Các bài tập trắc nghiệm về văn học dân gian

1. Văn học dân gian là gì?
A. Là những tác phẩm văn hoc viết về nhân dân, phục vụ cho nhân dân.
B. Là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng, sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể nhằm mục đích phục vụ trực tiếp cho các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng.
C. Cả A và B đều đúng.
D. Cả A và B đều sai.

2. Điểm nào sau đây không phải là đặc trưng tiêu biểu của văn học dân gian?


A. Văn học dân gian là sáng tác tập thể.
B. Văn học dân gian là sáng tác truyền miệng.
C. Văn học dân gian gắn bó mật thiết với đời sống cộng đồng.
D. Khi người trí thức sáng tác văn học dân gian thì sáng tác ấy trở thành tiếng nói riêng của người trí thức.

3. Điểm nào dưới đây không nói đúng về tính truyền miệng của văn học dân gian?


A. Văn học dân gian tồn tại, lưu hành theo phương thức truyền miệng.
B. Văn học dân gian truyền miệng từ người này sang người khác.
C. Văn học dân gian truyền miệng qua các thế hệ và các địa phương khác nhau
D. Quá trình truyền miệng kết thúc khi tác phẩm văn học dân gian đã được ghi chép lại.

4. Quá trình sáng tác tập thể của văn học dân gian diễn ra như thế nào?


A. Nhiều người cùng họp lại để sáng tác, mỗi người sáng tác một phần của tác phẩm.
B. Ban đầu do một người sáng tác nên, sau đó những người khác tiếp tục lưu truyền và sáng tác lại làm cho tác phẩm biến đổi dần.
C. Cả A và B đều đúng.
D. Cà A và B đều sai.

5. Điền các từ sau vào chỗ trống thích hợp trong những câu bên dưới: truyện cười, vè, truyện thơ, truyện ngụ ngôn, ca dao - dân ca, múa rối, câu đố, tục ngữ, truyện thơ, tuồng dân gian


A ……….  là thể loại tự sự bằng văn xuôi kể lại những câu chuyện trong đó nhân vật chủ yếu là động vật và đồ vật, ngụ ý nêu lên những kinh nghiệm sống, những bài học luân lí - triết lí nhân sinh.
B…………  là thể loại tự sự bằng văn xuôi kể lại các hiện tượng hài hước nhằm giải trí và phê phán những cái đáng cười trong cuộc sống.
C………….. là thể loại lời nói có tính nghệ thuật, đúc kết kinh nghiệm của nhân dân về thế giới tự nhiên với đời sống con người.
D……………..là thể loại lời nói có tính nghệ thuật, miêu tả sự vật, hiện tượng bằng lối nói ám chỉ để giấu đi tên đối tượng đó, nhằm giải trí và rèn luyện khả năng suy đoán.
E. …………..Là thể loại tự sự bằng văn vần, kể lại và bình luận những sự kiện có tính chất thời sự hoặc những sự kiện lịch sử đương thời.
F…………….   là các thể loại trữ tình bằng văn vần hoặc kết hợp lời thơ với giai điệu nhạc, diễn tả đời sống nội tâm của con người.
G……………. là thể loại văn vần kết hợp phương thức tự sự với trữ tình,,
phản ánh số phận của người nghèo khổ và khát vọng về tình yêu tự do.
H…………..  là thể loại kịch hát dân gian cổ truyền, làn điệu bắt nguồn từ dân ca.
I……………….  là thể loại kịch hát dân gian cổ truyền, mang tính chất tượng trưng và ước lệ, lời viết theo các thể văn vần cổ, thường chuyên về đề tài lịch sử.
K…………… là loại hình nghệ thuật sân khấu biểu diễn bằng cách điều khiển các hình mẫu giống như người, vật.

6. Mục đích của truyện cười là gì?


A. Giải trí và phê phán xã hội.
B. Đúc kết kinh nghiệm thực tiễn. 
C. Giải trí, rèn luyện tư duy va cung cấp trí thức.
D. Thông báo và bình luận sự kiện thời sự.

7. Điểm nào sau đây không thuộc giá trị cơ bản của văn học dân gian?


A. Văn học dân gian là kho tri thức vô cùng phong phú về đời sông các dân tộc.
B. Văn học dân gian có giá trị giáo dục sâu săc về truyền thống dân tộc.
C. Văn học dân gian là văn học cuủ tầng lớp bình dân.
D. Văn học dân gian có giá trị nghệ thuật to lớn

8. Thần thoại và sử thi giống nhau ở điểm nào?


A. Đều là tác phẩm tự sự dân gian.
B. Đều kể về các vị thần.
C. Đều kể về những biến cố lớn diễn ra trong đời sống cộng đồng.
D. Đều sử dụng ngôn ngữ có vần, nhịp.

