Bầu để tủ lạnh được bao lâu

Em bầu hơn 2 tháng rồi, thèm ăn đủ thứ trên trời dưới đất. Hôm qua chồng em về nhà sau gần 1 tháng ròng rã đi công tác, mở tủ lạnh ra lấy nước uống ổng phát hoảng với đống đồ ngổn ngang bên trong. Thương vợ nghén thèm này thèm nọ, ổng tậu về cái tủ lạnh mới to chà bá lửa để vợ thoải mái đựng đồ. Biết em ghiền dưa hấu, ổng còn mua về mấy quả cất vô tủ lạnh cho mát để em ăn dần. Nghĩ thấy thương gì đâu á. Buổi tối ăn cơm xong em chẻ 1 trái dưa hấu to nhất ra, chồng ăn đâu được miếng nhỏ rồi lại xem tivi kể chuyện vui. Em ngồi nghe chồng nói mà chén tì tì đến khi nhìn lại mâm thấy hết nhẵn, toàn vỏ với hạt thôi. Công nhận bầu vô ăn gì mà kinh thiệt, gấp chục lần hồi chưa bầu. Chồng em trêu đừng vứt sọt rác mà cất vỏ dưa để mai thái mỏng xào thịt bò còn hạt đem phơi khô rang sơ rồi ngồi cắn tách tách nữa chứ. Cười muốn bể bụng.Tưởng sung sướng vác bụng đi ngủ, ai dè 1 tiếng sau em ôm nhà vệ sinh sáng đêm các mẹ ạ. Trời ơi vừa đau bụng vừa tiêu chảy liên tục vừa ói mửa. Đến sáng người rã rời không còn chút sức sống nào luôn. Em nằm thở hổn hển, mặt cắt không còn chút máu, lâu lâu cố lấy tay sờ xuống quần nhỏ xem có bị ướt không, sợ bị đau vậy lỡ con có chuyện gì chắc em chết mất. Chồng thì ngồi cạnh chốc chốc lại giục vợ: “Anh đưa em đi bệnh viện nha, đi đi mà, anh sợ lắm!”. Cái ông chồng em đúng là mệt thật, lảm nhảm miết thôi. Em nghĩ chắc do em ăn nhiều dưa hấu quá nên bị đau bụng thôi, thành ra chủ quan nghĩ sáng sẽ hết, đi bệnh viện làm gì vừa tốn kém vừa bị chích kim thì đau hơn, mà quan trọng là lỡ bác sĩ bắt uống thuốc vô thì hại con lắm. Em ráng chờ xem tình hình như thế nào, sáng đi siêu âm luôn một thể. Các mẹ biết kết quả thế nào không? Bác sĩ mắng em một trận các mẹ ạ, bác nói sao mà gan dữ, ngộ độc thực phẩm vậy mà còn không chịu đi viện, cũng may chứ không nhiều người bị nặng hơn chút là sẩy thai chứ chả đùa. Em nghe mà run cầm cập, hú hồn hú vía. Bác sĩ nói tại em bầu cơ thể yếu mà còn ăn quá nhiều dưa hấu để trong tủ lạnh nên mới bị đau bụng, ngộ độc thực phẩm. Bác còn dặn em mai mốt về nhà không được ăn mấy thứ này để trong tủ lạnh vì nó sẽ sản sinh ra chất gây hại, hư thối, mất chất... không hề tốt cho sức khỏe mẹ bầu, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, thần kinh thai nhi, hoặc xảy ra biến chứng nguy hiểm đến tính mạng chứ chả đùa.Nhiều thứ lắm, mà em nhớ nhất mấy loại em hay ăn này nè. Mẹ bầu nào cùng sở thích với em thì từ nay bỏ thói quen cất mấy món ngon này trong ngăn mát tủ lạnh đi nha, độc hại lắm! 1/ Dưa hấuQuả này thì em là một ví dụ điển hình rồi ha các mẹ ha! Trong dưa hấu chứa rất nhiều chất chống oxi hóa tự nhiên có lợi cho cơ thể, ngừa ung thư, chống tác hại do ánh nắng gắt của mặt trời gây ra. Tuy nhiên, nếu bảo quản dưa hấu trong tủ lạnh ở nhiệt độ khoảng 5 độ C, chúng rất dễ bị úng, mất chất chống oxy hóa, sinh ra 1 vài chất không có lợi cho cơ thể. Bà bầu ăn dưa hấu ướp lạnh kiểu này rất dễ bị lạnh bụng, đau bụng, ngộ độc, đi ngoài. 