Bị u có nên uống sâm không

Người bệnh ung thư có nên sử dụng nhân sâm không

Từ ngàn xưa, Nhân sâm đã được xem là loại thảo dược đứng đầu trong các loại thảo dược trong danh mục các vị thuốc của Y học Cổ truyền. Nhân Sâm không chỉ có chức năng bồi bổ năng cao sức khỏe, tăng cường sinh lực mà  còn hiệu quả với nhiều căn bệnh.

Theo quan niệm từ xưa, Nhân Sâm không dùng được cho bệnh ung thư vì Nhân Sâm là chất bổ dưỡng, nếu dùng Nhân Sâm sẽ làm các tế bào ung thư phát triển càng gây nguy hiểm. Quan niệm đó có đúng không? Bệnh ung thư có dùng được Nhân sâm không?

Ngày nay, với sự phát triển của khoa học, nhiều công trình nghiên cứu đã xác định từng hoạt chất cụ thể có trong Nhân sâm và những tác dụng dược lý đặc trưng của mỗi hoạt chất. Trong hơn 30 hoạt chất ginsenosides có 2 hoạt chất ginsenoside Rh2, Rg3. Ginsenoside Rh2, Rg3 hiện có trong Hồng Sâm và Sâm núi hoang dã, và chiếm một lượng rất ít [chỉ 0,01 – 0,03%]

Những tính năng đặc biệt của các ginsenoside với những hiệu quả kỳ diệu đã thu hút sự chú ý của các nhà khoa học. Thông qua các nghiên cứu của các tổ chức hàng đầu thế giới, đã khám phá ra ginsenoside Rh2, Rg3 có các chức năng cùng một lúc tác động lên người bệnh ung thư.

Nói về công dụng chữa bệnh ung thư gan bằng nhân sâm đã được các nhà khoa học chứng minh rằng nhân sâm có tác dụng hiệu quả với bệnh ung thư. Với các hoạt chất của nhân sâm giúp ngăn ngừa sự phát triển các tế bào ung thư. Với tình trạng bệnh của bác mới phát hiện và đang ở giai đoạn đầu nên sử dụng nhân sâm hàng ngày sẽ giúp giảm các tế bào ung thư, đồng thời đánh bật chúng ra khỏi cơ thể. Hơn nữa, bác bị ung thư gan ở giai đoạn đầu nên dễ điều trị hơn, khả năng khỏi bệnh cao hơn.

Ngoài ra, nhân sâm còn có tác dụng giải nhiệt, thanh lọc và làm mát gan. Từ đó, hạn chế các bệnh về gan như ung thư gan, xơ gan…Không những thế, nhân sâm Hàn Quốc còn có tác dụng tăng cường sức đề kháng, nhằm ngăn chặn sự xâm nhập các tế bào ung thư hiệu quả. Nếu bác đi điều trị bằng phương pháp hóa xạ trị thì sử dụng nhân sâm sẽ giúp giảm tác dụng phụ và giảm cảm giác đau đớn mà nó gây ra. Giúp bác khỏe mạnh hơn, thoải mái hơn rất nhiều.

Mặt khác, khi bị ung thư chúng ta thường mệt mỏi, kém ăn nên thiếu nhiều chất dinh dưỡng. Sử dụng nhân sâm sẽ là cách bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Từ đó giúp nâng cao sức khỏe, và bảo vệ cơ thể tốt hơn.

Ung thư có đặc điểm: các tế bào tăng trưởng nhanh, xâm lấn và di căn rộng khắp. Người ta đã biết, nhân sâm có tinh chất ginsenosid Rh2 và Rh3 có khả năng ức chế sinh trưởng tế bào ung thư hoặc diệt chúng. Qua nghiên cứu các nhà khoa học thấy rõ, rối loạn hay suy giảm chức năng miễn dịch là một trong những nguyên nhân chính phát sinh bệnh ung thư.

Những lưu ý khi sử dụng nhân sâm 

- Cần hiểu là Nhân Sâm - Hồng Sâm có tác dụng như một thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị ung thư, không phải là thuốc thay thế các phương pháp chữa bệnh. Các thành phần ginsenosides có tác dụng khống chế và ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư. Nếu dùng liều cao, có thể triệt phá các tế bào. Các ginsenosides có chức năng tăng cường khả năng miễn dịch, nâng cao thể trạng người bệnh, giúp người bệnh vượt qua những triệu chứng mệt mỏi cũng như tác dụng phụ của quá trình hóa trị, xạ trị.

- Và cần lưu ý rằng, không phải loại Nhân Sâm, Hồng Sâm nào cũng có tác dụng như nhau. Hiệu quả của Nhân Sâm mang lại phụ thuộc vào hàm lượng ginsenosides có trong Hồng Sâm. Có loại gần như có rất ít hoặc không có các hoạt tính ginsenosides Rh2, Rg3, Rg1, Rg2... nên chỉ có tác dụng tăng cường sức khỏe chứ không có hiệu quả với điều trị bệnh.

