Mục tiêu của chứng thư số là gì

Chủ thể của chứng thư số là gì? Chứng thư số là công cụ đắc lực giúp các giao dịch điện tử của doanh nghiệp thuận tiện hơn. Tuy nhiên, không phải ai cũng thực sự hiểu rõ về thuật ngữ này, nhiều người vẫn bị nhầm lẫn giữa chứng thư số và chữ ký số. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ về chủ thể chứng thư số và cách phân biệt hai công cụ này.

Chủ thế của chứng thư số là gì?

1. Khái niệm chứng thư số

Căn cứ vào Khoản 7, Điều 13 của Nghị định 130/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và chứng thực chữ ký số, chứng thư số được định nghĩa là một dạng chứng thư điện tử do một đơn vị cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số cung cấp thông tin định danh cho khóa công khai của cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm mục đích xác nhận cơ quan, tổ chức, cá nhân là người thực hiện ký số bằng việc sử dụng khóa bí mật tương ứng.

Khái niệm chứng thư số.

Trong đó, một số các thuật ngữ được giải thích như sau:

  • Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số là tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử thực hiện hoạt động cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số.
  • Khóa bí mật là một trong hai khóa thuộc hệ thống mật mã không đối xứng, sử dụng để tạo chữ ký số.
  • Khóa công khai là một trong hai khóa thuộc hệ thống mật mã không đối xứng, sử dụng để kiểm tra chữ ký số đã được tạo bởi khóa bí mật.

Hiểu cách khác, chứng thư số được xem như một dạng “chứng minh thư” của chủ thể sử dụng trong môi trường Internet và máy tính.

2. Nội dung của chứng thư số

Nếu nếu chứng thư số tương tự như một dạng “chứng minh thư”, vậy nội dung có bao gồm tên, ngày sinh, quê quán, hộ khẩu,... hay không? Chứng thư số được sử dụng trong các giao dịch điện tử đặc biệt nên sẽ bao gồm:

  • Tên thuê bao.
  • Số hiệu của chứng thư số, còn gọi là Serial.
  • Hiệu lực của chứng thư số.
  • Tên đơn vị, tổ chức chứng thực chữ ký số.
  • Chữ ký số của đơn vị, tổ chức chứng thực chữ ký số.
  • Các thư giới hạn mục đích, phạm vi sử dụng của chứng thư số.
  • Giới hạn về trách nhiệm của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số.
  • Các nội dung khách theo quy định của Bộ Thông Tin Truyền Thông.

3. Chủ thể của chứng thư số là gì?

Căn cứ vào Điều 6 của Nghị định 130/2018/NĐ-CP, chủ thể của chứng thư số được xác định: tất cả các tổ chức, cơ quan và chức danh của nhà nước hoặc người đủ thẩm quyền của cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng con dấu đều có quyền được cấp chứng thư số.

Riêng đối với trường hợp cấp chứng thư số cho chức danh nhà nước, người có thẩm quyền đại diện cho cơ quan, tổ chức thì cần phải nêu rõ chức danh, tên cơ quan, tổ chức được cấp.

Chủ thể của chứng thư số có thể là doanh nghiệp hoặc người có thẩm quyền đại diện cho doanh nghiệp.

Đồng thời, khi thực hiện cấp chứng thư số cho chức danh nhà nước, người có thẩm quyền đại diện cho cơ quan, tổ chức cần căn cứ vào các văn bản:

  • Văn bản cơ quan, tổ chức đề nghị cấp chứng thư số cho chức danh nhà nước, người có thẩm quyền đại diện cho cơ quan, tổ chức.
  • Bản sao hợp lệ quyết định thành lập, quyết định quy định chức năng, quyền hạn, xác nhận chức danh của người có thẩm quyền đại diện cho cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước.

Như vậy, chủ thể chứng thư số có thể là cá nhân, tổ chức nhưng phải đảm bảo tuân thủ theo quy định tại Luật này. Ví dụ điển hình về chủ thể là tổ chức như chủ thể chứng thư số là công ty, chủ thể chứng thư số là cá nhân như tổng giám đốc, giám đốc, trưởng phòng,... của doanh nghiệp.

