Bài tập tính góc trong tam giác

Tổng ba góc của một tam giác (phần 1) – Sách bài tập Toán lớp 7

ĐỀ BÀI:

Bài 1.

Tính giá trị x ở hình dưới:

Bài tập tính góc trong tam giác

Bài 2.

Cho tam giác ABC có :

Bài tập tính góc trong tam giác

Bài tập tính góc trong tam giác

Bài 3.

Cho tam giác ABC, điểm M nằm trong tam giác đó. Tia BM cắt AC ở K.

a) So sánh  góc AMK và  ABK

b) So sánh   góc AMC và  góc ABC

Bài tập tính góc trong tam giác

Bài 4.

Hãy chọn giá trị đúng của x trong các kết quả A, B, C, D (Xem hình dưới, trong đó IK // EF)

A) 100°                         B) 70°

C) 80°                           D) 90°

Bài tập tính góc trong tam giác

Bài 5.

Cho tam giác nhọn ABC. Kẻ BH vuông góc với AC (H ∈ AC) kẻ CK vuông góc với AB (K ∈ AB). Hãy so sánh góc ABH và góc ACK.

Bài tập tính góc trong tam giác

Bài 6.

Cho tam giác ABC có góc B = góc C = 50∘.

 Gọi tia Am là tia phân giác của góc ngoài ở đỉnh A. Hãy chứng tỏ Am // BC

Bài tập tính góc trong tam giác

Xem thêm: Từ vuông góc đến song song – Sách bài tập Toán lớp 7

Bài 7

a) Một góc nhọn của Êke bằng 30°. Tính góc nhọn còn lại.

b) Một góc nhọn của Êke bằng 45°. Tính góc nhọn còn lại.

Bài 8.

Cho tam giác ABC có góc A=100, góc − góc C=20. Tính góc B và góc C.

Bài 9.

Cho tam giác ABC vuông tại A. Kẻ AH vuông góc với BC (H ∈ BC). Tìm góc bằng góc B

Bài 10.

Cho hình dưới:

Bài tập tính góc trong tam giác

a) Có bao nhiêu tam giác vuông trong hình?

b) Tính số đo các góc nhọn ở các đỉnh C, D, E.

Bài 11.

Cho tam giác ABC có  góc B=70,  góc C=30∘ . Tia phân giác của góc A cắt BC tại D. Kẻ AH vuông góc với BC (H ∈ BC).

a) Tính  góc BA

b) Tính góc AD

c) Tính   góc  HAD

Bài 12.

Cho tam giác ABC. Các tia phân giác của các góc B và C cắt nhau ở I. Tính   góc  BI biết rằng:

a)   góc  B=80,  góc C=40∘ 

b)   góc A=80∘ 

c)   góc A=m

LỜI GIẢI, CHỈ DẪN HOẶC ĐÁP SỐ:

Bài 1.

Bài tập tính góc trong tam giác

a) (h.73a). Xét tam giác ABC :

x = 180° – góc B – góc C = 180° – 30° – 110° = 40°.

b) (h.73b). Xét tam giác DEF :

2x = 180° – góc  D = 180° – 40° = 140°.

Vậy x = 140° :2 = 70°.

Bài 2.

(h.74).

Bài tập tính góc trong tam giác

Xét tam giác ABC :

góc  B = 180° – góc  A – góc C = 180° – 60° – 50° = 70°.

Do BD là tia phân giác của góc B nên :

góc  B1 = 1/2  góc  B = 70° : 2 = 35°

góc  ADB là góc ngoài ở đỉnh D của tam giác DBC

nên:

góc  ADB = góc  B1 + góc  C = 35° + 50° = 85°.

Suy ra :BDC = 180° – ADB = 180° – 85° = 95°.

Bài 3.

