Bầu 3 tháng cuối có nên đi lại nhiều

7 lưu ý khi mang thai 3 tháng cuối mẹ bầu cần phải biết

3 tháng cuối thai kỳ là giai đoạn thai nhi phát triển nhanh về mọi mặt và cũng là lúc mẹ bầu cần chuẩn bị sức khỏe, tâm lý thật tốt để chuẩn bị cho cuộc vượt cạn vất vả. Mẹ hãy bỏ túi 7 lưu ý khi mang thai 3 tháng cuối trong bài viết dưới đây để chào đón bé yêu chào đời an toàn và khỏe mạnh nhé!

Để bảo vệ cơ thể người mẹ và đảm bảo em bé sinh ra khỏe mạnh nhất, các bà bầu cần chú ý đến thói quen ăn uống và sinh hoạt của mình. Đặc biệt là trong 3 tháng cuối thai kỳ, cần dừng ngay những việc làm có thể ảnh hưởng không tốt tới cả mẹ và con.

  • Quá trình phát triển hoàn chỉnh các bộ phận trên cơ thể em bé trong 3 tháng cuối thai kì
  • Mẹ bầu 3 tháng cuối cứ làm những việc “tốt” này chắc chắn đẻ con hơn người
  • 7 điều bạn cần làm để 3 tháng cuối thai kỳ thoải mái
  • Những điều thú vị về thai nhi trong 3 tháng cuối thai kỳ

Sau giai đoạn dễ chịu nhất trong tam cá nguyệt thứ hai, mẹ bầu bước vào 3 tháng cuối thai kỳ với nhiều sự mệt mỏi và khó chịu hơn hẳn. Và trong giai đoạn này vẫn có những việc mà bà bầu không nên làm và nếu đang làm thì nên dừng lại vì nó khá nguy hiểm với cả mẹ và thai nhi.

1. Tắm nước quá nóng

Ngâm mình trong nước quá nóng có thể làm tăng nhiệt độ bên trong cơ thể mẹ và gây nguy hiểm cho em bé [ Ảnh minh họa].

Trong những tháng cuối thai kỳ, cơ thể người mẹ sẽ mệt mỏi, đau nhức, di chuyển khó khăn và trở nên nặng nề hơn. Lúc này, nhiều mẹ tìm mọi cách để giúp cơ thể cảm thấy dễ chịu hơn trong đó có việc ngâm mình trong bồn tắm nóng để giảm bớt các cơn đau. Tuy nhiên, việc làm này vô cùng nguy hiểm vì ngâm mình trong nước nóng quá lâu hay nước quá nóng có thể làm tăng nhiệt độ bên trong cơ thể người mẹ và có thể gây nguy hiểm cho em bé và thậm chí là sinh sớm.

2. Mang vác những vật nặng [kể cả bế trẻ em]

Khi bước sang tam cá nguyệt thứ ba, do các cơ bị yếu đi, các bà bầu nên ngừng mang vác nặng. Bạn cũng không nên cõng những vật nặng trên lưng vì việc làm này khá mạo hiểm và có thể khiến bà bầu đau đớn hơn nếu bị tổn thương lưng. Nếu trong nhà có em bé khác cần chăm sóc, mẹ nên nhờ sự trợ giúp của người thân để trông nom bé, tránh việc bế ẵm, cõng thêm em bé trong những tháng mang thai cuối.

3. Ăn quá nhiều

Khi mang thai, phụ nữ được khuyến cáo ăn uống lành mạnh và ăn nhiều hơn một chút so với bình thường để có dinh dưỡng nuôi bào thai trong bụng. Nhưng trong những tháng cuối, do em bé đã khá lớn và chèn ép lên dạ dày, người mẹ lúc này không nên ăn quá nhiều một lúc vì nó có thể gây ra cảm giác rất khó chịu và thậm chí có thể khiến em bé bị bệnh. Bạn nên chia nhỏ các bữa ăn và ăn thành nhiều bữa trong ngày.

4. Các môn thể thao tốn thể lực

Các môn thể thao có sự tiếp xúc thể lực lớn giữa các đối thủ không phù hợp với phụ nữ mang thai trong bất kỳ giai đoạn nào [Ảnh minh họa].

Các môn thể thao có sự tiếp xúc thể lực lớn giữa các đối thủ đều không phù hợp với phụ nữ mang thai trong bất kỳ giai đoạn nào. Đặc biệt là trong những tháng cuối thai kỳ, khi mà nguy cơ chấn thương vùng bụng nhiều hơn bất kỳ lúc nào trong thai kỳ và khả năng bảo vệ em bé trong bụng ít đi thì mẹ bầu cần tránh xa những môn thể thao này.

