily Mail (ngày 20 tháng 3 năm 2009). “The mad hatter: Lady GaGa shows off her latest fashion fetish”. Daily Mail. Associated Newspapers. Truy cập ngày 30 tháng 4 năm 2009.
  54. ^ Reporter, Daily Mail (ngày 13 tháng 5 năm 2009). “Lady GaGa's wacky headgear almost knocks out chat show host Ellen DeGeneres”. Daily Mail. Associated Newspapers. Truy cập ngày 14 tháng 5 năm 2009.
  55. ^ Schultz, Heather (ngày 13 tháng 5 năm 2009). “Lady GaGa's intergalactic headgear nearly sends Ellen DeGeneres into orbit”. Daily News. Mortimer Zuckerman. Truy cập ngày 17 tháng 2 năm 2022.
  56. ^ Aswad, Jem (ngày 5 tháng 10 năm 2009). “Lady Gaga, Madonna Catfight, Almost Kiss On 'Saturday Night Live'”. MTV. MTV Networks. Truy cập ngày 6 tháng 10 năm 2009.
  57. ^ Stevenson, Jane (ngày 29 tháng 11 năm 2009). “Lady Gaga puts on a Monster show”. Toronto Sun. Sun Media Corporation. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 7 năm 2017. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2009.
  58. ^ Dunlevy, T'Cha (ngày 28 tháng 11 năm 2009). “Concert review: Lady Gaga romances Bell Centre crowd, Nov. 27”. The Gazette. Canwest. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 6 năm 2010. Truy cập ngày 28 tháng 11 năm 2009.
  59. ^ Smith, Liz (ngày 1 tháng 2 năm 2010). “Elton John gets dirty with Lady Gaga as they duet at the Grammys”. Daily Mail. Associated Newspapers. Truy cập ngày 30 tháng 4 năm 2011.
  60. ^ Sperling, Daniel (ngày 16 tháng 5 năm 2011). “Lady GaGa closes Radio 1's Big Weekend”. Digital Spy. Truy cập ngày 16 tháng 5 năm 2011.
  61. ^ Pareles, Jon (ngày 29 tháng 9 năm 2009). “Critics' Choice – New CDs From Daughtry, David Berkman Quartet and Miroslav Vitous”. The New York Times. The New York Times Company. Truy cập ngày 29 tháng 9 năm 2009.
  62. ^ “Poker Face on Whale Whores”. South Park Studios. Truy cập ngày 29 tháng 10 năm 2009.
  63. ^ “Lady GAGA Makes Her Debut On Rock Band With A Hot Four Pack!”. Harmonix. ngày 10 tháng 3 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 3 năm 2010. Truy cập ngày 16 tháng 8 năm 2010.
  64. ^ Fraser, David (ngày 9 tháng 1 năm 2010). “Seth Macfarlane Comedy Show”. Entertainment Weekly. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2010.
  65. ^ “Christopher Walken Performs "Poker Face" (VIDEO)”. Huffington Post. Arianna Huffington. ngày 1 tháng 11 năm 2009. Truy cập ngày 10 tháng 11 năm 2009.
  66. ^ “Mike”. BBC Radio One. ngày 28 tháng 9 năm 2009. Truy cập ngày 11 tháng 12 năm 2009.
  67. ^ a b Reid, Shaheem (ngày 28 tháng 5 năm 2009). “Kanye West 'Inspired' By Lady Gaga's 'Poker Face' For Kid Cudi Single”. MTV. MTV Networks. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2009.
  68. ^ Reed, Shaheim (ngày 6 tháng 5 năm 2009). “Lady Gaga Says Kanye West Saw Past Her 'Poker Face'”. MTV. MTV Networks. Truy cập ngày 6 tháng 5 năm 2009.
  69. ^ Caulfield, Keith (ngày 27 tháng 5 năm 2010). “Chart Moves: Miley Cyrus, Muse, 'Glee,' Christina Aguilera and More”. Billboard. Nielsen Business Media, Inc. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2010.
  70. ^ Trust, Gary (ngày 10 tháng 6 năm 2010). “Chart Beat Thursday: Katy Perry, Black Eyed Peas, "Glee"”. Billboard. Nielsen Business Media, Inc. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 8 năm 2010. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2010.
  71. ^ The Recording Academy (biên tập). “The 51st Annual Grammy Awards Nominations List” (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 12 năm 2008. Truy cập 21 tháng 4 năm 2011.
  72. ^ “The Vodafone MTV Australia Awards!”. MTV. MTV Networks. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 9 năm 2012. Truy cập ngày 22 tháng 2 năm 2009.
  73. ^ “Channel V Thailand Music Video Award” (bằng tiếng Thái). Channelvthailand.com. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 10 năm 2011. Truy cập ngày 21 tháng 4 năm 2011.
  74. ^ “Alejandro Sanz, Maldita Nerea y Lady Gaga, grandes triunfadores de los Premios 40 Principales 2010” (bằng tiếng Tây Ban Nha). Los40. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 9 năm 2012. Truy cập ngày 11 tháng 12 năm 2010.
  75. ^ Notisistema biên tập (4 tháng 9 năm 2009). “Lista de nominados a los premios MTV Latinos”. Truy cập 21 tháng 4 năm 2011.
  76. ^ “Maximum Triad winners – Chente, Zoe and Lady Gaga, three Premios Oye! 2009” (bằng tiếng Tây Ban Nha). Oem.com. Truy cập 21 tháng 4 năm 2011.
  77. ^ Premios oye (biên tập). “Premios Oye! 2009” (bằng tiếng Tây Ban Nha). Truy cập 21 tháng 4 năm 2011.
  78. ^ “Vampires Don't Suck at Teen Choice Awards (Neither Do Justin Bieber, Sandra Bullock or the Kardashians)”. E!online. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2010.
  79. ^ “World Music Awards 2009 Nominations”. Worldmusicawards.com. "IFPI". Truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2009.
  80. ^ “Lady GaGa Is Big Winner at 2010 World Music Award”. Celebrity – mania. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 19 tháng 5 năm 2010.
  81. ^ “Nominees of MTV Europe Music Awards 2009” (PDF) (bằng tiếng Anh). MTV. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 15 tháng 8 năm 2011. Truy cập 21 tháng 4 năm 2011.
  82. ^ Adshead, Adam (6 tháng 11 năm 2009). “Beyonce, Eminem win big at MTV Europe Music Awards”. NME. Truy cập ngày 17 tháng 2 năm 2022.
  83. ^ Swiss Award Lưu trữ 2011-07-07 tại Wayback Machine, Swiss Award for Poker Face.
  84. ^ Japan, Poker Face.
  85. ^ “BMI Pop Awards 2010”. BMI. ngày 19 tháng 5 năm 2010. Truy cập ngày 19 tháng 5 năm 2010.
  86. ^ Gail Mitchell (ngày 18 tháng 5 năm 2010). “Lady Gaga, Jason Derulo, JR Rotem Share BMI Songwriter Award”. Billobard. Truy cập ngày 18 tháng 5 năm 2010.
  87. ^ “Lady Gaga, Robbie Williams and silver moon nominated for ECHO 2010”. EchoPop (bằng tiếng Đức). ngày 26 tháng 1 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 1 năm 2010. Truy cập ngày 3 tháng 2 năm 2010.
