Bác Thứ chưa nghe thủng câu chuyện ra sao nghĩa là gì

Phần I [Trắc nghiệm]

1.  Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bằng cách chỉ khoanh tròn một chữ cái ở đầu câu trả lời đúng.
Ông Hai đi mãi đến sẩm tối mới về. Cái mặt buồn thỉu mỗi ngày bỗng tươi vui, rạng rỡ hẳn lên. Mồm bỏm bẻm nhai trầu, cặp mắt hung hung đỏ, hấp háy… Vừa đến ngõ, ông lão đã lên tiếng:– Chúng mày đâu rồi, ra thầy chia quà cho nào.Lũ trẻ ở trong nhà ùa ra, ông lão rút vội cái gói bọc lá chuối khô cho con bé lớn:– Bánh rán đường đây, chia cho em mỗi đứa một cái.Dứt lời ông lão lại lật đật đi thẳng sang gian bên bác Thứ.Chưa đến bực cửa, ông lão đã bô bô:– Bác Thứ đâu rồi? Bác Thứ làm gì đấy? Tây nó đốt nhà tôi rồi bác ạ. Đốt nhẵn! Ông chủ tịch làng tôi vừa mới lên trên này cải chính, ông ấy cho biết… cải chính cái tin làng Chợ Dầu chúng tôi đi Việt gian ấy mà. Láo! Láo hết! Toàn là sai sự mục đích cả.Bác Thứ chưa nghe thủng câu chuyện ra sao, ông lão đã lại lật đật bỏ lên nhà trên.– Tây nó đốt nhà tôi rồi ông chủ ạ. Đốt nhẵn. Ông chủ tịch làng em vừa lên cải chính… cải chính cái tin làng Chợ Dầu chúng em Việt gian ấy mà. Ra láo! Láo hết, chẳng có gì sất. Toàn là sai sự mục đích cả!

Cũng chỉ được bằng ấy câu, ông lão lại lật đật bỏ đi nơi khác. Còn phải để cho người khác biết chứ. Ông lão cứ múa tay lên mà khoe cái tin ấy với mọi người. Ai ai cũng mừng cho ông lão.

[Ngữ văn 9, tập một]

1. Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào?A – LàngB – Chiếc lược ngàC – Lặng lẽ Sa PaD – Cố hương2. Nội dung chính tác giả muốn làm nổi bật qua đoạn trích trên là gì?A – Cảnh ông hai chia quà cho các con.B – Việc ông Hai khoe bác Thứ chuyện nhà mình bị đốt.C – Việc ông Hai khoe với ông chủ nhà tin mới biết về làng Chợ Dầu.D – Niềm vui của ông Hai khi biết tin làng mình không phải là Việt gian.3. Chi tiết nào thể hiện rõ nhất tâm trạng vui sướng của ông Hai?

A – “Vừa đến ngõ, ông lão đã lên tiếng”


B – “Ông Hai đi mãi đến sẩm tối mới về”.
C – “Ông lão cứ múa tay lên mà khoe cái tin ấy với mọi người”.
D – “Dứt lời ông lão lại lật đật đi thẳng bên gian bác Thứ”.4. Người kể chuyện trong đoạn trích trên là ai?A – Ông HaiB – Bác ThứC – Ông chủ tịchD – Người kể giấu mình5. Tác giả để ông Hai nhắc lại câu “Toàn là sai sự mục đích cả.” nhằm mục đích gì?A – Chế giễu, châm biếm nhân vật.B – Khắc họa sinh động tính cách nhân vật.C – Miêu tả tâm trạng vui sướng của nhân vật.D – Thể hiện sự nhiệt tình của ông Hai đối với cuộc kháng chiến.6. Trong đoạn trích chỉ thấy ông Hai nói, không thấy người khác nói lại, hình thức đó đã giúp nhà văn thể hiện được điều gì?A – Thể hiện được thái độ xa lánh của mọi người đối với ông Hai.B – Thể hiện được thái độ tôn trọng của mọi người đối với ông Hai.C – Thể hiện được trạng thái đau khổ của ông Hai.D – Thể hiện được niềm vui sướng vô bờ của ông Hai.7. Các lời thoại trong đoạn trích diễn ra dưới hình thức nào?A – Đối thoạiB – Độc thoại nội tâmC – Độc thoại dưới hình thức đối thoạiD – Không thuộc ba hình thức trên8. Câu: “Bác Thứ chưa nghe thủng câu chuyện ra sao,…” có nghĩa là gì?A – Bác Thứ chưa nghe hết câu chuyện của ông Hai.B – Bác Thứ nghe nhưng chưa hiểu hết câu chuyện của ông Hai.C – Bác Thứ không nghe được câu chuyện của ông Hai.D – Bác Thứ không hiểu được câu chuyện của ông Hai.9. Dòng nào dưới đây liệt kê đúng và đủ các từ ngữ xưng hô trong lời ông Hai nói với bác Thứ?A – Bác Thứ, nó, tôi, bác [ạ], ông chủ tịch, ông ấy, chúng tôiB – Nó, tôi, bác [ạ], ông chủ tịch, ông ấy, chúng tôiC – Bác Thứ, nó , tôi, bác [ạ], ông ấy, chúng tôiD – Nó, tôi, bác [ạ], ông ấy, chúng tôi10. Dòng nào dưới đây liệt kê đúng và đủ các từ ngữ địa phương [phương ngữ] trong đoạn trích?A – Thầy, bực cửa, [chẳng có gì] sấtB – Trầu, thầy, bực cửa, [chẳng có gì] sấtC – Trầu, thầy, bực cửa, sự mục đích, [chẳng có gì] sấtD – Bỏm bẻm, trầu, thầy, bực cửa, sự mục đích, [chẳng có gì] sất11. Trong lời ông Hai nói với bác thứ có những loại câu nào?A – Chỉ có câu trần thuậtB – Có hai loại câu: trần thuật và nghi vấnC – Có ba loại câu: trần thuật, nghi vấn và cảm thánD – Có đủ bốn loại câu: trần thuật, nghi vấn, cảm thán và cầu khiến12. Các câu nghi vấn trong lời ông Hai nói với bác Thứ dùng để làm gì?A – Cả hai câu đều dùng để hỏi.B – Cả hai câu đều dùng để chào.C – Câu đầu dùng để hỏi, câu sau dùng để chào.

