Tổng kết văn học trung đại lớp 9

Các tác giả, tác phẩm văn học trung đại trong chương trình Ngữ văn lớp 9

1. Chuyện người con gái Nam Xương.

Xuất xứ: 16 trong 20 truyện truyền kỳ mạn lục. Mượn cốt truyện “Vợ chàng Trương” Nguyễn Dữ [Thế kỉ 16].

Nội dung:

  • Khẳng định, đề cao những phẩm chất tốt đẹp của Vũ Nương và vẻ đẹp tâm hồn truyền thống của người phụ nữ Việt Nam.
  • Niềm cảm thương số phận bi kịch của họ dưới chế độ phong kiến.
  • Phê phán xã hội nam quyền phong kiến cũ cổ hủ, hà khắc đã vùi dập thân phận người phụ nữ.

Nghệ thuật:

  • Truyện truyền kỳ viết bằng chữ Hán.
  • Kết họp những yếu tố hiện thực và yếu tố kỳ ảo, hoang đường với cách kể chuyện, xây dựng nhân vật rất thành công.

2. Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh.

Xuất xứ: Viết khoảng đầu thời nhà Nguyễn [đầu Thế kỉ XIX] Phạm Đình Hổ

Nội dung:

  • Đời sống xa hoa vô độ của bọn vua chúa, quan lại phong kiến thời vua Lê, chúa Trịnh suy tàn.
  • Cuộc sống hoang mang, khốn khổ của người dân trước sự ngang ngược và lòng tham vô đáy của bọn quan tham.

Nghệ thuật:

  • Tuỳ bút chữ Hán, ghi chép theo cảm hứng sự việc, câu chuyện con người đương thời một cách cụ thể, chân thực, sinh động, giàu chất trữ tình.
  • Các chi tiết miêu tả chọn lọc, đắt giá, giàu sức thuyết phục, tả cảnh đẹp tỉ mỉ nhưng lại nhuốm màu sắc u ám, mang tính dự báo.
  • Giọng điệu tác giả gần như khách quan nhưng cũng đã khéo léo thể hiện thái độ lên án bọn vua quan qua thủ pháp liệt kê.

3. Hồi thứ 14 của Hoàng Lê nhất thống chí.

Xuất xứ: Hồi thứ 14, Trích tiểu thuyết chương hồi Hoàng lê nhất thống chí của Ngô Gia Văn Phái

Nội dung:

  • Phản ánh giai đoạn lịch sử đầy biến động của xã hội phong kiến Việt Nam cuối TK XVIII Ngô Gia Văn Phái [Ngô Thì Chí, Ngô Thì Du – thế kỉ 18].
  • Hình ảnh anh hùng dân tộc Quang Trung Nguyễn Huệ với chiến công thần tốc vĩ đại đại phá quân Thanh mùa xuân 1789.
  • Sự thảm hại của quân tướng Tôn Sĩ Nghị và số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống phản nước hại dân. – Tiểu thuyết lịch sử chương hồi viết bằng chữ Hán.

Nghệ thuật:

  • Cách kể chuyện nhanh gọn, chọn lọc sự việc, khắc hoạ nhân vật chủ yếu qua hành động và loi nói.
  • Kể chuyện xen kẽ miêu tả một cách sinh động cụ thể, gây được ấn tượng mạnh.

4. Truyện Kiều.

Xuất xứ: Truyện Kiều có tên gốc là Đoạn trường tân thanh, thường được dân gian gọi là Truyện Kiều [theo tên nhân vật chính là Thúy Kiều]. Truyện Kiều là một truyện thơ của thi sĩ Nguyễn Du [1766-1820]. Đây được xem là truyện thơ nổi tiếng nhất và xét vào hàng kinh điển trong văn học Việt Nam, tác phẩm được viết bằng chữ Nôm theo thể lục bát, gồm 3254 câu.

Nội dung:

Đoạn trích Chị em Thuý Kiều

  • Trân trọng ngợi ca vẻ đẹp của chị em Thuý Kiều. Vẻ đẹp toàn bích của những thiếu nữ phong kiến. Qua đó dự cảm về kiếp người tài hoa bạc mệnh.
  • Thể hiện cảm hứng nhân văn văn Nguyễn Du Nghệ thuật ước lệ cổ điển lấy thiên nhiên làm chuẩn mực để tả vẻ đẹp con người. Khắc họa rõ nét chân dung chị em Thuý Kiều.

Đoạn trích Cảnh ngày xuân:

  • Bức tranh thiên nhiên, lễ hội mùa xuân tươi đẹp, trong sáng.
  • Tả cảnh thiên nhiên bằng những từ ngữ, hình ảnh giàu chất tạo hình.

Đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích:

  • Cảnh ngộ cô đơn buồn tủi và tấm lòng thuỷ chung, hiếu thảo rất đáng thương, đáng trân trọng của Thuý Kiều.
  • Miêu tả nội tâm nhân vật thành công nhất.
  • Bút pháp tả cảnh ngụ tình tuyệt bút.

Đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều:

  • Bóc trần bản chất con buôn xấu xa, đê tiện của Mã Giám Sinh.
  • Hoàn cảnh đáng thương của Thuý Kiều trong cơn gia biến.
  • Tố cáo xã hội phong kiến, chà đạp lên sắc tài, nhân phẩm của ngưòi phụ nữ. Nghệ thuật kể chuyện kết hợp với miêu tả ngoại hình, cử chỉ và ngôn ngữ đối thoại để khắc hoạ tính cách nhân vật [Mã Giám Sinh].

5. Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga.

Nội dung:

  • Đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga đã khắc họa những phẩm chất tốt đẹp của hai nhân vật trung tâm.
  • Lục Vân Tiên tài ba, dũng cảm, trọng nghĩa, khinh tài, Kiều Nguyệt Nga hiền hậu, nết na, ân tình.
  • Đoạn trích thể hiện khát vọng hành đạo giúp đời của tác giả Nguyễn Đình Chiểu

Nghệ thuật

    Đoạn trích thành công với thể thơ lục bát dân tộc, nghệ thuật kể chuyện, miêu tả rất giản dị, mộc mạc, giàu màu sắc Nam Bộ

Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Ngữ văn lớp 9 - Phần: Ôn tập văn học Trung Đại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Phần I: Nội dung ôn tập văn học trung đại Bảng hệ thống các tác giả, tác phẩm văn học trung đại đã học ở lớp 9 TT Tên đoạn trích Tên tác giả Nội dung chủ yếu Nghệ thuật chủ yếu 1 Chuyện người con gái Nam Xương 16 trong 20 truyện truyền kỳ mạn lục. Mượn cốt truyện “Vợ chàng Trương” Nguyễn Dữ [TK16] - Khẳng định vẻ đẹp tâm hồn truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. - Niềm cảm thương số phận bi kịch của họ dưới chế độ phong kiến. - Truyện truyền kỳ viết bằng chữ Hán. - Kết hợp những yếu tố hiện thực và yếu tố kỳ ảo, hoang đường với cách kể chuyện, xây dựng nhân vật rất thành công. 2 Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh Viết khoảng đầu đời Nguyễn [đầu TK XIX] Phạm Đình Hổ [TL 18] Đời sống xa hoa vô độ của bọn vua chúa, quan lại phogn kiến thời vua Lê, chúa Trịnh suy tàn Tuỳ bút chữ Hán, ghi chép theo cảm hứng sự việc, câu chuyện con người đương thời một cách cụ thể, chân thực, sinh động. 3 Hồi thứ 14 của Hoàng Lê nhất thống trí Phản ánh giai đoạn lịch sử đầy biến động của XHPKVN cuối TK XVIII Ngô Gia Văn Phái [Ngô Thì Chí, Ngô Thì Du TK 18] - Hình ảnh anh hùng dân tộc Quang Trung Nguyễn Huệ với chiến công thần tốc vĩ đại đại phá quân Thanh mùa xuân 1789. - Sự thảm hại của quân tướng Tôn Sĩ Nghị và số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống phản nước hại dân. - Tiểu thuyết lịch sử chương hồi viết bằng chữ Hán. - Cách kể chuyện nhanh gọn, chọn lọc sự việc, khắc hoạ nhân vật chủ yếu qua hành động và lời nói. 4 Truyện Kiều Đầu TK XIX. Mượn cốt truyện Kim Vân Kiều của Trung Quốc Nguyễn Du [TK 18-19] Cuộc đời và tính cách Nguyễn Du, vai trò và vị trí của ông trong lịch sử văn học Việt Nam. - Giới thiệu tác giả, tác phẩm. Truyện thơ Nôm, lục bát. - Tóm tắt nội dung cốt chuyện, sơ lược giá trị nội dung và nghệ thuật [SGK] a Chị em Thuý Kiều Nguyễn Du [TK 18-19] Trân trọng ngợi ca vẻ đẹp của chị em Thuý Kiều. Vẻ đẹp toàn bích của những thiếu nữ phong kiến. Qua đó dự cảm về kiếp người tài hoa bạc mệnh. - Thể hiện cảm hứng nhân văn văn Nguyễn Du Nghệ thuật ước lệ cổ điển lấy thiên nhiên làm chuẩn mực để tả vẻ đẹp con người. Khắc hoạ rõ nét chân dung chị em Thuý Kiều. b Cảnh ngày xuân Nguyễn Du [TK 18-19] Bức tranh thiên nhiên, lễ hội mùa xuân tươi đẹp, trong sáng. Tả cảnh thiên nhiên bằng những từ ngữ, hình ảnh giàu chất tạo hình. c Kiều ở lầu Ngưng Bích Nguyễn Du [TK 18-19] Cảnh ngộ cô đơn buồn tủi và tấm lòng thuỷ chung, hiếu thảo rất đáng thương, đáng trân trọng của Thuý Kiều - Miêu tả nội tâm nhân vật thành công nhất. - Bút pháp tả cảnh ngụ tình tuyệt bút. d Mã Giám Sinh mua Kiều Nguyễn Du [TK 18-19] - Bóc trần bản chất con buôn xấu xa, đê tiện của Mã Giám Sinh. - Hoàn cảnh đáng thương của Thuý Kiều trong cơn gia biến. - Tố cáo xã hội phong kiến, chà đạp lên sắc tài, nhân phẩm của người phụ nữ. Nghệ thuật kể chuyện kết hợp với miêu tả ngoại hình, cử chỉ và ngôn ngữ đối thoại để khắc hoạ tính cách nhân vật [Mã Giám Sinh]. 5 Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga Nguyễn Đình Chiểu [TK19] - Vài nét về cuộc đời, sự nghiệp, vai trò của Nguyễn Đình Chiểu trong lịch sử văn học VN. - Tóm tắt cốt chuyện LVT. - Khát vọng hành đạo giúp đời sống của tác giả, khắc hoạ những phẩm chất đẹp đẽ của hai nhân vật : LVT tài ba, dũng cảm, trọng nghĩa, khinh tài ; KNN hiền hậu, nết na, ân tình. - Là truyền thơ Nôm, một trong những tác phẩm xuất sắc của NĐC được lưu truyền rộng rãi trong nhân dân. - Nghệ thuật kể chuyện, miêu tả rất giản dị, mộc mạc, giàu màu sắc Nam Bộ. Lục