Phương pháp phát triển thể chất cho trẻ mầm non

Đối với trẻ mầm non thì việc rè luyện các bài tập phát triển thể chất cho trẻ mầm non quan tâm hàng đầu bởi điều này mang đến rất nhiều lợi ích tuyệt vời

Các bài tập phát triển thể chất cho trẻ mầm non sẽ trở thành một hoạt động thú vị. Không chỉ vậy mà nó còn tạo sự hứng thú cho trẻ nếu như giáo viên biết cách lồng ghép những trò chơi hấp dẫn. Như vậy vừa có thể giúp trẻ phát triển thể chất lị còn định hình được tính cách ở trẻ.

1. Vì sao nên phát triển thể chất toàn diện cho trẻ mầm non

Đối với trẻ mầm non thì việc phát triển thể chất là nhu cầu thiết yếu được phụ huynh cũng như nhà trường quan tâm hàng đầu. Bởi điều này mang đến rất nhiều lợi ích tuyệt vời.

1.1 Trau dồi trí lực, rèn luyện thể lực

Trên thực tế có rất nhiều phụ huynh mong muốn con của mình có thể phát triển trí tuệ.  Chính vì vậy mà đã có không ít trẻ đã chịu áp lực học tập ngày từ khi còn nhỏ. Với một lịch học dày đặc ở trường và ở nhà khiến cho chúng cảm thấy căng thẳng và mệt mỏi.

Tuy nhiên phụ huynh nên biết rằng trẻ em cần có khoảng thời gian để thư giãn, giải trí và vui chơi. Nhất là ở những trò chơi vận động để cơ thể được phát triển dẻo dai hơn.

Do đó mà phụ huynh nên cố gắng để con tiếp cận với bộ môn thể thao, tham gia các trò chơi rèn luyện trí tuệ  phù hợp.  Như vậy sẽ tạo nên cho các con được sự hứng thú, để các con được làm quen với việc rèn luyện thể chất. Chỉ khi có sức khỏe thì kết quả học tập mới tốt, đồng thời còn tạo đức tính tốt ngay từ khi còn nhỏ.

1.2 Giúp bảo vệ bản thân

Khi được vận động thường xuyên trẻ sẽ có ý thức bảo vệ sức khỏe của chính bản thân mình. Coi đó là một thói quen tốt và môi ngày cần được rèn luyện. Do đó mà tại các trường mầm non thường tổ chức các hoạt động hỗ trợ các con biết bảo vệ bản thân trước những nguy hiểm.

1.3 Khả năng phát triển thêm các kỹ năng cần thiết

Các bé sẽ hình thành được kỹ năng cần thiết khi được phát triển thể chất tại trường mầm non. Chẳng hạn như: tính thần kỷ luật, tính trung thực hay cả sự nhanh nhạy….

Một trong những giải pháp tốt nhất đó là tích cực vận động để tạo nên sự hứng thú tác động tích cực đến hệ thần kinh. Đó là chưa kể đến các hoạt động tập thể này sẽ giúp trẻ được giao lưu và xích lại gần nhau hơn.

2. Các giai đoạn phát triển thể chất ở trẻ

Trong mỗi giai đoạn thì khả năng phát triển về thể chất của trẻ là khác nhau với những đặc trưng riêng. Cụ thể như sau:

  • Giai đoạn 1 [từ 0 cho đến 24 tháng]: Trong giai đoạn này trẻ có thể bò, ngồi và ngẩng đầu lên.
  • Giai đoạn 2 [từ 12 đến 24 tháng tuổi]: Trong giai đoạn này trẻ đã có thể đi nhanh, đi vũng và bước được lên các bậc cầu thang. Các ngón tay cũng đã sử dụng được dễ dàng và viết nguệch ngoạc.
  • Giai đoạn 3 [trẻ từ 2 cho đến 4 tuổi]: Trong giai đoạn này dưới sự giúp đỡ của người lớn trẻ đã bắt đầu biết chạy nhảy, leo cầu thang, cầm bút màu.
  • Giai đoạn 4 [trẻ từ 4 đến 6 tuổi]: Trong giai đoạn này trẻ đã không cần đến sự giúp đỡ từ người lớn mà vẫn cầm bút vẽ và viết thành thạo, leo cầu thang, tự mặc quần áo, đi giày.

