Bán sản phẩm cao cấp có nên telesales

Telesales được hiểu là hình thức bán hàng qua điện thoại. Người đảm nhận công việc này được gọi là nhân viên telesales. Nhiệm vụ chính của họ là gọi điện cho khách hàng để giới thiệu về các sản phẩm hoặc dịch vụ doanh nghiệp đang cung cấp.

Nhân viên telesales cũng là một vị trí việc làm thuộc phòng kinh doanh. Họ sẽ liên tục tìm kiếm thông tin, gọi điện cho khách hàng và tìm cơ hội chốt sales. Đồng thời, họ cũng chịu trách nhiệm tìm kiếm nguồn khách hàng mới để mở rộng, phát triển mạng lưới khách hàng và mang về nguồn doanh thu lớn hơn cho doanh nghiệp.

Hiện tại, telesales vẫn là hình thức bán hàng được đánh giá cao về tính hiệu quả và tiết kiệm chi phí. Vì vậy, nghề telesales có mặt tại rất nhiều lĩnh vực khác nhau như y tế, giáo dục, doanh nghiệp kinh doanh tất cả các loại hình sản phẩm, dịch vụ,…

Bán sản phẩm cao cấp có nên telesales

>>>> Xem thêm: Telesales là gì? Telesales cần làm gì khi bị khách hàng từ chối?

2- Công việc hàng ngày của telesales 

Tuỳ thuộc vào đặc điểm của từng doanh nghiệp mà công việc của telesales sẽ có sự khác nhau. Các công việc mà telesales làm mỗi ngày sẽ được ghi nhận lại trên hệ thống chấm công. Về cơ bản thì mỗi ngày công việc của telesales sẽ như sau:

2.1- Liên hệ với khách hàng

Telesales sẽ dựa trên dữ liệu khách hàng do bộ phận marketing cung cấp để tiến hành phân loại khách hàng. Sau đó họ sẽ liên hệ với danh sách đã lọc theo kịch bản telesales có sẵn.

Những việc làm hấp dẫn

Trong quá trình gọi điện cho khách hàng, telesales sẽ vận dụng kỹ năng phân tích thông tin để xác định được khách hàng đó có phù hợp và đủ khả năng mua các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp hay không.

Nói cách khác, qua cuộc gọi telesales cần xác định được đó có phải là một khách hàng tiềm năng. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp khi chốt sales và gia tăng tỷ lệ chuyển đổi đơn hàng.

2.2- Đàm phán với khách hàng

Từ những thông tin khách hàng tiềm năng đã thu thập trước đó, telesales sẽ tìm cách thuyết phục khách hàng ra quyết định mua hàng.

Trong quá trình đàm phán với khách hàng, nhân viên telesales sẽ tiếp tục khai thác sở thích và khả năng chi trả của họ. Điều này sẽ giúp telesales bán được thêm nhiều sản phẩm khác, phù hợp với nhu cầu của khách hàng hơn.

2.3- Tiếp nhận và xử lý đơn đặt hàng

Telesales là người tiếp nhận và thỏa thuận với khách hàng nên nhiệm vụ tiếp nhận và xử lý đơn hàng sẽ do họ tiếp tục phụ trách để hạn chế sai sót. Nhất là, telesales còn là người hiểu rõ những ưu đãi riêng của khách hàng hơn bất cứ ai.

Khi xử lý đơn hàng, telesales sẽ tặng thêm sản phẩm cho khách hàng hoặc thuyết phục họ sử dụng thêm các sản phẩm khác. Điều này sẽ giúp gia tăng doanh thu cho doanh nghiệp và giúp mối quan hệ giữa khách hàng với doanh nghiệp thêm bền chặt hơn.

2.4- Cung cấp dịch vụ chăm sóc khách hàng

Các dịch vụ sau mua như gọi điện hỏi thăm, xin phản hồi của khách hàng về sản phẩm sẽ giúp khách hàng luôn nhớ đến bạn. Đồng thời đây cũng là cơ hội tốt để bạn thuyết phục khách hàng tiếp tục mua hàng và biến họ trở thành khách hàng trung thành.

Nếu thực hiện tốt các dịch vụ sau khi bán hàng, bạn sẽ có nhiều cơ hội được giới thiệu thêm các khách hàng tiềm năng khác. Hơn nữa, việc bán hàng cho khách hàng cũ luôn dễ dàng và tiết kiệm chi phí hơn rất nhiều.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể gọi điện cho những khách hàng đã mua hàng để giới thiệu các chương trình ưu đãi, khuyến mãi hoặc thông báo các tính năng mới của sản phẩm. Hãy luôn duy trì mối liên kết với khách hàng của mình để khuyến khích họ tái sử dụng sản phẩm và kiến tạo uy tín với họ.

