Biện pháp chủ yếu nâng cao giá trị thủy sản nuôi trồng nước mặn hiện nay ở Duyên hải Nam Trung Bộ là

Thứ năm, 03/03/2022 - 07:41 AM

Thời tiết không thuận lợi, giá dầu tăng cao nên một vài tàu cá chưa thể vươn khơi. Ảnh: M.P.

Các tỉnh vùng Duyên hải Nam Trung bộ đều giáp biển nên nghề khai thác thủy sản tương đối phát triển. Những đội tàu đánh bắt xa bờ của những tỉnh này hoạt động ở nhiều ngư trường khác nhau, sản phẩm khai thác không chỉ cung cấp cho thị trường trong khu vực mà còn đưa đi tiêu thụ ở một số tỉnh phía Bắc, Bắc Trung bộ, phía Nam cũng như phục vụ xuất khẩu.

Thời gian qua, giá nhiên liệu tăng cao khiến cho hoạt động khai thác hải sản của ngư dân trong khu vực gặp không ít khó khăn. Nhiều tàu cá dè dặt vươn khơi trong bối cảnh chi phí cho mỗi chuyến đi tăng lên đáng kể, giá cả thị trường không ngừng biến động và sản lượng đánh bắt không còn đạt như trước. Do đó, những giải pháp đánh bắt mang lại hiệu quả cao là vô cùng cần thiết để tránh nguy cơ thua lỗ, tàu cá nằm bờ gây thiệt hại kinh tế cho người dân.

Tại tỉnh Ninh Thuận, hiện nay tỉnh này có 2.435 tàu đánh bắt hải sản các loại, trong đó có 788 tàu có chiều dài từ 15m trở lên. Do đang trong vụ cá Bắc, nên thời điểm này mọi năm hầu như các tàu đều vươn khơi bám biển khai thác hải sản. Tuy nhiên năm nay do thời tiết bất thuận, gió Bắc thổi mạnh gây biển động cùng với giá dầu tăng cao đã khiến nhiều tàu phảo neo bờ.

Ông Đặng Văn Tín, Chi cục trưởng, Chi cục Thuỷ sản Ninh Thuận cho biết, cũng như các địa phương khác, ngư dân Ninh Thuận cũng đang gặp khó khăn do giá dầu tăng cao và do thời tiết bất thuận, một số tàu nhỏ khai thác vùng bờ từ sau Tết đến nay không ra khơi đánh bắt. Còn đối với tàu có công suất lớn đánh bắt vùng lộng và vùng khơi nhất là ngư trường Trừng Sa thì vẫn kiên trì bám biển do xuất bến ngay sau những ngày sau Tết.

Các tàu đánh bắt hải sản của Ninh Thuận chủ yếu làm nghề xúc vó, câu, chộp với các loại hải sản chính như mực, cá mù, cá bè, cá bớp… theo ông Tín, tiết giảm chi phí, nâng cao hiệu quả khai thác trong bối cảnh giá dầu tăng cao mà ngư dân đi đánh bắt vẫn có lãi thì phải triển khai nhiều giải pháp đồng bộ trước mắt và lâu dài.

Theo đó việc đầu tiên là phải nâng cao chất lượng hải sản, tránh bị hao hụt khi tàu vào bờ bán cá. Hiện nay việc bảo quản cá bằng công nghệ làm lạnh nước biển hiệu quả rất cao, tuy nhiên nếu đầu tư công nghệ này ngư dân phải bỏ ra vài trăm triệu đồng, đây là số rất lớn đối với ngư dân.

“Do vậy tại Ninh Thuận, những năm qua ngư dân đã làm hầm bảo quản cá bằng vỏ composite [cách nhiệt tốt] thay cho vỏ gỗ ướp lạnh cá. Mặc dù bảo quản cá bằng vỏ composite không bằng công nghệ làm lạnh nước biển nhưng hiệu quả hơn nhiều so với vỏ gỗ. Thống kê cho thấy hiện nay lượng hao hụt sau đánh bắt của địa phương đã giảm xuống còn 10% [trước đây bảo quản cá bằng vỏ gỗ tỷ lệ hao hụt 30%]”, ông Đặng Văn Tín chia sẻ.

Việc thành lập các tổ đội, đội đoàn kết đánh bắt trên biển cũng là một biện pháp khắc phục những tác động do giá nhiên liệu tăng cao. Ảnh: M.P.

Ngoài nâng cao chất lượng bảo quản hải sản thì việc xây dựng đội tàu hậu cần nghề cá cũng vô cùng quan trọng, giúp ngư dân bám biển dài ngày. Tại Ninh Thuận hiện nay có trên 40 tàu dịch vụ hầu cần nghề cá. Những tàu này chuyên cung cấp nước ngọt, thực phẩm, nhiên liệu và thu mua hải sản trực tiếp trên biển giúp cho ngư dân không phải quay vào bờ bán cá và tiếp tế nhiên liệu, thực phẩm mà có thể đánh bắt dài ngày trên biển đã giảm chi phí đáng kể cho ngư dân.