5. Đi giày gót nhọn

Trong những tháng cuối, khi thai nhi đã lớn, cơ thể người mẹ trở nên nặng nề hơn và cũng khó giữ thăng bằng hơn thì việc lênh khênh trên những đôi giày gót nhọn là rất nguy hiểm và dễ bị ngã.

6. Chơi những môn thể thao mạo hiểm

Dù là lặn biển, lướt sóng, nhảy dù hay nhảy bungee đều có thể gây nguy hiểm cho mẹ trong những tháng cuối thai kỳ. Vì vậy, để đảm bảo an toàn, mẹ hãy tạm dừng chơi những môn thể thao mạo hiểm này.

7. Di chuyển bằng máy bay

Không nên di chuyển bằng máy bay trong những tháng cuối thai kỳ [Ảnh minh họa].

Nếu bạn muốn đi du lịch trong khi mang thai để ăn mừng và nghỉ ngơi trước khi chào đón em bé thì hãy làm điều này trước tam cá nguyệt thứ ba. Hầu hết các hãng hàng không và các bác sĩ sẽ không cho phép người mẹ đi máy bay trong những tháng cuối thai kỳ chỉ vì họ không muốn người mẹ sinh con ở nước ngoài hay trong không khí.

8. Làm việc nhà nhiều

Bà bầu tốt nhất là hạn chế làm những việc lau dọn nặng nhọc trong 3 tháng cuối thai kỳ không chỉ bởi tác hại của các hóa chất làm sạch mà còn vì việc bò loanh quanh để cố làm sạch căn nhà có thể khiến cơ thể người mẹ thêm mệt mỏi và căng thẳng.

9. Thử những bài tập thể dục mới

Thời kỳ mang thai không phải là thời điểm thích hợp để bà bầu thử các bài tập nâng tạ mới [Ảnh minh họa].

Giai đoạn mang thai không phải là thời điểm thích hợp để bạn thử những bài tập nâng tạ hay chạy mới. Ngay cả khi đã tập những bài tập này trước và trong lúc mang thai thì bạn cũng nên tập nhẹ nhàng hơn trong những tháng cuối thai kỳ.

9. Nằm ngửa để ngủ

Phụ nữ mang thai giai đoạn này được khuyên không nên nằm ngửa khi ngủ vì ở tư thế này, trọng lượng của em bé khá nặng và có thể đè lên các tĩnh mạch và làm gián đoạn việc cung cấp oxy cho máu. Tư thế ngủ tốt nhất được khuyến nghị cho các bà bầu trong giai đoạn này là nằm nghiêng sang trái hay sang phải.

10. Nhịn tiểu

Trong tam cá nguyệt thứ ba, người mẹ thường xuyên chạy vào nhà vệ sinh dù không đi tiểu nhiều. Nhiều bà mẹ nghĩ có thể nhịn tiểu vì biết mình không cần thực sự phải đi, tuy nhiên đây lại là một sai lầm do việc nhịn tiểu có thể khiến người mẹ bị đau đớn và dễ bị rỉ nước tiểu ra khi ho hay hắt hơi.

11. Không ăn uống

Trong 3 tháng cuối thai kỳ, dạ dày bị chèn ép khiến nhiều mẹ cảm thấy rất khó chịu và thậm chí không muốn ăn uống gì. Tuy nhiên, ăn uống để đảm bảo dinh dưỡng cho cơ thể người mẹ và em bé trong giai đoạn này là vô cùng quan trọng. Hãy chia nhỏ khẩu phần ăn trong ngày và thậm chí nhiều mẹ chuyển sang ăn sinh tố vì họ thấy dễ uống hơn.

12. Nằm cả ngày trên giường

Thức dậy và di chuyển quanh nhà sẽ tốt hơn rất nhiều cho xương và cơ bắp của bà bầu [Ảnh minh họa].

Sự kiệt sức và mệt mỏi trong những tháng cuối dễ khiến mẹ bầu muốn nằm cả ngày trên giường nhưng điều này thực sự là không tốt. Bạn có thể đau nhức hay mệt mỏi nhưng bằng cách thức dậy và di chuyển quanh nhà sẽ tốt hơn rất nhiều cho xương và cơ bắp của bạn.

