Bị viêm kết mạc mắt bao lâu thì khỏi

12-11-2017 10:05:35 PM - 11405

Viêm kết mạc cấp bao lâu thì khỏi là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Bởi hiện nay căn bệnh này dễ lây lan có thể gây thành dịch. Khi một người trong gia đình mắc với thời gian dài có thể lây ra cả nhà rồi lây lan ra cả cộng đồng, nhất là những nơi tập trung đông người như cơ quan, trường học,…

Hãy cùng Bệnh viện mắt Phương Nam tìm hiểu thời gian phát bệnh của căn bệnh viêm kết mạc cấp này nhé!

Viêm kết mạc cấp cũng rất dễ lây lan và có thể gây thành dịch

Có một số nguyên nhân gây viêm kết mạc cấp thường gặp như:

  • Viêm kết mạc cấp do virus: Có thể gặp sau khi bị sốt virus, viêm phổi cấp hoặc sau sởi, hoặc bị nhiễm virus simplex hoặc herpes zoster.
  • Viêm kết mạc cấp do vi khuẩn: gây ra như liên cầu, tụ cầu, phế cầu. Đặc biệt, viêm kết mạc cấp do lậu thường gặp ở trẻ sơ sinh, là do lây truyền từ mẹ sang con là một bệnh rất nguy hiểm có thể gây biến chứng nặng nề nếu không được điều trị kịp thời.

Các triệu chứng viêm kết mạc cấp là gì?

Các triệu chứng đau mắt đỏ khác nhau dựa trên nguyên nhân gây viêm kết mạc cấp, nhưng có thể bao gồm:

  • Mắt đỏ trong mắt hoặc mí mắt trong
  • Tăng lượng nước mắt
  • Láng màu vàng xám quấn quanh lông mi, đặc biệt là sau khi ngủ
  • Xả xanh hoặc trắng ra khỏi mắt
  • Đôi mắt ngứa, nóng mắt
  • Mờ tầm nhìn
  • Tăng độ nhạy sáng

Các triệu chứng của bệnh viêm kết mạc cấp

  • Thời gian ủ bệnh đau mắt đỏ trung bình khoảng 8 ngày.
  • Bệnh thường xảy ra bất thình lình, có thể nói là dữ dằn lúc khởi phát. Nếu bệnh nhân bị nhiễm bệnh từ các vật dụng xung quanh thì bệnh sẽ khởi phát sau vài ngày đến 3 tuần. Đối với các bệnh nhân bị nhiễm bệnh, cần được cách ly khỏi trường học, cơ quan, ít nhất là 7 ngày sau khi bệnh khởi phát. Tuy nhiên, khả năng lây nhiễm sang người lành vẫn còn kéo dài đến tuần thứ 3. Lúc đầu thường là một mắt, thường sau 4-5 ngày sẽ lan sang mắt thứ 2.
  • Bệnh viêm giác mạc cấp hay còn gọi là bệnh đau mắt đỏ nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng thì bệnh sẽ khỏi trong vòng 7-10 ngày. Nếu điều trị muộn và không đúng, bệnh có thể gây ra một số biến chứng: viêm giác mạc, viêm loét giác mạc và có thể dẫn đến mù lòa.

Quy trình ủ bệnh, phát bệnh của bệnh viêm kết mạc cấp

Bệnh rất dễ lây lan cho dù chúng ta đã tìm đủ biện pháp phòng ngừa: đeo kính, rửa tay, đeo khẩu trang. Vì sao vậy? Adenovirus thuộc nhóm virus chứa AND không có vỏ bọc. Điều này làm chúng đề kháng cực tốt ở môi trường ngoài tế bào, nhất là trên các vật dụng bằng nhựa và kim loại: tay nắm cửa, dụng cụ khám bệnh, bàn ghế... Hơn nữa, chúng không hề bị tổn hại gì trước cồn và éther.

Trong gia đình thì nên kiêng đụng chạm trực tiếp lên da người bệnh, rửa tay thường xuyên, không dùng chung khăn mặt và kiêng quan hệ tình dục.