“Hiện nay nhiều tàu cá của địa phương đang khai thác vùng lộng ở các vùng biển phía Nam như Bà Rịa - Vũng Tàu, Kiên Giang…bởi những vùng biển này biển êm hơn khu vực Nam Trung bộ và các tàu hậu cần đã tham gia tích cực vào việc thu mua cá và tiếp tế nhiên liệu, thực phẩm mang lại hiệu quả rõ rệt.”, ông Tín chia sẻ.

Việc duy trì các tổ, đội đoàn kết đánh bắt trên biển cũng đem lại nhiều lợi ích, ngoài việc cứu hộ, cứu nạn lúc không may có một tàu cá nào đó gặp hoạn nạn trên biển thì ngư dân còn giúp nhau trong đánh bắt khi phát hiện ngư trường có nhiều cá.

“Tỉnh Ninh Thuận 170 tổ, đội đoàn kết với 1.018 tàu cá. Các thành viên trong tổ, đội đoàn kết thường là người thân, họ hàng với nhau, do vậy trước khi ra khơi, anh em trong tổ thông tin cho nhau về ngư trường khai thác, tình hình thời tiết và thường xuyên giữ liên lạc khi hoạt động trên biển, nhất là khi phát hiện ngư trường có nhiều cá, các thành viên trong tổ đội thường thông báo cho nhau để cùng đánh bắt, nhờ đó khai thác đạt hiệu quả hơn”, ông Đặng Văn Tín cho biết.

Còn ông Nguyễn Đình Toàn, Chi Cục phó Chi cục Thủy sản tỉnh Quảng Nam cho rằng, với tình hình hiện nay, giá dầu tăng lên thì ở Quảng Nam các tàu cá các nghề sử dụng nhiều nguyên liệu như câu mực khơi, lưới kéo sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Mỗi chuyến biển, các tàu này phải sử dụng đến vài chục tấn dầu.

Hải sản đánh bắt nếu đảm bảo được chất lượng thì sẽ bán được giá, nâng cao hiệu quả khai thác. Ảnh: L.K.

“Rõ ràng quy luật chung là nếu chi phí đầu vào tăng thì hiệu quả sản xuất sẽ thấp xuống. Do đó, cần phải làm sao để tăng sản lượng khai thác. Hiện nay, hoạt động khai thác trên địa bàn tỉnh cũng chưa có nhiều thay đổi, vẫn chỉ áp dụng các công nghệ mà trước đây ngư dân đã được hướng dẫn như sử dụng đèn led, máy dò cá…”, ông Toàn nói.

Cũng theo ông Toàn, một vấn đề nữa mà ngư dân nên thực hiện là theo dõi tình hình thời tiết và xác định được những ngư trường thuận lợi nhằm hoạt động trên biển được dài ngày, tăng hiệu quả đánh bắt. Tuy nhiên, sau khi đánh bắt trở về thì vấn đề về giá cả cũng ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận của các tàu. Giá phụ thuộc vào thị trường, ngư dân không thể quyết định.

Chắc chắn rằng, giá dầu tăng cao sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động khai thác thủy, hải sản của ngư dân. Khi mà những bất ổn về giá nhiên liệu chưa có dấu hiệu ổn định thì ngư dân phải chấp nhận thích ứng và thay đổi nhằm nâng cao hiệu quả khai thác. Bởi, hiệu quả không chỉ phụ thuộc vào giá dầu mà còn có các yếu tố khác, ngư dân có thể khắc phục được như sản lượng khai thác, chất lượng sản phẩm…

QĐND - Tại cuộc hội thảo về xúc tiến thương mại nhằm phát triển thủy sản bền vững vùng duyên hải miền Trung do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Ban điều phối vùng duyên hải miền Trung và UBND tỉnh Phú Yên tổ chức mới đây, các đại biểu đã bàn, đề xuất nhiều giải pháp nhằm thúc đẩy, phát triển thủy sản bền vững cho khu vực này.

Tiềm năng chưa được phát huy

Vùng duyên hải miền Trung [DHMT] gồm 9 tỉnh, thành phố từ Thừa Thiên-Huế đến Bình Thuận, có chiều dài bờ biển khoảng hơn 1.400km [chiếm 43,8% bờ biển cả nước]. Đây là vùng có ngư trường khai thác thủy sản rộng lớn vươn ra biển xa, đặc biệt ngư trường ở Hoàng Sa và Trường Sa với nguồn lợi hải sản phong phú, đa dạng, giá trị kinh tế cao. Ngoài ra, khu vực này còn có nhiều vũng, vịnh, đầm phá lớn... thuận lợi cho việc khai thác, nuôi trồng thủy hải sản.

Trong những năm qua, được sự đầu tư của Nhà nước, sự cố gắng của các địa phương và ngư dân, ngành thủy sản các tỉnh DHMT đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, hiệu quả khai thác thủy hải sản mang lại chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của vùng, nhiều vấn đề đặt ra cần phải giải quyết trong quá trình phát triển ngành thủy sản của vùng.