Vân Tiên gặp nạn Nguyễn Đình Chiểu [TK 19] - Sự đối lập giữa thiện và ác, giữa nhân cách cao cả và những toan tính thấp hèn. - Thái độ, tình cảm và lòng tin của tác giả đối với nhân dân lao động. - Nghệ thuật kể chuyện kết hợp với tả nhân vật qua hành động, ngôn ngữ, lời thơ giàu cảm xúc, bình dị, dân dã, giàu màu sắc Nam Bộ. Chuyện người con gái Nam Xương [Trích “Truyền kỳ mạn lục” - Nguyễn Dữ] A. Kiến thức cơ bản I. Tác giả: - Nguyễn Dữ [chưa rõ năm sinh, năm mất], quê ở Hải Dương. - Nguyễn Dữ sống vào nửa đầu thế kỷ XVI, là thời kỳ Triều đình nhà Lê đã bắt đầu khủng hoảng, các tập đoàn phong kiến Lê, Mạc, Trịnh tranh giành quyền lực, gây ra những cuộc nội chiến kéo dài. - Ông học rộng, tài cao nhưng chỉ làm quan một năm rồi cáo về, sống ẩn dật ở vùng núi Thanh Hoá. Đó là cách phản kháng của nhiều tri thức tâm huyết đương thời. II. Tác phẩm: 1. Xuất xứ: “Chuyện người con gái Nam Xương” là truyện thứ 16 trong số 20 truyện nằm trong tác phẩm nổi tiếng nhất của Nguyễn Dữ “Truyền kỳ mạn lục”. Truyện có nguồn gốc từ một truyện cổ dân gian trong kho tàng cổ tích Việt Nam “Vợ chàng Trương”. 2. Thể loại: Truyện truyền kỳ mạn lục [ghi chép tản mạn những truyện kỳ lạ vẫn được lưu truyền]. Viết bằng chữ Hán. 3. Chủ đề: Qua câu chuyện về cuộc đời và cái chết thương tâm của Vũ Nương, “Chuyện người con gái Nam Xương” thể hiện niềm thương cảm đối với số phận oan nghiệt, đồng thời ca ngợi vẻ đẹp truyền thống của những phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến. 4. Tóm tắt: Vũ Thị Thiết [Vũ Nương] là người phụ nữ nhan sắc, đức hạnh. Chồng nàng là Trương Sinh phải đi lính sau khi cưới ít lâu. Nàng ở nhà, một mình vừa nuôi con nhỏ vừa chăm sóc mẹ chồng đau ốm rồi làm ma chu đáo khi bà mất. Trương Sinh trở về, nghe lời con, nghi vợ thất tiết nên đánh đuổi đi. Vũ Nương uất ức gieo mình xuống sông Hoàng Giang tự vẫn, được thần Rùa Linh Phi và các tiên nữ cứu. Sau đó Trương Sinh mới biết vợ bị oan. ít lâu sau, Vũ Nương gặp Phan Lang, người cùng làng chết đuối được Linh Phi cứu. Khi Lang trở về, Vũ Nương nhờ gửi chiếc hoa vàng nhắn chàng Trương lập đàn giải oan cho nàng. Trương Sinh nghe theo, Vũ Nương ẩn hiện giữa dòng, nói vọng vào bờ lời tạ từ rồi biến mất. 5. Bố cục: 3 đoạn - Đoạn 1: của mình: Cuộc hôn nhân giữa Trương Sinh và Vũ Nương, sự xa cách vì chiến tranh và phẩm hạnh của nàng trong thời gian xa cách. - Đoạn 2: qua rồi: Nỗi oan khuất và cái chết bi thảm của Vũ Nương. - Đoạn 3: Còn lại: Cuộc gặp gỡ giữa Vũ Nương và Phan Lang trong đội Linh Phi. Vũ Nương được giải oan. III. Giá trị nội dung của tác phẩm: [Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc] 1. Giá trị hiện thực: - Chuyện phản ánh hiện thực xã hội phong kiến bất công với chế độ nam quyền, chà đạp số phận người phụ nữ [Đại diện là nhân vật Trương Sinh]. - Phản ánh số phận con người chủ yếu qua số phận phụ nữ: chịu nhiều oan khuất và bế tắc. - Phản ánh xã hội phong kiến với những cuộc chiến tranh phi nghĩa làm cho cuộc sống của người dân càng rơi vào bế tắc. 2. Giá trị nhân đạo: a. Ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam thông qua nhân vật Vũ Nương Tác giả đặt nhân vật Vũ Nương vào những hoàn cảnh khác nhau để bộc lộ đời sống và tính cách nhân vật. Ngay từ đầu, nàng đã được giới thiệu là “tính đã thuỳ mị, nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp”. Chàng Trương cũng bởi mến cái dung hạnh ấy, nên mới xin với mẹ trăm lạng vàng cưới về. Cảnh 1: Trong cuộc sống vợ chồng bình thường, nàng luôn giữ gìn khuôn phép nên dù chồng nàng đa nghi, đối với vợ phòng ngừa quá sức nhưng gia đình chưa từng phải bất hoà. Cảnh 2: Khi tiễn chồng đi, Vũ Nương rót chén rượu đầy, dặn dò