4. So sánh chứng thư số và chữ ký số

Chứng thư số và chữ ký số là hai thuật ngữ có mối liên hệ mật thiết. Chính vì vậy mà nhiều người dễ nhầm lẫn. Tuy nhiên, hai công cụ này xét về bản chất và chức năng hoàn toàn khác nhau.

4.1. Mối liên hệ giữa chứng thư số và chữ ký số

Như đã phân tích ở trên, chứng thư số chứa khóa công khai còn chữ ký số chữa khóa bí mật. Hai công cụ này kết hợp lại với nhau sẽ tạo thành một cặp khóa, sử dụng để ký số. Nếu như chứng thư số được ví như “điều kiện cần” thì chữ ký số là “điều kiện đủ”, có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ.

Mối liên hệ mật thiết giữa chứng thư số và chữ ký số.

4.2. Sự khác nhau giữa chứng thư số và chữ ký số

Sau khi cung cấp chứng thư số, đơn vị cung cấp sẽ tạo chữ ký số cho chủ thể sử dụng. Chữ ký số được tạo trong khoảng thời gian mà chứng thư số còn hiệu lực và được kiểm tra bằng khóa công khai. Dù sử dụng trong cùng một quy trình ký số nhưng về bản chất, hai công cụ này hoàn toàn khác biệt.

Trên đây là thông tin giải đáp cho vấn đề chủ thể của chứng thư số là gì. Chứng thư số và chữ ký số là hai công cụ không thể thiếu trong các giao dịch điện tử của doanh nghiệp. Việc hiểu rõ bản chất và cách phân biệt sẽ giúp doanh nghiệp áp dụng dễ dàng hơn. Doanh nghiệp có thắc mắc hoặc cần tìm hiểu thêm về hóa đơn điện tử vui lòng liên hệ: Miền Bắc: 1900 4767, Miền Nam/Trung: 1900 4768.

>> Có thể bạn quan tâm: Phần mềm văn phòng điện tử CloudOffice.

Chứng thư số là một khái niệm thường được nhắc tới khi người dùng tìm hiểu về chữ ký số. Vậy chứng thư số là gì? Chứng thư số và chữ ký số có mỗi liên hệ với nhau như thế nào? Cùng NewCA tìm hiểu qua bài viết dưới đây. 

Chứng thư số là gì?

Theo Khoản 7 Điều 3 của Nghị định 130/2018/NĐ-CP có quy định rõ ràng về khái niệm chứng thư số, cụ thể: 

Chứng thư số” là một dạng chứng thư điện tử do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số cấp nhằm cung cấp thông tin định danh cho khóa công khai của một cơ quan, tổ chức, cá nhân. Từ đó xác nhận cơ quan, tổ chức, cá nhân là người ký chữ ký số bằng việc sử dụng khóa bí mật tương ứng. 

Cũng tại Nghị định 130/2018/NĐ-CP, các khái niệm liên quan tới chứng thư số được giải thích rõ ràng như sau: 

  • Chứng thư số có hiệu lực là chứng thư số chưa hết thời hạn sử dụng đồng thời không bị tạm ngưng sử dụng hay bị thu hồi
  • Chứng thư số công cộng là chứng thư số được tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng cấp phép sử dụng
  • Chứng thư số nước ngoài được giải thích là chứng thư số do đơn vị cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số nước ngoài cấp. 

Như vậy, nói đơn giản chứng thư số đóng vai trò như chứng minh thư hay căn cước công dân sử dụng khi giao dịch điện tử. Chứng thư số giúp xác nhận danh tính hợp pháp của một cá nhân hay một tổ chức, doanh nghiệp. 

Ngoài chức năng để xác minh danh tính của người ký số, chứng thư số còn có nhiều công dụng khác như: 

  • Hỗ trợ ký số cho các loại văn bản, giao dịch hợp đồng hay hóa đơn dưới nhiều định dạng tài liệu như pdf, doc, …
  • Bảo mật thông tin và dữ liệu khi giao dịch điện tử bằng việc mã hóa thông tin
  • Thực hiện kênh liên lạc bí mật giữa người sử dụng với webserver

Chủ thể của chứng thư số là ai? 

