Bà bầu uống thuốc ho được không

  • Sản khoa
  • Phụ khoa
  • Tránh thai

Khi mang thai, cơ thể của người phụ nữ có một số thay đổi, một trong số đó là trở nên nhạy cảm với các yếu tố bên ngoài. Một trong những hiện tượng thường gặp ở phụ nữ mang thai là ho. Vậy bà bầu bị ho có thể là bệnh gì? Những cách trị ho cho bà bầu an toàn?

1. Các nguyên nhân khiến bà bầu bị ho

Có rất nhiều nguyên nhân khiến bà bầu bị ho, trong đó có một số nguyên nhân chính sau đây:

Do sự thay đổi đột ngột của thời tiết:

Chuyển giao mùa hoặc thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh, từ lạnh sang nóng, ví dụ như đang ở phòng điều hòa đi ra đường và ngược lại…làm cho bà bầu bị ho.

Do thay đổi nội tiết cơ thể trong thời gian mang thai:

Lúc này cơ thể mẹ bầu bị suy giảm hệ miễn dịch tạo điều kiện cho vi khuẩn và virus từ môi trường ngoài xâm nhập vào cơ thể

Do dị ứng: Thời kì mang thai, bà bầu rất nhạy cảm và dễ bị dị ứng. Khi có một chất gây dị ứng xâm nhập vào đường hô hấp sẽ làm khó khăn cho việc thở, khiến cho bà bầu bị ho khó thở.

Do một số bệnh đường hô hấp

Do hen suyễn: Nếu trước khi mang thai, phụ nữ có tiền sử mắc bệnh hen suyễn thì khi mang thai rất gặp phải triệu chứng ho khan hoặc ho khó thở

Do co thắt phế quản: Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm cho bà bầu bị ho. Co thắt phế quản có thể do nhiều nguyên nhân, như cơ thể phản ứng với một số loại thực phẩm không phù hợp hoặc phản ứng với vết cắn của côn trùng…

Do viêm mũi khi mang bầu: Khi mang bầu thì hàm lượng estrogen trong cơ thể mẹ bầu tăng lên làm cho màng nhầy trong mũi bị sưng tấy lên, gây tắc nghẽn mũi dẫn đến bà bầu bị ho.

Ngoài ra còn do một số tác nhân khác như khi tử cung đã phát triển lớn dần gây áp lực lên ổ bụng và khiến cho dịch dạ dày trào ngược lên đường hô hấp cũng là nguyên nhân gây viêm họng dẫn đến ho.

2. Những triệu chứng ho thường gặp ở bà bầu

Bà bầu bị ho khó thở

Cơ thể của người phụ nữ khi mang thai có sự thay đổi so với lúc bình thường như buồn nôn, tức ngực, hay khó thở…Nguyên nhân chủ yếu khiến bà bầu khó thở khi mang thai là do lúc này người mẹ cần nhiều oxy hơn và việc thở nhanh là cách để lấy oxy vào cơ thể gây áp lực lên cơ hoành làm cho mẹ bầu cảm thấy nhịp thở khó khăn, khó thở…

Bà bầu bị ho mọc tóc

Cách trị ho nào an toàn cho bà bầu? [Ảnh: Internet]

Hiện tượng này khá phổ biến và khiến bà bầu bị ngứa và đau rát cổ họng. Nhiều người cho rằng ho mọc tóc ở bà bầu là do tóc của em bé làm cho mẹ bầu ngứa cổ và sinh ra ho. Tuy nhiên, theo quan điểm khoa học thì không có mối liên hệ nào giữa việc mọc tóc của bé và mẹ bị ho mà nguyên nhân chủ yếu là do hormone nội tiết thay đổi, cơ thể tăng cường tiết màng nhầy hoặc sự tác động của thai nhi lên tử cung của người mẹ.

Bà bầu bị ho són tiểu

Són tiểu có thể xuất hiện ở suốt thai kỳ nhưng tập trung nhiều nhất vào những tháng cuối. Nguyên nhân có hiện tượng này là do vùng cơ đáy của xương chậu bị căng ra trong quá trình mang bầu. Khi thai nhi mỗi ngày một phát triển thì xương chậu phải nâng đỡ bụng bầu với trọng lượng khá lớn. Mỗi khi bà bầu ho hoặc cúi xuống sẽ làm thay đổi hoạt động của đường dẫn nước tiểu, dẫn đến việc nước tiểu bị thoát ra ngoài mà bà bầu không thể kiểm soát được.

Bà bầu bị ho nghẹt mũi

Ở thời kỳ mang thai, hàm lượng estrogen ở bà bầu cao khiến cho các màng mũi bị sưng và đóng dịch nhầy dẫn đến nghẹt mũi. Tình trạng này khiến cho bà bầu khó thở và mất ngủ.

