Sự hy sinh thầm lặng là gì năm 2024

– Âm thầm chịu đựng, sẻ chia những vui buồn để bù đắp cho những mất mát của người lính trở về từ chiến trường, cuộc đời những người vợ của thương binh nặng là một bức tranh đẹp về tình nghĩa, đức hy sinh.

  1. Một trong những người vợ ấy là chị Lê Thị Tầm sinh năm 1961, vợ của anh Nguyễn Văn Lục, thương binh hạng ¼, đang điều trị tại Trung tâm điều dưỡng thương binh Duy Tiên, Hà Nam.

Chị Tầm cho biết, năm 1986 chị gặp anh tại Trung tâm điều dưỡng thương binh Duy Tiên, Hà Nam, cách nhà chị khoảng 2km. Ban đầu chỉ gặp gỡ, qua lại bình thường, nhưng dần dần chị thấy thương, cảm mến anh hơn, thế nên chị đã đem quyết tâm cưới bằng được người thương binh hạng ¼, với tỷ lệ thương tật trên 80%.

Anh Nguyễn Văn Lục là chiến sĩ đặc công tại chiến trường Campuchia, cả ba lần bị thương đều nặng, do vậy, mọi sinh hoạt hàng ngày của anh đều do bàn tay chị lo toan, chăm sóc.

Làm vợ một thương binh hạng nặng không hề đơn giản, những lúc trái gió trở trời, vết thương của anh liên tục co giật, đau đến nẩy mình. Những lúc lên cơn đau quá anh trở nên cáu bẳn làm chị khóc hết nước mắt, nhiều khi còn làm chị buồn, nhưng mỗi lần như thế chị lại tự bảo mình phải mạnh mẽ lên, “đau thì mình biết ý xoa dịu cơn đau, vợ chồng sống với nhau nhiều cũng thành quen" – Chị Tầm cho biết.

May mắn hơn rất nhiều gia đình khác, bốn năm sau ngày cưới, anh chị sinh được hai cô con gái, vừa ngoan ngoãn lại học giỏi. Hiện hai em đều đang học cao đẳng ở Hà Nam, cứ cuối tuần lại về nhà thăm bố mẹ. Được làm cha làm mẹ đối với anh chị là một hạnh phúc quá lớn mà hồi mới bị thương anh tưởng không bao giờ có được. Chị tâm sự: “Niềm vui lớn nhất, cũng là niềm an ủi động viên anh vượt qua thương tật là hai cô con gái, cuối tuần nào anh cũng mong ngóng, chờ đợi các con về để quây quần, đoàn tụ bên mâm cơm”.

  1. Dù đã lấy chồng hơn 20 năm, nhưng chị Vũ Thị Thu (sinh năm 1971) trú tại xã Yên Nam, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam vẫn không quên những ngày đầu làm vợ anh thương binh nặng Lê Mạnh Tấn, sinh năm 1959.

Tuổi thơ của chị vốn không được êm đềm như bao người con gái khác, năm 8 tuổi mẹ chị mất, đằng sau còn nhiều em nhỏ, bố lại đi bước nữa. Chính hoàn cảnh đã khiến con người chị ngày càng bản lĩnh, nghị lực và kiên cường hơn. Khi chị đặt vấn đề với bố là sẽ cưới một anh thương binh nặng làm chồng, ngay lập tức bố chị, gia đình và bạn bè nhất quyết phản đối, bởi chị đã chịu quá nhiều thiệt thòi trong cuộc sống, nay lại làm vợ một thương binh nặng như thế thì cả cuộc đời chị sẽ rất vất vả. Lúc đầu bố chị còn nhẹ nhàng khuyên nhủ, sau ông còn có ý định từ mặt con nhưng nói mãi không được, ý chị đã quyết ông đành chiều theo ý con. Ngày con gái lấy chồng, bố và các em đã khóc hết nước mắt vì thương.

Khi đã quyết định lấy anh thương binh nặng mà cuộc sống chỉ gắn với chiếc xe lăn, chị đã xác định mình sẽ vất vả nên những lúc khó khăn nhất, chị tự nhủ mình phải tìm mọi cách để vượt qua. Chị tâm sự: Nhiều hôm chồng đau ốm một mình thức trắng cả đêm lo cho chồng nghĩ mà cực thân nhưng vì tình yêu vô bờ bến dành cho anh, chị đã vượt qua tất cả.