13. Tìm kiếm thông tin trên mạng

Nhiều bà bầu, đặc biệt là những người lần đầu mang thai, vẫn tiếp tục tìm kiếm các thông tin về dấu hiệu và triệu chứng của việc chuyển dạ và sinh nở trên mạng. Tuy nhiên, đây không phải là ý tưởng tốt ở thời điểm này. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về quá trình sinh đẻ, hãy gọi và hỏi bác sĩ của bạn là tốt nhất.

14. Quan tâm đến việc người khác nghĩ gì

Những ý kiến và lời khuyên của mọi người xung quanh về quá trình mang thai của bạn nhiều khi lại xung đột lẫn nhau và khiến bạn bị bối rối. Một trong những điều bạn nên ngừng làm trong tam cá nguyệt thứ ba là ngừng lắng nghe và quan tâm tới những gì người khác nghĩ vì điều này sẽ khiến bạn bớt căng thẳng khi phân tích thông tin.

15. Hoảng sợ

Mặc dù ngày sinh con đang đến gần, nó có thể làm cho bất kỳ ai trở nên lo lắng, thế nhưng hãy cố gắng thư giãn và tận hưởng những ngày tự do hiện tại của bạn.

16. Ăn đồ ăn mặn

Bà bầu không nên ăn những món ăn nhiều muối [Ảnh minh họa].

Muối có thể dẫn tới việc giữ nước trong cơ thể và khiến tình trạng phù của bà bầu trở nên tồi tệ hơn.

17. Thân mật vợ chồng

Khi bước vào những tháng cuối thai kỳ, việc "ở bên nhau" có thể gây khó chịu đối với bà bầu. Đây cũng là giai đoạn dễ xảy ra các biến chứng nếu gây áp lực lớn lên em bé trong bụng. Thân mật trong giai đoạn này cần thận trọng vì nó có thể khiến quá trình chuyển dạ xảy ra sớm.

18. Tránh xa quả dứa

Dứa rất ngon và chứa nhiều vitamin nhưng nó lại có thể khiến phụ nữ chuyển dạ sớm do gây co bóp tử cung. Vì vậy, nếu mới chỉ bước vào đầu giai đoạn này, bà bầu nên tránh xa dứa. Tuy nhiên, nếu như đã đến ngày dự sinh mà vẫn chưa có dấu hiệu gì, bạn có thể thử ăn tất cả dứa mà bạn muốn để giúp việc chuyển dạ đến nhanh hơn.

Nguồn: Baby

Muốn đẻ con thông minh, mẹ bầu hãy ăn những thực phẩm này ở 3 tháng cuối thai kì

[3 tháng cuối] - Sự phát triển theo từng tuần của thai nhi và mẹ bầu

13-12-2019

1. Mẹ bầu có nên đi bộ ở tháng cuối thai kỳ?

Theo các nhà nghiên cứu thì việc mẹ bầu đi bộ không những trong tháng cuối của thai kỳ mà ngay cả trong suốt quá trình mang thai là rất tốt, nếu như người mẹ đủ sức khỏe có thể đi. Do đó mẹ bầu nên đi bộ trong tháng cuối của thai kỳ. Vẫn theo lời của các nhà nghiên cứu thì việc đi bộ nhiều vào cuối thai kỳ thật sự có thể giúp mẹ bầu rút ngắn quá trình sinh nở. Đó là lý do khi mới chuyển dạ các thai phụ thường “bị bắt” đi bộ hoặc leo cầu thang. Nếu có thói quen đi bộ trong suốt thai kỳ của mình, mẹ bầu sẽ phòng tránh được nguy cơ bị đái tháo đường, tiền sản giật, táo bón và ngăn chặn tình trạng thừa cân quá nhiều. Hơn nữa, thực tế cho thấy, những chị em thường xuyên vận động sẽ ít gặp phải rủi ro hơn nhóm chị em lười vận động.

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT MANG THAI 3 THÁNG CUỐI

3 tháng cuối thai kỳ là chặng đường cuối cùng của thai kỳ là giai đoạn mẹ bầu mệt mỏi nhất. Vì lúc này bụng bầu ngày càng nặng nề cũng như tâm lý mẹ có nhiều lo

