Bác bỏ trong văn nghị luận là gì

Bác bỏ là dùng lí lẽ và chứng cứ để phê phán, gạt bỏ những quan điểm, ý kiến sai lệch hoặc thiếu chính xác... từ đó nêu ý kiến đúng của mình để thuyết phục người nghe [người đọc].

II. CÁCH BÁC BỎ

1. Đọc các đoạn trích: - của Đinh Gia Trinh

- của Nguyễn An Ninh

- của Nguyễn Khắc Viện và trả lời các câu hỏi.

a. Trong đoạn trích a, ông Đinh Gia Trinh bác bỏ, không chấp nhận cách lập luận thiếu tính khoa học, nghĩa là suy diễn một cách chủ quan của ông Nguyễn Bách Khoa. Tác giả chỉ ra sự suy diễn vô căn cứ của ông Nguyễn Bách Khoa khi giảng giải, phân tích lời nói và những câu thơ của Nguyễn Du. Ở đoạn này, nghệ thuật bác bỏ khá đặc sắc biểu hiện ở cách diễn đạt [phối hợp câu tường thuật, câu cảm thán, câu hỏi tu từ..., ở cách so sánh với những thi sĩ nước ngoài từng có trí tưởng tượng kì dị, tương tự trí tưởng tượng của Nguyễn Du. Như vậy, nhờ thế ông Đinh Gia Trinh đã thành công, đầy sức thuyết phục trong việc bác bỏ ý kiến của ông Nguyễn Bách Khoa cho rằng “Nguyễn Du là một con bệnh thần kinh”.

b. Trong đoạn trích b, Nguyễn An Ninh đã bác bỏ luận cứ lệch lạc của nhiều người là: “Nhiều đồng bào chúng ta để biện minh việc từ bỏ tiếng mẹ đẻ, đã than phiền rằng tiếng nước mình nghèo nàn”. Thái độ từ bỏ tiếng mẹ đẻ [tiếng Việt] bắt nguồn từ nhiều căn cứ. Trong đó, việc than phiền tiếng nước mình nghèo chỉ là một căn cứ. Nguyễn An Ninh vừa trực tiếp phê phán rằng: “Lời trách cứ này không có cơ sở nào cả”, vừa phân tích bằng lí lẽ và dẫn chứng, rồi truy tìm nguyên nhân của luận cứ sai lệch là “Phải quy lỗi cho sự nghèo nàn của ngôn ngữ hay sự bất tài của con người'?” để phủ nhận luận cứ lệch lạc trên.

c. Trong đoạn trích c, ông Nguyễn Khắc Viện đã đưa ra luận điểm sai lầm của người khác: “Tôi hút, tôi bị bệnh, mặc tôi!” rồi bác bỏ luận điểm đó bằng cách đưa ra những dẫn chứng cụ thể, và phân tích rõ tác hại ghê gớm của việc hút thuốc lá.

2. Cách thức bác bỏ

Có thể bác bỏ một luận điểm, luận cứ hoặc cách lập luận bằng cách nêu tác hại, chỉ ra nguyên nhân hoặc phân tích những khía cạnh sai lệch, thiếu chính xác... của luận điểm, luận cứ, lập luận ấy.

Khi bác bỏ, cần diễn đạt rành mạch, sáng sủa, uyển chuyển để người có quan điểm, ý kiến sai lệch và người nghe [người đọc] dễ chấp nhận, tin theo.

LUYỆN TẬP

Bài tập 1

a. Nguyễn Dữ bác bỏ một ý nghĩ sai lệch [Cứng quá thì gãy, từ đó mà đổi cứng ra mềm], Nguyễn Đình Thi bác bỏ một quan điểm sai lầm [thơ là những lời đẹp].

b. Cách bác bỏ và giọng văn

- Nguyễn Dữ dùng lí lẽ và dẫn chứng để trực tiếp bác bỏ với giọng văn dứt khoát, chắc nịch.

- Nguyễn Đình Thi dùng dẫn chứng để bác bỏ luận điểm với giọng vãn nhẹ nhàng, tế nhị.

c. Rút thêm bài học: khi bác bỏ bất cứ điều gì, chúng ta cần lựa chọn mức độ bác bỏ và giọng văn phù hợp với yêu cầu.

Bài tập 2

- Đây là một quan niệm sai lệch không đúng đắn về kết bạn trong học sinh.

- Có thể dùng cách: tìm rõ nguyên nhân, phân tích kĩ lưỡng tác hại của quan niệm sai đó để bác bỏ, cuối cùng đưa ra suy nghĩ và hành động đúng đắn, mọi người đều chấp nhận được.

