Bài thuyết trình Xây dựng lớp học hạnh phúc Mầm non


Trường của em be bé, 

 Nằm lặng giữa rừng cây,

 Cô giáo em tre trẻ, 

Dạy em hát rất hay. 

 Hương rừng thơm đồi vắng, 

Nước suối trong thầm thì, 

Cọ xòe ô che nắng, 

 Râm mát đường e đi. 

Không hiểu sao khi đặt bút viết những dòng này, trong tâm trí tôi da diết yêu hình ảnh về một ngôi trường nhỏ nhắn, hình ảnh cô giáo của các em nhỏ vùng cao như là người mẹ thứ hai thật dịu hiền, ngày ngày dạy em hát để thấy yêu quê hương, yêu đất nước, học cách sống tốt qua những câu hát thân thương. Đó là hiện thực mà cũng chính là ước mơ mà Minh Chính muốn nhắc tới trong thời kì kháng chiến. Còn với bối cảnh đất nước đang ngày càng đổi mới hiện nay thì liệu những người giáo viên như chúng tôi đã làm được những gì để chắp cánh cho những ước mơ bình dị của bao trẻ?

Vâng, việc dạy dỗ các em không hề đơn giản như tôi từng ước mơ. Tất cả mọi thứ gọi là “niềm yêu nghề” chỉ là lời nói suông nếu chúng ta không hiểu, không từng ngày thật sự nổ lực và cố gắng. Nếu ai đó hỏi chúng tôi một câu: Nghề dạy học bây giờ thật sự áp lực không? Tôi xin thẳng thắn nói rằng: Nghề giáo trong bối cảnh hiện nay đối với chúng tôi thật sự áp lực. Áp lực từ yêu cầu ngày càng đổi mới của toàn ngành, áp lực từ lòng mong mỏi của phụ huynh, trọng trách “ trồng người” mà toàn xã hội giao phó.

Đã có lúc bản thân tôi “bùng nổ” với ánh mắt vô cùng “giận dữ” khi các em chưa ngoan, không giữ nề nếp lớp học, không chú ý nghe cô giáo giảng bài, ngồi trong lớp muốn làm gì thì làm..v.v.. Sự cầu toàn của tôi đặt ra bắt buộc các em phải theo “khuôn mẫu” mà tôi không hề nghĩ rồi sẽ có một ngày các em bức phá, làm theo những gì mà mình muốn. Và điều gì đến cũng đã đến, bởi bản thân mỗi đứa trẻ là một thế giới quan sinh động, các em có quyền sáng tạo và trải nghiệm, sẽ thật là phản giáo dục nếu cứ mãi bắt ép các em vào những thứ rập khuôn.

Tôi lặng ngồi xuống và đặt câu hỏi: Liệu rằng những đứa trẻ của mình có hạnh phúc không khi cứ “ lập trình” các em cứ như một con robot như thế? Một người thầy thật sự phải là một người thầy khiến cho học sinh hứng thú học chứ không phải khiến cho học sinh sợ và học trong áp lực. Từ đó, bản thân tôi tự nhủ mình phải thực sự thay đổi để xây dựng một lớp học hạnh phúc.

Với tôi, hiểu một cách đơn giản, lớp học hạnh phúc là nơi khiến cả cô và trò đều có cảm giác "muốn đến". Khi đến sẽ có hứng thú, niềm vui, sự mong chờ và những rung cảm. Đặc biệt, một nhiệm vụ quan trọng nhất đối với các giáo viên đứng lớp Một tại mái trường Tiểu học Ngô Sĩ Liên - một ngôi trường đầy tự hào với truyền thống dạy và học của quận Liên Chiểu, là đón những mầm non bỡ ngỡ, thật nhanh chóng tạo một  môi trường mới hoàn toàn tin tưởng để mỗi ngày đến trường với các em là một ngày vui, được học tập, được vui chơi, được yêu thương, được ấp ủ những ước mơ non trẻ.