(h.75)

Bài tập tính góc trong tam giác

a) góc  AMK là góc ngoài ở đỉnh M của tam giác ABM nên:

góc AMK >  góc  ABK              (1)

b) góc  KMC là góc ngoài ở đỉnh M của tam giác CBM nên:

góc KMC >  góc  CKB              (2)

Từ (1), (2) suy ra : góc  AMK + góc KMC > góc  ABK + góc CBK.

Do đó góc AMC > góc ABC.

Bài 4.

(h.76). Kết quả D là đúng.

Bài tập tính góc trong tam giác

Giải thích :

IK // EF => góc  IKF + góc  F1 = 180° (cặp góc trong cùng phía)

=>góc  F1 = 180° – góc  IKF = 180° – 140° = 40°

Tam giác OEF có góc ngoài  E1 =130° nên

góc  O1 = góc  E1 – góc  F1 = 130° – 40° = 90° .

Bài 5.

(h.77)

Bài tập tính góc trong tam giác

Xét  tam giác ABH : góc  ABH = 180° – góc  H – góc A = 180° – 90° – góc  A  = 90°   – góc  A      (1)

Xét  tam giác  ACK : góc  ACK = 180° – góc K – góc A = 180° – 90°  -góc A  = 90°   –   góc A      (2)

Từ (1) và (2) suy ra góc  ABH = góc ACK .

Chú ý : Bài toán vẫn đúng trong trường hợp tam giác tù.

Bài 6.

(h.78).

Bài tập tính góc trong tam giác

CAD là góc ngoài của tam giác ABC nên

góc CAD = góc B + góc C = 50° + 50° = 100° .

Am là tia phân giác của góc CAD nên

A1 = A2 = 1/2 CAD = 100° : 2 = 50°.

Hai đường thẳng Am và BC tạo với AC hai góc so le trong bằng nhau

góc  A1 =góc C = 50° nên Am // BC.

Bài 7

a) Đáp số : 60° ;                     b) Đáp số :   45° .

Bài 8.

Ta tính được góc  B +góc C = 80° từ đó có góc B = 50° , góc C = 30°.

Bài 9.

(h.79)

Bài tập tính góc trong tam giác

 Cách 1.

tam giác ABH vuông tại H ==> góc B + góc A1 = 90°.

Ta lại có góc A1 + góc A2 = 90° . Vậy góc B = góc A2 (cùng phụ góc A1).

Cách 2.

tam giác ABC vuông tại A => góc B + góc C = 90°.

tam giác AHC vuông tại H => góc A2 + góc C = 90° . Vậy góc B = góc A2 , (cùng phụ góc C).

Bài 10.

(h.80)

Bài tập tính góc trong tam giác

a) Có hai tam giác vuông tại B là : ABC, CBD.

Có hai tam giác vuông tại c là : ACD, DCE.

Có một tam giác vuông tại D là : ADE. Tổng cộng có năm tam giác vuông.

b) Đáp số: góc ACB = 50°, góc BCD = 40°, góc ADC = 50°, góc CDE = 40°, góc CED = 50°.

Bài 11.

(h.81)

Bài tập tính góc trong tam giác

a) góc BAC = 80°

b) Ta tính được góc A1 = 40°. góc  ADH là góc ngoài ở đỉnh D của tam giác ADC nên

góc  ADH = góc  C+ góc  A1, = 30° + 40° = 70° .

c) Đáp số: góc HAD = 20°.

Bài 12.

(h.82)

Bài tập tính góc trong tam giác

a) Đáp số: 120°

b) Xét tam giác ABC:

góc B + góc C = 180° – góc  A = 180° – 80° = 100°

góc B1 + góc  C1 = ( góc  B + góc C )/2 = 100°/2 = 50°.

Xét tam giác IBC, góc  BIC  = 180° – (góc  B1 + góc C1) = 180° – 50° = 130°

c) Giải tương tự câu b)

góc B + góc C = 180° – m°

góc B1 + góc C1= (180° – m° )/2 = 90° – m°/2

góc BIC = 180° – ( 90° – m°/2) = 90° + m°/2