  88. ^ “Lady Gaga, Whitney Houston lead 2010 Echo Award nominees”. Singersroom. Truy cập ngày 4 tháng 3 năm 2010.
  89. ^ a b c d e f “Poker Face Tracklisting”. Ultratop.de. Truy cập ngày 2 tháng 3 năm 2009.
  90. ^ “German CD single”. Musicline. Truy cập ngày 13 tháng 9 năm 2009.
  91. ^ “Australian Singles Chart”. Australian-charts.com. ngày 23 tháng 11 năm 2008. Truy cập ngày 2 tháng 3 năm 2009.
  92. ^ “Canadian Hot 100”. Billboard. acharts.us. ngày 13 tháng 12 năm 2008. Truy cập ngày 3 tháng 3 năm 2009.
  93. ^ “RADIO TOP100 Oficiální - Czech Republic”. International Federation of the Phonographic Industry. IFPIcr.cz. ngày 9 tháng 5 năm 2009. Truy cập ngày 30 tháng 12 năm 2009.
  94. ^ Poker Face European Lưu trữ 2012-07-19 tại Archive.today, Poker Face European Charts.
  95. ^ “Poker Face on world charts”. Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2010.
  96. ^ “Single (track) Top 10 lista – 2009. 39. hét”. Mahasz (bằng tiếng Hungary). Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2010.
  97. ^ “Poker Face on world charts”. acharts.us. Truy cập ngày 15 tháng 9 năm 2009.
  98. ^ Romania Top 20 Airplay, Top 20 Airplay[liên kết hỏng].
  99. ^ “Russian Airplay Chart”. TopHit.ru. Truy cập ngày 31 tháng 12 năm 2009.[liên kết hỏng]
  100. ^ “RADIO TOP100 Oficiálna - Lady Gaga - Poker Face”. International Federation of the Phonographic Industry. IFPIcr.cz. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 4 năm 2012. Truy cập ngày 15 tháng 7 năm 2010.
  101. ^ “Lady Gaga – Bad Romance – UK Singles Chart”. The Official Charts Company. ChartStats. ngày 8 tháng 11 năm 2009. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 1 năm 2010. Truy cập ngày 5 tháng 11 năm 2009.
  102. ^ “Lady GaGa Draws A Pair Of No. 1s”. Nielsen Business Media, Inc. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 1 tháng 4 năm 2010.
  103. ^ a b c “allmusic (((Lady Gaga > Charts & Awards > Billboard Singles)))”. Allmusic. Rovi Corporation. Truy cập ngày 5 tháng 4 năm 2010.
  104. ^ "Lady Gaga - Poker Face on world chart"”. acharts. Truy cập ngày 24 tháng 4 năm 2009.
  105. ^ “Chứng nhận”. Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2010.
  106. ^ “Chứng nhận”. Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2010.
  107. ^ “Search Gold Platin for title 'Poker Face'”. International Federation of the Phonographic Industry. IFPI.at. 5 tháng 5 năm 2009. Truy cập ngày 11 tháng 5 năm 2009.
  108. ^ “Gold and Platinum — Singles - 2009”. International Federation of the Phonographic Industry. Ultratop 50. ngày 22 tháng 5 năm 2009. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2009.
  109. ^ “April 2010 Certifications (CRIA)”. Canadian Recording Industry Association. ngày 13 tháng 5 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 4 năm 2012. Truy cập ngày 13 tháng 5 năm 2010.
  110. ^ “Tracklisten Top 40”. Tracklisten. 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 4 năm 2012. Truy cập ngày 25 tháng 11 năm 2009.
  111. ^ “Finnish certification — Tilastot - 2009”. International Federation of the Phonographic Industry. Truy cập ngày 18 tháng 9 năm 2009.
  112. ^ “Certified double Platinum in Germany”. International Federation of the Phonographic Industry. Musikindustrie.de. Truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2009.
  113. ^ “Certificazioni Download FIMI” (PDF). Liên đoàn Công nghiệp âm nhạc Ý. ngày 29 tháng 8 năm 2010. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 23 tháng 9 năm 2010. Truy cập ngày 7 tháng 9 năm 2010.
  114. ^ “レコード協会調べ 11月度有料音楽配信認定 <略称:11月度認定>”. RIAJ (bằng tiếng Nhật). ngày 20 tháng 12 năm 2010. Truy cập ngày 20 tháng 12 năm 2010.
  115. ^ “レコード協会調べ 2月度有料音楽配信認定 <略称:2月度認定>” [Record Association report: February digital music download certifications (Abbreviation: February Certifications)]. RIAJ (bằng tiếng Nhật). ngày 25 tháng 3 năm 2011. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2011.
  116. ^ “Chart #1663: Poker Face 2x Platinum certification”. Recording Industry Association of New Zealand. ngày 6 tháng 2 năm 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 5 năm 2012. Truy cập ngày 7 tháng 4 năm 2009.
  117. ^ “IFPI Norsk platebransje - Trofeer” (bằng tiếng Na Uy). IFPI Norway. 2009. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2010.
  118. ^ “Poker Face Russian certificaion” (bằng tiếng Nga). 2M-Online.ru. ngày 7 tháng 9 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 11 năm 2012. Truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2010.
  119. ^ “Top 50 Canciones” [Top 50 songs of 2010, week 07] (PDF) (bằng tiếng Tây Ban Nha). Productores de Música de España. ngày 24 tháng 2 năm 2010. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 15 tháng 4 năm 2012. Truy cập ngày 5 tháng 3 năm 2010.
  120. ^ “Swedish Singles Chart Vecka 44”. Sverigetopplistan. ngày 30 tháng 10 năm 2009. Truy cập ngày 30 tháng 12 năm 2009.
  121. ^ “The Official Swiss Charts and Music Community – Awards 2010”. International Federation of the Phonographic Industry. Hung Medien. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2009.
  122. ^ “British Phonographic Industry”. British Phonographic Industry. ngày 11 tháng 1 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 10 năm 2017. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2010.
  123. ^ “Searchable Database – RIAA – Lady Gaga”. Recording Industry Association of America. ngày 5 tháng 1 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2010.
  124. ^ “ARIA Charts – End Of Year Charts – Top 100 Singles 2008”. Australian Recording Industry Association. Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2009.
