Ăn gì tốt cho lá lách

Thói quen ăn uống có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. Có những món ăn sai cách có thể gây hại nhưng cũng không ít loại thực phẩm giúp ngăn ngừa, đẩy lùi bệnh tật.

Dạ dày và lá lách là hai cơ quan nội tạng quan trọng gắn liền mật thiết với nhau, thường được gọi gộp là tỳ vị. Y học cổ truyền Trung Quốc cho rằng tỳ vị suy yếu là nguồn gốc của mọi bệnh tật, vì nó dẫn đến các vấn đề ăn uống, tiêu hóa, suy giảm sức khỏe thể chất, giảm khả năng miễn dịch, tạo cơ hội cho bệnh tật tấn công.

Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, những người bị thiếu lá lách, suy nhược dạ dày hoặc muốn bồi bổ để tránh bệnh tật thì không thể bỏ qua 4 loại thực phẩm sau đây:

1. Thịt bò

Thịt bò được coi là “thần dược” khi bồi bổ lá lách. Loại thịt này giàu protein, lại dễ hấp thu, đa dạng cách chế biến nên rất phù hợp để bồi bổ, tăng cường sức đề kháng cho toàn bộ cơ thể.

Đặc biệt, bản thân thịt bò còn có chức năng bổ khí, dưỡng huyết, bồi bổ chức năng tỳ vị, thích hợp cho người cơ thể suy nhược, tỳ vị suy giảm chức năng, cần điều hòa cơ thể.

Ăn gì tốt cho lá lách

Nhưng khi chế biến cần lưu ý dùng ít hương liệu, gia vị, không nên nấu với nhiều dầu mỡ và nên ăn chín hoàn toàn. Cũng không nên ăn quá nhiều để tránh tạo ra gánh nặng cho các cơ quan nội tạng khác.

2. Hạt dẻ

Trong y học hiện đại, hạt dẻ chứa rất nhiều vitamin và nhiều loại khoáng chất, vi chất như: magie, đồng, kẽm, canxi, sắt, phốt pho, mangan, selen… không chỉ tốt cho tim mạch, tuần hoàn máu mà còn giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và ổn định chức năng thần kinh. Trong hạt dẻ còn chứa hàm lượng chất xơ cao giúp giảm nguy cơ táo bón và các biến chứng đường ruột như viêm niêm mạc ruột, rất tốt cho dạ dày.

Còn đối với y học cổ truyền, hạt dẻ được coi là 1 vị thuốc, có vị ngọt, tính ôn, có tác dụng bổ tỳ kiện vị, bổ thận cứng gân. Còn có thể trị bệnh đau lưng mỏi gối, đi tiểu nhiều do thận hư gây ra.

Ăn gì tốt cho lá lách

Ngoài hạt dẻ nướng, luộc, sấy hay hấp, bạn có thể tham khảo các món canh nấu cùng hạt dẻ để đổi vị và giúp dạ dày hấp thụ dễ hơn.

3. Hạt kê

Kê trong y học còn gọi là tiểu mễ hay các tên khác như bạch lương túc, túc cốc, ngạch túc, cốc tử... Nó thuộc họ lúa (Poaceae), Đông y hay dùng vì có tác dụng bổ trung ích khí, bồi bổ lá lách, giảm bốc hỏa dạ dày, giải độc, giải khát, lợi tiểu tiện.

Ăn gì tốt cho lá lách

Khi nhắc đến bồi bổ tỳ vị, chắc chắn không ít người nghĩ ngay đến món cháo hạt kê. Nhưng để bớt nhàm chán và tăng dinh dưỡng, bạn cũng có thể nấu cháo kê chung với nhiều nguyên liệu khác như thịt gà, đỗ xanh, hà thủ ô hay nấu xôi hạt kê, chè hạt kê… để đổi vị.

Ngoài ra, chất Choline trong kê còn có đặc tính ngăn ngừa cả bệnh cứng động mạch. Hay bộ ba chất lecithin, choline, axit glutamic còn giúp bồi bổ hệ thần kinh, tăng cường trí não.

4. Khoai lang

Đây không chỉ là loại thực phẩm ngon miệng mà còn là vị thuốc hữu hiệu trong phòng và chữa bệnh đã được dùng từ lâu trong dân gian, có nơi gọi nó là “Sâm Nam”.

Ăn gì tốt cho lá lách

Khoai lang giàu tinh bột và dinh dưỡng và vi chất như protein, glucid, maltose, mannose, galactose, pentose, các pectin, sterol, acid nicotinic, canxi, mangan, sắt… Không chỉ giúp điều hòa và bổ máu, tốt cho dạ dày, đường tiêu hóa, nó còn giúp bổ tỳ vị, tăng cường hệ thống miễn dịch, giúp ngủ ngon.