Sau khi xác định được chứng thư số là gì, người dùng cần tìm hiểu đối tượng sử dụng chứng thư số. Theo Điều 6 của Nghị định 130/2018/NĐ-CP, đối tượng sử dụng chứng thư số được xác định là: 

  • Cá nhân độc lập
  • Cá nhân trực thuộc tổ chức, doanh nghiệp như Giám đốc, trưởng phòng,…
  • Tổ chức, doanh nghiệp
  • Tổ chức, cơ quan và chức danh thuộc nhà nước
  • Người có thẩm quyền sử dụng con dấu của doanh nghiệp, tổ chức

Đặc biệt, đối với trường hợp cấp chứng thư số cho đơn vị nhà nước, người có thẩm quyền đại diện cho tổ chức, doanh nghiệp đó cần phải nêu rõ chức vụ, tên cơ quan, tổ chức được cấp. Người này cần căn cứ vào các văn bản sau: 

  • Giấy đề nghị cấp chứng thư số cho đơn vị, người đại diện hợp pháp cho cơ quan, tổ chức. 
  • Bản sao công chứng quyết định thành lập và quyết định quy định chức năng, quyền hạn và công nhận chức danh của người đại diện doanh nghiệp hợp pháp. 

Nội dung bắt buộc của chứng thư số

Theo điều 5 của Nghị định 130/2018/NĐ-CP quy định chứng thư số hợp pháp do Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia cấp cần đảm bảo đầy đủ các nội dung sau:

  • Tên của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số
  • Tên của người đăng ký sử dụng 
  • Số hiệu của chứng thư số
  • Thời gian có hiệu lực của chứng thư số
  • Khóa công khai của người đăng ký sử dụng
  • Chữ ký số của đơn vị cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số
  • Thuật toán mật mã
  • Hạn chế trong mục đích và phạm vi sử dụng của chứng thư số
  • Hạn chế về mặt pháp lý của đơn vị cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số
  • Yêu cầu khác về nội dung của Bộ Thông tin và Truyền thông

Phân loại chứng thư số

Hiện nay, chứng thư số được dùng nhiều trong các giao dịch, văn bản điện tử và thường có 2 kiểu là chứng thư số cá nhân và chứng thư số doanh nghiệp.

Chứng thư số cá nhân

Chứng thư số cá nhân là chứng minh thư nhân dân bản điện tử của người đó, cơ sở để tạo dựng chữ ký số cá nhân. Một chứng thư số cá nhân hợp pháp khi có đầy đủ ưu điểm sau: 

  • Mã hóa dữ liệu đồng thời bảo mật thông tin đã được mã hóa
  • Kê khai, quyết toán thuế TNCN
  • Giao dịch ngân hàng, tín dụng
  • Chứng khoán điện tử
  • Mua bán trực tuyến
  • Ký email, văn bản điện tử, và các giao dịch điện tử khác,…

Chứng thư số doanh nghiệp

 Với một tổ chức hay doanh nghiệp, chứng thư số dùng để nhận diện đơn vị đó khi giao dịch điện tử. Chứng thư số hợp pháp của doanh nghiệp cần đề cập đến những đặc điểm sau: 

  • Khai thuế điện tử
  • Khai hồ sơ BHXH điện tử
  • Khai báo Thống kê điện tử
  • Nộp thuế điện tử
  • Giao dịch ngân hàng điện tử
  • Dịch vụ công của KBNN
  • Hải quan điện tử
  • Mua bán, trao đổi dịch vụ qua mạng
  • Hoàn thiện các giao dịch và hợp đồng điện tử
Chứng thư số

Chứng thư số của cá nhân thuộc tổ chức, doanh nghiệp

Với cá nhân trực thuộc doanh nghiệp, chứng thư số để xác minh danh tính của người đó khi giao dịch trực tuyến. Chứng thư này thường đi cùng với chức danh của cá nhân tại đơn vị như: Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó Giám đốc, Trưởng phòng,…

Chứng thư số cá nhân được tổ chức, doanh nghiệp sử dụng để: 