D – Câu đầu dùng để gọi, câu sau dùng để chào.

Phần II: Tự luận

1. Tóm tắt truyện Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long [hoặc truyện Cố Hương của Lỗ Tấn] trong nửa trang giấy thi.

2. Chọn một trong hai đề sau:– Viết bài thuyết minh giới thiệu những nét chính về tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du.

– Kể lại một câu chuyện đáng nhớ của bản thân, trong đó có sử dụng các yếu tố nghị luận và miêu tả nội tâm.

Lời giải:

Phần I [Trắc nghiệm]
 

1 - A; 2 - D; 3 - C; 4 - D; 5 - B; 6 - D; 7 - C; 8 - B; 9 - D; 10 - A; 11 - C; 12 - D

 

Phần II: Tự luận


Câu 1 – trang 228 SGK ngữ văn 9 tập 1: Tóm tắt truyện Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long [hoặc truyện Cố Hương của Lỗ Tấn] trong nửa trang giấy thi.
 

Trả lời

Tóm tắt truyện “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long:Truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long kể về cuộc gặp gỡ tình cờ giữa các nhân vật trên chuyến xe khách từ Hà Nội lên Lào Cai. Đó là cuộc gặp ngắn ngủi trong vòng ba mươi phút giữa ông họa sĩ già, cô kĩ sư mới tốt nghiệp, bác lái xe với anh thanh niên làm việc ở trạm khí tượng trên đỉnh Yên Sơn, khi xe của họ dừng lại nghỉ tại Sa Pa. Ông họa sĩ và cô gái đã lên thăm nơi ở và nơi làm việc của anh thanh niên trên đỉnh núi. Anh đã kể cho họ nghe và công việc và cuộc sống của mình. Qua câu chuyện anh kể, ông họa sĩ và cô kĩ sư đã nhận thấy những nét đẹp trong tâm hồn của anh thanh niên. Khi ông họa sĩ  kí họa bức chân dung về anh, anh đã từ chối và giới thiệu với ông những người khác ở Sa Pa xứng đáng để vẽ hơn. Họ chia tay nhau trong sự lưu luyến, xúc động.

Câu 2 – trang 228 SGK ngữ văn 9 tập 1:Chọn một trong hai đề sau:

– Viết bài thuyết minh giới thiệu những nét chính về tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du.– Kể lại một câu chuyện đáng nhớ của bản thân, trong đó có sử dụng các yếu tố nghị luận và miêu tả nội tâm.
 

Bài làm


Viết bài thuyết minh giới thiệu những nét chính về tác phẩm “Truyện Kiều” của Nguyễn Du.

A. Mở bài:

- Giới thiệu về tác giả Nguyễn Du

- Giới thiệu về kiệt tác “Truyện Kiều”

B. Thân bài:

1. Hoàn cảnh ra đời của “Truyện Kiều”: Đầu thế kỉ XIX [1805 – 1809]

2. Nguồn gốc: Mượn cốt truyện Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân ở Trung Quốc 

3. Nhan đề: 

- Đoạn trường tân thanh : tiếng kêu mới về nỗi đau thương đứt ruột  bộc lộ chủ đề tác phẩm [tiếng kêu cứu cho số phận Kiều, số phận người phụ nữ].

