Bà ngoại là ai

Trong số các cuốn sách viết về gia đình Chủ tịch Hồ Chí Minh thì những dòng tư liệu về bà Nguyễn Thị Kép - Bà ngoại của Người rất ít. Tuy nhiên chúng ta cũng có thể cảm nhận được rất rõ tình cảm của Bà đối với người cháu thông minh, ngoan ngoãn và tình cảm của người cháu tuy rất nghịch ngợm nhưng cũng rất thảo hiền đối với Bà.

Trong cuốn sách “Những người thân trong gia đình Bác Hồ” viết về bà Nguyễn Thị Kép như sau: “Vợ cụ Hoàng Đường quê ở làng Kẻ Sía, xã Hưng Đạo, huyện Hưng Nguyên, là con nhà nho Nguyễn Văn Giáp, người đậu bốn khoa Tú tài. Khi cụ Nguyễn Văn Giáp đậu Tú tài lần thứ hai cũng là lúc vợ sinh con gái đầu lòng cho nên đặt tên con là Nguyễn Thị Kép”. Chỉ ít dòng rất ngắn đó nhưng chúng ta có thể hiểu rằng bà ngoại của Bác Hồ được sinh ra trong một gia đình nho giáo. Cho đến lúc cụ Hoàng Đường [ông ngoại của Chủ tịch Hồ Chí Minh] nhận cậu bé Nguyễn Sinh Sắc về nuôi, cho ăn học rồi gả con gái yêu là Hoàng Thị Loan; sau đó cắt đất, làm nhà cho ở riêng ngay trong vườn... thì chúng ta có thể nhận thấy bà Nguyễn Thị Kép là một người bao dung, độ lượng và rất giàu lòng nhân ái.

Tuy ở riêng nhưng vẫn sống trong cùng một khu vườn nên ba chị em Bác Hồ luôn được sống trong sự đùm bọc, chở che và yêu thương của ông bà ngoại.

Nhà bà ngoại của Bác Hồ [Ảnh: TL]

Năm 1895, ông Nguyễn Sinh Sắc vào Kinh đô Huế dự thi Hội khoa Ất Vỵ. Khoa này không đậu, ông xin vào học Trường Quốc Tử Giám mang theo cả vợ và hai con trai là Nguyễn Sinh Khiêm và Nguyễn Sinh Cung. Lúc này cậu Cung đã lên 5 tuổi, chuyện kể lại rằng: trên đường đi mọi người nhìn thấy cậu mừng rỡ  nhặt được một quả cau, cậu đưa lên vạt áo lau sạch, cả nhà cùng cười ồ lên chế nhạo vì tưởng cậu nhầm là quả chanh nhưng cậu đã lễ phép thưa: “Con biết chứ, đây là quả cau, con nhặt để mang về cho bà ngoại”.

Năm 1901, bà Hoàng Thị Loan qua đời, bốn cha con ông Nguyễn Sinh Sắc lại trở về làng Hoàng Trù nương náu nhà bà ngoại. Giờ đây  tình cảm của người bà đối với người cháu tội nghiệp, sớm mồ côi mẹ lại lớn hơn bất cứ lúc nào. Trong số ba người cháu là cô Thanh, cậu Khiêm và cậu Cung [Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu] thì bà Kép vẫn yêu thương cậu Cung nhất.

Cũng trong năm 1901, ông Nguyễn Sinh Sắc đỗ học vị Phó bảng, theo tập tục địa phương, ông cùng ba con trở về quê nội Làng Sen sinh sống. Tuy phải xa bà ngoại [Làng Sen cách làng Hoàng Trù khoảng 2km] nhưng ba chị em cậu Cung vẫn thường xuyên trở về thăm bà. Chuyện kể lại rằng, có hôm trăng sáng, thương nhớ người mẹ quá cố, thương bà ngoại thui thủi một mình, cậu chạy bộ một mạch từ Làng Sen về thăm bà chỉ để ngủ với bà một đêm và quạt cho bà ngủ. Mỗi lần về thăm bà, mặc cho bọn trẻ trong làng rủ rê đi chơi, mặc cho các trò chơi thả diều và đi bơi là trò yêu thích nhưng cậu vẫn từ chối các bạn để ở nhà quét sân, quét nhà, làm cỏ trong vườn cho bà. Cậu luôn muốn tỏ ra là một người đã lớn còn bà lại luôn nhìn cháu như một đứa con nít lên ba cần được âu yếm, vỗ về, yêu thương và chiều chuộng. Những lần cậu Cung về thăm bà, bà phải luôn mồm mắng yêu cậu là: “Mi về thăm bà hay về để cuốc cỏ rứa?”, “Cún con của bà là ngoan nhất”, “Không ai bằng thằng cháu của Bà”. Hễ ông Sắc hoặc chị  Thanh có khắt khe với cậu liền bị bà mắng ngay: “Nó còn bé mà, cứ ăn hiếp nó là không xong với bà đâu”,...