Theo BS Lê Hùng, Viện Y học dân tộc TPHCM, ngay cả người có nghề về dược liệu cũng khó đánh giá chất lượng Nhân Sâm bằng mắt thường. Với Nhân Sâm bày bán trên thị trường, hầu hết đã bị "rút ruột", lấy hết tinh chất dược liệu quý, sau đó trang điểm lại bằng cách mua tinh dầu nhân sâm nhân tạo để đánh lừa.

Nhiều loại Hồng Sâm trên thị trường thành phần Sâm chỉ tượng trưng khoảng 2 - 5% nên không hiệu quả. Khi sử dụng loại Hồng Sâm này, chỉ như dùng các loại thức uổng bổ dưỡng tăng cường sức khỏe.

Việc đề cao sức miễn dịch để đẩy lùi bệnh tật từ bên ngoài là việc quan trọng nhất. Ngoài ra, khi mắc bệnh ung thư lập tức phải tìm cách thải, cô độc khối u là điều quan trọng. Trong hội nghị thế giới lần thứ 2 về nhân sâm, các viện nghiên cứu ở nhiều quốc gia đều có kết quả giống nhau là nhờ nhân sâm mà các tế bào ung thư trở thành bình thường. Như vậy, các nhà nghiên cứu khẳng định nhân sâm có thành phần tác dụng chữa ung thư.

Người ta lấy saponin cho vào một ống nghiệm có chứa tế bào ung thư, còn ống nghiệm khác lấy tế bào ung thư thí nghiệm đối chứng. Để hai ống nghiệm này trong 1 năm, nhưng mới nửa năm người ta đã phát hiện ống nghiệm không có saponin, tế bào ung thư phát triển rất nhanh. Còn ở ống nghiệm có saponin, tế bào có phát triển, nhưng là những tế bào bình thường cường hóa làm các tế bào trong ống nghiệm lên men chuyển hóa thành tế bào bình thường.

Gần 50 năm trước, GS. Bộ Biên Bố Nhị Mẫn đã nhận thấy: tế bào ung thư không lập tức trở thành ung thư mà chuyển hóa từ từ, có thể chuyển đổi tế bào ung thư thành tế bào phát triển bình thường. Giả sử, lập luận của GS. Nhị Mẫn là đúng, thì tế bào ung thư có hy vọng trở thành tế bào không có độc do tiến hành tác dụng đảo ngược. Có thể làm tế bào đang “nghỉ ngơi” trở thành bình thường hóa. Lấy tế bào của động vật, chiết xuất chất ung thư làm các tế bào chết đi, các nhà khoa học Hàn Quốc đã thử nghiệm và báo cáo ở hội nghị này. Saponin có thể phá hoại tế bào ung thư, nhưng tế bào bình thường không bị tác hại, tinh chất nhân sâm làm bình thường các gen lạ của tế bào ung thư, để tế bào ung thư khôi phục trạng thái vốn có trở nên bình thường.

Hiện nay ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc đang có những cố gắng nghiên cứu nâng cao sức đề kháng của người bị bệnh ung thư. Tế bào ung thư lấy hết dinh dưỡng của các tế bào khác, điều đó làm cho người bệnh bị suy dinh dưỡng, bị thiếu máu làm cho sức đề kháng yếu. Liệu pháp xạ trị tiêu diệt tế bào ung thư cũng tiêu diệt nhiều bạch cầu. Một số người giảm bạch cầu xuống dưới 2 triệu làm cho sức đề kháng giảm yếu không tạo ra được khả năng miễn dịch. Điều này làm cho tế bào ung thư càng tự do phát triển hơn, vì vậy phải gia tăng bạch cầu cho người bệnh. Nhân sâm có khả năng tăng bạch cầu rất hiệu quả.

Nhân sâm không chỉ tăng bạch cầu mà còn tăng nhiều hồng cầu. Người bệnh được tăng bạch cầu, tăng sức đề kháng và mau khỏe mạnh. Thí nghiệm lâm sàng cho thấy, để chống tái phát, người bệnh nên dùng 10 - 30 g nhân sâm/ngày sẽ có hiệu quả cao. Ung thư bao tử hay loét bao tử dùng nhân sâm đều chữa khỏi 100%. Không may do ung thư mà bao tử bị bệnh trầm trọng thì rất đau và khó chịu đựng được. Lúc này, người bệnh uống nhân sâm sẽ giảm đau rất tốt và có thêm sinh khí kéo dài tuổi thọ.

Có nhiều đối tượng phải kiêng dùng nhân sâm mặc dù nhân sâm có mặt tốt là loại thuốc có giá trị. Mười đối tượng sau đây cần kiêng dùng nhân sâm.