- Để thuyết phục bạn có quan điểm sai lầm một cách hiệu quả nên dùng giọng văn nhẹ nhàng, tế nhị, êm ái, dễ nghe.

Skip to content

1. Khái niệm: Thao tác lập luận bac bỏ là dùng lí lẽ và đãn chứng đúng đắn , khoa học để chỉ rõ những sai lầm, lệch lạc, thiếu khoa học của một quan điểm, ý kiến nào đó.

2. Mục đích: phủ định những ý kiến chưa chuẩn xác, hướng tới quan điểm đúng.

3. Yêu cầu:

  • Nắm chắc ý kiến sai lầm
  • Dưa ra lí lẽ và dẫn chứng thuyết phục
  • Thái độ thẳng thắn, thận trọng, phù hợp.

4. Tác dụng:

  • Trong văn nghị luận : làm bài văn sâu sắc và có sức thuyết phục
  • Trong đời sống : nhận thức đúng đắn, tư duy sắc sảo.

II. BÀI TẬP

Câu 1.

a. Luận điểm bị bác bỏ: Ông Đinh Gia Trình bác bỏ ý kiến của ông Nguyễn Bách Khoa cho rằng “Nguyễn Du là một con bệnh thần kinh”

Ý kiến phân tích, bác bỏ của ĐGT :

  • Sơ bộ bác bỏ luận điểm bằng cách nêu các câu hỏi tỏ ý nghi ngờ : Ta tự hỏi : “Tác giả căn cứ…bệnh thần kinh?”
  • Bác bỏ luận cứ sai trái của Trương Tửu:
    • Di bút của Nguyễn Du trong bài “mạn hứng” chỉ nói Nguyễn Du bị bệnh chứ không phải bị bệnh thần kinh.
    • Chỉ căn cứ vào mấy bài thơ mà quả quyết Nguyễn Du bị bệnh thần kinh là một sự võ đoán.
    • Chứng minh một người trông tháy ma quỷ bằng cách dẫn mấy câu thơ tả sự sợ hãi và sầu muộn của người ấy là lối lập luận không khoa học.
  • Kết luận : bác bỏ hoàn toàn luận điểm sai trái của Trương Tửu bằng một khẳng định: Người rối loạn thần kinh và khủng hoảng tột độ không thể là tác giả của một kiệt tác như Truyện Kiều.

READ:  Soạn bài Tiếng mẹ đẻ - Nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức

=>Cách bác bỏ : Nêu tên từng luận điểm sai, sau đó lần lượt nêu lên và phân tích từng luận cứ sai, cuối cùng đi đến bác bỏ luận điểm sai trái đó.

b. Ngữ liệu 2

  • Luận cứ sai : Nhiều người, để biện minh và việc từ bỏ tiếng mẹ đẻ, đã than phiền rằng : tiếng nước mình nghèo nàn.
  • Cách bác bỏ :
    • Bằng lí lẽ : lời trách cứ này không có cơ sở nào cả.
    • Bằng dẫn chứng : qua vốn từ nghèo nàn của chính những người này, qua ngôn ngữ trong sáng, phong phú của Nguyễn Du, qua việc dịch sách Trung Quốc và việc viết sách ở nước ta.
  • Kết luận : bác bỏ luận cứ sai lầm đó : phải quy lỗi cho sự bất tài của con người.

c. Ngữ liệu 3 :

  • Lập luận sai : Có người bảo “tôi hút, tôi bị bệnh, mặc tôi !”
  • Cách bác bỏ:
    • Nêu lí lẽ : Hút thuốc lá là quyền của anh nhưng anh không có quyền đầu độc những người xung quanh.
    • Chứng minh bằng một hệ thống dẫn chứng : khói thuốc độc…-> ảnh hưởng đến sức khỏe của những người xung quanh.

=> Hút thuốc lá không những đầu độc bản thân mà còn nêu gương xấu cho con em.

Câu 2. Cách lập luận bác bỏ :

  • Trước tiên phải xác định luận điểm, luận cứ hay lập luận sai.
  • Dùng lí lẽ, dẫn chứng để phân tích và làm rõ cái sai là không thể chấp nhận của ý kiến.
  • Di đến kết luận bác bỏ luận điểm, luận cứ hay lập luận sai.

READ:  Soạn bài một số thể loại văn học: kịch, văn nghị luận

III. LUYỆN TẬP

Câu 1.

a. – vấn đề bị bác bỏ : Quan niệm “đối cứng ta mềm” của những kẻ cơ hội.

  • Bác bỏ quan điểm bằng những lí lẽ, dẫn chứng
  • Khẳng định đây là một quan điểm sai.
  • Giọng điệu dứt khoát, chắc chắn.

b. vấn đề : “Thơ là những lời đẹp”, ” thơ là những đề tài đẹp”.