Nhà bà ngoại của Bác Hồ [Ảnh: TL]

Chúng ta đều biết rằng quê hương, gia đình thời niên thiếu đã góp phần hình thành nên nhân cách vĩ đại Hồ Chí Minh. Riêng bản thân tôi cho rằng, bà Nguyễn Thị Kép - bà ngoại của Người cũng là một nhân tố đã góp phần không nhỏ trong việc hình thành nên nhân cách của Bác Hồ; góp phần hình thành nên một trong bốn nội dung quan trọng trong tư tưởng đạo đức của Người là: “Yêu thương con người, sống có nghĩa, có tình”. Nhân dịp kỷ niệm ngày quốc tế phụ nữ 8-3 và kỷ niệm  113 năm ngày giỗ của bà 21/2/1903 - 21/2/2016 [Âm lịch] xin được thắp một nén tâm hương tưởng nhớ đến bà - Người bà yêu quý của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Lê Bích Thủy

Trên thực tế, rất nhiều gia đình đã từng rơi vào hoàn cảnh éo le này. “Giữa bà nội và bà ngoại, đứa trẻ yêu ai hơn?”, câu hỏi này thật sự rất nhạy cảm và dường như chưa bao giờ có câu trả lời thỏa đáng.

  • Cuối tuần của hội hot mom: Hà Anh háo hức tiết lộ con gái chính thức trở thành bà chủ tí hon có cửa hàng riêng, "công chúa béo" lâu lắm mới tái xuất
  • Thót tim với cảnh em bé ngồi xe tập đi suýt ngã ngửa từ thềm nhà xuống sân, nhưng sự xuất hiện "siêu nhân bố" đã cứu nguy tức thì
  • Nhiễm Rubella lúc mang thai, nữ biên kịch bị bác sĩ ở phòng mạch từ chối tiếp nhận, suýt chết trên bàn mổ

Tiểu Lệ có đứa con trai năm nay được 5 tuổi. Vì sức khỏe mẹ chồng không tốt, và công việc của Tiểu Lệ tương đối bận rộn, nên cô đã đưa con về nhà mẹ đẻ để nhờ bà chăm sóc. Trong mấy năm qua, bà ngoại hết lòng chăm sóc và yêu thương cháu, tập cho cháu đi, tập cho cháu nói chuyện, từ nhỏ đến lớn bà ngoại và cháu luôn có một tình cảm tương đối sâu sắc.

Thấy con ngày càng lớn, Tiểu Lệ cũng lo lắng con không nhận ra mẹ, nên đã quyết định đón con về nhà, cũng tiện vừa chăm sóc con vừa làm việc.

Có thể thấy, ngay từ khi Tiểu Lệ đón con về nhà, bà ngoại đã rất buồn vì nhớ cháu, nhưng đó là quyết định của con nên bà tôn trọng. Bà ngoại mất ngủ mấy đêm, nhưng cuối cùng cũng làm quen dần. Được một thời gian, bà ngoại quyết định đi thăm cháu vì quá nhớ.

Tuy nhiên, ngay khi bước vào nhà xui gia, bà ngoại đã nhìn thấy cháu gái đang chơi rất vui bên bà nội. Trong lòng có chút sững sờ nhưng vẫn cố tỏ ra mình ổn, bà ngoại chạy lại ôm cháu bảo rằng: “Bà đây”. Lúc này, đứa cháu cũng ôm bà lại.

Đến bữa tối, khi đang ăn cơm, bà ngoại lại hỏi đứa trẻ một câu hỏi: “Cháu yêu có nhớ bà không, cháu yêu bà hơn hay yêu bà nội hơn". Ai có thể ngờ rằng, đứa cháu mà mình nuôi nấng từ lúc lọt lòng đã nhìn bà trả lời mà không cần suy nghĩ: “Cháu có nhớ, nhưng cháu yêu bà nội hơn".

Vừa nghe cháu trả lời dứt câu, bà ngoại liền thay đổi sắc mặt, Tiểu Lệ và chồng cùng bà nội ngồi đấy vô cùng ngượng ngùng. Trong cơn tức giận, bà ngoại đã thở dài: “Thằng bé này, mình nuôi nó từ nhỏ đến lớn vậy mà nó trả lời làm mình đau lòng quá. Không biết phải nói thế nào".

