Đau bụng trên bên phải là bệnh gì năm 2024

Đau bụng bên phải thường liên quan đến các bệnh về gan mật và về hệ tiêu hóa. Nhưng nhiều người mắc phải lại chủ quan khi gặp tình trạng này. Cùng Hoàn Mỹ tìm hiểu về nguyên nhân đau nhói bụng bên phải trong bài viết sau đây để có thêm thông tin cũng như cách xử lý khi gặp phải nhé.

\>>> Bài viết cùng chủ đề: Trào ngược dạ dày: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Có nhiều nguyên nhân gây đau bụng bên phải và xuất hiện ở các vị trí sau đây:

  • Vùng trên rốn: Bao gồm dạ dày, đại tràng, tụy và thùy gan trái.
  • Vùng quanh rốn: Là vị trí của ruột non.
  • Vùng dưới rốn: Bao gồm bàng quang (ở nam giới) và tử cung (ở nữ giới).
  • Vùng dưới sườn phải: Bao gồm các cơ quan như tá tràng, gan, túi mật và thận phải.
  • Vùng mạn sườn phải: Bao gồm đại tràng trên và niệu quản phải.
  • Hố chậu trái: Bao gồm đại tràng xích ma (ruột già), vòi trứng và buồng trứng (ở nữ giới).

Vùng bụng bên phải là vị trí của các cơ quan quan trọng trong cơ thể. Vì vậy, khi có triệu chứng đau bụng ở vùng này, đây có thể là biểu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm. Đặc biệt ở phụ nữ, đau bụng dưới bên phải còn có thể là dấu hiệu của thai ngoài tử cung, một tình trạng cần được điều trị ngay lập tức.

Đau bụng trên bên phải là bệnh gì năm 2024
Đau bụng dưới bên phải cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm (Nguồn: Internet)

\>>> Xem thêm:

  • Đau bụng dưới rốn ở phụ nữ và nam giới cảnh báo bệnh gì?
  • Nguyên nhân bị đau bụng trái ở nữ và nam và chẩn đoán bệnh

Đau bụng bên phải là bệnh gì?

Nếu bạn thường xuyên trải qua cơn đau quặn ở vùng bụng bên phải, đây có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nghiêm trọng sau đây và bạn nên đi khám ngay:

Viêm ruột thừa

Viêm ruột thừa thường đi kèm với các triệu chứng đau vùng bụng bên phải hoặc quanh rốn. Ban đầu, cơn đau có thể xuất phát từ vùng rốn hoặc vùng thượng vị và sau đó di chuyển xuống bụng dưới bên phải trong khoảng thời gian từ 6 – 12 giờ. Một số triệu chứng nghiêm trọng đi kèm với dấu hiệu đau viêm ruột thừa như:

  • Chán ăn.
  • Buồn nôn, nôn mửa.
  • Tiêu chảy.
  • Sốt cao trên 39 độ C.
  • Cơn đau tăng lên khi sờ nắn vùng bụng dưới bên phải.

Viêm túi mật do sỏi túi mật

Cơn đau ở vùng bụng bên phải cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo về bệnh sỏi túi mật. Triệu chứng cụ thể của của nó là:

  • Đau ở vùng bụng bên phải dữ dội, đột ngột và có thể lan dần lên vai phải hoặc sau lưng.
  • Chán ăn.
  • Buồn nôn.
  • Sốt cao.

Nếu nghi ngờ rằng đau bụng có thể do sỏi túi mật hoặc viêm túi mật, bạn cần đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám kịp thời.

  • Sỏi túi mật: Trong trường hợp này, người bệnh cần nhập viện để tiến hành kiểm tra và chẩn đoán chính xác. Nếu sỏi gây tắc nghẽn hoặc viêm nhiễm thì cần thực hiện phẫu thuật cắt túi mật.
  • Viêm túi mật: Khi nguyên nhân là viêm túi mật, ban đầu sẽ được điều trị bằng kháng sinh và dịch truyền. Sau đó, sẽ thực hiện phẫu thuật để cắt bỏ túi mật.

\>>> Có thể bạn quan tâm: Polyp túi mật là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Đau bụng trên bên phải là bệnh gì năm 2024
Viêm túi mật do sỏi túi mật có thể là nguyên nhân đau vùng bụng bên phải (Nguồn: Internet)

Viêm gan cấp

Đau bụng bên phải có thể là một trong những triệu chứng của bệnh viêm gan. Viêm gan cấp là tình trạng tế bào gan bị tổn thương và viêm nhiễm. Tình trạng này có thể xuất hiện ngầm và không có biểu hiện rõ ra bên ngoài. Các triệu chứng chỉ xuất hiện khi bệnh đã nặng như:

  • Buồn nôn hoặc nôn.
  • Chán ăn.
  • Mệt mỏi.
  • Nước tiểu có màu vàng sẫm.
  • Vàng da.