  125. ^ “RIANZ Annual Top 50 Singles Chart 2008”. Recording Industry Association of New Zealand. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 8 năm 2013. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2009. Note: The reader must select 2008 → Singles
  126. ^ “Rock-ul, cenzurat de posturile româneşti de radio” (bằng tiếng Romania). Telegraful. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 2 năm 2010. Truy cập ngày 10 tháng 1 năm 2009.
  127. ^ “ARIA Charts - End Of Year Charts - Top 100 Singles 2009”. Australian Recording Industry Association. Truy cập ngày 9 tháng 1 năm 2010.
  128. ^ “2009 Year End Austrian Singles Chart”. Ö3 Austria Top 40. 2009. Truy cập ngày 16 tháng 7 năm 2010.
  129. ^ “Jaaroverzichten 2009 (Flanders)” (bằng tiếng Hà Lan). Ultratop. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2009.
  130. ^ “Rapports Annuels 2009 (Wallonia)” (bằng tiếng Pháp). Ultratop. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2009.
  131. ^ “Charts Year End: Canadian Hot 100”. Billboard. Nielsen Business Media, Inc. ngày 19 tháng 12 năm 2009. Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2009.
  132. ^ “Danish Year End 2009”. Tracklisten. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 11 năm 2010. Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2010.
  133. ^ “Dutch Top 40 Year End”. MegaCharts. Truy cập ngày 6 tháng 5 năm 2010.
  134. ^ “Charts Year End: European Hot 100 Singles”. Billboard. Nielsen Business Media, Inc. ngày 19 tháng 12 năm 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 7 năm 2012. Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2009.
  135. ^ “Best selling digital singles in 2009 in France” (PDF). Syndicat National de l'Édition Phonographique. tr. 30. Truy cập ngày 27 tháng 1 năm 2010.
  136. ^ “Charts Year End: German Singles Chart”. Viva. Media Control Charts. ngày 29 tháng 12 năm 2009.
  137. ^ “Éves összesített listák - MAHASZ Rádiós TOP 100 (súlyozott)”. Mahasz. Mahasz.
  138. ^ “Best of 2009”. Irish Recorded Music Association. Truy cập ngày 13 tháng 7 năm 2010.
  139. ^ “FIMI - Federazione Industria Musicale Italiana - Ricerche e dati di mercato”. Fimi.it. ngày 19 tháng 1 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 1 năm 2010. Truy cập ngày 18 tháng 12 năm 2010.
  140. ^ “RIANZ”. RIANZ. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 8 năm 2013. Truy cập ngày 31 tháng 5 năm 2011.
  141. ^ “Chart: PROMUSICAE 2009” (PDF). Productores de Música de España. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 3 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2010.
  142. ^ “Årslista Singlar – År 2009”. Swedish Recording Industry Association. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 9 tháng 10 năm 2010.
  143. ^ “2009 Year End Swiss Singles Chart”. Swiss Music Charts. 2009. Truy cập ngày 16 tháng 7 năm 2010.
  144. ^ John, Alan (ngày 30 tháng 1 năm 2010). “Bad Romance is back on top”. Music Week. Truy cập ngày 6 tháng 2 năm 2010. Total sales for 2009 was 882,059
  145. ^ “Charts Year End: The Billboard Hot 100”. Billboard. Nielsen Business Media, Inc. ngày 19 tháng 12 năm 2009. Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2009.
  146. ^ “2010 Year End: Hot Dance Club Play”. Billboard. Nielsen Business Media, Inc. ngày 23 tháng 11 năm 2010. Truy cập ngày 23 tháng 11 năm 2010.
  147. ^ “2010 Year End: European Hot 100 Singles”. Billboard. Nielsen Business Media, Inc. ngày 19 tháng 12 năm 2010. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 7 năm 2012. Truy cập ngày 20 tháng 12 năm 2010.
  148. ^ “FIMI - Federazione Industria Musicale Italiana - Ricerche e dati di mercato”. Fimi.it. ngày 17 tháng 1 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 1 năm 2011. Truy cập ngày 31 tháng 5 năm 2011.
  149. ^ “レコード協会調べ 2009年12月16日~2010年12月14日「着うたフル(R)」 2010年有料音楽配信「年間チャート」(通称:レコ協チャート)” [Record Association Analysis: ngày 16 tháng 12 năm 2009—ngày 14 tháng 12 năm 2010 Full-length Cellphone Download 2010 paid digital sales "Yearly Chart" (Abbreviated: RIAJ Chart)] (PDF). RIAJ. ngày 20 tháng 12 năm 2010. Truy cập ngày 22 tháng 12 năm 2010.
  150. ^ “UK Year-End Charts 2010” (PDF). The Official Charts Company. ChartsPlus. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 6 tháng 10 năm 2011. Truy cập ngày 22 tháng 6 năm 2011.
  151. ^ “Delta Goodrem's talents top the charts”. The Daily Telegraph. ngày 1 tháng 7 năm 2010. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 1 năm 2010. Truy cập ngày 1 tháng 10 năm 2010.
  152. ^ Steffen Hung (ngày 25 tháng 12 năm 2009). “Bestenlisten - 00er-Single”. austriancharts.at. Truy cập ngày 5 tháng 11 năm 2012.
  153. ^ “Die ultimative Chart Show | Hits des neuen Jahrtausends | Download”. RTL.de. Truy cập ngày 31 tháng 5 năm 2011.
  154. ^ “Radio 1 to reveal best-selling singles and albums of Noughties”. BBC. BBC Online. ngày 28 tháng 12 năm 2009. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2010.
  155. ^ “Billboard (Nielsen Business Media, Inc.)”. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2010.
  156. ^ “Delta Goodrem's talents top the charts”. BBC Online. ngày 2 tháng 1 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 9 năm 2012. Truy cập ngày 3 tháng 1 năm 2011.
  157. ^ “Poker Face release date”. Interscope Records. www.interscoperecords.com. Truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2009.
  158. ^ Lady Gaga: Album: Poker Face Released, Release Poker Face Remixes.
  159. ^ “Poker Face UK download”. Amazon.com. www.amazon.com. Truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2009.
  160. ^ “German release of Poker Face”. pop24.de. Truy cập ngày 12 tháng 3 năm 2009.
  161. ^ “Swiss release of Poker Face”. cede.ch. Truy cập ngày 12 tháng 3 năm 2009.
  162. ^ “Italian release of Poker Face”. rds.it. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2009.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

