Bài kiểm tra học kì 1 môn văn lớp 6 năm 2024

Tham gia làm bài test "Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6" của chúng tôi để hệ thống lại khối lượng kiến thức bạn đã tiếp thu được trong học kì đầu của năm học. Với 30 câu hỏi trắc nghiệm khách quan trải dài trên tất cả các nội dung bài học trong môn Ngữ văn lớp 6 kì 1, bạn có thể đánh giá, kiểm tra trình độ hiện tại của minh, từ đó đưa ra phương pháp học tập đúng đắn nhằm mang lại hiệu quả cao. Chúc các bạn học tốt!

  • Đề thi học kì 1 tiếng Anh lớp 6 có file nghe và đáp án
  • Đề kiểm tra học kì 1 môn Toán lớp 6 có đáp án

Bạn cần đăng ký tài khoản VnDoc Pro để làm bài trắc nghiệm này! Tìm hiểu thêm

  • Câu 1:

    Cụm danh từ nào có đủ cấu trúc ba phần?

    • A. Tất cả các bạn học sinh lớp 6.
    • B. Chàng trai khôi ngô tuấn tú ấy.
    • C. Chiếc thuyền cắm cờ đuôi nheo.
    • D. Một lưỡi búa.
  • Câu 2:

    Thành ngữ "thầy bói xem voi" có ý nghĩa gì?

    • A. Nói về việc các thầy bói đi xem voi
    • B. Nói về thái độ khi tìm hiểu một sự vật, sự việc nào đó không toàn diện
    • C. Nói về hiểu biết đúng đắn về sự vật nào đó
    • D. Cả ba ý trên đều sai
  • Câu 3:

    Tên người, tên địa danh Việt Nam được viết hoa như thế nào?

    • A. Viết hoa toàn bộ chữ cái từng tiếng.
    • B. Viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi tiếng.
    • C. Viết hoa chữ cái đầu tiên của từ.
    • D. Không viết hoa tên đệm của tên người.
  • Câu 4:

    “Khi cậu bé vừa khôn lớn thì mẹ chết. Cậu sống lủi thủi trong túp lều cũ dựng dưới gốc đa, cả gia tài chỉ có một lưỡi búa của cha để lại. Người ta gọi cậu là Thạch Sanh. Năm Thạch Sanh bắt đầu biết dùng búa, Ngọc Hoàng sai thiên thần xuống dạy cho đủ các môn võ nghệ và mọi phép thần thông.” (Trích Thạch Sanh, Ngữ văn 6, tập 1) Từ nào dưới đây có thể thay thế thích hợp nhất cho từ "gia tài" trong đoạn văn trên ?

    • A. Của cải.
    • B. Gia sản.
    • C. Vật chất.
    • D. Tài sản.
  • Câu 5:

    Đọc câu văn: "Nếu không nghiêm khắc với hành vi quay cóp, gian lận trong kiểm tra thi cử của một số học sinh, vô hình dung thầy (cô) giáo đã tự mình không thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ trồng người đã được giao". Câu văn trên có từ nào dùng không chính xác?

    • A. Vô hình dung.
    • B. Quay cóp.
    • C. Chức năng, nhiệm vụ.
    • D. Trồng người.
  • Câu 6:

    Đọc đoạn văn: "Ngày xưa, có hai vợ chồng ông lão đánh cá ở với nhau trong một túp lều nát trên bờ biển.Ngày ngày, chồng đi thả lưới, vợ ở nhà kéo sợi. Một hôm, người chồng ra biển đánh cá. Lần đầu kéo lưới chỉ thấy có bùn, lần thứ nhì kéo lưới chỉ thấy cây rong biển, lần thứ ba kéo lưới thì bắt được một con cá vàng". Trong đoạn văn trên có mấy số từ?

    • A. Bẩy.
    • B. Bốn.
    • C. Sáu.
    • D. Năm.
  • Câu 7:

    Câu nào chứa số từ chỉ thứ tự?