\>>> Xem thêm:

  • Gan nằm ở vị trí nào trong cơ thể? Cấu tạo và chức năng gan
  • Các phương pháp giải độc gan, thanh lọc cơ thể phổ biến hiện nay
  • Đau bụng trên rốn: Nguyên nhân và cách điều trị

Sỏi thận

Sỏi thận có thể gây ra cơn đau vùng bụng bên phải, sau đó có thể lan ra sau lưng hoặc xuống vùng bụng dưới và cơ quan sinh dục. Cơn đau này thường kéo dài từ 20 – 60 phút và có thể thuyên giảm rồi tái phát. Các triệu chứng xuất hiện đi kèm như:

  • Buồn nôn hoặc nôn.
  • Đau rát khi đi tiểu.
  • Tiểu ra máu, nước tiểu màu đục.
  • Bí tiểu, khó tiểu.
  • Sốt cao.

Thai ngoài tử cung

Nếu bạn gặp hiện tượng chậm kinh và đau ở vùng bụng dưới. Đặc biệt là cảm giác đau xuất hiện cùng các triệu chứng như chóng mặt, buồn nôn, đau vùng chậu và xuất huyết âm đạo bất thường. Đây có thể là dấu hiệu của bệnh thai ngoài tử cung.

Thai ngoài tử cung là một tình trạng nguy hiểm, trong đó thai phôi phát triển ngoài tử cung thay vì bên trong tử cung. Tình trạng này đòi hỏi can thiệp y tế ngay lập tức để ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng. Nếu thai ngoài tử cung bị vỡ, người bệnh có thể gặp một số triệu chứng nghiêm trọng như:

  • Chóng mặt.
  • Toát mồ hôi lạnh.
  • Da tái nhợt.
  • Ngất xỉu.
  • Đau bụng dưới dữ dội.

Viêm vùng chậu

Viêm vùng chậu là một căn bệnh nhiễm trùng ở cơ quan sinh sản của phụ nữ, thường là kết quả của các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Đây cũng có thể là nguyên nhân làm đau bụng bên phải và đi kèm một số triệu chứng như:

  • Tiết dịch âm đạo với mùi hôi bất thường.
  • Sốt.
  • Buồn nôn.
  • Rát khi đi tiểu.

Nhiễm trùng tiêu hóa

Nhiễm trùng tiêu hóa là một tình trạng khá phổ biến, thường xuất hiện với các triệu chứng như tiêu chảy, phân nhầy có máu, sốt, nôn ói và kén ăn. Triệu chứng này xuất hiện do các vi sinh vật như vi khuẩn, nấm men hoặc ký sinh trùng tấn công đường tiêu hóa. Trong những trường hợp nhiễm trùng nặng, đặc biệt khi có tiêu chảy và Sốt cao, việc điều trị y tế là điều rất cần thiết.

\>>> Xem thêm: Men tiêu hóa là gì? Cách phân biệt men tiêu hóa & men vi sinh

Đau bụng trên bên phải là bệnh gì năm 2024
Đau bụng vùng dưới bên phải có thể là bệnh nhiễm trùng tiêu hóa (Nguồn: Internet)

Hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích (IBS) là một loại rối loạn tiêu hóa mãn tính, thường gây ra các triệu chứng đau bụng dưới âm ỉ, đầy hơi và có thể đi kèm với tiêu chảy hoặc táo bón. IBS là một tình trạng tự miễn dịch, và nguyên nhân cụ thể chưa được hiểu rõ. Tuy nhiên, nó thường bị kích thích do thay đổi chế độ ăn uống và căng thẳng kéo dài.

Các triệu chứng có thể xuất hiện như:

  • Tiêu chảy.
  • Táo bón.
  • Đầy hơi.

Đau bụng kinh

Đau bụng kinh bên dưới có thể xuất hiện ở phụ nữ trong thời kỳ rụng trứng, thường xuất hiện ở một bên và có thể kéo dài trong vài ngày. Quá trình rụng trứng diễn ra luân phiên giữa hai buồng trứng, do đó cảm giác đau sẽ xuất hiện ở bên tương ứng với buồng trứng đang rụng. Tình trạng này thường không nghiêm trọng và là một phần của chu kỳ kinh nguyệt tự nhiên.

Nếu cảm giác đau gây khó chịu hoặc ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, người bệnh có thể áp dụng các biện pháp như chườm ấm, uống trà thảo dược, hay nghỉ ngơi để giúp giảm đau và cải thiện tình trạng khó chịu. Tuy nhiên, nếu cơn đau kéo dài hoặc trở nên nghiêm trọng, bạn nên thăm khám bác sĩ để đảm bảo sức khỏe của mình.