Cuối cùng sau bữa ăn, bà ngoại vào phòng đóng cửa lại đi ngủ, sáng hôm sau tự mình trở về nhà. Con gái có dỗ dành bà cũng không quan tâm. Bà chỉ nói một câu: “Mẹ không sao, mẹ đi về đây". Lúc này, Tiểu Lệ thầm nghĩ, không ngờ sự hồn nhiên của đứa trẻ lại làm tổn thương bà.

Vì sao trẻ lại “trở mặt” nhanh như vậy? Nó có liên quan đến những lý do này:

Trong cuộc sống, trường hợp này của nhà Tiểu Lệ không phải là hiếm gặp. Người xưa hay có câu, “cháu bà nội tội bà ngoại", hay có rất nhiều gia đình vì công việc nên đã đưa con về cho bố mẹ chăm sóc. Sau khi lớn hơn được một chút, thì bố mẹ đưa lại về nhà. Khi ông bà đến nhà chơi, đứa trẻ không nhớ thì ông bà lại trách cháu không biết ơn. Trên thực tế, sở dĩ có thể xảy ra tình trạng này là do những nguyên nhân sau:

01. Đứa trẻ chỉ quan tâm đến hiện tại

Trong nhiều trường hợp, trẻ sẽ có trí nhớ sâu sắc hơn về hiện tại, mặc dù bà ngoại đã chăm sóc trẻ trong vài năm, nhưng ở hiện tại và tương lai gần, bà nội mới là người thường xuyên trao đổi với trẻ và mua nhiều đồ ăn, đồ chơi cho trẻ, đương nhiên bọn trẻ chỉ nghĩ đến bà nội.

02. Ảnh hưởng từ bên ngoài

Theo văn hóa truyền thống Trung Quốc, đối với trẻ con, bà ngoại đối với trẻ giống như “người ngoài". Từ quan hệ huyết thống, đứa trẻ với bà nội vẫn có sự mật thiết hơn, vì vậy chúng cũng sẽ bị tác động bởi ảnh hưởng từ bên ngoài, có khi chúng vẫn xem bà ngoại là người thân, nhưng bà nội mới là người nhà.

03. Trẻ con và những ký ức mơ hồ thời thơ ấu

Khi bà ngoại chăm sóc trẻ, mặc dù rất yêu thương và quấn quýt bên chúng cả ngày lẫn đêm, nhưng đó thường là giai đoạn trẻ sơ sinh, còn quá nhỏ để nhớ mọi thứ, vì vậy chúng sẽ không có ấn tượng sâu sắc, và đương nhiên ký ức về bà ngoại cũng rất mờ nhạt. Đến khi chúng lớn, được tiếp xúc với bà nội nhiều hơn, bộ não của trẻ càng lớn càng phát triển nên chúng sẽ cảm thấy thân với bà nội hơn.

Sau cùng, sự hướng dẫn của bố mẹ là rất quan trọng

Suy nghĩ của trẻ thường rất đơn giản, và việc thích hay không thích của chúng cũng dễ bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau. Mối quan hệ của trẻ thân thiết với ai hơn, mấu chốt đều nằm ở sự hướng dẫn của bố mẹ.

Trong cuộc sống bình thường, nếu bố mẹ biết giữ gìn sự tôn trọng với bà ngoại, thường xuyên đưa trẻ về thăm bà, để trẻ không quên ngày xưa bà đã từng chăm thế nào thì trẻ chắc chắn sẽ nhớ bà. Còn đối với bà nội, người gặp trẻ hằng ngày, tiếp xúc và dạy dỗ trẻ thì trẻ cũng sẽ thiết lập thân thiết với bà hơn.

Và điều đáng nói nhất chính là mối quan hệ giữa trẻ với cả bà ngoại lẫn bà nội. Trên thực tế, đứa trẻ hoàn toàn có thể thân với bà ngoại hoặc bà nội, không cần quá quan trọng điều đó. Việc “cháu yêu bà ngoại hay yêu bà nội", điều đó chỉ xảy ra với những người không yêu cháu, bởi lẽ người già luôn yêu thương trẻ con.

[Nguồn: Zhihu]

Cô bé 3 tuổi "đốn tim" cư dân mạng với phong cách Lolita đáng yêu nhưng ẩn sau đó là nỗi lo mà bố mẹ không lường nổi

Video liên quan

Chủ Đề