    • A. Đến kỳ sinh, chuyện thật lạ, nàng sinh ra một trăm cái bọc trăm trứng, trăm trứng nở ra một trăm người con hồng hào, đẹp đẽ lạ thường.
    • B. Thủy Tinh đến sau, không lấy được vợ đùng đùng nổi giận.
    • C. Việt Nam có dân số đứng hàng mười ba của thế giới..
    • D. Ngày xưa, ở miền đất Lạc Việt, cứ như bây giờ gọi là Bắc Bộ nước ta, có một vị thần thuộc nòi rồng, con trai thần Long Nữ, tên là Lạc Long Quân.
  • Câu 8:

    Dòng nào nêu đúng sự khác biệt giữa truyện ngụ ngôn và tục ngữ?

    • A. Có bài học khuyên răn con người.
    • B. Có ngụ ý xâu xa.
    • C. Có ngôn ngữ hàm súc.
    • D. Có cốt truyện.
  • Câu 9:

    Cụm tính từ nào có đầy đủ cấu trúc ba thành phần?

    • A. Rất chăm chỉ.
    • B. Xinh đẹp bội phần.
    • C. Còn đẹp lắm.
    • D. Vẫn duyên dáng.
  • Câu 10:

    Truyền thuyết Con rồng cháu Tiên ra đời nhằm mục đích:

    • A. giải thích nguồn gốc cộng đồng người Việt Nam, nguồn gốc các dân tộc trên lãnh thổ nước ta.
    • B. kể về những câu chuyện thần kì, có thật và được nhân dân lưu truyền từ đời này qua đời khác.
    • C. tái dựng lại bức tranh lịch sử nước ta trong buổi đầu dựng nước.
    • D. nêu cao tình thần yêu nước và truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc.
  • Câu 11:

    Trong các câu sau, câu nào có từ được dùng theo nghĩa chuyển?

    • A. Thằng này to gan nhỉ?
    • B. Nước cạn đến tận đáy hồ rồi.
    • C. Nghe tiếng chuông, tôi mắt nhắm mắt mở ngồi dậy
  • Câu 12:

    Truyện Mẹ hiền dạy con tạo được sự xúc động ở người đọc chủ yếu nhờ vào:

    • A. kết cấu lôgic, chặt chẽ.
    • B. cốt truyện bất ngờ, hấp dẫn.
    • C. nghệ thuật xây dựng nhân vật sinh động với tính cách phức tạp.
    • D. sử dụng những chi tiết giàu ý nghĩa.
  • Câu 13:

    Nội dung của truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm là gì?

    • A. Ca ngợi vẻ đẹp của Hồ Gươm - một danh thắng nổi tiếng nằm giữa lòng thủ đô Hà Nội.
    • B. Ca ngợi tính chất chính nghĩa, tính chất nhân dân và chiến thắng vẻ vang của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống giặc Minh xâm lược do Lê Lợi lãnh đạo ở đầu thế kỉ XV.
    • C. Ca ngợi những người anh hùng chiến đấu dũng cảm xả thân vì đất nước.
    • D. Ca ngợi tinh thần đoàn kết của nhân dân, đã đồng tâm hiệp lực chống lại quân xâm lược.
  • Câu 14:

    Chi tiết nào trong truyện Sơn Tinh - Thủy Tinh không mang yếu tố tưởng tượng kì ảo?

    • A. Hàng năm, ở nước ta thường xuyên có những trận lũ lớn.
    • B. Thủy Tinh có tài hô mưa gọi gió, làm nên lũ lụt.
    • C. Sơn Tinh và Thủy Tinh đánh nhau ròng rã mấy tháng trời.
    • D. Sơn Tinh có tài dời non nấp biển.
  • Câu 15:

    Thầy sờ đuôi voi, thấy con voi giống thứ gì?

    • A. Chổi sể cùn
    • B. Cái đòn càn
    • C. Cái quạt thóc
    • D. Chổi rơm
  • Câu 16:

    Dòng nào sau đây nêu chính xác và đầy đủ về ý nghĩa của truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên?

    • A. Đề cao sự tưởng tượng của người xưa.
    • B. Thể hiện tinh thần đoàn kết dân tộc.
    • C. Giải thích, suy tôn nguồn gốc giống nòi và thể hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất cộng đồng của người Việt.
    • D. Giải thích nguồn gốc của loài người.
  • Câu 17:

    Truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng được kể theo ngôi thứ mấy?