Trong mỗi một giai đoạn sẽ có các phương pháp phát triển thể chất khác nhau. Do đó mà cha mẹ cần chú ý để chọn cho con cách rèn luyện phù hợp.

3. Các bài tập phát triển thể chất cho trẻ mầm non

Có rất nhiều các bài tập để trẻ có thể phát triển thể chất mà cha mẹ có thể tham khảo đến:

3.1 Tập thể dục

Tại trường các cô có thể hướng dẫn các con các động tác thể dục đơn giản, dễ thực hiện. Hãy thiết kế chúng thành bài tập thể dục vào mỗi buổi sáng hay buổi chiều để tập cùng các con. Theo như nghiên cứu khi tập thể dục sẽ giúp trẻ có thể phát triển được nhiều bộ phận. Bên cạnh đó thì đây cũng là hoạt động giải trí lành mạnh.

Mỗi một lứa tuổi sẽ có các bài tập cũng như khung giờ khác nhau, theo các khung giờ khác nhau. Hoạt động này thường được hoạt động theo tập thể, như vậy cũng sẽ giúp các con thân thiết với nhau hơn.

3.2 Hãy tổ chức cùng bé các trò chơi vận động

Khi thường xuyên tổ chức các trò chơi vận động mang tính tập thể như vậy sẽ tăng thêm sự gắn kết cũng như thấu hiểu giữa giáo viên và học sinh. Đồng thời nó còn tạo điều kiện để các con có thể phát triển toàn diện về thể chất lẫn kỹ năng.

Khi được tham gia vận động cùng bạn bè và thầy cô ở trường sẽ giúp trẻ cảm thấy hứng thú hơn. Hãy cố gắng tạo điều kiện để có vừa vận động thô vừa vận động tinh thần. Trong đó vận động thô sẽ giúp con phát triển được cơ bắp, kiểm soát và phối hợp giữa sức mạnh tay, chân và cơ thể. Vận động tinh thần sẽ giúp trẻ có thể phát triển tốt các cơ bắp nhỏ ở cả bàn tay và ngón tay.

Bài viết trên đây đã chia sẻ đến bạn bài tập phát triển thể chất cho trẻ mầm non. Hy vọng rằng đây sẽ là những thông tin  hữu ích giúp bạn chăm sóc cho trẻ tốt hơn, phát triển toàn diện hơn.

Nhiều người Việt Nam vẫn quan niệm coi trọng việc phát triển trí tuệ hơn phát triển thể chất. Điều này thể hiện rất rõ trong hệ thống giáo dục ở Việt Nam nói chung cũng như cách dạy con trẻ nói riêng. Có lẽ điều này được tạo nên là do các bậc phụ huynh cũng như thầy cô chưa hiểu hết được hết ý nghĩa của các phương pháp giáo dục thể chất đặc biệt là giáo dục thể chất cho trẻ mầm non. Vì vậy, việc áp dụng các phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ em mầm non cũng quan trọng như việc phát triển trí tuệ của trẻ.

Đây là giai đoạn khi trẻ đang ở trong những năm đầu đời của sự phát triển, những năm tháng định hình tính cách cũng như suy nghĩ sau này của trẻ. Bởi vậy, việc tiếp cận nhiều với các môn thể dục thể thao giúp trẻ rèn luyện được nhiều đức tính tốt đẹp, đặc biệt là thói quen rèn luyện thể thao. Hơn thế nữa, việc tiếp xúc nhiều với các môn thể thao sẽ tạo điều kiện cho sự phát triển về thể lực của trẻ, là tiền đề để phát triển trí lực. Bởi có sức khoẻ tốt thì trẻ mới có thể học tập tốt được. Do đó, việc áp dụng các phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ mầm non lại càng mang nhiều ý nghĩa.

Phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ em mầm non nên được tiến hành như thế nào? Đâu là phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ một cách đơn giản và hiệu quả? Đây dường như là những câu hỏi luôn nhận được rất nhiều sự quan tâm của toàn xã hội.