chồng những lời tình nghĩa đằm thắm. Nàng “chẳng dám mong” vinh hiển mà chỉ cầu cho chồng “khi về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi”. Vũ Nương cũng thông cảm cho những nỗi gian lao, vất vả mà chồng sẽ phải chịu đựng. Và xúc động nhất là những lời tâm tình về nỗi nhớ nhung, trông chờ khắc khoải của mình khi xa chồng. Những lời văn từng nhịp, từng nhịp biền ngẫu như nhịp đập trái tim nàng - trái tim của người vợ trẻ khát khao yêu thương đang thổn thức lo âu cho chồng. Những lời đso thấm vào lòng người, khiến ai ai cũng xúc động ứa hai hàng lệ. Cảnh 3: Rồi đến khi xa chồng, nàng càng chứng tỏ và bộc lộ nhiều phẩm chất đáng quý. Trước hết, nàng là người vợ hết mực chung thuỷ với chồng. Nỗi buồn nhớ chồng vò võ, kéo dài qua năm tháng. Mỗi khi thấy “bướm lượn đầy vườn” – cảnh vui mùa xuân hay “mây che kín núi” – cảnh buồn mùa đông, nàng lại chặn “nỗi buồn góc bể chân trời nhớ người đi xa. Đồng thời, nàng là người mẹ hiền, hết lòng nuôi dạy, chăm sóc, bù đắp cho đứa con trai nhỏ sự thiếu vắng tình cha. Bằng chứng chính là chiếc bóng ở phần sau câu chuyện mà nàng vẫn bảo đó là cha Đản. Cuối cùng, Vũ Nương còn bộc lộ đức tính hiếu thảo của người con dâu, tận tình chăm sóc mẹ chồng già yếu, ốm đau. Nàng lo chạy chữa thuốc thang cho mẹ qua khỏi, thành tâm lễ bái thần phật, bởi yếu tố tâm linh đối với người xưa là rất quan trọng. Nàng lúc nào cũng dịu dàng, “lấy lời ngọt ngào khôn khéo, khuyên lơn”. Lời trăng trối cuối cùng của bà mẹ chồng đã đánh giá cao công lao của Vũ Nương đối với gia đình: “Xanh kia quyết chẳng phụ con, cũng như con đã chẳng phụ mẹ”. Thông thường, nhất là trong xã hội cũ, mối quan hệ mẹ chồng – con dâu là mối quan hệ căng thẳng, phức tạp. Nhưng trước người con dâu hết mực hiền thảo như Vũ Nương thì bà mẹ Trương Sinh không thể không yêu mến. Khi bà mất, Vũ Nương đã “hết lời thương xót, phàm việc ma chay tế lễ, lo liệu như đối với cha mẹ đẻ mình”. Có thể nói, cuộc đời Vũ Nương tuy ngắn ngủi nhưng nàng đã làm tròn bổn phận của người phụ nữ: một người vợ thuỷ chung, một người mẹ thương con, một người dâu hiếu thảo. ở bất kỳ một cương vị nào, nàng cũng làm rất hoàn hảo. Cảnh 4: Khi bị chồng nghi oan, nàng đã tìm mọi cách để xoá bỏ ngờ vực trong lòng Trương Sinh. + ở lời nói đầu tiên, nàng nói đến thân phận mình, tình nghĩa vợ chồng và khẳng định tấm lòng chung thuỷ trong trắng của mình. Cầu xin chồng đừng nghi oan, nghĩa là nàng đã cố gắng hàn gắn, cứu vãn hạnh phúc gia đình đang có nguy cơ tan vỡ. + ở lời nói thứ hai trong tâm trạng “bất đắc dĩ”, Vũ Nương bày tỏ nỗi thất vọng khi không hiểu vì sao bị đối xử tàn nhẫn, bất công, không có quyền tự bảo vệ mình, thậm chí không có quyền được bảo vệ bởi những lời biện bạch, thanh minh của hàng xóm láng giềng. Người phụ nữ của gia đình đã mất đi hạnh phúc gia đình, “thú vui nghi gia nghi thất”. Tình cảm đơn chiếc thuỷ chung nàng dành cho chồng đã bị phủ nhận không thương tiếc. Giờ đây “bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió, khóc tuyết bông hoa rụng cuống, kêu xuân cái én lìa đàn, nước thẳm buồn xa”, cả nỗi nhớ chờ chồng mà hoá đá trước đây cũng không còn. Vậy thì cuộc đời còn gì ý nghĩa nữa đối với người vợ trẻ khao khát yêu thương ấy? + Chẳng còn gì cả, chỉ có nỗi thất vọng tột cùng, đau đớn ê chề bởi cuộc hôn nhân đã không còn cách nào hàn gắn nổi, mà nàng thì phải chịu oan khuất tày trời. Bị dồn đến bước đường cùng, sau mọi cố gắng không thành, Vũ Nương chỉ còn biết mượn dòng nước Hoàng Giang để rửa nỗi oan nhục. Nàng đã tắm gội chay sạch mong dòng nước mát làm dịu đi tức giận trong lòng, khiến nàng suy nghĩ tỉnh táo hơn để không hành động bồng bột. Nhưng nàng vẫn không