    • A. Ngôi thứ ba.
    • B. Ngôi thứ hai
    • C. Kết hợp ngôi thứ nhất và ngôi thứ hai.
    • D. Ngôi thứ nhất.
  • Câu 18:

    Từ nào là từ mượn?

    • A. Đi đứng.
    • B. Học tập.
    • C. Nghỉ ngơi.
    • D. Ăn uống.
  • Câu 19:

    Truyện truyền thuyết khác với truyện cổ tích ở điểm nào?

    • A. Có yếu tố hiện thực.
    • B. Có cốt lõi là sự thật lịch sử.
    • C. Thể hiện thái độ của nhân dân.
    • D. Có yếu tố kì ảo.
  • Câu 20:

    Câu tục ngữ "Núi cao sông hãy còn dài - Năm năm báo oán, đời đời đánh ghen" phản ánh sự thật lịch sử gì?

    • A. Nhân dân ta phải chịu khổ sở do thiên tai chỉ vì những oán thù cá nhân.
    • B. Trong lịch sử phát triển của mình, dân tộc ta phải chiến đấu chống lại nhiều thứ thiên tai, nhân họa.
    • C. Tính chất khó khăn, gian khổ, lâu dài của công cuộc phòng chống thiên tai của nhân dân ta.
    • D. Thủy Tinh vẫn luôn giữ mối thù xưa và hàng năm vẫn dâng nước lên đánh Sơn Tinh.
  • Câu 21:

    Câu nói của Lê Thận trong Sự tích Hồ Gươm: "Đây là ý trời phó thác cho minh công làm việc lớn. Chúng tôi nguyện đem xương thịt của mình theo minh công, cùng với thanh gươm thần này để báo đền Tổ quốc" thể hiện:

    • A. niềm tin và sự đồng lòng nhất trí của nghĩa quân quyết tâm đánh đuổi giặc thù.
    • B. tinh thần hy sinh quên mình vì nghĩa lớn của Lê Thận.
    • C. lòng trung thành và ý chí kiên cường bất khuất của một trung thần nghĩa sĩ.
    • D. khả năng nhận biết thời thế nhanh nhạy, chính xác của Lê Thận.
  • Câu 22:

    Hình ảnh niêu cơm ăn hết lại đầy trong truyện Thạch Sanh không thể hiện ý nghĩa nào?

    • A. Ước mơ về cuộc sống đầy đủ, no ấm, sung túc của nhân dân.
    • B. Thể hiện tài năng phi thường của Thạch Sanh, không chỉ khiến quân giặc quy hàng mà còn "tâm phục, khẩu phục".
    • C. Thể hiện mơ ước về một quốc gia giàu mạnh, quân đội hùng cường để có thể tự bảo vệ đất nước trước lũ giặc ngoại xâm hung bạo.
    • D. Khát vọng chung sống hòa bình và tình bác ái, khoan dung của dân tộc ta.
  • Câu 23:

    Trong hệ thống từ mượn của tiếng Việt, bộ phận từ mượn nào chiếm số lượng lớn nhất?

    • A. Từ mượn tiếng Pháp.
    • B. Từ mượn tiếng Hán.
    • C. Từ mượn tiếng Nga.
    • D. Từ mượn tiếng Anh.
  • Câu 24:

    Trong truyện Cây bút thần, tại sao Mã Lương chỉ vẽ những phương tiện cần thiết cho cuộc sống của người nông dân mà không vẽ luôn những của cải vật chất có sẵn để hưởng thụ?

    • A. Vì trong giấc mơ, vị thần đã dặn Mã Lương rằng không được vẽ các thứ của cải vật chất có sẵn.
    • B. Vì tác giả muốn khẳng định: của cải mà con người hưởng thụ phải do chính con người làm ra.
    • C. Vì dân làng không ai đề nghị Mã Lương vẽ những thứ đó.
    • D. Vì nếu vẽ những thứ đó, cây bút thần lập tức mấy linh nghiệm.

Câu 25:

Có thể dùng từ nào trong các từ dưới đây để thay thế cho từ "đó" trong câu "Từ đó, oán nặng thù sâu, hằng năm Thủy Tinh làm mưa gió bão lụt dâng nước đánh Sơn Tinh"?