  • Website chính thức của Lady GaGa

Thương mại quốc tế là không thể thiếu đối với nền kinh tế Úc và đặc biệt là cho ngành vận tải và hậu cần. & NBSP; Úc được hưởng những lợi ích của nhiều hiệp định thương mại tự do với các quốc gia khác trong khi nhập khẩu và xuất khẩu một số hàng hóa từ máy móc và khoáng chất đến thịt và nhôm. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ khám phá hàng nhập khẩu và xuất khẩu hàng đầu của Úc, đặc biệt là xem xét một số ngành công nghiệp tạo nên thương mại quốc tế của Úc cũng như ai là đối tác và người chơi quan trọng nhất.

Australia Mười nhập khẩu hàng đầu

Úc là một quốc gia xuất khẩu, tạo ra xuất khẩu hàng năm khoảng 195 tỷ đô la và nhập khẩu khoảng 187 tỷ đô la mỗi năm. Đất nước này đã đạt được số dư thương mại tích cực khoảng 8 tỷ đô la, nhưng chúng tôi cũng phụ thuộc rất nhiều vào hàng nhập khẩu.

100 người chơi poker hàng đầu mọi thời đại năm 2022

Dưới đây, chúng tôi đã đưa ra một danh sách nhập khẩu trong năm 2018 xếp hạng một đến mười dựa trên giá trị đô la. Chúng tôi cũng đã cung cấp số lượng phần trăm để chứng minh bao nhiêu hàng hóa và/hoặc sản phẩm đại diện cho hàng nhập khẩu của Úc.

#1Machery (AUD $ 46,2 tỷ) Machinery (AUD$46.2 billion)

Đại diện cho khoảng 14% nhập khẩu của Úc, máy móc đã hình thành nên nhập khẩu lớn nhất của Úc trong năm 2018. Mức nhập khẩu máy móc luôn cao, cũng đại diện cho hàng nhập khẩu Úc trị giá 47,2 tỷ USD trong năm 2016.

Điều này không có gì đáng ngạc nhiên khi đầu tư vào cơ sở hạ tầng và xây dựng trên khắp nước Úc. Người Úc nhập khẩu mọi thứ, từ máy tính và máy phát điện đến máy bơm ly tâm, về cơ bản là ‘vốn hàng hóa giúp người Úc sản xuất hàng hóa khác.

#2 Nhiên liệu khoáng sản (AUD 43,9 tỷ đô la)

Nhiên liệu khoáng sản chiếm khoảng 13,3% hàng nhập khẩu của Úc, và điều này đã tăng nhanh khoảng 33% từ năm 2017 đến 2018. Nhập khẩu Úc chủ yếu là tất cả các loại dầu của mình và đang trên con đường trở thành 100% phụ thuộc vào nhập khẩu cho dầu mỏ vào năm 2030.

Chỉ có hơn một nửa số dầu mỏ tinh chế nhập khẩu của Úc được nhập khẩu từ các nhà máy lọc dầu ở Singapore, tiếp theo là các nhà máy lọc dầu ở Hàn Quốc và Nhật Bản.