thay đổi quyết định ban đầu, bởi chẳng còn con đường nào khác cho người phụ nữ bất hạnh ... hư đang vẫy chào con đò, tạm biệt con đò quen thuộc đã chở nặng mơ ước của Nhĩ, con đò đã đưa Nhĩ sang sông trong tâm tưởng, với niềm mê say đầy đau khổ với quê hương, với cuộc sống. Cái vẫy tay ấy như lời vĩnh biệt của anh, vĩnh biệt tất cả những gì là thân thuộc, gần gũi, những nét đẹp vĩnh hằng của đời sống mà nhiều khi những bận rộn lo toan, mục đích của cuộc sống đã che lấp khiến cho chúng ta không dễ nhận ra, khi nhận ra thì cũng là lúc anh phải xa lìa. Đó cũng là lời nhắc nhở đầy xót xa, day dứt của Nguyễn Minh Châu tới tất cả chúng ta: hãy sống có ích, đừng sa đà vào những điều vòng vèo, chùng chình, những cám dỗ, day dứt ra khỏi nó để hướng tới những giá trị đích thực, vốn giản dị, gần gũi và bền vững của gia đình và quê hương. Câu 7: Em có suy nghĩ gì về những người xung quanh Nhĩ. - Những người xung quanh Nhĩ là những người rất tốt. Họ có lẽ sống ân tình, quan tâm đến mọi ngowif. Hình ảnh cụ giáo Khuyến sáng nào đi qua cũng tạt vào thăm Nhĩ là một hình ảnh ân tình nuôi dưỡng tâm hồn. Một câu hỏi thăm về sức khoẻ, một lời động viên, an ủi ân cần. “Hôm nay ông Nhĩ có vẻ khoẻ ra nhỉ?” thật cao quý và ấm áp nghĩa tình. Các cháu Huệ, Hùng, Vân. Tam, xinh tươi, ngoan ngoãn, nghe Nhĩ gọi chúng ríu rít chạy lên, xúm vào, nương nhẹ giúp anh xê dịch chỗ nằm từ mép tấm nệm ra mép tấm phản, lấy gối đặt sau lưng Nhĩ, làm cho anh như trẻ lại “toét miệng cười với tất cả, tận hưởng sự thích thú được chăm sóc và chơi với”. Huệ đã giúp nhiều nên đã quen với việc đỡ cho Nhĩ nằm xuống. Đặc biệt là vợ con Nhĩ. Tuấn không hiểu mục đích của chuyến đi, nhưng vẫn sẵn sàng nghe lời bố, dẹp thú đọc sách lại để đi sang bên kia sông. Vợ Nhĩ thì vì chồng mà từ một cô thôn nữ trở thành người đàn bà thị thành, vẫn mặc áo vá, tần tảo và chịu đựng, không kêu ca một lời. Có gì hạnh phúc hơn khi được sống trong tình yêu thương của gia đình và quê hương như thế? Câu 8: Nhận xét nào sau đây đúng với câu: “Đêm qua lúc gần sáng, em có nghe thấy tiếng gì không?” A. Chỉ là một câu hỏi bình thường, không có hàm ý gì? B. Có hàm ý nói đến việc đất lở ven sông. C. Có hàm ý nói đến việc đất lở ven sông, gợi sự đổ vỡ, mất mát, gợi sự liên tưởng đau lòng đến tình trạng nguy kịch của người chồng đang ốm, khiến anh lo buồn thêm. [Câu C đúng với câu đó]. Câu 9: Giải thích nhan đề truyện “Bến quê”. - Đặt tên cho truyện ngắn “Bên quê”, điều ấy vừa bình thường, vừa có gì khác thường. Nó bình thường ở chỗ “Bến quê là nơi sinh hoạt đông vui ở làng quê như bến nước, mái đình, cây đa, bến quê còn là nơi bến đậu của con đò quen thuộc, của những con người quê hương đã từng bôn ba đây đó, đã từng trải qua nhiều sóng gió của cuộc đời nay trở về sống những ngày tháng cuối cùng, cảm thấy được che chở và bình yên. Bến quê với họ lúc này là nơi trú ngụ êm đềm nhất trong cuộc đời mỗi con người bởi con người ta ai chẳng có một quê hương để một đời gắn bó. Còn khác thường là ở chỗ: cái bến quê ấy, cái bãi bồi bên kia mà nhân vật Nhĩ hướng về chưa hẳn là nơi chôn rau cắt rốn của anh? Có lẽ đó là quê hương của những người mà anh nhìn thấy: cả một đám khách đợi đó, quê hương của những người đi bộ hay dắt xe đạp, rõ hơn nữa, trong sóo ấy có “một vài tốp đàn bà đi chợ về đang ngồi kháo chuyện hoặc xổ tóc ra bắt chấy” đằng kia. Với nhân vật Nhĩ, đây chỉ là một miền tưởng nhớ, một mơ ước xa xôi. Con đò sang bên kia sông cũng là con đò chở niềm ao ước gần gũi mà xa vời của anh. Và con đò đến bến bờ cũng là thực hiện niềm ao ước ấy. Nhan đề truyện cho thấy cách lựa chọn đề tài của tác giả thật dung dị nhưng mang tính biểu tượng sâu sắc. Đó là một đặc điểm nghệ thuật bao trùm của “Bến quê” tạo nên cách hiểu đa dạng và ý nghĩa nhiều tầng của thiên truyện. 