Bản sắc văn hóa của dân tộc tày

(ĐCSVN) - Trong số 80 học viên, có không ít nghệ nhân hát then quen thuộc trên các sân khấu lớn nhỏ của tỉnh Bắc Kạn, Nhiều người đã đi biểu diễn, dự thi ở các chương trình toàn quốc và khu vực, có người còn mở lớp dạy đàn tính nhiều năm liền tại địa phương.

Trong các ngày từ 22/11 đến 01/12, Sở Văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Bắc Kạn tổ chức tập huấn truyền dạy hát then, đàn tính cho 80 học viên của 7 huyện trên địa bàn.

Theo ban tổ chức, các học viên tham dự lớp tập huấn lần này là các nghệ nhân, chủ nhiệm các câu lạc bộ hát then và đồng bào dân tộc thiểu số có sở thích, khả năng thực hành, biểu diễn các làn điệu hát then, đàn tính. Mặc dù vậy, trong suốt thời gian 10 ngày diễn ra, các học viên đều tham gia với tinh thần nghiêm túc và say mê học hỏi.

Tại lớp tập huấn, các học viên đã được học cách lên dây đàn, cách cầm đàn, gẩy đàn, các ngón tay, thế tay và tư thế ngồi trong diễn xướng... Biết áp dụng tổng hợp những kiến thức đã được học để đánh thuần thục giữa dạo nhạc và lời hát theo giai điệu của tác phẩm then.

Trực tiếp truyền dạy cho các học viên là Nghệ sỹ nhân dân Nông Xuân Ái, nguyên Giám đốc Nhà hát Ca, múa, nhạc dân gian Việt Bắc và 2 giảng viên chuyên nghiệp. Bên cạnh truyền dạy kỹ năng âm nhạc, cách thức biểu diễn, từ những kinh nghiệm thực tế, các giảng viên còn giúp học viên nắm được nội dung, sắc thái và tình cảm trong ca từ của từng bài hát, từ đó thêm yêu, thêm quý làn điệu dân ca của dân tộc.

Hát then, đàn tính là bản sắc truyền thống mang đặc trưng riêng của đồng bào dân tộc Tày. Việc tổ chức thành công lớp tập huấn truyền dạy hát then, đàn tính năm 2022 của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Kạn góp phần gìn giữ và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc một cách bền vững, tạo nguồn lực để phát triển du lịch; thúc đẩy phong trào văn hóa, nghệ thuật quần chúng phát triển sâu rộng, đều khắp; đồng thời, làm phong phú đời sống văn hóa tinh thần, đáp ứng nhu cầu cầu hưởng thụ và sáng tạo của nhân dân địa phương./.

VHO - Người Tày ở thị trấn Lăng Can, huyện Lâm Bình (Tuyên Quang) có kho tàng văn hóa dân gian phong phú với những nét đẹp riêng và độc đáo, đặc biệt là việc ý thức gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa bản sắc dân tộc của đồng bào đã góp phần tạo nên bức tranh đa sắc màu của các dân tộc trên địa bàn. Đây là điều kiện, lợi thế góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, xây dựng nông thôn mới gắn với phát triển du lịch.

Bản sắc văn hóa của dân tộc tày

Lớp tập huấn có sự tham gia của 150 học viên các CLB sinh hoạt văn hóa dân gian truyền thống, đội văn nghệ

Trong những năm qua, công tác bảo tồn, gìn giữ văn hóa các dân tộc gắn với phát triển du lịch trên địa bàn huyện Lâm Bình đã có bước phát triển và đạt kết quả quan trọng. Các hoạt động văn hóa, lễ hội được quan tâm, chú trọng; các thiết chế văn hóa được đầu tư nâng cấp, hoạt động có hiệu quả.

Cùng với đó, phong trào văn hóa cơ sở phát triển mạnh và hoạt động ngày một đổi mới đã góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần và vật chất của nhân dân trên địa bàn.