#3 Xe (AUD $ 43,6 tỷ)

Xe chiếm hơn 13% nhập khẩu Úc. Năm 2018, điều này bao gồm việc nhập khẩu ô tô, xe tải, phụ tùng ô tô, máy kéo, xe kéo và nhiều hơn nữa. Một mình ô tô chiếm 24,3 tỷ USD nhập khẩu.

Việc nhập khẩu xe chuyên dụng tăng trưởng đáng kể. Nhập khẩu các phương tiện có mục đích đặc biệt tăng lên tới 97% so với năm 2017, trong khi nhập khẩu xe bọc thép và xe tăng leo thang hơn 16%.

#4 Máy điện và Thiết bị (AUD $ 37,1 tỷ)

Người Úc thích sử dụng thiết bị điện - vì vậy nó đã đóng góp khoảng 11,3% hàng nhập khẩu của Úc trong năm 2018.

Cho đến nay, thiết bị điện số một hình thành phần lớn nhập khẩu của Úc là điện thoại di động, bao gồm cả điện thoại thông minh. Điều này một mình chiếm khoảng 12,3 tỷ đô la hàng nhập khẩu của Úc. Việc nhập khẩu các sản phẩm năng lượng mặt trời cũng tăng đáng kể 62% so với năm 2017, cũng như các bộ và bộ chuyển đổi điện, tăng chỉ hơn 52%.

#5 Thiết bị y tế/kỹ thuật (12 tỷ đô la AUD)

Thiết bị quang học, kỹ thuật và y tế chiếm khoảng 3,7% nhập khẩu của Úc. Điều này bao gồm các hàng hóa như thiết bị điện y như tia X và phân số máu.

#6 Dược phẩm (AUD 11,8 tỷ đô la)

Dược phẩm chiếm khoảng 3,6% nhập khẩu của Úc. Việc nhập khẩu các mặt hàng như thuốc và thiết bị y tế được quy định rất nhiều, và nhiều loại dược phẩm bị Bộ Y tế và Lực lượng Biên giới Úc bị cấm vào biên giới Úc.

Gần đây, việc nhập khẩu cần sa y tế đã trở thành một chủ đề của nhiều cuộc thảo luận. Năm 2019, Bộ Y tế cho phép nhập khẩu khối lượng thuốc cần sa hàng loạt bởi các nhà sản xuất được cấp phép được phê duyệt bởi Hiệp hội Hàng hóa trị liệu (TGA). Ngoài ra còn có một loạt các quy định chi tiết khi người tiêu dùng có thể nhập cần sa mà bạn có thể tìm thấy trên trang web TGA.

#7 Đá quý và kim loại quý (9,5 tỷ đô la AUD)

Đại diện cho khoảng 2,9% nhập khẩu của Úc, đá quý và đá quý ở vị trí thứ 7 trong danh sách. Người Úc yêu thích đồ trang sức của họ và điều này đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong thương mại quốc tế. Chỉ riêng kim cương đã tạo ra khoảng 624 triệu đô la giá trị trong khi đồ trang sức hoàn toàn hình thành khoảng 1,4 tỷ đô la giá trị nhập khẩu.

Đặc biệt lưu ý trong thế kỷ 21 là việc nhập khẩu ‘Diamonds xung đột, là những viên kim cương thường được bán bởi các phong trào nổi loạn ở nước ngoài để tài trợ cho xung đột vũ trang chống lại các chính phủ đã thành lập. Chính phủ Úc tiếp tục đàn áp thương mại bất hợp pháp này trong khi hỗ trợ nhập khẩu kim cương chính hãng.

#8 Bài báo nhựa và nhựa (9,2 tỷ đô la)

Nhựa là một doanh nghiệp quốc tế lớn, và nó chiếm khoảng 2,8% nhập khẩu của Úc trong năm 2018.

Nhập khẩu đồ dùng bằng nhựa và nhà vệ sinh một mình đã tăng 5,7% trong năm 2018 lên khoảng 706 triệu đô la giá trị. Các tấm nhựa, tấm và băng cũng tăng để chiếm khoảng 1 tỷ đô la giá trị nhập khẩu.

#9 Bài viết bằng sắt hoặc thép (7,2 tỷ đô la AUD)

Đứng ở vị trí thứ chín là các sản phẩm sắt thép, chiếm khoảng 2,2 % nhập khẩu Úc trong năm 2018. Đây là một sự gia tăng đáng kể so với năm trước.

Năm 2016, chính phủ liên bang đã đặt thuế nhập khẩu đối với thép Trung Quốc trong nỗ lực hỗ trợ các nhà sản xuất thép địa phương của Úc, theo các khuyến nghị từ Ủy ban Chống bán phá sản.

Tuy nhiên, thuế quan như vậy có thể sớm được tìm thấy bất hợp pháp bởi Tổ chức Thương mại Thế giới, người vào tháng 12 năm 2019 đã phát hiện ra rằng các nhiệm vụ nhập khẩu chống bán phá giá của Úc trên giấy tờ đã vi phạm các quy tắc của WTO. Luật sư thương mại Russell Wisese nhận xét rằng, không thể tưởng tượng được rằng Trung Quốc đã giành chiến thắng sử dụng quyết định có được kết quả từ Úc trên thép và nhôm.

#10 Nội thất, giường ngủ và ánh sáng (6,9 tỷ đô la AUD)

Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, người Úc tiếp tục đầu tư vào đồ đạc trong nhà, giải thích lý do tại sao việc nhập khẩu đồ nội thất, giường và ánh sáng chiếm 2,1% tổng số nhập khẩu. Vì thị trường nhà ở đang dần phục hồi với việc giảm lãi suất, chúng tôi dự đoán lĩnh vực này sẽ tiếp tục tăng.