10. Nhận xét nghệ thuật miêu tả cảnh thiên nhiên trong truyện “Bến quê”. - Thiên nhiên trong truyện ngắn “Bến quê” không mang vẻ đẹp như thiên nhiên trong nhiều thi phẩm khác mà ta đã được biết. Nếu như trong các tác phẩm “Cô Tô” của Nguyễn Tuân, “Sang thu” của Hữu Thỉnh. "Đoàn thuyền đánh cá" của Huy Cận hay "Lặng lẽ Sa Pa" của Nguyễn Thành Long cảnh thiên nhiên đẹp rực rỡ, lung linh, huyền ảo, mộng mơ được cảm nhận qua tâm hồn rung cảm của người nghệ sĩ thì trong truyện ngắn "Bến quê", thiên nhiên hiện lên dung dị hơn qua cảm nhận của một người con quê hương. Đoạn truyện đã thể hiện rõ cái cảm quan hiện thực của người viết - một cái nhìn thiên nhiên, khung cảnh rất đời, rất gần gũi. Trong những giây phút cuối đời, anh nhìn ra ngoài cửa sổ, nhận thấy những thay đổi rất nhỏ nhặt như "những cánh hoa bằng lăng dường như thẫm màu hơn - một màu tím thẫm như bóng tối". Những tia nắng sớm đang từ từ từ di chuyển từ mặt nước lên những khoảng bờ bãi bên kia sông, và cả một vùng phù sa lâu đời của bãi bồi bên kia sông Hồng lúc này đang phô ra trước khung cửa gian gác nhà Nhĩ một thứ màu vàng thau xen lẫn màu xanh non – những màu sắc thân thuộc quá như da thịt, như hơi thở của đất màu mỡ". Những sắc màu thân thuộc như khí trời, hơi thở, gần gũi như đời sống nhưng dường như lần đầu tiên Nhĩ mới nhận ra, mới thấm thía hết vẻ đẹp của nó. Phải chăng, trong cuộc sống bình dị cũng có những nét đẹp của nó nhiều khi không dễ nhận ra. Trong câuhỏi anh hỏi vợ: "Đêm qua em có nghe thấy tiếng gì không?" ta bắt gặp những âm thanh quen thuộc mà bình thường Nhĩ cũng chẳng bận tâm, nhưng giờ đây với anh nó thật thân thuộc và quý giá biết bao ! Hình như ??? cứ trở đi trở lại trên con sông như đọng lại trong tâm tưởng của Nhĩ, anh quá hiểu rằng mình chỉ có thể sang bờ đất mơ ước trong tâm tưởng mà thôi. Cánh buồm tượng trưng cho sự nghèo đói của quê hương được nhìn dưới con mắt đầy tình yêu và xót xa của Nhĩ, Mảnh và trên cánh buồm hay trên tấm áo của Liên đó là tất cả hình ảnh quê hương gần gũi, yêu thương mà nặng trĩu niềm xót xa, thương cảm. Sở giáo dục và đào tạo Hà Nội Đề chính thức ----------- Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT Năm học 2006 - 2007 -------------------------------- Môn thi : Ngữ Văn Ngày thi : 16 tháng 6 năm 2006 Thời gian làm bài: 120 phút Phần I [3 điểm] Trong tác phẩm Chiếc lược ngà, ghi lại cảnh chia tay của cha con ông Sáu, nhà văn Nguyễn Quang Sáng viết: Nhìn cảnh ấy, bà con xung quanh có người không cầm được nước mắt, còn tôi bỗng thấy khó thở như có bàn tay ai nắm lấy trái tim tôi. [Sách Ngữ văn 9, tập một – NXB Giáo dục 2005, tr.199] Câu 1: Vì sao khi chứng kiến giây phút này, bà con xung quanh và nhân vật tôi lại có cảm xúc như vậy? Câu 2: Người kể chuyện ở đây là ai? Cách chọn vai kể ấy góp phần như thế nào để tạo nên sự thành công của Chiếc lược ngà? Câu 3: Kể tên hai tác phẩm khác viết về đề tài cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta mà em đã được học trong chương trình Ngữ văn 9 và ghi rõ tên tác giả. Phần II [7 điểm] Bài thơ Cành phong lan bể của Chế Lan Viên có câu: Con cá song cầm đuốc dẫn thơ về Bài Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận cũng có một câu thơ giàu hình ảnh tương tự. Câu 1: Em hãy chép chính xác khổ thơ có câu thơ đso theo sách Ngữ văn 9 và cho biết hoàn cảnh ra đời của bài thơ. Câu 2: Con cá song và ngọn đuốc và những sự vật vốn khác nhau trong thực tế nhưng nhà thơ Huy Cận lại có một sự liên tưởng hợp lý. Vì sao vậy? Câu thơ của ông giúp người đọc hiểu thêm những