Nhân sâm là một trong những thượng dược đã được sử dụng từ xa xưa. Nhân sâm có rất nhiều tác dụng trong việc thăng dương ích khí. Tuy nhiên, việc dùng nhân sâm không được tùy tiện. Bởi vì nhân sâm tuy là thảo dược bổ nhưng thuốc hay nhiều khi lại là độc nếu không dùng đúng cách, đúng người.

Dưới đây là 10 đối tượng không nên dùng nhân sâm, trường hợp không nên dùng nhân sâm.

Khi bị cảm mạo đều có triệu chứng ngoại cảm. Trị liệu lấy sơ phong, tán hàn hoặc thanh nhiệt giải biểu để trừ ngoại tà.

Nhân sâm bổ khí có thể làm cho ngoại tà lưu trệ trong cơ thể không thể phát tiết ra ngoài được, ảnh hưởng tới hiệu quả trị liệu, kéo dài bệnh tình.

Cho nên người đang uống nhân sâm, nếu bị cảm mạo nên dừng uống.

Nhân sâm là vị thuốc quý nhưng nhiều đối tượng không được dùng

Viêm gan, viêm túi mật, sỏi mật xuất hiện sốt, đau hạ sườn phải, đau bụng, vàng da đều là gan mật bị thấp nhiệt làm khí không lưu thông thanh thoát được.

Nếu uống nhân sâm lại trợ thấp sinh nhiệt làm cho khí trệ uất kết, chứng bệnh sẽ nặng thêm.

Bệnh này thuộc thấp nhiệt tích trệ, trị liệu cần tiêu thực, đạo trệ, hòa vị, thanh trường.

Nếu dùng nhân sâm bệnh sẽ nặng thêm.

Bị viêm loét, dịch ra quá nhiều, đông y gọi là khí trệ, vị hỏa gây đau, huyết nhiệt chạy lung tung mà sinh ra xuất huyết. Chữa trị phải lý khí hòa vị, lương huyết, chỉ huyết.

Nhân sâm bổ khí càng làm khí thịnh lên, huyết càng hưng vượng sẽ rất khó làm giảm xuất huyết và hết đau.

Người bị các bệnh viêm, xung huyết tuyêt đối không dùng nhân sâm

Những người này thường ho có đờm lẫn máu, sốt nhẹ, đông y gọi là âm hư hỏa vượng, phế âm suy nhược. Cần tư âm giáng hỏa, lương huyết chỉ huyết.

Nhân sâm làm thương âm, động hỏa, càng làm tình trạng  ra máu nặng thêm khi bị các bệnh lao phổi, giãn phế quản, cho nên không nên dùng nhân sâm.

Đông y coi đó là can dương vượng, can hỏa bốc lên gây váng đầu, mắt đỏ, tai ù, buồn nôn hoặc nôn. Trị liệu cần bình can, tiềm dương, thanh tiết can hỏa.

Nhân sâm có 2 tác dụng đối với huyết áp:

  • Với liều lượng nhỏ [liều lượng thấp] sẽ làm tăng huyết áp.
  • Với liều lượng lớn[ liều cao] sẽ làm hạ huyết áp.

Nhưng nói về mặt lâm sàng, nhân sâm có thể làm nặng thêm chứng can dương vượng, can hỏa bốc. Hơn nữa, liều lượng khó nắm vững cho nên người bị bệnh tăng huyết áp không nên dùng nhân sâm [nếu muốn dùng cần tham khảo ý kiến của thầy thuốc].

Người có bệnh tăng huyết áp không được dùng nhân sâm

Phần lớn là gan thận tương hỏa vượng thịnh, âm hư nhiều, thủy không dưỡng hỏa.

Nhân sâm có tác dụng như một nội tiết tố, thúc đẩy kích dục tố. Những người bị di tinh, xuất tinh sớm thường rất nhạy cảm và bị kích thích về tình dục dùng nhân sâm sẽ làm nặng thêm tình trạng này.

Người bị bệnh tự miễn như bệnh Luput ban đỏ, viêm khớp loại phong thấp, cứng bì… không nên dùng nhân sâm, vì dùng bệnh sẽ nặng thêm.

Nếu uống nhân sâm, thành phần nhân sâm có thể qua tuần hoàn huyết dịch sang thai nhi rất không lợi cho thai nhi và có thể dẫn tới tình trạng khó sinh.

Nhân sâm không thích hợp cho phụ nữ mang thai

Cơ thể thuần dương [khí dương còn non và giữ vai trò chủ yếu trong hoạt động sinh lý của trẻ trong thời kỳ sinh trưởng] âm thường không đủ, dương thì dư thừa, không nên dùng nhân sâm dể làm bổ dương khí của chúng.

Nhân sâm có thể thúc đẩy sự phát dục của tuyến sinh dục, đó là điều nên tránh đối với trẻ nhỏ.

Trẻ sơ sinh và trẻ dưới 1 năm càng cần tránh dùng nhân sâm, kể cả thanh niên, nếu  dùng cần cân nhắc kỹ./.

Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: //www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Video liên quan

Chủ Đề