2/ Socola Hồi trước trời nóng socola dễ bị mềm, chảy. Em hay cất socola trong ngăn mát tủ lạnh để nó cứng nhưng mà nay mới biết là bảo quản kiểu này cũng lợi bất cập hại lắm. Trong môi trường mát mát kiểu này, bề mặt socola dễ kết thành sương trắng làm mất vị ngon đặc trưng ban đầu của món ăn vặt khoái khẩu này. Mặt khác, nó dễ bị biến chất, vi khuẩn cũng dễ sinh sôi, ăn vào không những dở mà còn dễ bị đau bụng nữa chứ. Cách bảo quản tốt nhất là các mẹ cho socola vào túi rút chân không rồi cất gọn vào ngăn đá tủ lạnh sẽ ok hơn á. 3/ Khoai tâyĐể khoai tây trong tủ lạnh dễ khiến khoai tây mọc mầm và làm biến chất, mất hương vị lắm. Mà cái vụ mọc mầm nguy hiểm lắm nha. Mầm nó có độc đó. Mẹ bầu ăn vô dễ bị ngộ độc, đau bụng, sẩy thai. Nên giữ củ khoai tây khô ráo và cất trong túi giấy nhé! 4/ Mật ongLúc trước em cứ nghĩ cho mật ong vào bảo quản trong tủ lạnh là tốt nhất, ai dè bỏ vào mới thấy nó bị kết tinh và đông cứng, mất đi phần lớn dưỡng chất quan trọng có trong mật ong. Đó là chưa kể nó bị biến chất, sinh thêm chất khác không tốt cho sức khỏe nữa. Người ta chỉ em là chỉ cần đóng nắp chai mật thật chặt rồi để nơi thoáng mát là được. Nếu là mật ong thật, nguyên chất thì nó sẽ có hạn sử dụng rất lâu, yên tâm đi nha các mẹ. 5/ Dăm bông Các chất béo và nước có trong dăm bông khi để ở nhiệt độ trong ngăn mát tủ lạnh dễ làm cho dăm bông nhanh hỏng hơn, ăn vào dễ bị đau bụng, mất bớt chất. 6/ Hành tâyHành tây lâu hư lắm nên các mẹ cứ để ở nơi khô ráo, thoáng mát là được chứ cất trong tủ lạnh vừa mất hương vị, ăn không ngon mà còn dễ bị hư thối. À các mẹ cũng nhớ không nên để hành tây cạnh khoai tây vì hơi ẩm và các khí do khoai tây tạo ra làm hành tây dễ bị hư lắm. Mẹ bầu không biết ăn vào thì khổ mẹ khổ con. 7/ TỏiTỏi không chịu lạnh được đâu. Mẹ cứ để tỏi ở ngoài đi nha. Em biết rất nhiều mẹ thích ăn tỏi để kích thích vị giác và ngừa cảm bệnh nên chú ý vấn đề này nhá. 8/ ChuốiMẹ mua chuối về nhớ đừng bảo quản trong tủ lạnh. Nhiệt độ thấp làm chuối lâu chín, vỏ chuối chuyển sang màu đen. Thịt chuối cũng bị nũng, hư thối nhanh chóng, ăn vào vừa không có lợi cho sức khỏe vừa không ngon, hơi cay cay làm sao ý. 9/ CáKhông nên bảo quản cá trong tủ lạnh quá lâu, đặc biệt là ở ngăn mát vì nó sẽ rất nhanh bị ươn, hôi thối, mất hết dinh dưỡng, thịt bở. Mẹ có thể rửa sạch, bỏ hộp đóng nắp cho vào ngăn đá nhưng chế biến ăn nhanh nhanh chứ đừng để lâu nha. 10/ Quả vải Cất vải trong tủ lạnh ăn mát đó nhưng lại bị mất chất dinh dưỡng, sinh thêm chất khác có hại, đó là chưa kể vỏ sẽ bị thâm rất xấu. Mẹ bầu ăn nhiều vải ướp lạnh còn dễ gây đau bụng, tiêu chảy tương tự như dưa hấu ướp lạnh á. Con trong bụng không chịu được đâu nha!