gì về thiên nhiên và tài quan sát của nhà thơ? Câu 3: Dưới đây là câu chủ đề cho một đoạn văn trình bày cảm nhận về khổ thơ được chép theo yêu cầu ở câu 1: Chỉ với bốn câu thơ, Huy Cận đã cho ta thấy một bức tranh kỳ thú về sự giàu có và đẹp đẽ của biển cả quê hương. Em hãy viết tiếp khoảng 8 đến 10 câu để hoàn chỉnh đoạn văn theo phép lập luận điểm dịch, trong đó có một câu ghép và một câu có thành phần tình thái. --------------------Hết--------------------- Họ tên thí sinh. Số báo danh:.. Chữ ký Giám thị số 1: Chữ ký Giám thị số 2: Sở giáo dục và đào tạo Hà Nội ----------- Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT Năm học 2006 - 2007 -------------------------------- Hướng dẫn chấm môn ngữ văn Phần I [3 điểm] Câu 1 [1 điểm]: Mọi người xung quanh và nhân vật tôi đều: - Hiểu hoàn cảnh trớ trêu, éo le và sự hy sinh mà ông Sáu phải chịu đựng. 0,5đ - Xúc động trước tình cảm sâu nặng, trọn vẹn của cha con ông Sáu và phần nào cả sự ân hận của bé Thu. 0,5đ Câu 2 [1 điểm] Học sinh nhận thấy: - Người kể chuyện là ông Ba, người bạn chiến đấu thân thiết của ông Sáu. 0,25đ - Tác dụng của cách chọn vai kể: + Làm câu chuyện trở nên khách quan đáng tin cậy, người kể có thể đồng cảm, chia sẻ với các nhân vật. 0,25đ + Chủ động điều chỉnh nhịp kể và xen vào những suy nghĩ, bình luận. 0,25đ + Các chi tiết, sự việc khác được bộc lộ, làm truyện thêm sức hấp dẫn 0,25đ Câu 3 [1 điểm] : Học sinh nêu đúng tên của 2 tác phẩm và 2 tác giả của 2 tác phẩm đó. 1,0đ Phần II [7 điểm] Câu 1 [1,5 điểm] : Yêu cầu học sinh : - Chép chính xác khổ thơ trong bài Đoàn thuyền đánh cá [chép sai hoặc thiếu 1 câu trừ 0,25đ] 1,0đ - Nêu đúng hoàn cảnh ra đời: năm 1958, trong chuyến đi thực tế ở Quảng Ninh 0,5đ Câu 2 [1,5 điểm] Học sinh thấy được: - Vì: trong thực tế cá song có thân bài nhiều chấm, vạch màu đen hồng nên dưới ánh trăng chúng bơi lội trông như rước đuốc. 0,5đ - Hiểu thêm được: + Thiên nhiên biển cả đẹp huyền ảo, lung linh như đêm hội 0,5đ + Tài quan sát tinh tế và trí tưởng tượng bay bổng của nhà thơ. 0,5đ Câu 3 [4 điểm]: Yêu cầu chung: Đoạn văn trình bày theo phép lập luận diễn dịch, có độ dài khoảng từ 8 đến 10 câu, liên kết chặt chẽ, đủ lý lẽ và dẫn chứng làm rõ ý khái quát, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp 4,0đ Biểu điểm: Điểm 4: Hoàn thành tốt các yêu cầu trên. Điểm 3: Đạt phần lớn các yêu cầu trên [lý lẽ, dẫn chứng hoặc phân tích chưa thật đủ để làm sáng tỏ ý khái quát, còn mắc một số ít lỗi diễn đạt]. Điểm 2: Chỉ nêu được khoảng một nửa các yêu cầu trên [thiếu hẳn nửa số ý khái quát hoặc phân tích sơ sài, lan man, chủ yếu diễn xuôi ý thơ], bố cục chưa thật rõ ràng, vẫn còn một số lỗi diễn đạt. Điểm 1: Đoạn viết quá sơ sài, sai lạc ít nhiều về nội dung, còn nhiều lỗi diễn đạt. Điểm 0: Bỏ giấy trắng hoặc sai lạc hoàn toàn so với yêu cầu của đề. Lưu ý: - Không phải là đoạn diễn dịch Trừ 1,0đ - Đoạn văn quá dài hoặc quá ngắn: Trừ 0,5đ - Không có câu ghép: Trừ 0,5đ - Không có thành phần tình thái: Trừ 0,25đ - Không chép lại câu chủ đề: Trừ 0,25đ Ghi chú: Điểm toàn bài là tổng điểm của 2 phần, không là tròn số. Mục lục STT Nội dung Trang 01 Nội dung ôn tập văn học Trung đại 02 Người con gái Nam Xương 03 Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh 04 Hoàng Lê Nhất thống chí 05 Truyện Kiều 06 Lục Vân Tiên 07 Nội dung ôn tập thơ hiện đại Việt Nam 08 Đồng chí 09 Bài thơ về tiểu đội xe không kính 10 Đoàn thuyền đánh cá 11 Bếp lửa 12 ánh trăng 13 Con cò 14 Mùa xuân nho nhỏ 15 Viếng lăng Bác 16 Sang thu 17 Nói với con 18 Nội dung ôn tập truyện hiện đại 19 Làng 20 Lặng lẽ Sa Pa 21 Chiếc lược ngà 22 Những ngôi sao xa xôi 23 Bến quê

Video liên quan

Chủ Đề