  • Giao dịch trong nội bộ doanh nghiệp: sử dụng khi cần xác nhận văn bản điện tử, email hay đăng nhập hệ thống để lưu hành nội bộ. 
  • Hoàn tất giao dịch được đơn vị ủy quyền: đại diện cho một bộ phận hay doanh nghiệp để ký số văn bản, giao dịch tài chính, thương mại,…

Thời hạn sử dụng chứng thư số

Theo Điều 59 của Nghị định 130/2018/NĐ-CP quy định rõ thời hạn sử dụng chứng thư số khi giao dịch điện tử cụ thể như sau: 

  • Chứng thư số do đơn vị cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng của Chính phủ cấp có thời hạn hiệu lực trong vòng 20 năm. 
  • Chứng thư số của người dùng cấp mới có thời hạn sử dụng tối đa 5 năm. 
  • Chứng thư số gia hạn thì thời hạn sử dụng thêm tối đa 3 năm. 

Điểm khác biệt giữa chứng thư số và chữ ký số

Chứng thư số và chữ ký số đều giữ vai trò quan trọng trong mọi giao dịch điện tử. Tuy nhiên chúng có vai trò khác biệt, cụ thể: 

Tiêu chí
Chứng thư số
Chữ ký số
Định nghĩaChứng thư số là chứng minh thư điện tửChữ ký số là một dạng thức của chữ ký điện tử
Quy trình đăng kýCó thể đăng ký sử dụng luônBắt buộc đăng ký chứng thư số trước khi đăng ký sử dụng chữ ký số
Nhiệm vụDùng là căn cứ pháp lý để tạo ra chữ ký số  và xác minh danh tính người dùngDùng để xác minh danh tính của người ký số văn bản
Chi phí dịch vụPhí đăng ký từ đơn vị cung cấp dịch vụPhí dịch vụ đăng ký sử dụng chữ ký số [phí mua thiết bị và phí dịch vụ]
Phí gia hạn chữ ký số 
Bảng so sánh Chứng thư số và chữ ký số

Như vậy, chữ ký số chỉ có thể sử dụng hợp pháp khi được tạo ra trong thời hạn chứng thư số có hiệu lực. Đặc biệt, để tạo được chữ ký số thì đơn vị đó cần sử dụng chứng thư số. 

Nên chọn nhà cung cấp dịch vụ chứng thư số nào?

Hiện nay, khách hàng có thể dễ dàng lựa chọn doanh nghiệp cung cấp dịch vụ chứng thư số và chữ ký số tại Việt Nam. Một trong những đơn vị nổi bật, nhận được phản hồi uy tín từ khách hàng sử dụng dịch vụ là NewCA.

New-CA là đơn vị cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số và chứng thư số hoạt động theo giấy phép số 1046/GP-BTTTT và số 225/GP-BTTTT. Tại đây, khách hàng có thể tìm hiểu dịch vụ từ nhiều doanh nghiệp như FASTCA, EASYCA, EFYCA, VINACA. Đây là những đơn vị, tổ chức đảm bảo được các được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép. 

Bên cạnh đó, NewCA không chỉ tập trung vào chất lượng sản phẩm mà còn chú trọng tới cải tiến chất lượng dịch vụ và chăm sóc khách hàng. Thêm nữa, chi phí sử dụng dịch vụ chứng thư số từ NewCA phù hợp với mọi nhu cầu khách hàng, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Ngoài ra, chữ ký số NewCA có tính xác thực nguồn gốc cao, chống gian lận. Điều này giúp doanh nghiệp hạn chế được tình trạng rò rỉ dữ liệu mật.

Trên đây là những thông tin chi tiết về chứng thư số do NewCA cung cấp. Hy vọng những thông tin trong bài viết giúp bạn giải đáp câu hỏi: “chứng thư số là gì?”. Mọi thông tin liên hệ cung cấp dịch vụ chứng thư số và chữ ký số, khách hàng vui lòng liên hệ qua tổng đài tư vấn: 19002066. 

Công ty cổ phần NewCA

Video liên quan

Chủ Đề