9. Trong những nhận xét dưới đây, câu nào đúng, câu nào sai?


[Khoanh chữ Đ vào cuối câu đúng, chữ S vào cuối câu sai]

A. Thần thoại và truyền thuyết đều là tác phẩm tự sự dân gian. Đ   S
B. Thần thoại và truyền thuyết đều kể về các vi thần. Đ   S
C. Thần thoại thể hiện khát vọng chinh phục tự nhiên và quá trình sáng tạo văn hóa của con người thời cổ đại. Đ   S
D. Truyền thuyết thể hiện sự ngưỡng mộ và tôn vinh của nhân dân đối với những người có công với đất nước, dân tộc hoặc cộng đồng cư dân của một vùng. Đ   S


10. Câu nào dưới đây không nói đúng về truyện ngụ ngôn?
A. Là tác phẩm tự sự dân gian ngắn, có kết cấu chặt chẽ.
B. Thông qua các ẩn dụ [phần lớn là hình tượng loài vật] dễ kể về những sự việc liên quan đến con người.
C. Nêu lên những bài học kinh nghiệm về cuộc sống hoặc về triết lí nhân sinh.
D. Kết thúc truyện bất ngờ.

ĐÁP ÁN

1 2 3 4 5
B D D B  
6 7 8 9 10
A C A A.Đ, B.S C.Đ,D.Đ D

Tuyển tập các câu hỏi Trắc nghiệm bài Tổng kết phần văn học [có đáp án] hay nhất. Cùng Top lời giải làm các bài tập trắc nghiệm Ngữ văn 10 nhé:

Câu 1 : Văn học Việt Nam bao gồm những bộ phận nào?

A. Văn học dân gian và văn học viết

B. Văn học dân gian và văn xuôi

C. Văn học dân gian và thơ

D. Văn học dân gian và kịch

Chọn đáp án : A

Câu 2 : Dòng nào sau đây không phải là đặc trưng tiêu biểu của văn học dân gian?

A. Văn học dân gian là sáng tác tập thể.

B. Văn học dân gian là sáng tác truyền miệng.

C. Văn học dân gian gắn bó mật thiết với đời sống cộng đồng.

D. Khi người trí thức tham gia sáng tác văn học dân gian thì sáng tác ấy trở thành tiếng nói riêng của cá nhân.

Chọn đáp án : D

Câu 3 : Thể loại nào dưới đây không phải của văn học dân gian?

A. Thần thoại

B. Ca dao

C. Kịch nói

D. Chèo

Chọn đáp án : C

Câu 4 : Tên gọi nào không phải của thời kì văn học từ thế kỉ X đến cuối thế kỉ XIX?

A. Văn học cổ đại

B. Văn học phong kiến

C. Văn học trung đại

D. Văn học Hán – Nôm

Chọn đáp án : C

Câu 5 : Văn học thời kì từ thế kỉ X đến cuối thế kỉ XIX gồm những bộ phận chủ yếu nào?

A. Văn học chữ Hán

B. Văn học chữ Nôm

C. Văn học chữ quốc ngữ

D. Cả 3 ý trên

Chọn đáp án : D

Câu 6 : Trong giai đoạn từ thế kỉ XV đến hết thế kỉ XVII, chế độ phong kiến Việt Nam đạt đến đỉnh cao cực thịnh vào thời gian nào?

A. Nửa đầu thế kỉ XV

B. Nửa cuối thế kỉ XV

C. Nửa đầu thế kỉ XVI

D. Nửa cuối thế kỉ XVI

Chọn đáp án : A

Câu 7 : Tác phẩm nào sau đây không thuộc nội dung yêu nước?

A. Nam quốc sơn hà

B. Truyền kì mạn lục

C. Hịch tướng sĩ

D. Bình Ngô đại cáo

Chọn đáp án : B

Câu 8 : Nội dung nhân đạo trong văn học thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX là :

A. Tiếng nói đòi quyền sống, đòi quyền hạnh phúc và đấu tranh giải phóng con người.

B. Hướng vào tình cảm riêng tư của con người, cất lên tiếng nói của ý thức cá nhân.

C. Cả A và B đều đúng.

D. Cả A và B đều sai.

Chọn đáp án : C

Câu 9 : Những yếu tố nào tác động đến sự phát triển mạnh mẽ của văn học trung đại Việt Nam?

A. Truyền thống dân tộc.

B. Tinh thần thời đại.

C. Những ảnh hưởng từ nước ngoài, chủ yếu là của Trung Quốc.

D. Gồm cả 3 yếu tố trên.

Chọn đáp án : D

Câu 10 : Cảm hứng yêu nước trong văn học trung đại gắn liền với tư tưởng gì?

A. Tư tưởng nhân đạo

B. Tư tưởng thiên mệnh

C. Tư tưởng “trung quân ái quốc”

D. Cả A, B và C.

Chọn đáp án : D

Câu 11 : Cảm hứng thế sự trong văn học trung đại là tiền đề cho sự ra đời của xu hướng văn học nào sau này?

A. Văn học lãng mạn

B. Văn học hiện thực

C. Văn học cách mạng

D. Cả A, B và C.

Chọn đáp án : B

Câu 12 : Dòng nào dưới đây không phải là biểu hiện của tính trang nhã trong văn học trung đại?

A. Đề tài, chủ đề: hướng tới cái cao cả, trang trọng hơn là cái đời thường bình dị.

B. Hình tượng nghệ thuật : hướng tới vẻ tao nhã, mĩ lệ hơn là vẻ đẹp đơn sơ, mộc mạc.

C. Ngôn ngữ nghệ thuật là chất liệu ngôn ngữ cao quý, cách diễn đạt trau chuốt, hoa mĩ hơn là thông tục, tự nhiên gần với đời sống.

D. Sử dụng những loại thuần túy của dân tộc.

Chọn đáp án : D

Video liên quan

Chủ Đề