- Truyện Kiều : Tên nhân vật chính – Thuý Kiều [do nhân dân đặt]

4. Tóm tắt những nét chính của “Truyện Kiều”

Phần 1: Gặp gỡ và đính ước

Phần 2: Gia biến và lưu lạc

Phần 3: Đoàn tụ

5. Giá trị tác phẩm

* Giá trị nội dung

- Giá trị hiện thực:

+ Tác phẩm đã phản ánh sâu sắc hiện thực xã hội đương thời

+ Truyện Kiều phơi bày nỗi khổ đau của những con người bị bóc lột, đặc biệt là người phụ nữ.

- Giá trị nhân đạo:

+ Bộc lộ niềm thương cảm sâu sắc trước những đau khổ của con người.

+ Lên án, tố cáo những thế lực tàn bạo đã chà đạp lên quyền sống của con người  -  + Trân trọng, đề cao vẻ đẹp, ước mơ, khát vọng chân chính của con người: 

* Giá trị nghệ thuật

- Về ngôn ngữ: Tiếng Việt đã đạt tới đỉnh cao ngôn ngữ nghệ thuật

- Về nghệ thuật tự sự: đã có sự phát triển vượt bậc

- Về nghệ thuật miêu tả thiên nhiên: 

6. Sự sáng tạo của Nguyễn Du 

- Nội dung: Từ câu chuyện tình ở Trung Quốc đời Minh biến thành một khúc ca đau lòng thương người bạc mệnh [vượt xa Thanh Tâm Tài Nhân ở tinh thần nhân đạo].

- Thể loại: chuyển thể văn xuôi thành thơ lục bát gồm 3254 câu.

- Nghệ thuật

+ Giữ nguyên cốt truyện, nhân vật

+ Thay đổi, sáng tạo các chi tiết: ngôn ngữ, nghệ thuật xây dựng, miêu tả thên nhiên, đặc biệt là bút pháp tả cảnh ngụ tình.

C. Kết bài: Khẳng định “Truyện Kiều” đã và sẽ mãi là sáng tác văn chương đích thực của thiên tài văn học Nguyễn Du.

Những câu hỏi liên quan

Tâm trạng ông Hai, trong những ngày nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc, được Kim Lân miêu tả:

“Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây... ” – cái câu nói của người đàn bà tản cư hôm trước lại dội lên trong tâm trí ông.

Hay là quay về làng? ...

Vừa chớm nghĩ như vậy, lập tức ông lão phản đối ngay, về làm gì cái làng ấy nữa. Chúng nó theo Tây cả rồi. Về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ Cụ Hồ...

Nước mắt ông giàn ra. Về làng tức là chịu quay lại làm nô lệ cho thằng Tây [...].

Ông Hai nghĩ rợn cả người. Cả cuộc đời đen tối, lầm than cũ nổi lên trong ý nghĩ ông. Ông không thể về cái làng ấy được nữa. về bây giờ ra ông chịu mất hết à?

Không thể được! Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù.”

[Làng – Kim Lân]

Cho câu văn “Vậy là, với ngòi bút miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, Kim Lân đã khắc họa thành công nét mới trong tình yêu làng truyền thống của người nông dân kháng chiến.”

Lấy câu văn này làm câu chủ đề để phân tích đoạn trích trên, hãy triển khai thành một đoạn văn quy nạp khoảng 10 câu, trong đoạn có sử dụng lời dẫn trực tiếp và một câu ghép, [gạch chân chú thích lời dẫn trực tiếp và câu ghép].

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 3:

Ông lão rít một hơi thuốc lào nữa, gật gù cái đầu:

- Hừ, đánh nhau cứ đánh nhau, cày cấy cứ cày cấy, tản cư cứ tản cư… Hay đáo để.

- Này bác có biết mấy hôm nay súng nó bắn ở đâu mà nghe rát thế không?

Một người đàn bà cho con bú mé bên kia nói xen vào:

- Nó rút ở Bắc Ninh về qua chợ Dầu nó khủng bố ông ạ.