Trò chuyện với chúng tôi, anh Tấn cho biết, vết thương cũ thường xuyên tái phát gây đau đớn, bao nỗi lo cơm áo, gạo tiền đều dồn lên đôi vai người vợ. Vậy nên nhiều đêm vì lo giấc ngủ đầy cho vợ anh cắn răng không dám kêu than nửa lời.

Vợ chồng anh Tấn, chị Thu sinh được một cháu gái, hiện đang học Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội, hàng tháng cháu đều về nhà thăm bố mẹ. Chị Thu bảo: Đó chính là niềm hạnh phúc lớn lao của anh chị và cũng là niềm an ủi, động viên anh vượt qua ốm đau, bệnh tật.

Chị Vũ Thị Thấn. Ảnh: VH

  1. Trở thành vợ của một thương binh mà cuộc sống chỉ gắn với chiếc xe lăn là một sự hy sinh lớn lao đối với bất kỳ người phụ nữ nào. Mọi sinh hoạt dù là nhỏ nhất của anh cũng phải một tay chị cáng đáng. Chị là Vũ Thị Thấn sinh năm 1958, vợ thương binh Hoàng Đình Nhân, sinh năm 1950, thương binh hạng ¼.

Gặp anh tại Trung tâm điều dưỡng thương binh Duy Tiên, Hà Nam. Chị thương anh bởi cảm tấm lòng chân thật, cảm nghị lực phi thường. Từ thương sang yêu lúc nào chẳng hay.

Không như nhiều gia đình khác, hôn nhân của chị Thấn và anh Nhân là một trong số ít cuộc hôn nhân với thương binh nặng được gia đình chấp thuận ngay. Cũng bởi, nhà chị có một anh trai bằng tuổi anh Nhân đã hy sinh trong thời kỳ kháng chiến chống đế quốc nên bố mẹ chị rất hiểu và thông cảm cho hoàn cảnh của anh.

Ngoài thời gian chăm lo cho chồng, một mình chị Thấn lại xoay sở với 7 sào ruộng để cải thiện kinh tế cho gia đình.

Trở về từ chiến trường ác liệt với bao thương tích trên mình nhưng có chị, người bạn đời bao năm không chùn bước trước gian khó, anh Nhân như người có lại đôi bàn chân mới, nhẹ nhàng mà vững chãi suốt chừng ấy năm ròng, ăm ắp tình yêu thương. Mỗi khi thời tiết thay đổi, chị lại trắng đêm thuốc thang giúp chồng vượt qua nỗi đau thể xác mà không một lời kêu ca, phàn nàn.

Sức mạnh của tình yêu đã đưa anh chị đến với nhau, tình yêu ấy trải dài theo cuộc đời và đó cũng chính là tài sản vô giá, là sức mạnh vĩnh cửu làm nên câu chuyện tình của người phụ nữ hơn 20 năm chăm chồng bệnh tật./.

Sự hy sinh trong cuộc sống là gì?

Hy sinh có hai nghĩa, nghĩa thứ nhất là chết (ngừng mọi hoạt động của cơ thể), nghĩa thứ hai là chịu thiệt hại, mất mát quyền lợi về vật chất, tinh thần hoặc một bộ phận nào đó trên cơ thể nhằm một mục tiêu cao cả hoặc một lý tưởng tốt đẹp.

Đức hi sinh là gì?

Đức hi sinh là phẩm chất đẹp, một lòng hy sinh, sẵn sàng chịu đựng những thiệt hại lớn, thậm chí cả sự hi sinh của mình để thực hiện mục đích cao đẹp, tình cảm lớn lao. Những người có đức hi sinh không chỉ hy sinh thời gian và sức lực mà còn cả tình mạng để vì lợi ích của người khác.

Cống hiến hi sinh thầm lặng là gì?

Sự hi sinh thầm lặng là hành động tốt đẹp, sẵn sàng cho đi những yêu thương chân thành, giúp đỡ người khác từ những việc làm nhỏ nhất mà không đòi hỏi công lao đáp đền. Lịch sử dân tộc là minh chứng quý giá cho sự hi sinh thầm lặng của con người.

Thầm lặng trong cuộc sống là gì?

'Thầm lặng' là hành động không cần sự công nhận, biết ơn. Sự hy sinh thầm lặng là tấm lòng sẵn sàng cho đi yêu thương, giúp đỡ người khác mà không đòi hỏi sự đền đáp. Lịch sử dân tộc là bằng chứng rõ ràng cho sự hy sinh thầm lặng của con người.