Ngoài ra, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng khoai lang còn có chất chống oxy hóa nên có thể ngăn ngừa ung thư và ngăn chặn xơ cứng mạch máu, vì vậy hãy ăn thường xuyên.

Theo Pháp luật & Bạn đọc

Xem link gốc Ẩn link gốc https://phapluat.suckhoedoisong.vn/4-loai-thuc-pham-cuc-tot-cho-la-lach-va-da-day-muon-khoe-manh-hay-an-thuong-xuyen-hon-162211709144201558.htm

Lá lách bị rối loạn chức năng do nhiều nguyên nhân. Đặc biệt phải kể đến, chế độ ăn uống và lối sống không lành mạnh. Hai yếu tố này trực tiếp gây hại cho lá lách và làm nó tổn thương trầm trọng thêm. Theo đó, sức khỏe của bạn cũng tuột dốc theo. Vậy nên Medplus gửi bạn bài viết hãy làm lá lách sạch sẽ ĐỂ CHO MÙA XUÂN TRỞ LẠI.

Ăn gì tốt cho lá lách
Hãy làm sạch lá lách của bạn để khoan khoái tận hưởng cuộc sống

Ý kiến của chuyên gia

“Phần lớn các chứng rối loạn tiêu hóa như chán ăn, khó tiêu, tiêu chảy và táo bón là do lá lách yếu”, giáo sư Bian Zhaoxiang, chuyên gia y học Trung Quốc và giám đốc khoa lâm sàng của Đại học Y khoa Trung Quốc Baptist nói.

Ông coi lá lách là cơ quan tiêu hóa chính. Nó chịu trách nhiệm biến đổi và vận chuyển dưỡng chất từ thực phẩm vào chi và máu. Nó là một cơ quan mang khí âm (lạnh). Chúng ưa thức ăn và đồ uống bị mang khí dương (nóng). Qua đó, ông cho thấy mối liên hệ giữa lời khuyên hãy làm lá lách sạch sẽ với việc xây dựng chế độ ăn uống khoa học, theo nhu cầu. Vì việc tiêu hóa tốt dẫn đến việc đào thải tốt. Khi bạn ăn các thực phẩm dễ tiêu, tốt cho lá lách tự dưng lá lách của bạn sẽ khỏe mạnh.

Thực phẩm tốt cho lá lách

Bạn hãy nghĩ về lá lách như một cơ quan cần sưởi ấm. Đồ ăn thức uống lạnh, dưa chuột, mướp đắng, rau diếp, bưởi và tiết trời lạnh của mùa đông làm cạn kiệt “lửa” của lá lách. Thực phẩm “ẩm” (nhiều nước) như các chế phẩm của sữa, đường tinh luyện và đồ ngọt cũng có thể làm bạn đầy bụng.

Nói chung, bạn phải ăn chín uống sôi để hưởng ứng chiến dịch: hãy làm lá lách sạch sẽ. Và bạn nên ăn một số thực phẩm sau:

  • vừng,
  • bí ngô,
  • hạt hướng dương,
  • các loại đậu,
  • rau luộc,
  • thịt nạc,
  • quả sung,
  • dừa,
  • nho,
  • anh đào,
  • chà là,
  • khoai tây,
  • khoai lang,
  • gạo nâu,
  • yến mạch,
  • gạo,
  • gừng,
  • hành lá,
  • trà phổ nhĩ.

Các loại thảo mộc khác cũng được khuyến nghị dùng trong điều trị rối loạn chức năng lá lách và tiêu hóa. Giáo sư Bian khuyên dùng rễ đẳng sâm và rễ hoàng kì cho người thiếu dưỡng chất, suy nhược cơ thể; gừng khô và rễ chi ô đầu cho người bị thiếu dương khí. Bian còn nói, “thuốc làm từ hạt cây gai dầu (HSP) đã được sử dụng để điều trị táo bón.”

Thử nghiệm thuốc

Bian trích dẫn một nghiên cứu 4 năm rưỡi của Đại học Baptist, được đăng trên Tạp chí Gastroenterology của Mỹ, cho thấy HSP liều cao có hiệu quả hơn so với liều thấp hoặc trung bình trong việc làm giảm táo bón ở 96 bệnh nhân.

Trong một thử nghiệm giả dược tiếp theo – các bệnh nhân được chia thành các nhóm điều trị tâm sinh lí (giả dược) và HSP. Cuộc thử nghiệm này diễn ra để củng cố dược tính của HSP. Kết quả cho thấy hiệu quả của HSP cao hơn so với những người dùng giả dược. Viên thuốc là hỗn hợp của:

  • hạt cây gai dầu,
  • đại hoàng,
  • hạt mơ,
  • rễ hoa mẫu đơn trắng,
  • vỏ cây mộc lan,
  • cam thảo chưa trưởng thành.

Điểm mấu chốt