Nhằm lưu giữ nét đẹp giá trị truyền thống của dân tộc người Tày trên địa bàn, những năm qua, UBND huyện Lâm Bình đã tổ chức nhiều mô hình CLB sinh hoạt văn hóa dân gian truyền thống các dân tộc nói chung, dân tộc Tày nói riêng tại thị trấn Lăng Can nhằm nỗ lực giữ gìn những nét văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc.

Việc tổ chức các CLB sinh hoạt văn hoá dân gian truyền thống dân tộc Tày giúp cho các nghệ nhân, học viên nhất là lớp trẻ có điều kiện để gặp gỡ, giao lưu trao đổi về nghệ thuật diễn xướng Then, các làn điệu hát Then, đàn Tính và các di sản văn hóa phi vật thể với mục đích duy trì, bảo tồn văn hóa nghệ thuật đặc sắc tại địa phương.

Bản sắc văn hóa của dân tộc tày

Lớp tập huấn là hoạt động thiết thực để di sản Then ngày càng được bảo tồn và phát huy một cách sâu rộng, nhằm tạo ra những sản phẩm du lịch độc đáo giàu bản sắc

Đến nay, các CLB sinh hoạt văn hoá dân gian truyền thống đã thu hút những nghệ nhân, người cao tuổi, người trung niên, thanh thiếu niên trên địa bàn. Với phương châm thế hệ đi trước truyền dạy lại cho thế hệ sau, những nghệ nhân am hiểu về di sản văn hóa sẽ trao truyền dạy lại cho những người chưa biết, nhất là lớp trẻ nhằm tiếp nối, lưu giữ không để bị mai một các giá trị văn hóa quý báu của cha ông.

Nhờ đó, hoạt động của các CLB thu hút được đông đảo các thành viên tham gia, đặc biệt có nhiều em tuổi còn nhỏ đang là học sinh phổ thông trên địa bàn. Tuy các thành viên mỗi người một công việc khác nhau, nhưng đều có chung niềm đam mê, tự hào với văn hóa truyền thống tích cực tập luyện những những bài hát, điệu múa mang bản sắc của dân tộc mình.

Trong quá trình sinh hoạt, các CLB, đội văn nghệ luôn tạo điều kiện cho các hạt nhân văn nghệ và quần chúng nhân dân có cơ hội sáng tạo, giao lưu và trao đổi kinh nghiệm. Những tiết mục văn nghệ được các CLB sử dụng ngôn ngữ và trang phục dân tộc với nét đặc trưng riêng góp phần khơi dậy tình yêu di sản văn hóa, từ đó khuyến khích người dân, du khách đến tìm hiểu về văn hóa bản địa.

Bản sắc văn hóa của dân tộc tày

Nghệ nhân Ưu tú Vương Ngọc Quang trực tiếp truyền dạy các làn điệu hát Then, đàn Tính cho các học viên

Qua nhiều hoạt động sôi nổi của các CLB đời sống tinh thần của người dân trên địa bàn ngày càng được nâng cao. Nhiều giá trị truyền thống tốt đẹp được lan tỏa trong cộng đồng, góp phần từng bước xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh và tiến bộ tại khu dân cư.

Có thể nói, các CLB sinh hoạt văn hóa dân gian truyền thống dân tộc Tày tham gia biểu diễn trong các dịp giao lưu hội diễn văn hóa văn nghệ, dịp lễ hội, dịp Tết chính là cầu nối quảng bá, giới thiệu cho cộng đồng, du khách những trải nghiệm giàu bản sắc văn hóa.

Năm 2023, nhằm thực hiện hiệu quả các nội dung Dự án 6 về "Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch", mới đây Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Lâm Bình đã tổ chức lớp tập huấn hướng dẫn cách sinh hoạt CLB sinh hoạt văn hóa dân gian truyền thống, truyền dạy hát Then, đàn Tính, nghi lễ múa các dân tộc và thực hành biểu diễn nghi thức dân gian cho đồng bào dân tộc Tày đang sinh sống tại thị trấn Lăng Can.