Theo Tiến sĩ Trần Du Lịch, Trưởng Nhóm tư vấn hợp tác phát triển vùng DHMT: Hiện nay phương tiện khai thác tự phát, tỷ lệ tàu công suất nhỏ trang thiết bị, công nghệ lạc hậu còn chiếm tỷ lệ lớn [75,58%], toàn vùng chỉ có hơn 11.280 tàu có công suất hơn 90CV trở lên dùng để đánh bắt xa bờ. Nghề khai thác quy mô nhỏ vẫn chiếm tỷ trọng tương đối cao [trong đó, nghề lưới kéo chiếm hơn 14,01%; nghề lưới rê 27,8%; nghề vây 12,75%]. Vì thế, các nghề khai thác tận diệt này đã làm tăng nguy cơ cạn kiệt nguồn lợi thủy sản gần bờ.

Nghề câu cá ngừ đại dương của ngư dân tỉnh Phú Yên mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Bên cạnh đó, dịch vụ hậu cần nghề cá phát triển chưa tương xứng với tiềm năng và sự phát triển của vùng, các cơ sở đóng, sửa chữa tàu có uy tín, chất lượng, bảo đảm cho vươn khơi của ngư dân còn ít; trang thiết bị phục vụ cho việc tìm kiếm ngư trường, đánh bắt, sơ chế, bảo quản vẫn còn lạc hậu. Hệ thống cảng cá, bến cá chưa phát huy hiệu quả, quản lý còn lỏng lẻo; khu neo đậu tàu, thuyền tránh, trú bão thiếu; dịch vụ hậu cần trên biển còn thiếu và yếu, các cơ sở sản xuất nước đá chưa được quản lý, số lượng và chất lượng không bảo đảm; hoạt động phụ trợ kinh doanh ngư lưới cụ phục vụ khai thác còn thiếu; hệ thống thông tin giám sát tàu cá trên biển chưa được đầu tư đúng mức.

PGS, TS Trần Đình Thiên, Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng, vùng DHMT có lợi thế tiềm năng to lớn về phát triển thủy sản. Tuy nhiên, sự phát triển ngành thủy sản của vùng vẫn còn thấp xa so với tiềm năng. Công thức phát triển "biển bạc"+sự cần cù, chăm chỉ và can đảm+sự quan tâm của Đảng và Nhà nước cho đến nay vẫn chưa đủ để mọi ngư dân trong vùng thoát nghèo; đời sống của họ chưa vươn tới độ khá giả vững chắc, thậm chí vẫn bấp bênh. Vì sao vậy? Câu trả lời tổng quát là: Trình độ phát triển của ngành thủy sản của vùng nói chung chưa cao, chưa bảo đảm ngư dân thoát khỏi sự phụ thuộc vào trời đất, vào thiên nhiên.

Giải pháp phát triển bền vững

Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng ngành thủy sản của vùng DHMT, TS Trần Du Lịch đưa ra bốn nhóm giải pháp để phát triển thủy sản bền vững: Một là, kiến nghị Chính phủ triển khai một gói tín dụng hỗ trợ ngư dân tham gia đánh bắt xa bờ để ngư dân vay vốn đóng mới tàu công suất lớn vươn khơi, bám biển dài ngày. Hai là, ưu tiên đầu tư xây dựng trước một trung tâm hậu cần nghề cá tại vùng duyên hải Nam Trung Bộ-Tây Nguyên, trong tổng số 5 trung tâm hậu cần nghề cá mà Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa đề xuất Chính phủ xây dựng tại các khu vực trong cả nước. Ba là, lồng ghép công tác đào tạo nghề cho ngư dân vào chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn mà Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đang triển khai, nhằm giúp ngư dân nâng cao tay nghề khai thác thủy sản và có ý thức bảo vệ môi trường biển. Bốn là, có chính sách giảm thuế và hỗ trợ các doanh nghiệp thủy sản đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu trên thị trường thế giới, trong đó ưu tiên sản phẩm cá ngừ đại dương.

PGS, TS Trần Đình Thiên đề xuất ba hướng chiến lược trọng điểm để phát triển ngành thủy sản của vùng DHMT: Khai thác hải sản đại dương, cung cấp hải sản sạch, chất lượng cao; nuôi trồng các loại thủy-đặc sản tại các vùng có nhiều đầm phá; chế biến thủy sản thành các sản phẩm-đặc sản có thương hiệu uy tín trên cơ sở thương hiệu có sẵn hoặc xây dựng thương hiệu mới.

Ông Hà Huy Tuấn, Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia cho rằng, cần phải thay đổi tư duy nhìn nhận vấn đề đầu tư, nên tập trung đầu tư vào những ngành, nghề mang lại hiệu quả cao kinh tế cao, có sức lan tỏa. Đây là vấn đề lớn đặt ra đối với các địa phương phải tính toán.

Bài, ảnh: NGUYỄN VĂN CHUNG

Video liên quan

Chủ Đề