Tuần thứ 28+29: mí mắt thai nhi mở một phần , có khả năng đá và duỗi người Mí mắt của thai nhi có thể mở một phần và lông mi bắt đầu xuất hiện. Hệ thần kinh trung ương của thai nhi có thể điều khiển các cử động thở và điều hòa nhiệt độ cơ thể. Vào thời điểm này thai nhi có chiều dài khoảng 250 mm và nặng khoảng 1000 g. Tuần thứ 29 thai nhi có khả năng đá chân, duỗi người hoặc thực hiện các động tác ôm ghì.
Tuần thứ 30+31: tóc của thai nhi mọc lên và tăng cân nhanh
Mắt của thai nhi có thể mở to. Tóc của thai nhi cũng mọc tốt trong khoảng thời gian này. Tủy xương của thai nhi bắt đầu sản sinh hồng cầu. Tại tuần thứ 30 của thai kỳ thai nhi có chiều dài khoảng 270 mm và nặng khoảng 1300 g. Tuần thứ 31 thai nhi đa phần đã hoàn thành xong những bước phát triển chủ yếu và tăng cân nhanh


Tuần thứ 32+33: thai nhi tập thở và cảm nhận được ánh sáng
Tuần thứ 32 móng chân của thai nhi đã có thể nhìn thấy được. Lớp lông tơ mềm trên người thai nhi vốn tồn tại trong vài tháng vừa qua bắt đầu rụng đi và thai nhi có chiều dài khoảng 280 mm và nặng khoảng 1700 g. Tuần thứ 33 của thai kỳ đồng tử của thai nhi có thể thay đổi kích thước để đáp ứng lại các kích thích ánh sáng. Xương của thai nhi chắc khỏe hơn, tuy nhiên xương sọ của thai nhi vẫn mềm và dễ uốn.
Tuần thứ 34+35: móng tay thai nhi mọc dài ra
Móng tay của thai nhi đã phát triển trùm kín đầu ngón tay. Tại thời điểm này thai nhi có chiều dài khoảng 300 mm và nặng khoảng 2100 g. Tuần thứ 35 da của thai nhi trở nên mịn và có màu hồng. Tay và chân thai nhi giờ trông khá mũm mĩm, đây là những dấu hiệu thai nhi phát triển tốt ba tháng cuối mẹ có thể yên tâm.
Tuần thứ 36+37: thai nhi chiếm phần lớn không gian túi ối và bắt đầu quay xuống dưới
Thai nhi giờ đã lớn, khiến tử cung trở nên chật hẹp so với thai nhi, tuy nhiên thai phụ vẫn cảm nhận được các cử động lăn, ngọ nguậy, ưỡn người của thai nhi. Tuần thứ 37 tay thai nhi có khả năng nắm chắc. Để chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ, thai nhi bắt đầu xoay chuyển, đầu thai nhi hướng xuống tiểu khung [để tạo thành ngôi đầu trong chuyển dạ]. Nếu không phải ngôi đầu, bác sĩ sản khoa sẽ thảo luận với thai phụ về hướng giải quyết tình huống.
Tuần thứ 38+39: móng chân của thai nhi dài ra, lông ngực phát triển
Tuần thứ 38 chu vi vòng đầu của thai nhi bằng chu vi vòng bụng. Móng chân thai nhi mọc dài trùm kín đầu ngón chân. Gần như toàn bộ lớp lông tơ đã rụng hết khỏi người thai nhi và có cân nặng khoảng 2900 g. Tuần thứ 39 lồng ngực thai nhi phát triển hơn nữa. Với thai nhi nam, tinh hoàn tiếp tục di chuyển xuống dưới vào trong bìu. Mỡ phân bổ khắp cơ thể thai nhi giúp thai nhi giữ nhiệt sau khi chào đời.
Tuần thứ 40: thời điểm mẹ con gặp nhau đã đến
Tuần thứ 40 là thời điểm hết thời gian mang thai ba tháng cuối, thai nhi có chiều dài khoảng 480 mm, cân nặng khoảng 3400 g, tuy nhiên mỗi thai nhi là một cá thể riêng biệt, do đó kích thước và cân nặng thai nhi chỉ là tương đối, không phải yếu tố quyết định sự khỏe mạnh của thai nhi.
Tuần thứ 41 và 42
Thai kỳ bình thường cho phép chuyển dạ sau 40 tuần, cụ thể là chuyển dạ ở tuần thứ 41 và 42. Nếu sau 42 tuần là bất thường, và sẽ có nhiều nguy cơ biến chứng cho thai nhi. Trong tình huống này bác sĩ sản khoa sẽ tư vấn, thảo luận với thai phụ và ra chỉ định phù hợp.