Bà bầu bị ho có đờm

Tình trạng này xảy ra ở bà bầu là do khi mang bầu, cơ thể mẹ bầu bị giảm sút dễ gặp phải các bệnh vặt như cảm lạnh, viêm mũi, viêm xoang…là nguyên nhân khiến ho có đờm. Bên cạnh đó, việc thay đổi hormone cũng là một trong những nguyên nhân, bởi giai đoạn mang bầu thì lượng estrogen trong cơ thể sẽ kích thích chất nhầy nhiều hơn làm cho chất này đặc hoặc loãng gây ra tình trạng đờm nhiều khi ho.

3. Một số nguyên tắc chăm sóc bà bầu bị ho

Không tự ý sử cách trị ho bằng các loại thuốc 

Khi bị bệnh, việc đầu tiên và quan trọng nhất là bà bầu không được tự ý sử dụng bất cứ loại thuốc nào kể cả thuốc nam hay thuốc tây khi chưa có sự tư vấn của bác sĩ. Bà bầu cần đi đến bệnh viện để khám và kê đơn. Bà bầu cần tuân thủ theo đơn của bác sĩ về đúng thời gian, đủ liều lượng và đúng đường dùng. Cần theo dõi các dấu hiệu bất thường của cơ thể và đi khám định kỳ theo lời dặn của bác sĩ để có cách trị ho an toàn và tốt nhất.

Nghỉ ngơi điều độ, giữ gìn vệ sinh

  • Mẹ bầu bị ho thường rất mệt mỏi vì vậy cần được nghỉ ngơi nhiều, tránh tiếp xúc, đến nơi đông người. Sử dụng khẩu trang y tế mỗi khi ra ngoài.
  • Súc miệng nước muối sinh lý hàng ngày, kết hợp vệ sinh tai, mũi để tránh biến chứng chéo.

Đảm bảo ăn đầy đủ chất dinh dưỡng

Bổ sung các loại thực phẩm bổ dưỡng, giàu vitamin C để tăng đề kháng cho cơ thể. Chị em có thể chuyển sang ăn các món ăn dạng nước như cháo, súp, hầm… vừa dễ nuốt lại tốt cho hệ tiêu hóa.

Khi nào cần tới gặp bác sĩ?

Bà bầu bị ho dai dẳng trên 3 tuần không khỏi, có dấu hiệu sốt, có đờm đặc xanh vàng, ho ra máu cần đi khám ngay vì đây có thể là dấu hiệu của bệnh viêm phổi, viêm phế quản, lao… nên không thể coi thường. Các bác sĩ sẽ tư vấn cho bà bầu cách trị ho và điều trị các bệnh liên quan.

4. Cách trị ho bằng các bài thuốc dân gian cho bà bầu bị ho

Một số bài thuốc sau đã được khoa học chứng minh hiệu quả và an toàn khi bà bầu bị ho:

Cách trị ho bằng quất xanh, mật ong

Quất có thành phần chủ yếu là pectin, vitamin C, đường, acid hữu cơ. Quả quất có vị chua, hơi ngọt, mùi thơm, tính ôn, có tác dụng chỉ khát, giảm ho.  Mật ong vị ngọt, tính bình quy vào 5 kinh tâm, phế, tỳ, vị, đại tràng, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Các nghiên cứu tại Mỹ cho thấy tác dụng giảm ho của mật ong vượt trội so với dextromethophan.

Cách trị ho bằng quất xanh, mật ong [Ảnh: internet]

Các bà bầu mua một ít quất còn xanh vỏ [khoảng 10 quả], về ngâm muối rửa sạch rồi dùng dao cắt đôi quả quất ra [để cả vỏ nhé], sau đó cho vào bát nhỏ trộn thêm 2 thìa mật ong [có thể thay bằng đường] và hấp vào nồi cơm khi đang sôi. Khi quất còn ấm thì “nhấm nháp” vài thìa nhỏ, ăn 1 ngày vài lần sẽ đỡ ho hiệu quả.

Cách trị ho bằng chanh

Pha một ly trà ấm hòa chút mật ong và thêm vài lát canh để uống lúc ho rát nhất, bạn sẽ cảm thấy cổ họng dịu lại ngay. Hay bạn cũng có thể trộn mật ong với ít nước chanh thêm chút gừng băm nhỏ, một chút quế để làm ấm cổ họng, cũng sẽ giảm ho hiệu quả.

Cách trị ho bằng nho:

Cách trị ho bằng nho được coi là an toàn, hiệu quả và vô cùng đơn giản. Hòa một thìa canh mật ong vào một ly nước ép nho, uống 3 – 4 lần mỗi ngày sẽ giúp làm nhẹ bớt những cơn ho khan.

Cách trị ho bằng vỏ quýt

Cho vỏ quýt vào một chén nhỏ cùng với cam thảo, rễ cỏ tranh, mỗi thứ lượng bằng nhau và vừa đủ để dùng trong ngày. Sau đó rưới thêm khoảng 3 thìa mật ong lên trên. Đem hấp cách thủy và uống trong ngày, khi uống có thể pha loãng với nước đun sôi để ấm cho dễ nuốt.

Theo Nội khoa Việt Nam

[Visited 49.157 times, 1 visits today]

Video liên quan

Chủ Đề