Xem thêm các tin bài bổ ích có liên quan tại đây: Mẹ sinh mổ phải biết điều “sống còn” này nếu không sẽ bị vỡ tử cung mất mạng bất cứ lúc nào! Muốn an toàn vượt cạn, mẹ đi sinh chắc chắn phải dặn bố làm hết những việc quan trọng này 12 chiêu cực dễ mẹ làm sau sinh giúp nuôi não bé sơ sinh tăng kích thước, thông minh, lanh lợi hơn người Mời mẹ và bé cùng nghe câu chuyện cổ tích “Sự tích Sọ dừa”:

Phân loại rau củ trước khi cho vào tủ lạnh

Trước khi cho rau củ vào tủ lạnh, bạn nên phân loại cụ thể rau, củ và cho vào túi riêng trước khi cho vào tủ lạnh. Nguyên do là mỗi loại rau củ cần được bảo quản trong thời gian khác nhau và có thể bị hư hỏng nhanh hơn các loại khác.

Không rửa rau củ trước khi cho vào tủ lạnh

Không nên rửa rau củ trước khi cho vào tủ lạnh và chỉ rửa trước khi bỏ ra sơ chế hoặc ăn. Nguyên do là vì quá nhiều độ ẩm khiến rau dễ bị biến màu, hư hỏng.

Không cắt nhỏ rau củ, chỉ lặt bỏ những phần héo úa

Các bạn cần xem kỹ rau, củ rồi bỏ đi những phần rau bị sâu, hoặc phần củ bị hỏng để tránh chúng lây lan rộng, hư sang những phần khác. Việc cắt nhỏ rau, củ cũng sẽ làm mất đi các chất dinh dưỡng thiết yếu và tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi phát triển.

Dùng túi ni-lon

Phần lớn các loại rau củ tươi đều đòi hỏi độ ẩm từ 80-95% nhưng độ ẩm của tủ lạnh chỉ dừng lại ở mức khoảng 65%. Vì vậy, nên cho rau củ vào túi ni-lon để ngăn sự bay hơi nước khi cho vào tủ lạnh, đặc biệt là những thứ không có lớp vỏ bên ngoài.

Tuy nhiên, không nên sử dụng túi ni-lon với nấm rơm vì 90% thành phần nấm rơm là nước, chúng sẽ nhanh chóng đổ nhớt khi cho vào túi ni-lon. Ngoài ra, nấm rơm cũng có khả năng hấp mùi khi bảo quản chung với những thực phẩm có mùi mạnh. Vì vậy, tốt nhất là cho nấm rơm hay các thực phẩm nhiều nước vào túi giấy.

Dự trữ rau xanh và trái cây riêng biệt

Phần lớn rau và trái cây được phân thành hai nhóm: Một nhóm được xem là những "nhà sản xuất" khí ethylene và nhóm còn lại nhạy cảm với ethylene. Vì vậy, nếu bảo quản chung thì sẽ làm những sản phẩm "nhạy cảm" chín nhanh hơn.