Người bệnh cần đeo kính để hạn chế phát tán yếu tố gây bệnh, không dùng chung khăn mặt và chậu rửa mặt, rửa sạch tay bằng xà phòng ngay sau khi tiếp xúc với mắt bị bệnh [sau khi tra thuốc, lau mắt...].

Ngoài ra, người bệnh cũng cần tránh những thức ăn có chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, chất cay... vì có thể làm tăng phản ứng viêm. Bạn có thể tham khảo thêm Bệnh viêm kết mạc cấp kiêng ăn gì để nắm rõ hơn về các thức ăn nên kiêng cử khi mắc bệnh.

Trong môi trường bệnh viện các nhân viên y tế nên kiêng bắt tay với bệnh nhân, việc khám bệnh nên dùng găng tay và các hộp dụng cụ riêng rẽ.

Lý tưởng nhất là không để bệnh nhân sử dụng tay nắm cửa, rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước sau mỗi lần khám bệnh.

Rửa sạch tay bằng xà phòng ngay sau khi tiếp xúc với mắt bị bệnh

Sát trùng tất cả những vật dùng trong phòng khám có bề mặt gồ ghề, dùng các loại thuốc nhỏ loại một lần và hạn chế các thủ thuật hoặc đo đạc tối đa. Ngay cả khi tất cả những công việc phòng bệnh nghặt nghèo vừa nêu trên được thực hiên nghiêm chỉnh thì việc bị đau mắt dịch vẫn là điều hoàn toàn có thể xảy ra.

Tuy có khả năng lây lan cao nhưng bệnh viêm kết mạc không cần phải điều trị tại bệnh viện hay cách ly. Bệnh nhân có thể điều trị tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa mắt nhưng cần chú ý giữ gìn vệ sinh để tránh lây bệnh cho những thành viên khác trong gia đình và cộng đồng.

BỆNH VIỆN MẮT KỸ THUẬT CAO PHƯƠNG NAM

Địa chỉ: 360 Điện Biên Phủ P11-Q10-TP.HCM [đối diện BV Bình Dân]

Điện thoại: [08] 544 56360 - Fax: [08] 544 56363

Hotline tư vấn Phaco & Lasik: 0979 79 72 79

E-mail:

Website: www.benhvienmatphuongnam.com

Các tin khác

08-09-2017 12:35:15 AM - 14170

Viêm kết mạc là bệnh nhiễm trùng phổ biến, thường gặp. Viêm kết mạc thường diễn tiến lành tính và tự khỏi.

Tuy nhiên trong một số trường hợp, nếu không được phát hiện kịp thời viêm kết mạc có thể gây biến chứng, ảnh hưởng đến thị lực của người bệnh. Bệnh viêm kết mạc kéo dài trong bao lâu tuỳ thuộc vào nguyên nhân gây ra viêm kết mạc. Các triệu chứng của viêm kết mạc có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tuần.

1. Một số nguyên nhân gây nên viêm kết mạc :

Viêm kết mạc thông thường do viêm nhiễm vi khuẩn hoặc do virut, phản ứng dị ứng, hoặc ở trẻ sơ sinh - ống lệ mi không hoàn toàn. Một số nguyên nhân có thể gây viêm kết mạc như :

  • Virut.
  • Vi trùng.
  • Dị ứng.
  • Hóa chất.
  • Dị vật.
  • Tắc ống lệ ở trẻ sơ sinh.

