Bị nước vào tai phải làm thế nào năm 2024

Nước vào ống tai ngoài trong khi tắm gội hay bơi lội là vấn đề thường gặp. Nếu nước vào tai ít, chỉ cần nghiêng đầu, kéo vành tai xuống lắc lắc là nước sẽ ra ngoài, phần nước còn lại sẽ được hấp thu bởi tổ chức dưới da của ống tai ngoài.

Bệnh viêm ống tai ngoài sẽ xuất hiện nếu sau khi bị nước vào tai mà lau chùi nhiều, lớp biểu bì bảo vệ ống tai bị tổn thương làm vi khuẩn xâm nhập vào ống tai ngoài gây viêm ống tai, biểu hiện giai đoạn đầu là ngứa rồi đau nhức ngày càng tăng.

Khi nước vào, nút dáy tai đang khô gặp nước sẽ nở ra chèn ép ống tai ngoài gây ù tai, nghe kém và đau tai. Nếu màng nhĩ bị thủng sẵn do viêm tai giữa, khi tắm nước vào tai sẽ gây viêm tái phát. Lúc này biểu hiện bằng chảy mủ tai vàng xanh, ù tai, nghe kém tăng.

Phòng tránh: Có thể nút ống tai ngoài khi bơi lội hoặc khi tắm. Khi tắm cho trẻ cần để đầu hơi ngửa, xối nước dần vào từng bên đầu khi gội để tránh nước vào ống tai. Nếu thấy nước vào ống tai chỉ cần nghiêng tai và kéo vành tai xuống dưới rồi lắc nhẹ, nước sẽ chảy dần ra.

Nếu dùng biện pháp đó mà vẫn cảm thấy nước vẫn còn trong ống tai, dùng một miếng bông khô đặt ở cửa tai để hút nước từ trong ống tai ra, mà không được lau hay ngoáy tai. Nếu vẫn thấy khó chịu phải đến khám bác sĩ tai mũi họng.

Nước vào tai trong khi tắm gội là một vấn đề thường gặp và gây ra cảm giác ù tai khó chịu. “Trẻ bị nước vào tai có làm sao không?” là câu hỏi nhiều người thắc mắc. Nước vào tai có thể dễ dàng xử trí, tuy nhiên nếu không xử trí đúng cách, ngoáy tai nhiều có thể làm tổn thương biểu bì bảo vệ ống tai tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập dẫn tới viêm ống tai ngoài. Vậy làm gì khi trẻ bị nước vào tai?

Nước vào ống tai ngoài sau khi tắm gội xong là một vấn đề hay gặp đối với trẻ nhỏ, nếu nước vào ít thì chỉ cần nghiêng đầu đồng thời kéo vành tai xuống và lắc nhẹ nước sẽ chảy ra ngoài. Một phần nước phía trong tai còn lại sẽ được hấp thu bởi tổ chức dưới da của ống tai ngoài. Nước vào ống tai sẽ gây cảm giác ù tai, buồn nôn và khiến cho trẻ cảm thấy khó chịu.

Khi nước vào ống tai ngoài nếu không được xử trí đúng cách, ngoáy tai nhiều có thể làm cho lớp biểu bì bảo vệ ống tai bị tổn thương, tạo điều kiện môi trường thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập vào ống tai. Điều này dẫn tới bệnh viêm ống tai ngoài với biểu hiện ban đầu bao gồm:

  • Ngứa tai
  • Đau nhức
  • Sưng tai
  • Ù tai

Bởi vì khi nước vào tai, nút ráy tai đang khô gặp nước sẽ nở ra và chèn ép vào ống tai ngoài gây ù tai, tai chảy dịch, nghe kém và đau tai. Trong trường hợp màng nhĩ bị thủng sẵn do viêm tai giữa, khi tắm nước vào tai sẽ tái phát viêm tai. Lúc này biểu hiện của bệnh đó là chảy mủ tai vàng xanh, giảm mức độ nghe. Trẻ sơ sinh bị nước vào tai có sao không? Đối với trẻ sơ sinh, khi nước vào tai sau khi tắm gội, trẻ không thể nói ra như trẻ lớn mà chỉ quấy khóc. Điều này làm tăng tỷ lệ viêm tai và chỉ phát hiện khi trẻ có những triệu chứng nặng. Ngoài ra, trong trường hợp trẻ bú mẹ bị sặc sữa hay bú không đúng tư thế có thể làm cho sữa chảy vào ống tai cũng gây nên tình trạng tương tự với nước vào tai sau tắm gội.

Bị nước vào tai phải làm thế nào năm 2024

Giải đáp trẻ bị nước vào tai có sao không?

2. Làm gì khi trẻ bị nước vào tai?

Sau khi tắm gội, nếu nước vào tai trẻ cha mẹ cần xử trí đúng cách như:

  • Sử dụng khăn mềm và sạch để lau khô phần bên ngoài của ống tai. Lau khô nước ở phía bên ngoài cửa tai, cha mẹ cần lưu ý không đưa khăn vào quá sâu trong ống tai.
  • Nghiêng đầu trẻ sang một bên, đồng thời lắc nhẹ và kéo dái tai lên trên và ra sau để cho nước chảy ra.
  • Cho trẻ nằm nghiêng về phía bên tai bị nước vào trong vòng vài phút để nước tự chảy. Cha mẹ có thể kê cho trẻ một chiếc khăn bông mềm dưới tai giúp thấm nước.
  • Sử dụng máy sấy tóc ở chế độ nhiệt và gió nhẹ nhất, giữ khoảng cách phù hợp ít nhất 30 phút để tránh làm nóng tai quá mức, rồi hướng về phía tai để hong cho nhanh khô.
  • Sử dụng loại thuốc nhỏ tai có tác dụng làm khô tai. Tuy nhiên, không được tự ý mua thuốc nhỏ tai nếu tình trạng của trẻ đã tiến triển thành viêm tai giữa hoặc thủng nhĩ.

Ngoài ra, cha mẹ cũng nên lưu ý những phương pháp xử trí sai cách khi trẻ bị nước vào tai như tự dùng tăm bông ngoáy tai bởi vì điều này làm cho ráy tai bị đẩy sâu vào bên trong hơn, đồng thời làm cho tai mất đi lớp biểu bì bảo vệ, tạo môi trường lý tưởng cho vi khuẩn xâm nhập.

Tóm lại, trẻ bị nước vào tai sau khi tắm gội là vấn đề thường gặp, nếu không được xử trí đúng cách, ngoáy tai nhiều có thể làm cho lớp biểu bì bảo vệ ống tai bị tổn thương, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào ống tai và dẫn tới viêm tai. Vì vậy, khi trẻ bị nước vào tai cần theo dõi và xử trí đúng cách. Nếu xuất hiện những dấu hiệu bất thường như đau và sưng tai, tai chảy mủ, trẻ sơ sinh quấy khóc nhiều,... cần cho trẻ ngay tới cơ sở y tế để được đánh giá và điều trị kịp thời.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số hoặc đặt lịch trực tiếp . Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

XEM THÊM:

  • Có nên rửa tai bằng cách nhỏ nước muối sinh lý?
  • Công dụng thuốc Metoxa
  • Nghe yếu, ù tai sau khi bị tát mạnh có sao không?

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.