\>>> Đọc thêm: 4 Cách tính ngày rụng trứng theo chu kỳ kinh nguyệt chính xác nhất

Cách xử lý khi đau vùng bụng bên phải

Việc điều trị bệnh đau bụng cần phụ thuộc vào từng nguyên nhân cụ thể. Dưới đây là một số cách xử lý khi đau vùng bụng bên phải:

  • Nếu bị nhiễm trùng: Đau vùng bụng bên phải do nhiễm trùng thường cần sử dụng kháng sinh để điều trị. Loại kháng sinh sẽ phụ thuộc vào loại vi khuẩn hoặc vi sinh vật gây ra nhiễm trùng, điều này cần được xác định và chỉ định bởi bác sĩ.
  • Nếu đau bụng dưới bên phải do viêm ruột thừa, viêm bàng quang: Trong những trường hợp này, bạn cần thực hiện phẫu thuật để điều trị. Quá trình phẫu thuật cần được thực hiện sớm để tránh biến chứng nghiêm trọng.
  • Nếu đau bụng xuất hiện theo từng đợt: Người bệnh cần thực hiện các xét nghiệm như nội soi để tìm ra nguyên nhân và có phương pháp điều trị thích hợp.

Việc tự ý mua thuốc và tự điều trị khi có triệu chứng đau bụng bên phải không chỉ gây nguy hiểm đến sức khỏe. Bên cạnh đó, nó còn làm cho quá trình chẩn đoán cũng như điều trị trở nên phức tạp hơn. Vì vậy, cách tốt nhất là hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị đúng cách nhé.

Đau bụng trên bên phải là bệnh gì năm 2024
Cách xử lý khi bị đau bụng dưới bên phải (Nguồn: Internet)

Khi nào cần thăm khám bác sĩ?

Người bệnh cần đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời nếu cơn đau bụng bên phải xuất hiện đột ngột và đi kèm các triệu chứng như:

  • Đau ngực.
  • Khó thở.
  • Chóng mặt.
  • Ngất.
  • Sốt.
  • Toát mồ hôi.
  • Da tái nhợt.
  • Tụt huyết áp.
  • Nôn ra máu.
  • Tiêu phân máu.
  • Tiêu chảy.
  • Buồn nôn hoặc nôn.
  • Vàng mắt.
  • Đau bụng dữ dội khi sờ nắn.
  • Xuất huyết âm đạo bất thường.
  • Tiểu buốt, tiểu đục hay tiểu ra máu.

\>>> Tìm hiểu thêm: Bị tiêu chảy nên ăn gì? Cách cầm tiêu chảy nhanh nhất

Đau bụng bên phải có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau và không ít trong số đó có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nguy hiểm. Quá trình khám và chẩn đoán từ bác sĩ là cực kỳ quan trọng để xác định cụ thể nguyên nhân gây đau và điều trị kịp thời. Hy vọng, bài viết trên Hoàn Mỹ đã giúp bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích về các bệnh lý và cách xử lý khi bị đau. Từ đó chủ động theo dõi sức khỏe và hạn chế tối đa các biến chứng nguy hiểm. Theo dõi tin tức y tế của Hoàn Mỹ để không bỏ lỡ những thông tin hữu ích khác nhé. Liên hệ ngay qua số HOTLINE hoặc đặt hẹn trực tiếp TẠI ĐÂY để được tư vấn miễn phí tại Hệ thống Bệnh viện Hoàn Mỹ trên toàn quốc.

*Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, vui lòng không tự áp dụng nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.

Đau bụng bên phải ngang rốn là bệnh gì?

Đau bụng bên phải ngang rốn cũng có thể là biểu hiện của các bệnh lý về gan như viêm gan virus, xơ gan, gan nhiễm mỡ. Các lựa chọn điều trị tùy thuộc vào loại và mức độ nghiêm trọng của bệnh và có thể bao gồm thuốc, thay đổi lối sống và phẫu thuật.

Đau bụng bên phải là triệu chứng của bệnh gì?

Trong đó, đau bụng bên phải là vị trí liên quan đến một số hệ cơ quan như gan, túi mật, ruột già, ruột thừa... Vì vậy cần phải xác định chính xác vị trí có phải là bị đau bụng bên phải không, hay ở những vị trí khác, từ đó mới khoanh vùng nguy cơ gây bệnh phù hợp.

Đau bụng quanh rốn bên trái là bệnh gì?

Đau bụng bên trái trên rốn với tính chất đặc biệt như đột ngột, kéo dài, tiến triển nặng không rõ nguyên nhân có thể là dấu hiệu của bệnh tật. Thường xảy ra nhất là các bệnh tật trong ổ bụng như bệnh về dạ dày, lách, thận, tim, phổi, rối loạn ruột,...

Làm thế nào để biết mình bị đau ruột thừa?

11 Biểu hiện đau ruột thừa dễ nhận biết.

Đau bụng quanh rốn. ... .

Đau bụng kèm thở sâu, ho, hắt hơi. ... .

Tiêu chảy. ... .

Táo bón. ... .

Ăn không ngon. ... .

Buồn nôn. ... .

Sốt. ... .

Sưng phồng ở vùng bụng..