Dinh dưỡng trong 3 tháng cuối thai kỳ Khi bước vào tam cá nguyên thứ ba, bà bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng để điều chỉnh chế độ ăn phù hợp với yêu cầu tăng cân, tránh tăng quá nhiều hoặc tránh để thai nhi thiếu chất, kém phát triển, ảnh hưởng trí não. Giai đoạn này, bà bầu cần cung cấp đủ nước cho cơ thể, tuyệt đối không bỏ bữa, cách khoảng 4 giờ phải có một bữa ăn nhỏ. Mẹ bầu nên ăn đầy đủ các chất, chế độ dinh dưỡng phong phú. Ngoài ra, nên đặc biệt chú ý đến các vi chất như sắt, canxi, magiê, kẽm, vitamin B, axit folic, vitamin A, C, E, D và beta-caroten…
Ở tam cá nguyệt thứ ba, thai phụ tăng tới 6-7kg. Để đủ chất cho bé phát triển trí não cũng như đáp ứng được mức tăng cân, chế độ dinh dưỡng của mẹ trong giai đoạn này cũng phải tăng tương ứng, nhưng phải hết sức hợp lý để tránh các nguy cơ tiểu đường, phù nề hoặc tăng cân quá mức.
Mỗi ngày, bà bầu phải đảm bảo cung cấp cho cơ thể khoảng 2.550 kcal như 3 tháng giữa. Tuy nhiên, lượng đạm cần tăng hơn để đảm bảo sự phát triển của thai nhi. Có thể bổ sung đạm từ thịt, cá, trứng, sữa… Quan trọng nhất là đừng bỏ quên lượng axit béo vì chất này rất cần thiết cho sự phát triển của não bộ thai nhi. Ngoài ra, mẹ bầu cũng không nên quên rau xanh, quả chín trong mỗi bữa ăn.
Những lưu ý quan trọng khác ở 3 tháng cuối

  • Hãy theo dõi cử động của thai nhi bằng việc đếm cử động 3 lần mỗi ngày. Và khi thấy thai nhi cử động ít hơn 10 lần nên xin bác sĩ kiểm tra lại nhịp tim thai.
  • Khám thai đều đặn theo hẹn của bác sĩ.
  • Đi tiêm ngừa uốn ván [tiêm mũi 2 trước sinh ít nhất một tháng].
  • Nếu thấy khoảng cách những cơn gò tử cung càng lúc càng ngắn, trong cơn gò bụng cứng hơn, thời gian gò lâu hơn gây đau bụng hoặc ra chất nhầy lẫn ít máu ở âm đạo là đã gần chuyển dạ.
  • Giữ vệ sinh, tránh dùng thuốc khử mùi âm đạo, các loại xà phòng thơm. Đồng thời, nếu mẹ bầu thấy ngứa, đau, dịch tiết ra có màu lạ, có mùi hôi thì hãy đến ngay bác sĩ để thăm khám.
  • Không nên thụt rửa sâu trong âm đạo vì có thể gây thuyên tắc hơi trong động mạch, tổn thương xuất huyết cổ tử cung.
  • Tích cực tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, tập yoga, bơi lội.
  • Giữ cho mình một tinh thần thoải mái, thư giãn. Có thể đi massage thư giãn cho mẹ bầu để giảm bớt mệt mỏi và áp lực trong những ngày cuối thai kỳ.

Tam cá nguyệt thứ 3 từ tuần bao nhiêu?

Tam cá nguyệt thứ ba là chặng đường cuối cùng của thai kỳ, kéo dài kể từ tuần 29 đến tuần 40. Ở tam cá nguyệt này, bé cưng sẽ phát triển hoàn thiện và bắt đầu quay đầu xuống để chuẩn bị chào đời.

Đối với mẹ bầu, 3 tháng cuối thai kỳ có lẽ là khoảng thời gian thách thức cả về thể chất lẫn cảm xúc bởi thai nhi càng lớn thì gánh nặng đối với cơ thể cũng ngày một nhiều. Không những vậy, ngày dự sinh cũng đã cận kề, mẹ sẽ khó tránh khỏi cảm giác lo lắng, đồng thời cũng mong ngóng được ôm bé cưng trong vòng tay.

Những điều cần biết khi mang thai 3 tháng cuối

1. Sự phát triển của thai nhi

Ở tam cá nguyệt thứ ba, em bé sẽ tiếp tục phát triển và hoàn thiện. Khi chào đời, bé có thể nặng từ 2,7 – 4kg và dài từ 48 – 53cm.