2.5- Giải quyết các xung đột, tranh chấp, khiếu nại

Bên cạnh những khách hàng hài lòng với sản phẩm sẽ có những khách hàng không hài lòng. Điều này có thể dẫn đến những xung đột, tranh chấp và khiếu nại từ khách hàng.

Khi đó, telesales sẽ phải thông qua các cuộc gọi để tiếp nhận vấn đề và tìm phương án xử lý nhanh chóng nhất. Trước tiên họ cần bình tĩnh lắng nghe, nhận lỗi, sau đó tìm hướng xử lý tốt nhất để không gây ảnh hưởng xấu đến hình ảnh của doanh nghiệp.

Nếu có thể giải quyết tốt các xung đột, tranh chấp, bạn sẽ giữ được mối quan hệ với khách hàng, bằng không bạn sẽ mất đi một khách hàng trong tương lai.

2.6- Tìm kiếm khách hàng mới

2.7- Chăm sóc các khách hàng gọi đến

Nhân viên telesales có nhiệm vụ trực và xử lý các cuộc gọi đến từ khách hàng để tư vấn và giải đáp các thắc mắc của họ. Các cuộc gọi này có thể đến từ khách mới hoặc khách hàng cũ của doanh nghiệp.

2.8- Theo dõi và báo cáo tiến độ công việc

Telesale cần theo dõi doanh số hàng ngày của mình và báo cáo lại với quản lý để đảm bảo tiến độ của chiến dịch.

Thông qua các báo cáo cấp trên sẽ biết được telesales có đang làm việc tốt không, có điều gì cần khắc phục không. Còn nhân viên telesales sẽ biết đâu là điểm mạnh cần phát huy cũng như tìm hướng giải quyết các vấn đề đang tồn tại. 

Ngoài ra, telesales còn có thể dựa vào các dữ liệu trong báo cáo để tìm ra cách thức bán hàng hiệu quả hơn. Nhờ vậy có thể cải thiện doanh thu cho doanh nghiệp. 

Qua những thông tin trên, chắc rằng bạn đã hiểu được công việc mỗi ngày của telesale là gì rồi phải không nào. Trong phần kế tiếp, chúng ta hãy cùng tìm hiểu những điều tạo nên một telesales giỏi là gì nhé!

3- Trở thành telesales giỏi cần những gì? 

Khi tìm hiểu telesales là gì bạn có thể thấy vị trí này được tuyển dụng rất thường xuyên trên các trang việc làm trực tuyến. Yêu cầu của nhà tuyển dụng với vị trí này cũng không quá cao. Có thể nói rằng rất dễ trúng tuyển. 

Tuy nhiên để có thể làm việc lâu dài và trở thành một telesales giỏi không hề dễ. Vậy điều gì làm nên một telesales giỏi? 

Một nhân viên telesales xuất sắc cần đáp ứng được các tiêu chí sau:

3.1- Chuyên môn và kinh nghiệm 

Telesales là người trực tiếp giới thiệu cho khách hàng về các sản phẩm của doanh nghiệp, nên họ cần có một số các kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn nhất định. Cụ thể:

+ Kinh nghiệm, kiến thức về bán hàng

Nhiệm vụ chính của telesales chính là bán hàng. Bởi vậy họ cần am hiểu các kiến thức cơ bản về bán hàng. Nếu có thể có thêm kinh nghiệm bán hàng thực tế thì mọi việc sẽ càng thêm suôn sẻ hơn.

Ngoài ra, telesales còn phải không ngừng học hỏi, bổ sung thêm các kiến thức mới. Càng có nhiều kiến thức và kinh nghiệm họ càng có thể tư vấn cho khách hàng tốt hơn và bán được nhiều hàng hơn.

+ Khả năng xây dựng nội dung cuộc gọi

Để có những cuộc gọi chất lượng, telesales cần nắm vững các loại kịch bản nghề nghiệp như kịch bản bán hàng, chốt đơn, nhận diện khách hàng tiềm năng,…

Việc chuẩn bị kỹ lưỡng nội dung cuộc gọi sẽ giúp telesales trò chuyện với khách hàng hiệu quả hơn. Họ có thể hoàn toàn làm chủ cuộc gọi, sẽ không có những khoảng lặng trong các cuộc gọi. Nếu bạn phải tốn thời gian để suy nghĩ câu hỏi cho khách hàng, nhiều khả năng họ sẽ từ chối tiếp tục trò chuyện hoặc ngắt ngang.

Khi chuẩn bị kịch bản, bạn cũng cần giả định một số tình huống có thể xảy ra và cách giải quyết để có thể gia tăng sự linh hoạt trong các cuộc gọi.

+ Giỏi nắm bắt tâm lý khách hàng

Điểm mấu chốt để bán được hàng là bạn cần am hiểu về sản phẩm và khách hàng của mình. Trong đó, khả năng nắm bắt tâm lý khách hàng tốt sẽ giúp bạn dễ dàng thuyết phục họ mua hàng hơn.

