ArrayList trong Android Studio

Mục Lục

  • 1. ArrayList trong Java là gì?
  • 2. Cú pháp khởi tạo ArrayList
  • 3. Tìm hiểu về các Method của ArrayList trong Java
  • 4. Ví dụ cụ thể về ArrayList trong Java
  • Tổng Kết

Bài học này sẽ giúp bạn tìm hiểu về ArrayList, cách sử dụng ArrayListtrong Java.


ArrayList trong Android Studio


ArrayList trong Java

1. ArrayList trong Java là gì?

Theo mặc định, các mảng trong Java bị cố định phần tử và không thể thay đổi. Nhưng thực tế nhu cầu sử dụng lại cần mảng linh hoạt hơn.


Do đó, giải pháp là sử dụng ArrayList.


ArrayList là một cấu trúc dữ liệu có thể được kéo dài để chứa thêm thành phần bên trong và thu hẹp kích thước khi các thành phần bị loại bỏ.


ArrayList là dạng cấu trúc dữ liệu rất hữu ích trong việc xử lý các hành vi của các phần tử.


Chúng ta sẽ xem cuộc trò truyện để hiểu rõ về tính hữu ích của ArrayList:



Hùng: Mày ơi, tao đang gặp một vấn đề. Tao có list các phần tử mà cần phải xử lý linh hoạt. Đôi lúc có thể là 5 phần tử, thi thoảng 3 hoặc 10 phần tử. Mày có giải pháp gì không?

Hòa: Tất nhiên là có, sau này mày sẽ thấy rất nhiều vấn đề như thế. Chính vì thế, Java cung cấp giải pháp là ArrayList. Thử đọc tiếp đi nhé!



Bạn cứ nghĩ ArrayList như là sợi dây cao su vậy.


Sợi dây cao su thì có thể kéo dãn và co lại để có thể buộc kiện hàng lớn, hàng nhỏ (Sợi dây thép thì không làm như vậy được)


Mảng thông thường trong Java là như dây thép vậy, nó là cố định, không mở rộng được và cũng không thu hẹp được.


Nhưng ArrayList thì khác.


Để hiểu cách làm việc của ArrayList thì chúng ta sẽ đi tiếp vào:

2. Cú pháp khởi tạo ArrayList


Cú pháp tạo ArrayList:

ArrayList a = new ArrayList();

3. Tìm hiểu về các Method của ArrayList trong Java

3.1. Phương thức add (ArrayList add):



Phương thức add này được sử dụng để thêm phần tử danh sách phần tử trong mảng. Thông thường, khi thêm phần tử vào mảng thì mặc định thêm vào sau cùng, trừ khi qui định vị trí cho nó.


Cú pháp ArrayList add:

add(Object o);

Có phương thức thêm phần tử thì sẽ có...

3.2 Phương thức loại bỏ phần tử (ArrayList remove)


Phương thức này giúp loại bỏ phần tử và làm giảm kích thước mảng đi tương ứng. Giống như phương thức thêm phần tử, loại bỏ phần tử cũng có thể chỉ định cụ thể loại phần tử nào qua chỉ số.

Cú pháp ArrayList remove;

remove(Object o);

3.3. Phương thức kiểm tra kích thước của mảng (Java Array size)


Phương thức này giúp bạn biết mảng có bao nhiêu phần tử. Cũng tương tự như mảng thông thường, ArrayList cũng bắt đầu từ 0.

Cú pháp Array size:

int size();

3.4. Phương thức ArrayList contains


Phương thức này sẽ trả về giá trị True nếu mảng chứa phần tử nào đó.

Cú pháp ArrayList contains:

boolean contains(Object o);

4. Ví dụ cụ thể về ArrayList trong Java


Chúng ta hãy xem xét ArrayList qua ví dụ cụ thể sau:

import java.util.ArrayList; class Test_ArrayList { public static void main(String[] args) { //Tạo một ArrayList ArrayList arlTest = new ArrayList(); //Kiểm tra size của arrayList System.out.println("Size of ArrayList at creation: " + arlTest.size()); // Thêm vào ArrayList một vài phần tử arlTest.add("D"); arlTest.add("U"); arlTest.add("K"); arlTest.add("E"); // Kiểm tra lại size sau khi đã thêm mới System.out.println("Size of ArrayList after adding elements: " + arlTest.size()); // Hiển thị toàn bộ ArrayList System.out.println("List of all elements: " + arlTest); //Loại bỏ phần tử D ra khỏi ArrayList arlTest.remove("D"); System.out.println("See contents after removing one element: " + arlTest); // Loại bỏ phần tử ra khỏi ArrayList bằng chỉ số arlTest.remove(2); System.out.println("See contents after removing element by index: " + arlTest); // Kiểm tra lại size sau khi loại bỏ phần tử System.out.println("Size of arrayList after removing elements: " + arlTest.size()); System.out.println("List of all elements after removing elements: " + arlTest); // Kiểm tra xem ArrayList có chứa "K" không System.out.println(arlTest.contains("K")); } }

Lưu và chạy chương trình, chúng ta sẽ nhận được kết quả.

Size of ArrayList at creation: 0 Size of ArrayList after adding elements: 4 List of all elements: [D, U, K, E] See contents after removing one element: [U, K, E] See contents after removing element by index: [U, K] Size of arrayList after removing elements: 2 List of all elements after removing elements: [U, K] true

Note: Để đơn giản thì mình chỉ thêm các ký tự. Tuy nhiên, chúng ta có thể thêm kiểu Strings, integers, ... v.v

Tổng Kết


Như vậy là chúng ta đã tìm hiểu về ArrayList trong Java và biết cách sử dụng cơ bản ArrayList để lập trình.


Chúng ta sẽ còn gặp ArrayList rất nhiều, vì thế bài này mình sẽ tạm dừng ở đây để bạn có thể dễ dàng tiếp thu hơn.


> Nếu bạn muốn trở thành Lập trình viên Java chuyên nghiệp, hãy tham gia ngay KHÓA HỌC LẬP TRÌNH JAVA tại NIIT - ICT Hà Nội!



---

HỌC VIỆN ĐÀO TẠO CNTT NIIT - ICT HÀ NỘI

Học Lập trình chất lượng cao (Since 2002). Học thực tế + Tuyển dụng ngay!

Đc: Tầng 3, 25T2, N05, Nguyễn Thị Thập, Cầu Giấy, Hà Nội

SĐT: 02435574074 - 0968051561

Email:

Website:https://niithanoi.edu.vn

Fanpage: https://facebook.com/NIIT.ICT/

#niit #niithanoi niiticthanoi #hoclaptrinh #khoahoclaptrinh #hoclaptrinhjava #hoclaptrinhphp #java #php #python