Dự trữ rau có lá màu xanh đậm

Rau diếp và các loại thảo dược nên được bảo quản trong những chiếc hộp nhựa có khóa kéo đặc biệt, được thiết kế riêng dành cho việc bảo quản rau xanh. Những chiếc hộp này thường có nhiều ngăn, có rãnh nhựa nhằm giữa cho không khí được lưu thông tốt hoặc sẽ có các lỗ thông khí.

Nếu không có loại hộp này, bạn hãy sử dụng những chiếc túi nhựa có khóa kéo với những tờ giấy thấm bảo quản rau. Để 1 hoặc 2 tờ giấy thấm vào mặt trong của túi nhựa, cho rau vào và kéo khóa lại. Giấy thấm sẽ hút bớt chất ẩm do túi nhựa không có lỗ thoát hơi. Bạn có thể áp dụng phương pháp này đối với rau diếp, rau bina, ngò tây, mù tạc xanh, một số loại rau tương tự.

Bảo quản ở nhiệt độ thích hợp

Muốn rau tươi lâu, bạn nên để tủ lạnh ở nhiệt độ 1-4 độ C. Vì vi khuẩn thường phát triển mạnh khi rau quả được bảo quản ở nhiệt độ trên 4 độ C, ngược lại, nếu nhiệt độ thấp quá lại có thể khiến rau quả đóng băng, nhanh hỏng.

Bảo quản ở thời gian phù hợp với từng loại

- 2-3 ngày: măng tây, cải bắp

- 3-5 ngày: bông cải xanh, đậu Hà Lan, hành lá.

- 1 tuần: đậu, súp lơ, dưa chuột, rau lá xanh, tỏi tây, rau diếp, ớt, bí ngô.

- 1-2 tuần: cần tây.

- 2 tuần: củ cải, cà rốt, củ cải.

Một số mẹo bảo quản với từng loại rau cụ thể:

- Bảo quản rau diếp và cần tây: Nên quấn rau [đã để ráo nước] bằng khăn giấy rồi mới cho vào túi nhựa. Cách này sẽ hiệu quả với rau diếp và cần tây và giúp rau vẫn tươi được ít nhất một tuần.

- Bảo quản khoai tây hoặc hành tây đã cắt lát: Sau khi cắt lát khoai tây hay hành tây, cũng lấy khăn giấy phủ lên phần đã cắt và cất lại vào túi nhựa có khóa kéo.

- Bảo quản cà rốt: Cà rốt tươi sạch có thể giữ tươi ngon nếu gói chặt trong một hộp nhựa để ngăn chặn sự bốc hơi hoặc bảo quản trong một hộp đựng kín. Chúng có thể kéo dài cả tuần hay lâu hơn.

- Các loại củ: Khoai tây, hành tây, gừng, tỏi và khoai lang nên được bảo quản ở nơi tối hay trong một túi tối màu vì ánh sáng mặt trời làm cho chúng nảy mầm và không ăn được. Trong các cửa hàng những loại củ này lại thường được bày bán dưới ánh đèn và điều này không tốt cho chúng.

- Với các loại rau lá: Nên để rau không bị ướt sẽ giữ tươi được lâu hơn.

Những loại rau củ quả CÀNG ĐỂ TỦ LẠNH CÀNG NHANH HỎNG

Không phải loại rau củ quả nào cũng nên cất trong tủ lạnh bởi hành động này còn phản tác dụng, khiến chúng mất ngon và nhanh hỏng hơn.

- Khoai tây: Tinh bột khoai tây biến thành đường khi ở nhiệt độ lạnh. Nước trong khoai tây nở ra tạo thành các tinh thể phá hủy cấu trúc của khoai tây.

- Tỏi và hành tây: Tỏi và hành tây sẽ nhanh thối hơn khi ở trong môi trường thiếu độ ẩm và không đủ không khí lưu thông.