Bản sắc văn hóa của dân tộc tày

Bản sắc văn hóa của dân tộc tày

Lớp tập huấn có sự tham gia của nhiều em học sinh trên địa bàn

Tham gia lớp tập huấn có trên 150 học viên các CLB sinh hoạt văn hóa dân gian truyền thống, đội văn nghệ đến từ CLB Vằng Dâng, TDP Nặm Đíp, CLB Hoa Mộc Miên, TDP Bản Khiển, thị trấn Lăng Can và CLB Kéo Thếm, thôn Ka Nò, xã Khuôn Hà.

Các học viên sẽ được Nghệ nhân Ưu tú Vương Ngọc Quang trực tiếp truyền dạy các làn điệu hát Then, đàn Tính, kỹ năng biểu diễn, giao lưu văn hóa, văn nghệ dân gian, cách thức tổ chức sinh hoạt CLB và hoạt động của đội văn nghệ, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả, tạo điều kiện cho các CLB được giao lưu sinh hoạt văn hoá, truyền dạy các làn điệu hát Then, đàn Tính.

Các tiết mục văn nghệ mang đậm bản sắc dân tộc, từng bước tạo thành sản phẩm du lịch độc đáo thu hút du khách đến tham quan, trải nghiệm, góp phần thúc đẩy phát triển du lịch cộng đồng tại địa phương.

Bản sắc văn hóa của dân tộc tày

Bản sắc văn hóa của dân tộc tày

Các học viên trình diễn tại lớp tập huấn

Hiện nay, các địa phương trên địa bàn Tuyên Quang đang tích cực triển khai thực hiện Dự án 6 về "Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch". Việc UBND huyện, Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Lâm Bình tổ chức lớp tập huấn hướng dẫn cách sinh hoạt CLB sinh hoạt văn hóa dân gian truyền thống, truyền dạy hát Then, đàn Tính, nghi lễ múa các dân tộc và thực hành biểu diễn nghi thức dân gian cho đồng bào dân tộc Tày tại thị trấn Lăng Can là hoạt động thiết thực để di sản Then ngày càng được bảo tồn và phát huy một cách sâu rộng, nhằm tạo ra những sản phẩm du lịch độc đáo giàu bản sắc.

Thời gian tới, để giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc Tày nói riêng, các dân tộc nói chung, UBND huyện Lâm Bình cần tiếp tục tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng trong bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số. Chú trọng nghiên cứu, sưu tầm, phát huy hiệu quả di sản văn hóa của dân tộc Tày có nguy cơ mai một, góp phần gìn giữ, khơi dậy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp gắn với phát triển du lịch tại địa phương.

Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam gồm những gì?

Thứ nhất là ngôn ngữ. ... .

Thứ hai là phong tục, truyền thống và tôn giáo. ... .

Thứ ba là trang phục. ... .

Thứ tư là ẩm thực. ... .

Thứ năm là kiến trúc. ... .

Thứ nhất, lưu giữ những giá trị tinh túy của tinh thần dân tộc cho thế hệ mai sau. ... .

Thứ hai, bảo vệ khỏi sự băng hoại của thời gian..

Văn hóa của dân tộc Tày là gì?

Người Tày có một nền văn nghệ cổ truyền phong phú, đủ các thể loại thơ, ca, múa nhạc, có cả múa rối.. Tục ngữ, ca dao chiếm một khối lượng đáng kể. Các điệu dân ca phổ biến nhất là hát lượn, hát đám cưới, ru con. Người Tày mến khách, cởi mở, dễ làm quen và thích nói chuyện.

Bản sắc văn hóa dân tộc có ý nghĩa gì?

“Bản sắc văn hóa dân tộc là sự đặc trưng và định hình danh tính văn hóa của một dân tộc cụ thể, bao gồm giá trị, quan niệm, tập quán, truyền thống, ngôn ngữ, nghệ thuật…” Bản sắc văn hóa dân tộc là kết quả của quá trình lịch sử, sự tiếp xúc với các nền văn hóa khác, sự tương tác giữa con người và môi trường sống.

Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là gì?

Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là hành động, việc làm của mỗi người hướng tới mục tiêu bảo vệ, giữ gìn những nét đặc trưng, đó là những tài sản vô giá đối với dân tộc.