  • bác bỏ bằng những dẫn chứng.
  •  giọng điệu : nhẹ nhàng, tế nhị.
  • => Bài học : khi bác bỏ cần lựa chọn mức độ bác bỏ và giọng văn phù hợp.

Câu 2.

  • Khẳng định đây là một quan điểm sai.
  • Phân tích : học yếu không phải là thói xấu mà chỉ là một nhược điểm chủ quan do điều kiện khách quan chi phối [ sức khỏe, khả năng..]
  • Chỉ ra nguyên nhân và tác hại của quan điểm trên.
  • Khẳng định quan niệm đúng đắn là : kết bạn với những người học yếu là đúng.

I. Mục đích và yêu cầu của thao tác lập luận bác bỏ

- Khái niệm:

Bác bỏ là dùng lí lẽ và chứng cứ để gạt bỏ những quan điểm, ý kiến sai lệch, thiếu chính xác; từ đó nêu lên ý kiến thuyết phục người nghe, người đọc.

- Mục đích: Nhằm phê phán cái sai để bảo vệ chân lí của đời sống và chân lí của nghệ thuật.

- Yêu cầu:

+ Chỉ ra cái sai hiển nhiên, dùng lí lẽ và dẫn chứng khách quan, trung thực để bác bỏ ý kiến, nhận định sai trái.

+ Khi bác bỏ cần có thái độ khách quan, đúng mực, có văn hóa tranh luận.

II. Cách bác bỏ

1. Đọc ba đoạn trích [SGK].

- Trong đoạn trích: Hoài vọng của lí trí của Đinh Gia Trinh, tác giả đã bác bỏ lập luận thiếu khoa học, suy diễn tùy tiện [đánh tráo khái niệm] của ông Nguyễn Bách Khoa.

+ Tác giả đã vạch trần sự suy diễn vô căn cứ lời nói và những câu thơ của Nguyễn Du.

+ Nghệ thuật bác bỏ đặc sắc ở đoạn trích này là cách diễn đạt [phối hợp các kiểu câu tường thuật, cảm thán, câu hỏi tu từ… khéo léo], sự liên hệ với những thi sĩ, những nhà khoa học nước ngoài từng có trí tưởng tượng kì dị, tương tự trí tưởng tượng của Nguyễn Du.

+ Nhờ những sự phối hợp đó, ông Đinh Gia Trinh đã bác bỏ thành công, thuyết phục ý kiến của ông Nguyễn Bách Khoa khi ông này cho rằng “Nguyễn Du là một con bệnh thần kinh”.

- Tác giả Nguyễn An Ninh [đoạn trích Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức] bác bỏ luận cứ lệch lạc “Nhiều đồng bào chúng ta, để biện minh cho việc từ bỏ tiếng mẹ đẻ, đã than phiền rằng tiếng nước mình nghèo nàn”.

Thái độ từ bỏ tiếng mẹ đẻ bắt nguồn từ nhiều căn cứ, việc than phiền tiếng nước mình nghèo chỉ là một trong những căn cứ. Tác giả trực tiếp phê phán “Lời trách cứ này không có cơ sở nào cả” và phân tích bằng lí lẽ, dẫn chứng, truy tìm nguyên nhân của luận cứ sai lệch “Phải quy lỗi cho sự nghèo nàn của ngôn ngữ hay sự bất tài của con người?” để bác bỏ.

- Ông Nguyễn Khắc Viện [đoạn trích Ôn dịch, thuốc lá] nêu luận điểm “Tôi hút, tôi bị bệnh, mặc tôi!”, rồi bác bỏ luận điểm bằng cách nêu lên những dẫn chứng cụ thể, bằng sự phân tích rõ tác hại ghê gớm của việc hút thuốc lá.

2. Cách thức bác bỏ

- Bố cục bài nghị luận bác bỏ:

+ Mở bài: Nêu rõ ý kiến sai lệch.

+ Thân bài: Dùng dẫn chứng kết hợp lí lẽ để bác bỏ.

+ Kết bài: Nêu ý kiến,quan điểm đúng hoặc rút ra bài học, việc làm cần thiết.

- Cách thức bác bỏ:

+ Nêu và phân tích quan điểm và ý kiến sai lệch, dẫn chứng minh họa tác hại của sai lầm, dẫn chứng trái ngược để phủ nhận hoặc dùng lí lẽ trực tiếp phê phán sai lầm.

+ Khẳng định ý kiến, quan điểm đúng đắn của mình.

- Giọng điệu bác bỏ:

+ Rắn rỏi, dứt khoát.

+ Mang tính chiến đấu, có tính thuyết phục cao.

Page 2

SureLRN

Video liên quan

Chủ Đề