            Khác với lớp học truyền thống, lớp học hạnh phúc không áp đặt phát triển theo khuôn mẫu mà đóng vai trò định hướng để các em được làm những gì mình yêu thích và say mê. Ở đó, các em không học theo kiểu nhồi nhét mà được học những gì có ý nghĩa, được khơi gợi niềm yêu thích để tiếp tục tự tìm hiểu. Từng tiết học được biến hóa thành bài học thú vị qua những trò chơi, trải nghiệm. Để cảm nhận được sự hạnh phúc, các em phải được tích lũy kiến thức thông qua những hoạt động trải nghiệm. Các hoạt động không chỉ nằm trong khuôn khổ lớp học mà còn được tổ chức ngoài khuôn viên trường lớp, giúp các em cảm nhận sâu sắc về thế giới tự nhiên xung quanh.

Một điều quan trọng nữa, các em sẽ yêu thích việc đến trường nếu như ở đó các em được bày tỏ và được lắng nghe một cách đầy tôn trọng. Thay vì la mắng, dọa dẫm, hãy cho các em được sai, được nói ra cảm xúc của mình trong môi trường học đường. Điều đấy sẽ giúp các em tiếp thu tốt hơn, tự tin và hòa đồng hơn. Từ đó, rèn luyện ý thức và khả năng tập trung từ chính nhận thức của bản thân. Tôn trọng cảm xúc là một trong những yếu tố tạo nên lớp học hạnh phúc. Bởi dù ở lứa tuổi nào, các em cũng có những cảm xúc như người lớn: cần được lắng nghe, tôn trọng và được yêu thương, giúp các em tìm và phát huy thế mạnh của riêng mình.

Và một điều lạ thay, phản ứng ngược rằng chính nhờ học trò mà tôi cảm thấy mình càng phải thay đổi. Tôi học được ở các em bài học vô cùng quý giá, đó là lòng bao dung. Mặc dù hôm nay có buồn phiền các em đi chăng nữa, thì các em vẫn dành cho mình tình yêu thương đặc biệt nào đó trong sâu thẳm tâm hồn.

Với tất cả những điều đó, để xây dựng được lớp học hạnh phúc, bản thân tôi luôn tự nhủ cố gắng từng ngày để thật sự thay đổi, mong muốn cởi bỏ tất cả mọi thứ bên ngoài lớp học, hoàn toàn vui vẻ khi đến với các em. Hy vọng rằng đến với các em bằng tình thương, sự tôn trọng, bằng cả tâm trí, sự sáng tạo thì các em sẽ hạnh phúc.

Trương Thị Cẩm Châu

Giáo viên Lớp 1 Trường Tiểu học Ngô Sĩ Liên – Quận Liên Chiểu – Thành phố Đà Nẵng

Một số hình ảnh lớp Một /2 năm học 2018 -2019

Sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc trong trường mầm non” TẢI TÀI LIỆU DƯỚI ĐÂY  

SKKN Một số giải pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 25-36 tháng tuổi tại trường mầm non thông qua giờ kể chuyện 2020 Sending …

Sáng kiến: “Một số biện pháp giúp trẻ 5 – 6 tuổi tích cực phát triển vận động trong trường mầm non”. Post Views: 976

BÁO CÁO BIỆN PHÁP SỬ DỤNG CÁC NGUYÊN LIỆU SÁNG TẠO TRONG HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH CHO TRẺ LỚP 5-6 TUỔI SỐ 1- TRƯỜNG MẦM …

Privacy Overview

This website uses cookies so that we can provide you with the best user experience possible. Cookie information is stored in your browser and performs functions such as recognising you when you return to our website and helping our team to understand which sections of the website you find most interesting and useful.

Strictly Necessary Cookies

Strictly Necessary Cookie should be enabled at all times so that we can save your preferences for cookie settings.

If you disable this cookie, we will not be able to save your preferences. This means that every time you visit this website you will need to enable or disable cookies again.

Video liên quan

Chủ Đề