Dị ứng có thể dẫn đến viêm kết mạc

2. Biến chứng của viêm kết mạc:

Nhiều loại viêm kết mạc có xu hướng tự khỏi như viêm kết mạc do virus… Tuy nhiên, ở trẻ em và người lớn, viêm kết mạc có thể gây viêm ở giác mạc ảnh hưởng đến thị giác và một số bệnh lý khác đáng quan tâm như:

  • Viêm kết mạc do cầu khuẩn lậu có thể nhanh chóng chuyển sang viêm loét giác mạc và tiếp đó là biến chứng thủng nhãn cầu.
  • Viêm kết mạc do Adenovirus: có thể xuất hiện viêm giác mạc chấm nông.
  • Mắt hột có thể gây lông quặm, sẹo giác mạc, mù, khô mắt, biến dạng bờ mi…

Viêm giác mạc chấm nông là biến chứng của viêm kết mạc do Adeno virut

Bạn có thể tham khảo thêm Bệnh viêm kết mạc mắt có nguy hiểm không?

3. Viêm kết mạc bao lâu thì khỏi?

Nếu viêm kết mạc gây ra bởi virus thông thường và không có biến chứng khác xảy ra, viêm kết mạc sẽ tự khỏi mà không cần điều trị đặc hiệu  trong vòng 3 đến 14 ngày. Tuy nhiên, nếu viêm kết mạc do vi khuẩn, thời gian kéo dài của bệnh tuỳ thuộc vào tác nhân gây bệnh, thời điểm bắt đầu điều trị và hiệu quả của kháng sinh sử dụng.

Tuy nhiên, nếu viêm kết mạc do lậu cầu có kèm biến chứng viêm giác mạc, phải điều trị kháng sinh toàn thân tối thiểu 3-5 ngày, trong 1 số trường hợp phải điều trị bằng kháng sinh đường tính mạch.

4. Điều trị viêm kết mạc:

Điều trị viêm kết mạc thường tập trung vào việc giảm triệu chứng. Bác sĩ có thể khuyên bạn sử dụng thuốc nhỏ mắt, chườm mắt bằng vải ướt ấm hoặc mát. Nếu bạn đeo kính áp tròng, bạn nên ngừng sử dụng kính sát tròng trong một khoảng thời gian. Thời gian ngưng dài hay ngắn tuỳ thuộc vào nguyên nhân gây ra viêm kết mạc của bạn.

Trong hầu hết các trường hợp, bạn sẽ không cần thuốc nhỏ mắt có chứa kháng sinh. Vì viêm kết mạc thường do virus nên kháng sinh không giúp gì và thậm chí có thể gây hại thông qua hiên tượng phản ứng thuốc và tăng nguy cơ kháng thuốc sau này. Thay vào đó, viêm kết mạc do virut thường tự khỏi trong 3-14 ngày.

Đối với tình huống viêm kết mạc do vi khuẩn, cần bóc màng hàng ngày hoặc cách ngày, sau đó rửa mắt sạch bằng nước muối sinh lý và tra kháng sinh [Cebemycin, Bacitracin-polymycin B, Ciprofloxacin,..] 10-15 lần/ ngày. Cần lấy tiết tố làm xét nghiệm để chẩn đoán xác định tác nhân gây bệnh trước khi điều trị.

Ngoài ra, bạn cần tham khảo thêm Bệnh viêm kết mạc cần ăn kiêng gì để có thể phục hồi bệnh tốt hơn nhé!

Antihistamine có ích trong kiểm soát triệu chứng

Nếu kích ứng là viêm kết mạc dị ứng, bác sĩ có thể kê toa một số loại thuốc nhỏ mắt cho phù hợp với bệnh nhân bị dị ứng. Các thuốc này có thể bao gồm thuốc giúp kiểm soát phản ứng dị ứng, như anti Histamine, hoặc thuốc giúp kiểm soát chứng viêm, như thuốc giảm đau, steroid và thuốc kháng viêm.

BỆNH VIỆN MẮT KỸ THUẬT CAO PHƯƠNG NAM

Địa chỉ: 360 Điện Biên Phủ P11-Q10-TP.HCM [đối diện BV Bình Dân]

Điện thoại: [08] 544 56360 - Fax: [08] 544 56363

Hotline tư vấn Phaco & Lasik: 0979 79 72 79

E-mail:

Website: www.benhvienmatphuongnam.com

Các tin khác

Video liên quan

Chủ Đề