Bên cạnh đó, việc nắm bắt tốt tâm lý khách hàng còn giúp bạn giải quyết các yêu cầu và thắc mắc của khách hàng tốt hơn.

3.2- Kỹ năng 

Một telesales giỏi cần có các kỹ năng quan trọng sau:

+ Kỹ năng giao tiếp

Công việc của telesales sẽ phải thường xuyên làm việc trực tiếp với khách hàng nên giỏi kỹ năng giao tiếp sẽ giúp họ dễ dàng bắt đầu câu chuyện. Đặc biệt khi giao tiếp qua điện thoại sẽ càng khó hơn. 

Để có thể tạo cảm giác thoải mái cho người nghe, telesales cần chú ý đến luyện giọng nói, biết cách nhấn nhá giọng để làm nổi bật các thông tin về sản phẩm.

+ Kỹ năng nắm bắt thông tin

Khi trò chuyện với khách hàng, telesales có thể thu thập được rất nhiều thông tin. Thậm chí họ còn biết được khách hàng hài lòng và không hài lòng ở điểm gì. 

Bởi vậy, nếu có thể nắm bắt thông tin nhanh nhạy, telesales sẽ xử lý hiệu quả các vấn đề của khách hàng và khắc phục những điểm hạn chế của sản phẩm, dịch vụ.

+ Kỹ năng đàm phán và thuyết phục

Những khách hàng dễ tính sẽ dễ dàng chốt đơn. Nhưng với những khách hàng khó tính, chưa tin tưởng vào sản phẩm hoặc chưa có nhu cầu thì telesales sẽ phải vận dụng khả năng đàm phán và thuyết phục của mình để khiến họ ra quyết định.

+ Kỹ năng giải quyết vấn đề

+ Sử dụng thành thạo máy tính và điện thoại

Máy tính và điện thoại là hai công cụ làm việc quan trọng của telesales. Do đó, việc sử dụng thành thạo các thiết bị này sẽ giúp bạn dễ dàng thực hiện và quản lý công việc hiệu quả.

Ngoài ra, một số doanh nghiệp còn sử dụng các phần mềm CRM. Nên biết cách sử dụng các phần mềm này sẽ là lợi thế cho telesales.

+ Chịu được áp lực 

Telesales sẽ phải chịu áp lực doanh số, KPI, áp lực từ khách hàng, đồng nghiệp và áp từ những điều khác. Do đó, khả năng chịu áp lực công việc là yếu tố quan trọng đảm bảo khả năng trụ vững với nghề của telesales.

3.3- Tố chất 

Một nhân viên telesales giỏi không thể thiếu các tố chất sau:

+ Kiên trì

Việc bán hàng qua điện thoại thường khó khăn hơn bán hàng trực tiếp. Khách hàng không được tiếp xúc với sản phẩm nên nhiều khả năng họ không muốn mua. Tuy nhiên, với sự kiên trì, bền bỉ bạn có thể khiến khách hàng hiểu được sản phẩm và dần thuyết phục họ mua hàng.

+ Tinh thần học hỏi cao

Nhân viên telesales cần không ngừng học hỏi về sản phẩm và cách làm việc với khách hàng. Bằng cách vừa học vừa làm họ mới có thể cải thiện hiệu quả công việc và đạt được thành công.

+ Thoải mái, bình tĩnh

Nhân viên telesales sẽ phải tiếp xúc với nhiều kiểu khách hàng. Hơn nữa, các cuộc trò chuyện lại chủ yếu qua điện thoại, nên họ cần luôn giữ được trạng thái bình tĩnh, thoải mái. Có như vậy họ mới xử lý ổn thoả các xung đột, tranh chấp và cũng không quá chán nản khi bị khách hàng cúp ngang điện thoại hay từ chối liên tục.

Trên đây là những thông tin cần thiết giúp bạn trả lời được các câu hỏi “telesale là gì?”, “trở thành một telesales giỏi có khó không?”. Hy vọng sau bài viết này bạn sẽ có thêm nhiều thông tin hữu ích cho con đường phát triển sự nghiệp. Chúc bạn thành công!
 

Bán sản phẩm cao cấp có nên telesales

------------------------------------

HRchannels - Headhunter -  Dịch vụ tuyển dụng cao cấp

Hotline: 08. 3636. 1080
Email: /
Website: https://hrchannels.com/
Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam

Nguồn ảnh: internet


Bán sản phẩm cao cấp có nên telesales

HRchannels

HRchannels là nền tảng tuyển dụng và thu hút nhân sự cấp cao hàng đầu tại Việt Nam. Với hơn 12 năm kinh nghiệm tuyển dụng nhân sự cấp cao. Chúng tôi là công ty headhunter hàng đầu ở Việt Nam.