- Cà rốt và củ cải đường: Hai loại rau củ này cũng có dấu hiệu nhanh héo nếu để lâu trong tủ lạnh, sau đó chúng thậm chí còn có thể bị thối nhanh hơn so với khi để ở ngoài.

- Cà chua: Bị mất đi hương vị, nhanh chảy nước và không còn thích hợp để chế biến.

- Cà tím: Đây là loại thực phẩm khá "đỏng đảnh" và khó bảo quản. Nếu quá lạnh, chúng sẽ bị chảy nước và mất tất cả các chất dinh dưỡng nhưng nếu quá nóng thì chúng cũng sẽ bị khô héo. Người ta khuyên rằng bạn không nên để trong tủ lạnh mà nên để ở ngoài để tiện quan sát và điều chỉnh nhiệt độ.

- Bí ngòi: Không nên để trong tủ lạnh vì nhanh bị mềm.

- Dưa chuột: Dưa chuột sẽ mềm và xốp hơn nếu để ở nhiệt độ thấp như ở trong tủ lạnh.

- Các loại quả có múi: Không khí lạnh trong tủ có thể làm hỏng các loại quả như cam, chanh, bưởi và khiến vỏ bị khô, quắt.

- Đào, kiwi, mơ, xoài, lựu, hồng: Nằm trong danh sách không nên cất trong tủ lạnh vì sẽ nhanh hỏng hơn như hồng sẽ dễ chảy nước, ăn không còn ngon...

Mẹo bảo quản một số loại rau củ KHÔNG CẦN TỦ LẠNH

Cắm tăm vào cuống xà lách, bắp cải: Dùng 3 que tăm nhọn cắm ngập chúng vào cuống cây xà lách. Lưu ý là cắm thật sâu, chỉ chừa lại một phần nhỏ que tăm. Nhờ có 3 cây tăm giữ nước, giữ ẩm mà xà lách sẽ tươi lâu đến cả tuần.

Cắm rau thơm, măng tây, súp lơ như... cắm hoa: Đối với rau thơm, bạn hãy cắm chúng vào một ly nước giống như cắm hoa, rau thơm sẽ tươi thêm được 3 - 4 ngày.

Bạn có thể làm tương tự với măng tây và súp lơ, tuy nhiên với súp lơ, có thể bọc thêm phần hoa bằng màng nilon có đục lỗ thoát khí, bông súp lơ sẽ luôn tươi xanh không lo bị héo.

Xếp cà chua đúng cách: Vì phần cuống cà chua sẽ là nơi bị thối và phân huỷ đầu tiên, nên hãy để cuống cà chua hướng lên trên sẽ giúp chúng lâu hỏng hơn.

Xếp khoai tây với táo: Khi được xếp chung, táo sẽ sản sinh ra khí ethylene, một loại khí giúp khoai tây tươi ngon lâu đến hàng tuần.

Để tỏi, hành tây trong túi giấy đục lỗ: Hành, tỏi rất ưa tối, vì vậy, để chúng không bị mọc mầm và luôn tươi lâu thì bạn nên cất chúng trong những túi giấy thoáng khí, cách này có thể bảo quản được đến cả tháng.

Bọc cuống chuối với màng bọc thực phẩm: Đặt chuối ở nhiệt độ phòng và bọc cuống quả chuối bằng màng bọc thực phẩm để bảo quản được lâu hơn.

Bảo quản dứa: Hãy cắt phần lá dứa và úp ngược chúng. Điều này sẽ giúp cân bằng lượng đường và giữ dứa được tươi lâu hơn.

Nguồn: //giadinh.net.vn/an/bao-quan-theo-cach-nay-rau-cu-qua-luon-duoc-tuoi-lau-trong-nhung-ngay-t...Nguồn: //giadinh.net.vn/an/bao-quan-theo-cach-nay-rau-cu-qua-luon-duoc-tuoi-lau-trong-nhung-ngay-tet-20200121215447049.htm

Theo Phương Nghi [Gia đình & Xã hội]

Video liên quan

Chủ Đề