Úc xuất khẩu hàng đầu của Úc

Như đã đề cập ở trên, Úc là một quốc gia xuất khẩu đạt được tăng trưởng GDP nhiều nhất từ ​​thương mại ở nước ngoài. Trong năm 2018, quốc gia này đã xuất khẩu hàng hóa trị giá khoảng 387,8 tỷ đô la quốc tế, chiếm khoảng 10,5%.

100 người chơi poker hàng đầu mọi thời đại năm 2022

Dưới đây là danh sách mười xuất khẩu hàng đầu của Úc. Như bạn thấy, hàng hóa như than đá và quặng sắt là một số sản phẩm có giá trị nhất mà chúng tôi vận chuyển ra nước ngoài.

#1 & nbsp; nhiên liệu khoáng sản (AUD $ 127,1 tỷ)Mineral fuels (AUD$127.1 billion)

Úc đang chứng kiến ​​sự tăng trưởng ngày càng tăng trong thương mại khí và than dầu quốc tế, với nhiên liệu khoáng sản hình thành 34,6% tổng số xuất khẩu của Úc.

Trong khi Úc sản xuất một lượng dầu đáng kể, chúng tôi xuất khẩu một phần lớn (khoảng 75%) sản xuất thô của chúng tôi phần lớn sang Indonesia và Singapore. Một số người chơi chính trong xuất khẩu nhiên liệu khoáng sản bao gồm dầu mỏ và Santos (dầu khí).

#2 quặng, xỉ và tro (86,3 tỷ đô la AUD)

Úc là một trong những nhà xuất khẩu than, quặng sắt, chì và kim cương lớn nhất thế giới, với quặng hình thành khoảng 23,5% xuất khẩu của Úc. Theo Hội đồng Khoáng sản Úc, Iron Ore là nguồn doanh thu xuất khẩu lớn nhất của đất nước. Trong năm 2017, khoáng sản trị giá khoảng 63 tỷ đô la xuất khẩu.

Xuất khẩu là không thể thiếu trong ngành công nghiệp Úc và đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong thời kỳ bùng nổ khai thác trong những năm 2000 và đầu năm 2010. Một số người cho rằng chúng tôi hiện đang tận hưởng một boom boom 2.0 khai thác. Các công ty lớn nhất liên quan bao gồm BHP Billiton, FortesTHER Metal Group và Orica.

#3 Đá quý và kim loại quý (AUD 23,2 tỷ đô la)

Trong khi người Úc yêu thích đồ trang sức của họ, xuất khẩu đá quý và kim loại quý của chúng tôi vượt xa những người mà chúng tôi nhập khẩu. Trên thực tế, xuất khẩu kim loại quý chiếm khoảng 6,3% tổng xuất khẩu của Úc.

Cảnh quan Úc rất giàu khoáng sản quý giá và ngành công nghiệp đã tận dụng tối đa. Chúng tôi là nhà sản xuất lớn nhất của Opals và Diamonds, và là nhà cung cấp lớn các trang sức như Topaz, Emerald, Ruby, Jade và Sapphire.

#4 Thịt (AUD 14,7 tỷ đô la)

& nbsp; thịt là một ngành công nghiệp khổng lồ ở Úc, trị giá khoảng 10,2 tỷ đô la xuất khẩu. Úc có một lịch sử phong phú về xuất khẩu thịt bò ăn cỏ, nút cừu cũng như gia súc và cừu sống.Meat is a huge industry in Australia, valued at around $10.2 billion in exports. Australia has a rich history of exporting grass-fed beef, lamb button as well as live cattle and sheep.

Theo thịt và gia súc Úc, giá trị xuất khẩu thịt cừu dự kiến ​​sẽ đạt đỉnh vào năm 2019 vì nhu cầu thịt đỏ của Úc tăng lên. Hiệp hội Công nghiệp báo cáo rằng từ tháng 1 đến tháng 11 năm 2019, xuất khẩu Lamb đã tăng 5% so với năm 2018.

#5 Hóa chất vô cơ (AUD 11,9 tỷ đô la)

Ngành công nghiệp hóa chất Úc đã mở rộng đáng kể trong những năm gần đây, hiện chiếm khoảng 3,2% xuất khẩu của Úc.

#6 Ngũ cốc (7,1 tỷ đô la AUD)

Trong khi chúng tôi yêu thích các vòng bix và trái cây WEET của chúng tôi, ngũ cốc là xuất khẩu hàng đầu của Úc chiếm chỉ dưới 2% tổng xuất khẩu. Chỉ riêng lúa mì chiếm khoảng 4,5 tỷ đô la xuất khẩu của Úc.

Ngành công nghiệp ngũ cốc ở Tây Úc đóng một phần quan trọng trong việc này, vì nó là ngành nông nghiệp lớn nhất trong toàn bang. Lúa mì là cây trồng chính, nhưng ngành công nghiệp cũng sản xuất lúa mạch, yến mạch, cải dầu và lupins.

#7 Máy móc (6,9 tỷ đô la AUD)

Chiếm khoảng 1,9% xuất khẩu của Úc, máy móc cũng lọt vào danh sách này. Điều này không chỉ bao gồm các máy tính mà, thật thú vị, các bộ phận máy bay mà chúng tôi chủ yếu xuất khẩu sang Hoa Kỳ. Chỉ riêng các bộ phận máy bay chiếm khoảng 2 tỷ đô la xuất khẩu của Úc.

Bao gồm trong hỗn hợp cũng là các thiết bị hệ thống điện thoại, đại diện cho 1,4 tỷ đô la xuất khẩu của Úc.