  • Xương của bé hoàn thiện ở tuần thứ 32
  • Đầu sẽ bắt đầu di chuyển vào vùng xương chậu ở tuần thứ 36 và bé sẽ ở trong tư thế này trong khoảng 2 tuần cuối
  • Các cơ quan quan trọng sẽ tiếp tục phát triển và hoàn thiện. Trong giai đoạn này, bé có thể nhìn, nghe, bú mút ngón tay cái…
  • Bộ não tiếp tục phát triển với tốc độ rất nhanh. Ngoài ra, phổi và thận cũng dần trưởng thành.

Ở tam cá nguyệt thứ 3, cơ thể bé sẽ được bao phủ bởi lớp sáp trắng có tên là vernix caseosa. Lớp lông tơ trên cơ thể [lanugo] rụng dần và gần như biến mất vào cuối tuần 40.

2. Cơ thể mẹ bầu thay đổi như thế nào khi mang thai 3 tháng cuối?

  • Đau bụng dưới khi mang thai 3 tháng cuối gây khó chịu, khó ngủ và khó thở.
  • Đau lưng: Cân nặng tăng sẽ tạo áp lực lên lưng, gây đau nhức. Bạn cũng có thể thấy khó chịu ở vùng xương chậu và hông do dây chằng nới lỏng để chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ.
  • Ra máu nhẹ vào cuối thai kỳ có thể là dấu hiệu cho thấy quá trình chuyển dạ đang bắt đầu. Tuy nhiên, đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo nhau tiền đạo, nhau bong non hoặc sinh non.
  • Cơn gò sinh lý Braxton-Hicks: Cơn gò chuyển dạ giả để chuẩn bị cho cơn gò thực sự. Cơn gò này không dữ dội như cơn gò thật nhưng cũng có thể khiến bạn khó chịu.
  • Bầu ngực to ra: Gần đến ngày dự sinh, bạn có thể thấy chất lỏng màu vàng rỉ ra từ núm vú. Chất lỏng này được gọi là sữa non, sẽ nuôi dưỡng em bé trong vài ngày đầu sau sinh.
  • Nằm mơ: Ở tuần cuối, giấc mơ có thể trở nên sống động và có thể làm ảnh hưởng đến giấc ngủ. Nguyên nhân khiến bạn thường xuyên nằm mơ có thể là do nội tiết tố thay đổi.
  • Dịch âm đạo nhiều hơn. Gần đến ngày dự sinh, bạn có thể thấy dịch đặc, trong hoặc hơi có máu. Đây có thể là nút nhầy và là dấu hiệu cho thấy cổ tử cung bắt đầu giãn nở để chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ. Nếu đột ngột ra nhiều nước, có thể bạn đã bị vỡ ối.
  • Mệt mỏi: Bụng to ra, ngủ không yên giấc, lo lắng về ngày dự sinh sắp đến có thể khiến bạn thường xuyên thấy mệt mỏi khi mang thai 3 tháng cuối.
  • Đi tiểu thường xuyên: Do thai nhi càng lớn thì áp lực đè lên bàng quang cũng càng tăng. Bạn cũng có thể bị són tiểu khi ho, hắt hơi, cười hoặc tập thể dục.
  • Trào ngược axit dạ dày thực quản và táo bón: Do nồng độ hormone progesterone tăng làm giãn cơ thực quản và các cơ tiêu hóa.
  • Đau thần kinh tọa: Cơn đau lan từ lưng xuống mông, chân do hormone thay đổi hoặc do bé phát triển đè ép lên dây thần kinh tọa.
  • Bà bầu khó thở 3 tháng cuối có thể là do tử cung mở rộng đến phần dưới khung xương sườn, làm tăng thêm áp lực lên phổi.
  • Giãn tĩnh mạch có thể nghiêm trọng hơn nhưng sẽ mờ dần và biến mất sau khi sinh.
  • Rạn da ở ngực, mông, bụng hoặc đùi do da bị kéo căng khi mang thai.
  • Sưng nhẹ ở mắt cá chân và mặt. Nguyên nhân có thể là do nước tích tụ trong cơ thể. Tuy nhiên, nếu bị sưng nặng thì có thể có là dấu hiệu của tiền sản giật.
  • Tăng cân: Mỗi tuần bạn có thể tăng từ 0,2 đến 0,5kg. Cuối thai kỳ, bạn có thể tăng tổng cộng khoảng 11 – 15kg. Số cân nặng tăng thêm sẽ bao gồm trọng lượng của bé, nhau thai, nước ối, mô vú, thể tích máu và chất lỏng.

Video liên quan

Chủ Đề