Ông Hai quay phắt lại lắp bắp hỏi:

- Nó… Nó vào chợ Dầu hở bác? Thế ta giết được bao nhiêu thằng? Người đàn bà ẵm con cong môi lên đỏng đảnh:

- Có giết được thằng nào đâu. Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây còn giết gì nữa. Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được. Một lúc lâu ông mới rặn è è, nuốt một cái gì vướng ở cổ, ông cất tiếng hỏi, giọng lạc hẳn đi:

- Liệu có thật không hở bác? Hay là chỉ lại…

- Thì chúng tôi vừa ở dưới ấy lên đây mà lại. Việt gian từ thằng chủ tịch mà đi cơ ông ạ. Tây vào làng chúng nó bảo nhau vác cờ thần ra hoan hô. Thằng chánh Bệu thì khuân cả tủ chè, đỉnh đồng, vải vóc lên xe cam nhông, đưa vợ con lên vị trí với giặc ở ngoài tỉnh mà lại. Có người hỏi:

- Sao bảo làng chợ Dầu tinh thần lắm cơ mà?…

- Ấy thế mà bây giờ đổ đốn ra thế đấy!

Ông Hai trả tiền nước, đứng dậy, chèm chẹp miệng cười nhạt một tiếng, vươn vai nói to:

- Hà, nắng gớm, về nào…

Ông lão vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng. Tiếng cười nói xôn xao của đám người mới tản cư lên ấy vẫn dõi theo. Ông nghe rõ cái giọng chua lanh lảnh của người đàn bà cho con bú:

- Cha mẹ tiên sư nhà chúng nó! Đói khổ ăn cắp ăn trộm bắt được người ta còn thương. Cái giống Việt gian bán nước thì cứ cho mỗi đứa một nhát!

Ông Hai cúi gằm mặt xuống mà đi. Ông thoáng nghĩ đến mụ chủ nhà. Về đến nhà, ông Hai nằm vật ra giường, mấy đứa trẻ thấy bố hôm nay có vẻ khác, len lén đưa nhau ra đầu nhà chơi sậm chơi sụi với nhau. Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ tràn ra… Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu… ông lão nắm chặt hai tay lại và rít lên:

- Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này!

[Trích Làng – Kim Lân, Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục, 2005, tr165, 166]

Câu 1: Giải nghĩa các từ khuân, vác được sử dụng trong đoạn văn.

Câu 2: Phân tích các thành phần ngữ pháp và cho biết câu văn sau thuộc kiểu câu gì: Ông lão vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng.

Câu 3: Viết bài văn nghị luận, không quá 300 chữ, phân tích nhân vật ông Hai trong đoạn văn. Qua đó, nêu nhận xét về nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn Kim Lân.

Chỉ ra các hành động nói và mục đích của mỗi hành động nói trong các đoạn trích sau:

a] Tiếng chó sủa vang các xóm.

Bà lão láng giềng lại lật đật chạy sang:

- Bác trai đã khá rồi chứ ?

- Cảm ơn cụ, nhà cháu đã tỉnh táo như thường. Nhưng xem ý hãy còn lề bề lệt bệt chừng như vẫn mỏi mệt lắm.

- Này, bảo bác ấy có trốn đi đâu thì trốn. Chứ cứ nằm đấy, chốc nữa họ vào thúc sưu, không có, họ lại đánh trói thì khổ. Người ốm rề rề như thế, nếu lại phải một trận đòn, nuôi mấy tháng cho hoàn hồn. 

- Vâng, cháu cũng đã nghĩ như cụ. Nhưng để cháo nguội, cháu cho nhà cháu ăn lấy vài húp cái đã. Nhịn suông từ sáng hôm qua đến giờ còn gì.

- Thế thì phải giục anh ấy ăn mau lên đi, kẻo nữa người ta sắp sửa kéo vào rồi đấy!

Rồi bà lão lật đật trở về với vẻ mặt băn khoăn.

[Ngô Tất Tố, Tắt đèn]

b] Lê Thận nâng gươm lên ngang đầu nói với Lê Lợi:

- Đây là Trời có ý phó thác cho minh công làm việc lớn. Chúng tôi nguyện đem xương thịt của mình theo minh công, cùng với thanh gươm thần này để báo  đền Tổ quốc!

[Sự tích Hồ Gươm]

c] Hôm sau lão Hạc sang nhà tôi. Vừa thấy tôi, lão báo ngay:

- Cậu Vàng đi đời rồi ông giáo ạ!

- Cụ bán rồi?

- Bán rồi! Họ vừa bắt xong. […]

- Thế nó cho bắt à?

Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc…

- Khốn nạn… Ông giáo ơi!… Nó có biết gì đâu! Nó thấy tôi gọi thì chạy ngay về, vẫy đuôi mừng. Tôi cho nó ăn cơm. Nó đang ăn thì thằng Mục nấp trong nhà, ngay đằng sau nó, tóm lấy hai cẳng sau nó dốc ngược nó lên.

[Nam Cao, Lão Hạc]

Video liên quan

Chủ Đề