& NBSP;#8 nhôm (AUD 5,5 tỷ đô la)#8 Aluminium (AUD$5.5 billion)

Nhôm đại diện cho khoảng 1,5% xuất khẩu của Úc. Năm 2018 là một năm lớn đối với nhôm, được báo cáo là tăng gần 120%.

Cựu Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump bày tỏ lo ngại với thương mại nhôm Úc nhưng Úc đã cố gắng tránh thuế quan của Hoa Kỳ đối với thép và nhôm khi họ được áp dụng vào năm 2019. Tuy nhiên, các quan chức Hoa Kỳ đã muốn được miễn trừ bằng nhôm vì xuất khẩu nhôm nhôm lên bờ biển Mỹ từ Úc đã phát triển nhiều hơn dự kiến ​​ban đầu.

#9 Máy điện và Thiết bị (4,6 tỷ đô la AUD) và

#10 Thiết bị quang học và y tế (AUD 4,6 tỷ đô la)

& NBSP; Tying cho #9 là thiết bị điện, quang học và y tế, cả hai đều chiếm 1,3% xuất khẩu của Úc.Tying for #9 is electrical, optical and medical equipment which both account for 1.3% of Australian exports.

Các đối tác giao dịch hàng đầu của Úc về nhập khẩu và xuất khẩu

Úc là một người chơi quan trọng trong thương mại hàng hóa và dịch vụ quốc tế vì chúng tôi đã giao dịch với hàng chục quốc gia nước ngoài trong suốt nhiều thế kỷ.

Dưới đây, bạn sẽ thấy một danh sách năm quốc gia giao dịch quan trọng nhất của chúng tôi, được tính toán bởi những quốc gia đã nhập các lô hàng nhất của Úc theo giá trị đô la trong năm 2018.

#1 Trung Quốc

100 người chơi poker hàng đầu mọi thời đại năm 2022

Không có gì đáng ngạc nhiên ở vị trí số một là Trung Quốc, người đã liên tục và cho đến nay là đối tác thương mại quan trọng nhất của chúng tôi trong nhiều năm. Nhập khẩu hàng hóa Aussie trị giá gần 107 tỷ đô la trong năm 2018, họ chiếm gần 30% tổng xuất khẩu của chúng tôi.

Kể từ khi Trung Quốc bị lôi kéo vào một cuộc chiến thương mại với Hoa Kỳ, người hàng xóm châu Á của chúng ta có thể sẽ trở nên phụ thuộc kinh tế hơn vào Úc, đặc biệt là xuất khẩu năng lượng và khoáng sản. Mối quan hệ kinh tế Úc-Trung Quốc chỉ trở nên mạnh mẽ hơn sau khi hai nước ký hợp đồng thương mại tự do Trung Quốc-Úc (CHAFTA) có hiệu lực vào tháng 12 năm 2015. Úc đã cung cấp cho Trung Quốc gần một nửa khí đốt tự nhiên (LNG) vào năm 2018- 2019, hơn bất kỳ quốc gia nào khác. Các công ty Sinopec, Petrochina và CNOOC đã mua hơn 35% xuất khẩu LNG từ Úc.

Nhu cầu về quặng sắt từ Trung Quốc cũng đã leo thang đáng kể, với việc Úc cung cấp gần 74% quặng sắt của đất nước trong năm 2018-2019 (một con số đã tăng gấp đôi trong một thập kỷ). Trung Quốc tiếp tục dựa vào than và uranium của Úc vì ánh sáng và nền kinh tế của chính nó, chủ yếu là sản xuất.

Đồng thời, nền kinh tế Úc chủ yếu dựa vào Trung Quốc. Một báo cáo từ PriceWaterCoopers được phát hành vào tháng 8 năm 2019 có tên Trung Quốc Matters nói rằng nếu mối quan hệ kinh tế của Trung Quốc với Úc lội, thì nó có thể khiến Úc phải tiêu tốn nửa triệu việc làm và khoảng 140 tỷ đô la.

#2 Nhật Bản

100 người chơi poker hàng đầu mọi thời đại năm 2022

Đến ở vị trí thứ hai là Nhật Bản, nhập khẩu xuất khẩu Úc trị giá khoảng 37,8 tỷ đô la trong năm 2018 (khoảng 10,3% xuất khẩu của Úc). Nhật Bản rất quan trọng đối với lợi ích kinh tế và chiến lược của Úc và là đối tác thương mại lớn kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai với việc phê chuẩn Thỏa thuận bắt đầu năm 1957.

Nhật Bản dựa vào Úc vì khoáng sản, thực phẩm và năng lượng, trong khi đây cũng là một trong những nguồn đầu tư quan trọng nhất cho nền kinh tế Úc. Trong năm 2017, chúng tôi đã xuất khẩu gần 14,9% tất cả hàng hóa của chúng tôi sang Nhật Bản và phần lớn được gửi qua than, LNG, quặng sắt, thịt bò và quặng đồng. Đồng thời, Úc chủ yếu dựa vào Nhật Bản cho các hàng hóa như xe chở khách, vàng và dầu mỏ tinh chế.

Mối quan hệ kinh tế Úc-Nhật Bản ngày càng gần gũi hơn với việc ký kết Thỏa thuận hợp tác kinh tế Nhật Bản-Úc (JAEPA), có hiệu lực vào ngày 15 tháng 1 năm 2015. Điều này cho phép các nhà xuất khẩu Úc tiếp cận thị phần lớn hơn của thị trường Nhật Bản và mở ra các cơ hội tiếp theo cho thương mại và đầu tư vào tương lai.