Theo một nghiên cứu, có 3 phương pháp chính trong việc giáo dục thể chất cho trẻ em mầm non.

  • Phương pháp dùng lời nói: Giáo viên gọi tên bài tập, giải thích từng phần, mệnh lệnh, giảng giải, giải thích thêm về cách và trình tự thực hiện cho trẻ: “Hãy nhớ lại, nói cho cô và các bạn nghe: Khi… thì tay phải như thế nào?” Phương pháp dùng lời nói giúp trẻ quan sát có mục đích, hiểu sâu hơn nội dung và cấu trúc động tác, vận động, tạo điều kiện cho trẻ tiếp thu nhiệm vụ vận động chính xác và đầy đủ hơn
  • Phương pháp trực quan: Làm mẫu toàn bộ vận động rõ ràng, đúng nhịp điệu, kèm theo lời giải thích để tạo cho trẻ có khả năng tiếp thu toàn vẹn về hình ảnh động tác vận động mà trẻ sắp phải tập. Việc làm mẫu đúng, đẹp sẽ gây hứng thú tích cực cho trẻ, làm cho trẻ thích thực hiện vận động đúng, đẹp như cô giáo. Phương pháp này tạo cho trẻ khái niệm thị giác, thính giác và cảm giác cơ về vận động, đảm bảo cho việc nhận thức rõ ràng và cảm giác vận động của trẻ
  • Phương pháp thực hành: Lặp lại vận động nhiều lần. Giúp hình thành cho trẻ kĩ năng vận động, kĩ năng tự vận động, biết vận dụng chúng vào thực tế vui chơi và các tình huống trong sinh hoạt, làm giàu vốn kiến thức, tạo điều kiện cho trẻ vận dụng những kĩ năng vận động đó 1 cách hợp lí. Bởi chỉ qua luyện tập, trẻ mới hiểu và nhớ được trình tự vận động, cảm giác được phương hướng của vận động, tốc độ di động của cơ thể, nhịp điệu của động tác, sự phối hợp dùng sức của các cơ co, duỗi nhịp nhàng.

Một trong những lưu ý quan trong khi áp dụng các phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ em mầm non đó là chú trọng vào việc phát triển khả nặng tự tư duy, độc lập và trải nghiệm thực thế. Vì vậy, các bậc phụ huynh, các giáo viên không nên quá bao bọc con, cần cho các con có không gian tự sáng tạo và tự trải nghiệm, tự bộc lộ cá tính.

Việc áp dụng các phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ mầm non một cách hệ thống và khoa học sẽ thúc đẩy cơ thể trẻ phát triển một cách mạnh mẽ. Đây được xem là môt “đòn bẩy” giúp trẻ phát triển thói quen hành động tập thể, có tư duy lôgic, suy nghĩ tích cực, chủ động sáng tạo và những hành vi đạo đức tốt đẹp về sau.

Bên cạnh việc chú trọng đến phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ mầm non, chế độ ăn uống điều độ và đủ chất cũng cần đảm bảo cân bằng các nhóm dinh dưỡng cần thiết. Trẻ ăn uống khoa học sẽ tác động tích cực đến cơ thể. Đảm bảo cơ thể kịp thời chuyển hóa các chất dinh dưỡng cần thiết đến các cơ quan, giúp trẻ có đủ sức khỏe để thực hiện vận động thể chất.

TƯ VẤN ĐẦU TƯ TRƯỜNG HỌC: IDJ Group là tập đoàn đầu tư về giáo dục, chuyên cung cấp dịch vụ TƯ VẤN ĐẦU TƯ TRƯỜNG HỌCDỊCH VỤ QUẢN LÝ VÀ VẬN HÀNH TRƯỜNG HỌC chuyên nghiệp. Quý vị quan tâm có thể tìm hiểu thêm thông tin tại đây:

Dịch vụ tư vấn đầu tư trường học: //idj.com.vn/tu-van-dau-tu-truong-hoc/

Dịch vụ quản lý và vận hành trường học: //idj.com.vn/dich-vu-quan-ly-va-van-hanh-truong-hoc/

Video liên quan

Chủ Đề