#3 Hàn Quốc

100 người chơi poker hàng đầu mọi thời đại năm 2022

Các nền kinh tế của Úc và Hàn Quốc phụ thuộc gần nhau, với Hàn Quốc nhập khẩu gần 19,6 tỷ đô la hàng hóa từ Úc (khoảng 5,4% xuất khẩu). Úc cung cấp cho Hàn Quốc một lượng lớn thực phẩm, nguyên liệu thô và hàng hóa sản xuất. Hàn Quốc đồng thời cung cấp cho Úc xe hơi, máy tính và máy móc khác.

Từ năm 2016 đến 2018, giá trị thương mại giữa hai nước đã tăng phần lớn do Úc INPEX Ichthys và Prelude LNG, phần lớn dựa vào việc nhập khẩu các nền tảng nổi LNG từ Hàn Quốc. Thương mại và đầu tư cũng đã được thúc đẩy bởi Hiệp định thương mại tự do Hàn Quốc-Úc (KAFTA), một hiệp định thương mại tự do toàn diện đã cho phép loại bỏ thuế quan và tiếp cận nhiều hơn vào thị trường Hàn Quốc cho doanh nghiệp Úc.

#4 Ấn Độ

100 người chơi poker hàng đầu mọi thời đại năm 2022

Ấn Độ là nền kinh tế lớn thứ sáu thế giới và đối tác thương mại lớn thứ tư của chúng tôi, nhập khẩu hàng hóa Úc trị giá hơn 14,5 tỷ đô la. Thương mại hai chiều cũng vượt quá 30 tỷ đô la trong năm 2018. Gần đây, Ấn Độ tập trung chủ yếu là một khoản đầu tư vào cơ sở hạ tầng với việc xây dựng các đường cao tốc, thành phố, đường sắt, sân bay và các dự án nước mới. Do đó, nó tiếp tục dựa vào các dịch vụ nông nghiệp, giáo dục, du lịch, năng lượng và tài chính của Úc.

Trong khi Úc không có thỏa thuận thương mại tự do với Ấn Độ (các quốc gia đã tạm gác các cuộc đàm phán cho Hiệp định hợp tác kinh tế toàn diện Úc-Ấn Độ), Úc gần đây đã thực hiện chiến lược kinh tế Ấn Độ của mình lên năm 2035, trong đó công nhận tầm quan trọng của nền kinh tế Úc đối với sự tăng trưởng của Ấn Độ.

Chiến lược này khuyến nghị các khóa học hành động quan trọng như tăng cường dịch vụ không khí trực tiếp giữa hai nước, thành lập một tập đoàn trường đại học Úc bao gồm các viện công nghệ được đề xuất của Ấn Độ và thành lập Hội đồng cơ sở hạ tầng Úc-Ấn Độ.

#5 Hoa Kỳ

100 người chơi poker hàng đầu mọi thời đại năm 2022

Hoa Kỳ cũng không thể thiếu đối với tăng trưởng kinh tế của Úc, với việc Hoa Kỳ nhập khẩu nhập khẩu Aussie trị giá gần 13,2 tỷ đô la trong năm 2018 (chiếm khoảng 3,6% xuất khẩu của Úc). Hoa Kỳ là nhà đầu tư quan trọng nhất của Úc, chiếm khoảng 27% đầu tư nước ngoài của Úc vào tháng 12 năm 2018.

Mối quan hệ kinh tế của chúng tôi được thành lập trên Hiệp định thương mại tự do của các quốc gia Úc (AUSFTA). Kể từ khi thỏa thuận này có hiệu lực vào tháng 1 năm 2005, xuất khẩu hàng hóa Mỹ vào Úc tăng hơn 91%. Chúng tôi là nhà xuất khẩu thịt bò lớn nhất cho Hoa Kỳ, trong khi chúng tôi cũng xuất khẩu các sản phẩm như máy bay và các sản phẩm dược phẩm. Thương mại Mỹ với Úc củng cố khoảng 300.000 việc làm ở Hoa Kỳ

Tương lai thương mại quốc tế

Danh sách trên ghi lại một ảnh chụp nhanh về nhập khẩu và xuất khẩu hàng đầu của Úc trong môi trường giao dịch quốc tế hiện tại. Năm 2020 sẽ là một năm lớn khi Úc tìm kiếm cơ hội tiếp theo trong các thị trường châu Á đang ngày càng trở nên phụ thuộc vào khoáng sản và năng lượng của Úc.

Chúng tôi tại ICE Cargo có thể giúp bạn tận dụng các hiệp định thương mại tự do mà Úc phải cung cấp và nhiều cơ hội khác tại các thị trường nước ngoài.

Yêu cầu báo giá miễn phí & nbsp; hoặc gọi cho chúng tôi trên & nbsp; 1300 227 461 or call us on 1300 227 461

10 lần xuất khẩu hàng đầu của Úc là gì?

Danh sách có thể tìm kiếm các sản phẩm xuất khẩu có giá trị nhất của Úc.

5 xuất khẩu hàng đầu là gì?

5 sản phẩm xuất khẩu lớn nhất của Mỹ theo giá trị vào năm 2021 là dầu dầu mỏ tinh chế, dầu thô, khí xăng dầu, xe hơi và mạch tích hợp điện tử.refined petroleum oils, crude oil, petroleum gases, cars and electronic integrated circuits.

5 lần nhập khẩu hàng đầu của Úc là gì?

10 nhập khẩu hàng đầu của Úc..
Quang quang, kỹ thuật, thiết bị y tế: 9,3 tỷ USD (3,7%).
Đá quý, kim loại quý: 7,7 tỷ USD (3,1%).
Nhựa, vật phẩm nhựa: 7,3 tỷ USD (2,9%).
Bài viết về sắt hoặc thép: 5,6 tỷ USD (2,3%).
Nội thất, giường ngủ, ánh sáng, biển báo, các tòa nhà đúc sẵn: 5,6 tỷ USD (2,2%).